1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Văn Chương và Thời Sự: Một Đóng Góp Về Thể Loại Tiểu Thuyết Của Đỗ Quyên (Trần Văn Nam) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-6-2016 | VĂN HỌC

      Văn Chương và Thời Sự: Một Đóng Góp Về Thể Loại Tiểu Thuyết Của Đỗ Quyên

        TRẦN VĂN NAM
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Đỗ Quyên

      Thời sự bao gồm rất nhiều mặt trong xã hội, nhưng ta nên phân biệt mặt nào nổi trội hơn hết. Mặt gần như vấn đề công ăn việc làm, an ninh công cộng. Mặt xa như tương lai đất nước sẽ đi về đâu. Ví dụ, ta đang sống tại đất nước Hoa Kỳ, mặt gần là tình hình mong ổn-định đời sống; mặt xa là cuộc bầu cử Tổng Thống mới cho nước Mỹ sắp diễn ra, vì điều đó đồng thời liên-hệ an-ninh thế giới, trong đó có đất nước Việt Nam. Còn cho Việt Nam, mặt xa của thời sự là vấn đề tranh chấp vòng đai an-ninh duyên hải, đưa tới sự an-toàn lãnh thổ, trong đó quyền khai thác tài nguyên về biển được tôn trọng.


      Nhà văn Đỗ Quyên hiện cư ngụ tại Vancouver-Canada, thì bận tâm về thời-sự cũng gần giống như cư dân Việt đang ở Mỹ, đang là công-dân Mỹ, nhưng nguồn gốc vẫn là người Việt có những suy-tư về tình hình ở Biển Đông, nơi một cường-quốc đang lên muốn gồm thâu gần hết chủ quyền ở vùng biển đó. Đọc suốt cuốn tiểu-thuyết lấy thời-sự Biển Đông làm đề-tài (*), ta nhận ra quan-điểm của nhà văn Đỗ Quyên rất đồng quan-điểm chung của người Việt: không muốn Việt Nam thành bãi chiến trường khu vực hay liên can vào tranh chấp quốc tế. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, vì quyền lưu-thông hàng hải liên-hệ kinh tế rất lớn với toàn vùng Đông Á và Đông Nam Á.


      Trung Quốc với ý định một mình làm chủ những mỏ dầu và ngư-trường của gần hết Biển Đông; muốn tạo vòng đai ủng-hộ gần như là lệ-thuộc kinh-tế của các nước chung quanh. Vì vậy, vừa muốn giữ quyền lợi lãnh hải cùng vẹn toàn độc lập quốc gia mà lại muốn được ở vị-trí Trung Lập, muốn không thành bãi chiến trường giữa hai thế lực, điều đó phải rất khôn khéo uyển chuyển không liên minh quân sự với cường quốc nào, đồng thời phải trang-bị quân-sự đủ sức chống trả, đủ sức tự-vệ để bảo đảm độc lâp quốc gia, chờ sự giải-quyết song phương hay đa phương bằng các Hiệp Định hòa bình. Đủ sức giải-quyết song phương hay không? Nếu không thì phải làm sao. Vì vậy, trước hết phải tiên-liệu vị-thế Trung Lập có vững không, có được bảo đảm nào bằng Hiệp Định thỏa thuận của hai phía và cả quốc tế? Nếu không thì phải làm sao? Có lẽ đây là những suy tư chung của người Việt.


