1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đạm Thạch, Người Làm Thơ Miền Nam (Trần Yên Hòa) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      31-3-2019 | VĂN HỌC

      Đạm Thạch, Người Làm Thơ Miền Nam

       TRẦN YÊN HÒA
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Đạm Thạch

      Những nhà thơ tôi biết và yêu thích, thường thường là những người Bắc hay Trung. Có thể đó là cái cảm nhận chủ quan. Như các nhà thơ tiền chiến hay cận đại sau đây: Người miền Bắc có: Huy Cận, Nguyễn Bính, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Quang Dũng, Trần Dần, Hoàng Cầm, Nguyên Sa, Du Tử Lê. Người miền Trung có Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Luân Hoán, Hoàng Lộc, Thành Tôn…. Còn người miền Nam thì không có ai. Có thể có một số bài thơ của các bạn làm thơ trước bảy lăm như Phù Sa Lộc, Nguyễn Bạch Dương …(hiện còn ở trong nước) cũng hay, nhưng cái thấm sâu vào tim mình, tôi không cảm nhận bằng những người làm thơ miền Bắc hay Trung. Có một sự giải thích, tôi tạm cắt nghĩa cho tôi, là người miền Nam vốn bộc trực, thật thà, mộc mạc, nên thơ họ như vè, như vọng cổ sáu câu, hơn là những lời thơ sâu thẵm, mang nhiều ý nghĩa làm mình rung động.


      Ý nghĩ đó tôi mang mãi trong đầu, đến khi tôi gặp anh, Đạm Thạch, và khi tôi đọc bài thơ Con Cá Cháy của anh trên một số báo ở hải ngoại:

      Con cá duồn ngon thế nào Bến Tre đã biết

      Hay cá chìa vôi Vàm Láng-Gò Công

      Tôi vẫn nhắc hoài con cá cháy

      Sống giữa làn nước lợ miệt Trà Ôn

      {con cá thích trầm sâu giữa dòng mặn ngọt

      ngoi ăn sương giữa đêm về sáng}

      Cá ngon đến nỗi người Cần Thơ nhắc hoài như kỷ niệm

      Nhiều năm rồi đã biệt tăm

      Cá đổi vùng hay lẽ gì tuyệt chủng?

      Tôi không tin là cá biết băn khoăn!

      Tôi đọc bài thơ này là tôi yêu thích ngay những dòng thơ đó, tác giả đã dùng ngôn ngữ miền Nam rặc, lời thơ dung dị nhưng gợi trong ta những miền đất quê hương, Vàm Láng, Gò Công, Trà Ôn, Cần Thơ… với con cá cháy. Con cá ngày xưa ngon ngọt thế nào dân miền Nam đều biết, nhưng sau năm bảy lăm cá bỗng dưng biệt tăm.


      Rồi tác giả viết tiếp:

      Con cá duồn vẫn ưa dòng sông ngọt nước

      Cá chìa vôi thích biển mặn vẫy vùng

      Cá cháy thịt ngon và traí ngược

      Sống một đời giữa mặn-ngọt, riêng-chung.


      Chẳng thấy cá đổi vùng

      Loài thịt ngon đã tuyệt chủng rồi chăng

      Cá đã chết vì chẳng còn nước lợ

      Hay điên rồ vượt biên giới quen thân?


      Con người sống lúc vầy lúc khác

      Cá lội ngược lội xuôi

      Con người khi lòng đã khác

      Cá chẳng thể thay dòng


      Ôi con cá sống giữa dòng gạch nối

      Khác con người lăn ngụp cả hai nơi

      Lúc cay đắng, đắng cay cùng cực

      Vinh hiển rồi ngoảnh mặt một thời!

      Tôi đọc bài thơ và thích tác giả, thơ Đạm Thạch có cái chân chất nhưng không đơn điệu, vẫn giọng điệu và từ ngữ miền Nam nhưng anh không làm bài thơ khô khan hay quá mộc mạc. Rồi tiếp theo đó, anh có bài thơ "Con cá lưu vong" như để giải thích tại sao con cá cháy nay đã tuyệt chủng ở khúc sông Trà Ôn-Đại Ngãi mà đã sang tận Hoa Kỳ:

      Tôi sửng sốt nhìn con cá cháy

      Nửa thế kỷ qua nó tuyệt chủng rồi mà

      Cá biệt tăm theo dòng thời gian nước chảy

      Sao bây giờ xuất hiện ở nơi đây?

      Ở chợ ABC tôi muốn la lên cho người Cần Thơ xúm lại

      Để tận mắt nhìn con cá thuở nào

      Con cá sống quẩn quanh giữa khúc sông Trà Ôn-Đại Ngãi

      Sao bây giờ giữa chợ phơi thây?


