|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Xin giới thiệu Tuyển Tập Hồi Ký:
• Tùy Viên Của Đại Tướng, Xuất Bản Lần Thứ Nhất, Tháng 12/2022
Trình Bày: Đỗ Mạnh Trường,
© Tác Giả Xuất Bản & Giữ Bản Quyền.
Liên lạc với tác giả: Đặng Kim Thu, Email: thudang39@icloud.com
Tác giả Đặng Kim ThuĐọc vài chương trong sách, nhất là chương nói về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu người đọc sẽ cảm nhận đúng như tác giả đã bộc bạch: "... cố gắng trình bày lại các sự kiện đã xảy ra càng trung thực càng tốt... Tác giả nghe sao viết vậy, không hư cấu, không nhằm bôi nhọ ai..."
Những biến cố thuộc loại "thâm cung bí sử" trong các giới chức cao cấp của Quân Đội cũng như Dân Sự và mối bang giao Việt Mỹ, thì quả thật trong sách có quá nhiều điều ít người biết đến, người đọc sẽ ngạc nhiên, thích thú theo dõi và tin tưởng những thổ lộ trong bài "Đôi Lời Cảm Tạ của Tác Giả" là chân thật: "Những biến cố này căn cứ vào những gì người viết được nghe và nhìn lại, từ những giới chức cao cấp nhất trong chính quyền VNCH và cũng là những người trong cuộc, ngõ hầu cống hiến quý vị độc giả những điều ít người biết..."
Học Xá mạn phép trích từ sách và đăng lại sau đây 3 Đề Mục: Tâm Tình, Đôi Lời Cảm Tạ của Tác Giả và Mục Lục để độc giả có nhận định tổng quát về cuốn Hồi Ký.
Riêng phần Mục Lục, những Chương nào đã đăng trên mạng, sẽ bổ túc thêm link để độc giả dễ đọc.
*
Sơ lược Tiểu sử Đặng Kim Thu:
(Trích từ bìa sau của sách)
• Sinh năm 1940.
• Tốt nghiệp Khóa 19 TVBQGVN, ngày 28 tháng 11 năm 1964 với cấp bậc Thiếu Úy.
• Phục vụ tại Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân thuộc Liên Đoàn 4 BĐQ.
• Ngày 26-12-1966, làm Sĩ Quan Tùy Viên của Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH.
• Định cư tại Mỹ năm 1992.
• Cộng tác thường xuyên với Tập San Biệt Động Quân và Đa Hiệu.
1. Tâm Tình của Tác Giả.
Trải qua một thời gian dài, người dân Việt Nam đã quên dần những âm mưu và thủ đoạn gây cảnh bất ổn chính trị của các thế lực trong nước và ngoại bang đối với VNCH. Những hành động này là hệ lụy khiến người dân Việt Nam vô tội phải gánh chịu bao đau thương, đổ vỡ cho gia đình của họ và cho chính họ.
Các thế lực thù nghịch, vốn là thủ phạm của những hành vi đen tối, đã cố tình quên, hoặc phủi tay về các hậu quả họ đã làm. Ngược lại, người dân Việt Nam vẫn nhớ đời đời những hậu quả khốn cùng từ cuộc chiến mà họ là nạn nhân trực tiếp phải gánh chịu.
Dưới đống tro tàn của chiến tranh, lửa hờn còn âm ỷ cháy trong lòng dân Việt. Ai gây cảnh nước mất nhà tan? Ai tạo ra một Việt Nam lầm than, đói khổ, và ngục tù? Ai dâng hiến quê hương cho Cộng Sản Quốc Tế?
Dân Việt Nam chúng ta là một dân tộc hiền lành nhưng quả cảm, kiên nhẫn, và kiêu hùng. Qua các cuộc xâm lăng nhiều đời, từ Bắc Thuộc, cho tới Thực Dân Pháp, ngọn lửa đấu tranh cho dân tộc chưa bao giờ tắt. Tuy nhiên chúng ta phải nhận rằng từ ngàn xưa, nước Việt Nam vẫn là một nước nhỏ, nghèo nàn và lạc hậu. Vì thế Việt Nam đã bị các cường quốc chuyền tay nhau định đoạt số phận, vì chúng ta chưa bao giờ có đủ sức mạnh tự quyết định về các vấn đề sinh tử của dân tộc.
Trung Tá Đặng Kim Thu
Cựu Sĩ Quan Tùy Viên của Đại Tướng Cao Văn Viên, Quận Trưởng Quận Chợ Gạo, Định Tường, 1972.
Thật không may mắn, từ năm 1945 sau Đệ Nhị Thế Chiến, chính sách xâm lăng của Cộng Sản mang một sắc thái mới, vì nó được nguy trang bằng chiêu bài “cách mạng giải phóng dân tộc”, với khẩu hiệu lừa đảo “tự do hạnh phúc cho mọi người”. Lãnh tự các phong trào ấy lại được “Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế” nuôi dưỡng rèn luyện lâu năm để làm công cụ thi hành chiến lược của bọn chúng (như Việt Nam hiện nay đối với Trung Cộng); hoặc những kẻ vọng ngoại, mưu cầu vinh thân phì gia chấp nhận làm tay sai, cai trị dân tộc mình theo chỉ thị của ngoại bang (như nước ta vào thời kỳ Pháp thuộc).
Hành động gian manh này khéo léo đến độ nhiều người Việt Nam lương thiện và yêu nước đã tin tưởng vào cái bánh vẽ “cách mạng giải phóng dân tộc”, coi đó như là con đường cứu nước duy nhất nên đã chấp thuận mọi hy sinh cho lý tưởng man rợ, để rồi gây tang thương trên hai miền thù địch của cùng một Tổ Quốc Việt Nam, bị chia đôi.