      Nói tóm, thời sự mà nhà văn Đỗ Quyên đề cập là tình hình Biển Đông, không phải thời-sự cận gần đời sống hàng ngày, mà là thời sự phòng xa những rủi ro cho đất nước Việt Nam; đúng như lời nhà văn Lê Hoài Lam mà ông Đỗ Quyên nhắc đến: “… kỷ nguyên đại dương đã đến, văn nghệ sĩ Việt mà thờ ơ với đại dương thì có ngày mất nước” (trang 140)


      Trong lời Tựa, nhà phê bình Đỗ Minh Tuấn ở Hà Nội nhận định thể loại tiểu thuyết thời sự này là “Thi Pháp Đại Dương”, có lẽ nhà phê bình thấy ở trong tác phẩm cả một đại-tự-sự bao thầu rất nhiều những tiểu-tự-sự gồm tin tức, cắt dán tư-liệu, những câu thi ca, những trích đoạn phê bình, những nối kết liên-văn-bản, những dòng xã luận nghiêm trang, những dòng dư luận đùa cợt, những giả tưởng ‘vũ khí sinh học viễn mơ” (Đỗ Minh Tuấn), cộng hưởng nhiều dáng vẻ gây “hiệu-quả thẩm mỹ hậu-hiện-đại” (Đ.M.T). Nhưng theo thiển nghĩ, tiểu-thuyết thời sự của tác giả Đỗ Quyên rất có thứ tự gồm “3 phần nhưng phân bố thành 4 bộ-phận”: Phần đầu gồm hai truyện làm ta vội có cảm tưởng đây là đoạn khai mở của tiểu thuyết giả tưởng; phần thứ hai trên 400 trang toàn là Thời Sự Biển Đông; phần ba ngắn ngủi, trở lại với giả tưởng nhưng không mong chiến tranh kiểu giết người hàng loạt (Bom Trứng ám chỉ đến Vũ khí Hạt nhân hay vũ khí bí mật nào đó) trước tình thế có thể xảy ra chiến tranh cục bộ hay chiến tranh toàn vùng.


      Phần mở đầu gồm hai truyện giả tưởng, nhưng hai truyện này bị bỏ lửng, tác giả không đào sâu tình tiết trong bộ phận chính của cuốn tiểu-thuyết thời sự; có lẽ như tác giả sử dụng hai truyện giả tưởng rất ngắn này như một khai mở gây tò mò muốn biết hồi kết như thế nào. Không có tình tiết nào thêm cho hai truyện giả tưởng trong phần chính hơn 400 trang toàn là chuyện thời sự; chỉ nhắc lại đôi dòng ở phần kết của truyện cốt nêu ra Quan Điểm không ưa chiến tranh, yêu chuộng bình an, không ưa gì vũ khí giết người hàng loạt, nên vũ khí sinh học chỉ là Đùa Cợt mà thôi. Ta nghĩ đây là kỹ thuật dựng truyện tiểu thuyết, vì chức năng tiểu-thuyết là để đọc cho thư giãn đời sống, vậy thì viết làm sao cho có dẫn lực để độc giả theo dõi cốt truyện.


      Truyện đầu nói về ý định làm sao di-chuyển cả nước Việt Nam và 90 triệu người Việt ra khỏi vị trí hiện tại để đến định cư ở vùng Canada hay Nam Cực (tác giả Đỗ Quyên dùng từ ngữ “moving” rất thông dụng ở Canada và Mỹ nói về di chuyển chỗ ở). Sở dĩ có ý kiến moving đất và người một quốc gia đi chỗ khác, vì định-mệnh địa-lý xứ ấy phải gắn liền với một xứ mà ba ngàn năm qua (kể từ triều-đại nhà Ân, nhà Tần bên Tàu) có đến 20 lần cất quân sang đánh Đại Việt: vậy trung bình 150 năm một lần. Nhưng riêng từ thời Cộng Hòa Dân Chủ Trung Hoa mới có 40 năm mà đã 4 lần sang đánh: vậy trung bình 10 năm một lần (Đỗ Quyên làm bản thống kê này, trang 284 trong sách). Nhưng “moving” như vậy tạo tiền-lệ không tốt với lý do: Tổ Quốc Moving vì họa xâm lăng. Từ định-mệnh địa lý đưa tới định mệnh văn-hóa. Vì ảnh hưởng văn hóa này mà người Pháp (hay người Tây phương) đã đặt tên cho 3 nước Việt-Lào-Kampuchia gồm chung lại là “Indochine” (xứ Đông Dương): Lào và Kampuchia chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.


      Ông Hồ Hữu Tường đã từng muốn thay thế văn-hóa đó bằng truyện giả-tưởng “Phi Lạc Sang Tàu”, với nhân vật là một thằng mõ của làng Việt, bị bán sang Tàu, được nhà sư Hồng Lạc người Trung Quốc nhìn thấy như một thánh-sư cho sự nghiệp phò Minh phản Thanh: do vậy mà thằng mõ Việt được dịp phổ biến giá trị của văn minh châu thổ sông Hồng gồm ca-dao, tục ngữ, truyện tiếu-lâm; truyện ông Cống Quỳnh; và có lẽ cả giáo lý Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương vùng quê Cái-Răng Cần-Thơ ở Nam Bộ của Hổ Hữu Tường. Ông Hồ Hữu Tường từng là nhà văn viết cho các báo Pháp-ngữ thành thạo, nhưng trong “Phi Lạc Sang Tàu” thì rõ ràng ông không hề có ý-kiến thay thế văn hóa Trung Quốc bằng văn hóa Pháp hay Tây phương.


      Truyện giả tưởng thứ hai cũng bị bỏ dở nửa chừng của nhà văn Đỗ Quyên: truyện chế tạo vũ khí sinh học, đó là Bom Trứng. Truyền giống bằng tinh trùng từ nam sang nữ, từ đực sang cái, đó là lẽ thông thường. Truyền giống từ trứng người nữ làm gián điệp mỹ-nhân-kế sang cho phái nam, đây là truyện giả tưởng của nhà văn Đỗ Quyên. Trứng đó là trứng hận-thù truyền sang trong thế mai-phục. Chúng sẽ sinh sôi nảy nở qua nhiều thế hệ, đợi khi có lệnh từ sóng vô tuyến thì đồng loạt giết kẻ thù (bằng lối tự sát?). Chúng rất tinh khôn, phân biệt được máu huyết ai là người đồng chủng từ hai thế hệ trước; ai là pha chủng ở những thế hê sau. Vậy pha chủng sẽ bị tiêu diệt hàng loạt. Nữ gián điệp đó cùng một yếu-nhân Trung Quốc sống như vợ chồng trên Giàn Khoan Dầu HY.189 neo trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Đại Việt: nữ gián điệp đã hoàn tất công tác truyền “bom giống” cho kẻ thù.Và cái mũi khoan như bị một bàn tay khổng lồ vô hình từ đáy biển vặn bẻ hoàn toàn bất khiển dụng cho thăm dò trữ lượng dầu của Đại Việt. Từ đâu mà có sự kiện bẻ gãy Mũi Khoan đó (trang 55). Không thấy nhà văn giải thích trong suốt hơn 400 trang còn lại của cuốn sách. Tác giả không vô tình bỏ quên, mà đây là cách gây tò mò đọc cho hết cuốn sách. Gọi là “nhảy cóc” của thể thức Hậu Hiện Đại cũng được.


      Vậy hai truyện giả tưởng trên chỉ là mào đầu đưa ta vào phần chính gồm rất nhiều tư liệu kiến thức và thời sự Biển Đông. Chỉ riêng phần này đã bao trùm gần toàn bộ cuốn sách, hơn bốn trăm trang chứa đựng những điều liên hệ đến Biển Đông, phải chăng như thế mà nhà phê bình Đỗ Minh Tuấn gọi là Thi Pháp Đại Dương. Thi pháp Đại Dương, theo nhà phê bình, không chỉ bao la tư liệu cho đề tài, mà còn ở thể loại tiểu thuyết tân kỳ do tổng hợp nhiều dáng vẻ của lối viết đương đại trên thế giới, nhất là ở Tây phương: “… các tư liệu đa ngành, đa dạng bề bộn trong tiểu thuyết đã kết nối thành những hình tượng cắt dán liên-văn-bản”. Và chủ đích của Thi-pháp Đại dương theo nhà phê bình là gì? Là để cho ta thấy: “Câu chuyện éo le đầy nghịch lý quái đản về quan-hệ Trung-Việt Việt-Trung là đại-tự-sự của thời đại hôm nay trên sân khấu đại dương… Trung-Việt Việt-Trung là cuốn tiểu-thuyết hậu-hiện-đại trí tuệ, chua chát, hài hước… khi cái bóng Trung Quốc đè nặng trong tâm tưởng, đe dọa cả tương lai…”


      Vậy cuốn tiểu thuyết này là một đạị-tự-sự, nếu có cắt dán hoặc liên-văn-bản thì không phải rời rạc không ăn nhập gì với nhau; mà là một tổng hợp nhiều thông tin, nhiều cái nhìn đa chiều đa quan điểm. Lấy thời sự mà người Việt từ trong nước đến hải ngoại đều đang theo dõi, đều có mối lo âu tương lai đất nước ra sao ở tình thế có thể là một trong các bãi chiến trường của trận Đại-chiến Thế-giới lần thứ III; hoặc khu-vực hơn thì cũng có thể là Đại-chiến Đông-Á bao gồm nhiều nước liên-hệ (Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Đô, Úc, Phi Luật Tân, Đài Loan, Mã Lai, Indonesia, có thể còn có Kampuchia, Lào, Pakistan…)


      Lấy thời sự dầu sôi lửa bỏng làm đề tài tiểu-thuyết với văn phong đùa cợt, có khi rất hùng hồn như bản Tuyên Cáo Hải Chiến Với Trung Quốc (nhưng trận hải chiến đó bất thành); hoặc hào hứng liệt kê ưu điểm những tàu ngầm mới mua, thấy ở trang 326, hoặc hỏa lực lợi hại của các chiến hạm mới đóng, thấy ở trang 441 (nhưng xét ra thì quan điểm của tác giả cũng như đa số người Việt là cố tranh thủ hòa bình, mà muốn hòa bình thì phải giải trừ mọi đe dọa). Trận hải chiến có tàu sân bay (Hàng Không Mẫu Hạm) Liêu Ninh tham dự đã bất thành: bên Trung Quốc rút quân vì lý do xã hội (Phong trào Dù đòi Dân Chủ ở Hồng Kông); vì lý do Văn Học (Và đòi tiếng Quảng Đông được dùng như căn cước văn hóa của người Hồng Kông).


      Với văn phong đùa cợt, nhưng cuốn Tiểu Thuyết này hàm chứa nhiều thông tin liên hệ đến Biển Đông, gần như một cuốn Từ Điển Bách Khoa, chẳng hạn kiến thức Chủng Tộc Học vùng Đông Á (từ trang 157 và từ trang163); kiến thức 240 bộ sử của Trung Quốc (trang 165); kiến thức địa lý Trung Quốc thời vương triều Nhà Thanh (trang 243); kiến thức Địa lý cảng Cam Ranh (trang 309); kiến thức ưu-điểm đáng gờm của tàu ngầm Kilo mua của Nga (trang 326); kiến thức về Luật Biển Unclos (trang 412); kiến thức về Tiếng Quảng Đông (trang 418); và còn nhiều kiến thức nữa. Tác giả như có sở thích về Thống Kê, nhưng vì thể-loại là Tiểu Thuyết mà còn với tính chất hài hước đùa cợt nữa, nên không thể ghi chú các nguồn tài-liệu như thể loại biên khảo; do đó có thể làm độc giả bâng khuâng nguồn hư thực.


      Có những thống kê, ta đoán đó là xác thật; như thống kê Quốc Phòng của từng nước Đông Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á (trang 362); như thống kê Mười Trận Hải Chiến Có Tàu Sân Bay (trang 340); như thống kê 12 cuộc chiến lớn của Trung Quốc (trang 274); như thống kê 20 lần Trung Quốc đem quân đánh Đại Việt trong vòng 3000 năm (trang 284)… Nhưng cũng có những điều mà ta đoán tác giả nói quá lời qua lối viết như giỡn chơi; ví dụ trong trận hải chiến tranh giành đảo Falkland giữa Anh và Argentina, hải quân Anh có hệ thống quan trắc dưới mặt nước nhìn xuyên thấu các Hàng Không Mẫu Hạm (trang 340); ví dụ trong vịnh Cam Ranh ẩn náu một đường hầm rất sâu chứa vài tàu ngầm nguyên tử (trang 311)… Đó là chưa kể tính chất giả tưởng vượt quá khoa học, vượt quá giới hạn tầm thực hiện của nhân loại, như Bom Trứng, Moving cả Đất Việt.


      Xin nhắc lại, độc giả phỏng đoán có những điều như thật. Cũng chỉ là phỏng đoán, mà vì tính chất của thể loại Tiểu Thuyết làm tác giả không thể ghi chú nguồn tài liệu như kiểu biên khảo, vậy thiển nghĩ có thể đề nghị một giải pháp: Trong Lời Phi Lộ ở đầu cuốn sách, tác giả phân biệt giùm độc giả tài liệu nào là thật, tài liệu nào là đùa cợt. Lưu ý độc giả như sau: tài liệu nào thật, in lối chữ xiên hoặc đậm nét. Nhờ vậy, độc giả nào chỉ thích đọc tiểu thuyết; không có cảm giác rườm rà của những ghi chú. Độc giả nào đọc rồi cần tìm hiểu thêm, nhờ dạng chữ phân biệt ấy, họ biết điều nào là tài-liệu thật ở trong sách Trung-Việt Việt-Trung. Còn muốn rõ hơn thì họ kiểm tra lại trên internet, trên Google.


      Riêng về văn phong của tác giả Đỗ Quyên; không gì dễ nhận ra hơn bằng những trích dẫn sau đây, đọc để cảm thức vẻ trào lộng của thể loại tiểu thuyết đọc chơi cho vui, vui nhưng hàm chứa vài nét văn hóa đặc thù của mỗi quốc gia. Chẳng hạn với Thái Lan:… bác Thái Lan như thể vô ý hoặc cố tình coi chuyện “tranh” chuyện “chấp” vài cái bãi khi chìm lúc nổi xa khơi là chuyên ngoài cửa Phật. Bên các cụ đồ nho gọi là kính nhi viễn chi… cũng phải thôi, bởi bác Thái Lan có quan hệ đối tác khá chặt chẽ về kinh tế và quân sự với chú Ba (trang 368). Chẳng hạn với Nhật Bản: … nhà bác Nhật đều được phòng vệ vững hơn bàn thạch bằng hệ thống tên lửa hiện đại…tên lửa có thể bắn tan như xác pháo các tên lửa đạn đạo bay ra ngoài bầu khí quyển: Phải như vậy thì bác mới yên tâm ngắm hoa anh đào, làm thơ Haiku… (trang 378).


      Đọc có chỗ thấy tác giả có vẻ khách quan, không cố tình mạt sát chê bai, nhận xét nền văn minh Trung Quốc đã có bao nhiêu ngàn năm phát triển (từ trang 250). Trong đó có một điều ta ta mới biết khi nói rằng đời nhà Đường ở thế kỷ thứ 7 đã phát minh yên ngựa có chân đứng: khi phóng ngựa như bay có thể đứng lên bắn cung, làm nên sức mạnh áp đảo của kỵ binh. Trước đây, ta tưởng chính quân Mông Cổ ở thế kỷ 13 đã phát minh yên ngựa có chân đứng và ứng dụng trong cuộc trường chinh Châu Âu bằng thế tiến công vô địch này. Khách quan kể về nền văn minh lâu đời của Trung Quốc, nhưng ở chỗ khác tác giả lại hài hước, cũng một kiểu văn phong đùa cợt khi nói về Thái Lan và Nhật Bản như trên; lần này với Hải quân Trung Quốc trước sức mạnh của Hạm Đội Hoa Kỳ: “… đến năm 2016, tàu sân bay thế hệ mới USS Gerald Ford của hải quân Mỹ trình làng tại đây… Với trị giá gần 13 tỷ USD dù kích thước chỉ bự hơn chút mẻm, song vũ khí trang bị trên tàu thì thôi rồi chú Ba Tàu ơi…” (trang 289).


      Có chỗ, nếu không đọc kỹ, ta lẫn lộn từ chuyện này bắt qua chuyện khác. Ví dụ ở trang 246 đến 248 là thư từ qua lại giữa hai người Việt khen ngợi Bom Trứng, tức Bom Dị Bào; rồi tiếp liền theo đó là những bàn luận giữa những người Trung Quốc nói về Đảng Cộng Sản Việt Nam quên ơn Hậu phương Trung Quốc trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ (không thấy người Trung Quốc nhắc đến sự kiện Tổng Thống Mỹ Nixon bí mật thỏa thuận gì với Chủ Tịch Mao Trạch Đông). Nếu không lưu ý có sự khác nhau giữa hai bàn luận ấy, ta sẽ không rõ danh xưng “chúng ta” là hai người nào. Đọc lại lần thứ hai chỗ trộn lẫn ấy thì ta mới hay ý-kiến qua lại giữa hai người Việt là từ thư-từ do tình báo Trung Quốc thu được, và trong khi nói chuyện với nhau người Trung Quốc nhắc đến ý kiến qua lại bị tóm thâu ấy. Đây là một ví dụ cho ta thấy tác giả Đỗ Quyên có áp dụng “kỹ thuật nhảy cóc” từ việc này sang việc khác, bằng “lối viết liên tục bất phân”, một trong những kỹ thuật viết tiểu thuyết hiện đại. Chắc còn nhiều chỗ áp dụng kỹ thuật này mà ta vô tình không lưu ý trong tiểu thuyết có quá nhiều sự kiện “Trung-Việt Việt-Trung”.


      Tiểu-thuyết "Trung-Việt Việt-Trung” với hoài vọng một đóng góp thể-loại mới vào văn học Việt Nam. Nội dung không phải cốt truyện có những nhân vật mà là những liên-hệ tài liệu về Biển Đông gắn liền vào tương quan lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mối lo lẽ sống còn, nền độc lập, vẹn toàn lãnh thổ (gồm cả lãnh hải chủ quyền và đặc quyền kinh tế 200 hải-lý) của Việt Nam trước định mệnh địa lý gần kề một cường quốc muốn làm bá chủ khu vực. Nếu vậy, có người chắc sẽ hỏi tại sao tác giả không viết sách biên khảo nghiên cứu; mà lại viết thành tiểu-thuyết, viết thành loại “văn chương viễn mơ nhắm đích chính trị’ (Đỗ Quyên).


      Chức năng đầu tiên của tiểu-thuyết có lẽ là để độc giả đọc giải trí (qua thời-gian, chức năng ngày càng nhiều chủ đích); nếu từ giải-trí mà số độc giả càng ngày càng tăng cao, người ta đua nhau tìm đọc, thì bấy giờ giới văn học mới lưu ý xét đến khía cạnh văn chương cùng thông điệp ẩn tàng trong sách, và đưa nó vào hàng ngũ giá trị văn học. Chẳng hạn như cuốn “Trăm Năm Cô Đơn” của Gabriel Garcia Marquez, giải Nobel Van chương 1982; ban đầu dường như mọi người thấy nó vô lý với lối viết “Hiện Thực Huyền Ảo”. Vậy “Trung-Việt Việt-Trung” chắc cũng có hoài vọng ấy. Cách-thức thực hiện: Hai truyện Giả Tưởng chỉ là mào đầu; viết như đùa cợt mâu thuẫn Trung-Việt về Biển Đông là phần chính (đồng thời dính kết với tương quan lực lượng hải quân quốc tế có liên-hệ cho an toàn hàng hải thương thuyền dầy đặc ở vùng biển này). Và thông điệp có lẽ là: Việt Nam nên ứng xử theo lối Ngoại Giao Khôn Khéo của Nguyễn Trãi phát biểu trong “Bình Ngô Đại Cáo”. Theo Tinh Thần ấy, người Việt đã và sẽ đối phó quyết liệt với xâm lăng, sau đó vẫn mong hiệp-định hòa-bình với Trung Quốc. Bom Dị Bào biểu tượng cho vũ khí sát hại khủng khiếp; hay Di Chuyển cả Đất Việt đi nơi khác: đây là những điều đùa cợt tác giả chỉ nhắc phớt qua, hoặc đã bỏ quên, một cách có chủ-ý trong phần cuối của cuốn sách.


      City of Walnut, California, tháng 6 năm 2016

      Trần Văn Nam

      Nguồn: Tác giả gởi

      *Tiểu-thuyết thời-sự “Trung-Việt Việt-Trung”; tác giả Đỗ Quyên; đề tựa: Đỗ Minh Tuấn; bìa và trình bày: Châu Hữu Hiền; 447 trang; NXB Người Việt Books, 2016, Hoa Kỳ.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh Trần Văn Nam Nhận định

      - Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) Trần Văn Nam Nhận định

      - Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ Trần Văn Nam Nhận định

      - Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc Trần Văn Nam Nhận định

      - Trường ca khi ở trên tầng bình lưu Trần Văn Nam Thơ

      - Hà Nguyên Du đi giữa Duy Mỹ của Thơ Cũ và rất Hiện Đại của Thơ Tân Hình Thức Trần Văn Nam Nhận định

      - Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông Trần Văn Nam Nhận định

      - Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? Trần Văn Nam Nhận định

      - Dẫn Lược Từng Chương Tiểu Thuyết Danh Tiếng của Thomas Hardy Trần Văn Nam Giới thiệu

      - Chất Thơ Do Cảm Nhận Vài Kiến Thức Về Tư Tưởng Của Kant Và Hegel Trần Văn Nam Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Đỗ Quyên (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đỗ Quyên

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Người đẻ sách – người lương thiện nhất trong những người lương thiện (Nguyễn Anh Tuấn)

      Văn Chương và Thời Sự: Một Đóng Góp Về Thể Loại Tiểu Thuyết Của Đỗ Quyên (Trần Văn Nam)

      - Đỗ Quyên (Nguyễn Vy Khanh)

      - cảm nhận tiểu thuyết "đẻ sách" của đỗ quyên (Trần Thiện Huy)

      - Tiểu thuyết châm biếm ‘Đẻ Sách’ của Đỗ Quyên (damau.org)

      - Giới thiệu sách mới: tiểu thuyết “Đẻ sách” (vanchuongviet.org)

      - Tiểu thuyết Đẻ Sách – Đài SBTN phỏng vấn tác giả Đỗ Quyên (SBTN)

      - Giới thiệu tiểu thuyết châm biếm "Đẻ Sách" (dutule.com)

       

      Tác phẩm của Đỗ Quyên

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Viết vào Bùi Giáng mong manh... (Đỗ Quyên)

      Bài, tin về buổi ra mắt sách Trung-Việt Việt-Trung 16/7/2016 -Toronto, Canada (Đỗ Quyên)

      - "Đẻ Sách" tiểu thuyết châm biếm của Đỗ Quyên

       

         Bài trên mạng: - damau.org

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)