      Tôi định la to nhưng kịp ghìm tiếng tôi khựng lại

      Tự hỏi lòng cá cũng lưu vong

      Có thấm gì đâu năm ba năm xa xứ

      Có thấm gì đâu mà đã nói đau lòng!

      Ôi, con cá cũng lưu vong, con cá cũng đã bỏ nước ra đi như con người, cũng đến bến bờ tự do để đem hương vị ngon ngọt của mình cho người dân quê mình cùng hưởng. Con cá cũng có những thân tình nghĩa nặng ơn sâu với con người bỏ nước ra đi. Rồi Đạm Thạch bộc bạch thêm:

      Tôi sinh ở cạnh dòng Ba Lai-Bến Tre-Sóc-Sài.

      Biết Cá Duồn từ Biển Hồ kho rệu với nước dừa xiêm

      Thời chiến tranh tôi đóng quân gần vùng biển mặn

      Biết cá chìa vôi ở miệt Vàm Láng Gò Công

      Riêng cá cháy kho rim món ngon năm nẳm

      Tháng sương mù trứng nươn nưởn từng chùm

      Loại cá ngon ai cũng chịu khó lừa xương

      Tôi mãi mãi chẳng bao giờ quên được.

      Trong suốt bài thơ là một giọng kể chuyện thật hồn nhiên, con cá cháy cũng lưu vong theo người lưu vong, người lưu vong có kẻ nhớ con cá cháy, có kẻ không, chắc thế. Và rồi, con cá được tác giả mua về và:

      Riêng con cá cháy mua về

      Vợ tôi cũng lại kho rim

      Thịt vẫn bùi

      Mà tôi thấy không ngon như tôi mường tượng

      Nhìn mắt vợ tôi rưng rưng kỷ niệm

      Tôi tự nhũ thầm

      Chắc tại nước dừa lon

      Hay tại ta lưu vong

      Con người khác chứ cá vẫn là cá cháy.

      Từ con cá cháy qua con cá lưu vong, Đạm Thạch đã thể hiện tấm lòng mình, tấm lòng người dân nam bộ, yêu nơi xưa chốn cũ, kỷ niệm xót xa với những địa danh, với những nguồn cội. Nhưng đã lưu vong rồi thì tâm hồn con người không thể như những ngày xưa nữa, chỉ có cá là còn nguyên vẹn.


      Thơ tình Đạm Thạch cũng là những khắc khoải, luôn nhớ thương về một người yêu xưa cũ đã bay xa ngút khỏi tầm tay. Thơ tình của anh dùng rặc ngôn ngữ miền Nam, nhưng ta thấy quen thân lắm, như ta đi một chuyến xe đò, từ Sài Gòn về Cà Mau, Năm Căn, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sa Đéc, Đồng Tháp Mười, Mỹ Tho yêu dấu. Gặp những người áo nâu, tóc dài cột thành búi, hay những cô gái bận áo bà ba với câu hò trên sông nước ngọt lịm tình dân dã:

      TĂM CÁ HƯ VÔ


      Anh quay về nhìn cây nhớ cội

      Tấm áo phơi sào nhớ tay cầm

      Mới chạm nhẹ hồn gai góc mọc

      Bàn tay thơm ủ mộng trăm năm


      Ôi! đôi mắt! Đã ngàn lần săn sóc

      Và đôi môi! lấp ló nụ hôn đầu

      Ngoài đâu biết. Bên trong mùa biển động

      Thuyền và buồm neo ụ từ lâu.


      Thời gian sãi ngựa. Hoạ vô đơn chí

      Bìm bìm leo. Lầu mộng sắp tiêu điều

      Em trôi lạc giữa cánh đồng quỷ đỏ

      Tôi đoạ đày. Hồn phách lạc xiêu


      Nào ai biết, em còn hay mất

      Tôi lất lây về nhìn lại chốn xưa

      Nỗi trống vắng. Trái tim nghẹt thở

      Nước mắt trào. Nghe đắng giọng chiều mưa.

      Đó là qua cơn binh lửa, chàng và nàng thất lạc nhau, bây giờ em là bóng chim tăm cá, em vượt biên làm mồi cho hải tặc, hay em mãi còn xót xa chịu đựng trong cái xã hội đầy bất trắc đó không?


      Rồi tưởng tượng em xót xa chịu đựng

      Rời thị thành. Lầm lũi đất hoang vu.

      Đẳn tre rừng rào tấm lòng cố cựu

      Bện khít rim nỗi nhớ sa mù


      Thơ lục bát của Đạm Thạch cũng là một cung cách riêng, lời thơ thật bình dị như một bài ca dao, nhưng lục bát của Đạm Thạch ủ chứa một ngôn ngữ lạ lùng hơn, sâu sắc hơn, khiến cho ta nghĩ đến một Đạm Thạch đã tách xa con người nam bộ. Nhưng không phải vậy, ngôn ngữ đó, Đạm Thạch dùng một cách bóng bảy, tinh tế, trau chuốt hơn mà thôi, như người thiếu nữ miền Nam bỏ áo bà ba bận chiếc áo dài cổ truyện vây mà. Không cách xa, không chạy trốn. Văn phong của anh vẫn thuần khiết là người của miệt đồng bằng sông Cửu Long:

      CÚI HÔN MÙA XUÂN


      Bài thơ vừa chạm mùa xuân

      Đã nghe gió chướng về thân thiết ngày

      Đợi em còn kẻ lông mày

      Rảnh tay thả nọc cấy cày đồng anh

      Khói chiều thả ngọn mong manh

      Hiu hiu cơn gió sao canh cánh lòng

      Từ anh cuối ngọn con sông

      Tưởng leo đỉnh núi, tưởng đồng bằng quên

      May mà gốc rạ còn quen

      May mà chân lấm in lên tháng ngày

      May mà mẹ dạy ngày mai

      Có yêu ai nhớ đừng thay đổi người

      Yêu em-giống mẹ một thời

      Bàn chân nứt nẻ, cuộc đời nắng mưa

      Như ngày đợi héo cuống dưa

      Đợi thôi vất vả xuân chưa muộn màng

      Cúi hôn em nụ mai vàng

      Cúi hôn bờ cỏ vạch đàng em qua

      Thơ lục bát Đạm Thạch, ngôn ngữ miền Nam vẫn tràn trề, đầy dẫy, nhưng vần thơ không thô, nhám, mà tự nó đã chải chuốt cho lục bát Đạm Thạch có một sắc thái riêng khiến không những, cho những người nam bộ nào đọc lên cũng thấy mình trong đó, mà những người miền khác cũng yêu thích vô cùng.

       

      Sau đây, tôi xin trích cả bài lục bát ngắn của Đạm Thạch, mà tôi yêu thích:

      MIẾT TRÔNG NGÀY VỀ


      Từ em mấy đợt phù trầm

      Tôi ngồi lục soạn những năm tháng dài

      Hồi em tóc tẽ làm hai

      Còn tôi ba bảy đã cay đắng rồi

      Theo em như nhái nhữ mồi

      Tưởng đau tiếng phập. Tưởng mồi ghị sâu

      Tưởng hồn tôi vía đâu đâu

      Tưởng em đã dính. Bỗng đau điếng cần

      Thôi em từ đó những lần

      Nỗi đau cũng đã đến gần gũi tôi

      Mé bờ con nước nỗi trôi

      Mà đau đã liếm cuối đời hoàng hôn

      Như cây còn đứng héo hon

      Nhìn tôi như lá rơi mòn tháng năm

      Mù em còn mãi xa xăm

      Mù tôi đỏ mặt chờ tăm tích người

      Liệu em bến đục cuộc đời

      Liệu chừng tôi cũng pha phôi tấm lòng?

      Xót xa câu hỏi bỏ không…

      Xót xa rồi cũng miết trông người về.

      Tôi gặp Đạm Thạch do anh Thành Tôn giới thiệu. Ngày lại ngày, tiếp xúc với anh. Anh vẫn mãi là tấm lòng chân chất, nhiệt tình đối với bạn bè. Với ai, anh cũng cùng một tấm lòng, thân thương và quý mến.


      Bây giờ anh bắt đầu viết văn, anh đã có đăng vài truyện ngắn trên VănThế Kỷ 21. Văn anh cũng nhẹ nhàng như Thơ anh vậy.


      Trần Yên Hòa

      Nguồn: Sấp Ngửa
      Bạn Văn Nghệ 2016

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Đêm Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ Trần Yên Hòa Hồi ức

      - Mua bán lạc xoong Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào Trần Yên Hòa Thơ

      - Dáng Mỏng Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Tiếng Nói Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Buổi Trưa Ấy Trần Yên Hòa Thơ

      - Cỏ Non Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - 10 khúc. nhớ. người bội vong Trần Yên Hòa Thơ

      - Trần Thế Phong "Em Ngó Giùm Ta, Những Buổi Chiều" Trần Yên Hòa Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Đạm Thạch (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đạm Thạch

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) (Trần Văn Nam)

      Đạm Thạch, Người Làm Thơ Miền Nam (Trần Yên Hòa)

      Đạm Thạch: “Con Cá Lưu Vong” (Du Tử Lê)

      Giới thiệu tập thơ: Con Cá Lưu Vong của Đạm Thạch (Trần Yên Hòa)

       

      Tác phẩm của Đạm Thạch

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nhớ và Quên

      Truyện và Thơ trên Bạn Văn Nghệ

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)