Bao nhiêu năm mất nước, bấy nhiêu lần tưởng niệm xót xa. Những người còn kẹt lại quê nhà thì cố ôn dĩ vãng, trong câm nín nghẹn ngào. Những người đã ra đi phiêu bạt khắp năm châu, trong những lần họp mặt tưởng nhớ về quê mẹ, thấy lòng u uất đau thương và nghe hồn thiêng sông núi của một đất nước có hơn 4.000 năm văn hiến thôi thúc tâm hồn.
Trong tinh thần ấy, người viết xin gửi quý độc giả những tài liệu góp nhặt, từ hai vị Đại Tướng của Quân Lực VNCH kể lại và những điều người viết đã chứng kiến, với ước mong để độc giả có dịp hồi tưởng cuộc chiến tranh sau cơn binh lửa.
Những chi tiết độc đáo được hai vị Đại Tướng tiết lộ sau nhiều năm giữ kín sẽ làm ngạc nhiên những ai hằng theo dõi thời cuộc trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
2. Đôi Lời Cảm Tạ của Tác Giả.
Kính thưa qúy vị độc giả,
Quyển hồi ký Tùy Viên của Đại Tướng được hình thành là do các đóng góp ý kiến của các niên trưởng, độc giả sau khi đọc các bài viết được đăng trong các Tập San Đa Hiệu và Biệt Động Quân trong nhiều năm. Những khuyến khích, cổ vũ này cho rằng người viết nên có một quyển sách riêng, trước nhất là để kỷ niệm, sau đó có cơ hội cống hiến quý độc giả có dịp hồi tưởng lại những biến cố chính trị trên quê hương VN yêu dấu, đã ảnh hưởng trực tiếp đến thân phận người dân Việt Nam trong những năm binh lửa, trước 1975 và cho mãi đến sau nay.
Tác giả không phải là người viết chuyên nghiệp, lại càng không phải là nhà văn, nên tập hồi ký được coi như một tuyển tập mà tác giả cố gắng trình bày lại các sự kiện đã xảy ra càng trung thực càng tốt. Những biến cố này căn cứ vào những gì người viết được nghe và nhìn lại, từ những giới chức cao cấp nhất trong chính quyền VNCH và cũng là những người trong cuộc, ngõ hầu cống hiến quý vị độc giả những điều ít người biết. Tác giả nghe sao viết vậy, không hư cấu, không nhằm bôi nhọ ai.
Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm tạ muộn màng đến hai vị thầy là cố Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và cố Đại Tướng Cao Văn Viên đã cung cấp cho người viết những dữ kiện mà hai vị đã giữ kín từ rất lâu. Nay các sự kiện quan trọng này được đúc kết thành nội dung của quyển sách.
Cũng xin cám ơn các độc giả, các thân hữu đã khuyến khích tác giả hoàn tất tập hồi ký này.
Ước mong quý vị niệm tình thứ lỗi nếu những điều được trình bày trong tập hồi ký còn có ít nhiều khuyết điểm, hoặc vì chưa hoàn toàn chính xác.
Trân trọng cám ơn quý vị độc giả.
3. Mục Lục:
1 Tâm Tình của Tác Giả, trang 7
2 Sĩ Quan Tùy Viên Của Đại Tướng, 10
3 Thân Phận Của Đại Tướng Cao Văn Viên..., 32
4 “Thắng Làm Vua, Thua Làm Đại Sứ.”, 49
5 Thời Kỳ Hậu Nguyễn Khánh, 67
6 Biến Động Miền Trung, 82
7 Các Khủng Hoảng của Nội Các Nguyễn Cao Kỳ, 96
8 Từ Hạ Lào Đến Cổ Thành Quảng Trị, 113
9 Ngày Hôm Sau Của Cuộc Chính Biến, 133
10 Đời Binh Nghiệp Của Đại Tướng Cao Văn Viên, 144
11 Mậu Thân 1968, 166
12 Những ngày Cuối Cùng Của VNCH, 180
13 Ảnh Hưởng Vương Quốc Lào Trong Cuộc Chiến Việt Nam, 192
14 Quan Hệ giữa Kampuchia và VNCH, 203
15 Phỏng Vấn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, 222
16 Cuộc Đảo Chánh 11 Tháng 11 Năm 1960, 235
17 Những Biến Cố Lịch Sử Của VNCH, 251
18 Mỹ Hạ Bệ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, 270
19 Biến Cố Phật Giáo 1963, 285
20 Trận Ấp Bắc, 307
21 Tình Báo Chiến Lược của Hà Nội, 325
22 Tướng Khiêm Muốn Hạ Bệ Tướng Khánh, 341
23 Cụm Tình Báo A22 Bị Bắt, 360
24 Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, 373
25 Đôi Lời Cảm Tạ của Tác Giả, 383
26 Tiểu Sử Tác Giả, 386
27 Mục Lục, 389
Học Xá xin Trân Trọng Giới Thiệu
- Hà Đình Nguyên Học Xá Tiểu sử
- Thái Tú Hạp Học Xá Tiểu sử
- Quỳnh Giao Học Xá Tiểu sử
- Phương Tấn Học Xá Tiểu sử
- Thái Công Tụng Học Xá Tiểu sử
- Luân Hoán Học Xá Tiểu sử
- Trần Mạnh Hảo Học Xá Tiểu sử
- Tô Thẩm Huy Học Xá Tiểu sử
- Tưởng Năng Tiến Học Xá Tiểu sử
- Ngu Yên Học Xá Tiểu sử
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |