|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Đỗ Quyên
(Ảnh Trịnh Độ)
Tên sách đập ngay vào óc tò mò của tôi, cùng lúc nảy sinh bao ý nghĩ “linh tinh” quanh hai ký hiệu thông tin đã được mã hóa nghệ thuật: Sách và sự sinh Đẻ ra Sách. Đỗ Quyên đã không đánh đố người đọc, từ cái tên sách tới dòng cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, và anh cũng tự phân loại độc giả ngay từ đầu với thái độ sòng phẳng: nếu không quan tâm đến Sách và sự ra đời của nó thì hãy cất nó lên giá sách, nếu vì lý do gì đó mà có được cuốn sách.
Tôi nghĩ, một trong những câu thơ chữ Hán lạ nhất, hay nhất của đại thi hào Nguyễn Du lại liên quan tới Sách và Đọc sách: Được nghe đạo lý rồi chết cũng cam, Ham mê sách còn hơn mải miết đắm đuối vì hoa (“Văn đạo dã ưng cam nhất tử, Dâm thư do thắng vị hoa mang”. Điệp tử thư trung).
Khởi thủy là Lời. Sách Sáng thế ký (của Kinh thánh) chỉ ra Thiên chúa đã tạo ra hai mươi chữ cái căn bản, và khi kết hợp với nhau, chúng có quyền lực đối với không khí, nước, lửa, đất, đối với sự thông thái, giấc mơ, ân huệ, Hòa bình… Sách, không chỉ là biểu tượng của tri thức và sự minh triết, mà còn (thậm chí chủ yếu) là biểu tượng của vũ trụ, với cuốn Sách Đời, hay Cây Đời trong sách Khải huyền mang những thông điệp của Chúa Trời. Trong sách Khải huyền, Thiên sứ tay cầm cuốn sách nhỏ đưa cho người đời ăn, ngọt như mật nhưng rồi bụng lại đắng, bởi vì đọc sách rồi cần phải “nói lời tiên tri về nhiều dân tộc, nhiều nước, nhiều thứ tiếng nữa…” (Sách Khải huyền 10:10,11)
Trong lịch sử nhân loại không ít những lần sách bị đốt hoặc bị dọa đốt. Hoàng đế Néro đã ra lệnh đốt cả kinh thành Rome để tìm nguồn cảm hứng bất tử cho thi ca, đồng thời như thế cũng đốt luôn cả thư viện thành phố – nơi lưu giữ những giá trị tinh thần quý giá nhất của con người, trong đó có nguyên liệu vô tận cho thi ca đích thực. Còn nhà viết kịch người Anh Bernard Shaw trong một vở kịch đã miêu tả thái độ của một hoàng đế La Mã khác trước cái tin thành Alexandrie đang cháy và đe dọa thiêu hủy thư viện thành phố – ký ức của loài người như sau: “Hãy để nó bị thiêu cháy hết đi, đó chỉ là những ký ức đáng xấu hổ và tồi tệ!” Không ít nhà giải mã lịch sử đã cho rằng: Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách bởi hiểu rõ sách lưu giữ những điều nhân dân sùng kính, mà những điều đó khi trở thành ký ức của lương tâm sẽ trái nghịch với bản chất của triều đại đương thời khiến bạo chúa muốn xóa bỏ bằng sạch…
Ở nước ta, quân xâm lược Minh theo lệnh bạo chúa Minh Thành Tổ đã đốt sách, chôn nho, hòng hủy diệt tận gốc rễ văn hóa của một dân tộc đã có quyền độc lập tự chủ mấy thế kỷ. Năm 1975, nhiều cuốn sách/ chồng sách/ kho sách quý không nằm trong hệ thống tuyên truyền của chế độ mới đã bị cưỡng đốt thê thảm trong đà say sưa thắng lợi bằng bạo lực…
Và mới đây nhất, nhiều cuốn sách mang nhãn của một nhà xuất bản mang tinh hoa tri thức nhân loại đến với toàn dân với tinh thần “khai dân trí, chấn dân khí, xướng dân quyền” của vĩ nhân Phan Châu Trinh đã phải làm “hình nhân thế mạng”, bị đem ra làm vật tế thần cho sự sợ hãi… Xin lỗi trước nhà văn Đỗ Quyên vì đang cảm nhận về sách của anh mà lại vướng sang cái chuyện chắc làm không ít người tức giận, song đó là sự thật, mà đã là những “con mọt sách” thì ít nhất cũng có được một phẩm chất bình thường là biết tôn trọng những gì mà sách mang đến cho người đọc như những điều khải thị… Và, các tác giả như F.A. Hayek, A. de Tocqueville, J. Stuart Miill, N. Chomsky, G. Le Bon, F. Bastiat, D. Diderot, J.J. Rousseau, L. Tolstoi, v.v. chắc sẽ rất biết ơn chàng nhà văn tha hương Đỗ Quyên đã vô tình tri ân nỗi khổ đau “Đẻ Sách thần thánh” của họ trong một cuộc “khủng bố Sách” kiểu mới…
Sự ra đời của Sách theo cách hình tượng hóa của Đỗ Quyên là Đẻ Sách, cũng có số phận gian nan chẳng kém gì bản thân Sách. Nói tới chuyện sinh nở, tôi bất giác nhớ tới bộ phim kỳ lạ The Thee of Life (Cây Đời) của đạo diễn Terrence Malick được giải Cành cọ vàng LHP Cannes mà tôi có cho sinh viên đạo diễn nhiều khóa xem: sự ra đời của một đứa trẻ cũng thiêng liêng, và vĩ đại sánh với sự sinh thành của Vũ trụ. (Thế nhưng, số phận của đứa trẻ đó thực đáng buồn, không tương xứng chút nào với sự ra đời của nó)… Sự ra đời của một cuốn Sách (dĩ nhiên là sách thứ thiệt) có lẽ cũng có thể so sánh tương tự với sự ra đời của một Con người- với tư cách là kẻ tạo hồn cốt linh thiêng để phân biệt Con người với các sinh vật khác trên thế gian…
Đẻ Sách đã tạo ra một “tình huống thú vị” như triết gia Hêghen từng nói: “Từ lâu, nhiệm vụ quan trọng nhất của nghệ thuật vẫn là tìm những tình huống thú vị. Tức là những tình huống nào cho phép ta bộc lộ những hứng thú quan trọng và sâu sắc, cũng như cái nội dung chân thực của tâm hồn.” (Theo Mỹ học Hêghen- Tập I, Nxb Văn học, tr.18. Phan Ngọc dịch)
Thú thực là đọc Đỗ Quyên, cả trường ca lẫn tiểu thuyết, nhất là Đẻ Sách, tôi thấy rất mệt – thậm chí mệt hơn cả cuốn tiểu thuyết 3.3.3.9 (Những mảnh hồn trần) của Đặng Thân. Nhưng cắn răng lại mà đọc, bởi nể bạn và vì tò mò (chứ không phải vì những lời “có cánh” của nhiều nhà phê bình có uy tín đã dành cho Đẻ Sách), tôi đã được phần thưởng xứng đáng: đó là sự hiểu biết sâu thêm, toàn diện thêm, về một lĩnh vực mà tôi đã biết song còn lung mung hời hợt – lĩnh vực Viết Sách, Phê bình Sách và Đẻ Sách. Các tác giả tiên phong như Đỗ Quyên, Đặng Thân… đã lội ngược dòng, bất chấp thói quen đọc, sự e ngại của độc giả và thái độ dè dặt thậm chí cảnh giác cao độ của các “đấng” Tổng Biên tập, với một khát vọng đáng kính trọng: tìm một cách nói mới, khai mở một con đường mới cho văn chương Việt khi nó chưa kịp thành dòng lớn đã trở nên cùn mòn, cạn kiệt…
Đỗ Quyên từ nhiều năm trước đã bỏ nhiều tâm sức lặn lội đi tìm “Trường ca Việt”, và đồng thời cũng đi tìm “Tiểu thuyết Việt” với tư cách là nhà nghiên cứu phê bình giàu lương tâm. Trong các cuộc “đi tìm” đó, anh cũng nhảy xuống dòng sông Trường ca và dòng sông Tiểu thuyết để bơi trong cương vị là người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Tôi thiển nghĩ, các trường ca của Đỗ Quyên, đặc biệt là trường ca Đống chữ là một sự chuẩn bị, cũng là một nguồn quan trọng về cảm hứng & chất liệu cho Đẻ Sách?
Nếu trường ca của Đỗ Quyên là sự khiêu khích thể loại – như một vài nhà phê bình đã nêu ra – thì tiểu thuyết của anh (cả Đẻ Sách lẫn Trung-Việt Việt-Trung) cũng là sự khiêu khích thể loại không kém cạnh. Đỗ Quyên mặc định Đẻ Sách của anh là tiểu thuyết châm biếm, song theo thiển ý của tôi, đây là tiểu thuyết triết luận vận dụng các trào lưu lý thuyết mới nhất về tâm lý học sáng tạo văn học, triết luận về thời sự văn chương & báo chí, dưới hình thức trào lộng châm biếm.
Anh khoác mặt nạ cho chữ, và tạo ra một carnaval tưng bừng với các vũ hội chữ. Không dừng lại ở các mặt nạ của trò chơi văn chương, anh còn tạo ra các “trường đoạn phim” (sequence) bằng phim négatif, nghĩa là bắt người đọc tìm nghĩa và ý nghĩa của các ký hiệu chữ, thông qua phim âm bản. Còn ý nghĩa thực sự của phim positif – dương bản (hay tinh cốt của nội dung chữ) thì bất ngờ được trình bày trơn tru, chân phương, có tính chất đúc kết hoặc phân định chân lý rành mạch trong các đoạn trích dẫn (của người khác và của chính tác giả) thu nhỏ in nghiêng. Thủ pháp/ thủ thuật này theo tôi mới chỉ có ở Đỗ Quyên?
Phá cách tưởng tít mù vậy, song đọc kỹ Đỗ Quyên, tôi lại thấy anh thuộc về Cổ điển, chính xác hơn, anh thuộc loại nhà văn xuất phát từ Cổ điển, như các danh họa cổ kim Đông Tây để lại tác phẩm cho thiên hạ nhớ, dù là theo các trường phái Impressionnisme hay Fauvism… đều có một cái nền vững chãi là Anatomie – giải phẫu cơ thể người – cực kỳ chuẩn xác trước khi phá cách đầu người xếp liền chân ngựa!
Khi tiếp xúc với khái niệm “nhà văn ăn thịt người, ăn tim người đẻ Sách”, lúc đầu tôi thấy hơi ghê ghê, phải rất lâu sau, đọc gần hết cuốn tiểu thuyết tôi mới làm quen được và thấy rằng: đó là một lối nói “cực tả” khá thú vị, bởi chúng giúp ta liên tưởng tới tâm trạng của Nguyễn Du xưa về những kẻ “ăn thịt người ngọt xớt như đường” khi cụ Bắc hành, của người chính quốc hiện đại là Lỗ Tấn từng kinh sợ những kẻ mồm khấn linh tinh tí mẹt các “chữ vàng” nhân nghĩa nhưng miệng đỏ lòm máu người, và liên hệ trực tiếp với những số phận bi thảm người Trung quốc bị bè lũ mang căn tính sói đem ra mổ bụng moi gan lấy nội tạng làm vật liệu sống cứu chữa cho những kẻ có rất nhiều tiền! Rõ ràng, cái khái niệm nâng thành hình tượng “nhà văn ăn thịt người, ăn tim người đẻ Sách”, trong trường liên tưởng nhân văn về xã hội – lịch sử như vậy có thể nói là để xác định/vinh danh những người lương thiện nhất trong những người lương thiện với những “Toa thuốc giải độc” tinh thần cho nhân loại đau thương, khốn khổ!
Tác giả như lúc nào cũng bông đùa, bỡn cợt, có lúc hơi chớt nhả với chính kiến và khát vọng của mình để bất ngờ cài cắm thông điệp cần thiết vào gan ruột người đọc. Anh cố tạo ra sự khác lạ trong từ ngữ, hình tượng, cách diễn đạt, song thực ra sự “lạ hóa” đó là để ném “hạt tiêu” cay xè vào lòng độc giả một cách kín đáo, và nhất là để cố che giấu một nỗi niềm chân thực, thậm chí là thật thà nữa. Tiếng cười châm chọc của Đỗ Quyên có lúc khá cay độc, nhưng bản chất của anh là người nhân hậu, và người đọc tinh ý có thể thấy nhiều khi anh nuốt thầm nước mắt. Anh “điểm mặt chỉ tên” hầu hết những tác giả, tác phẩm, sự kiện văn nghệ thuộc loại “có vấn đề” (theo cái nhìn chính thống thời hiện đại), anh kỳ công nghiên cứu, khai thác những vấn đề “có vấn đề” hay “chuẩn bị có vấn đề” đó theo một phương thức diễn ngôn mới, cách tu từ mới, và có lúc như cãi nhau với người khác, để tới một lúc cái khát vọng nồng nhiệt của anh không thể kìm giữ nổi phải trào ra: dòng sông Văn học Việt hiện đại cần phải ra thế giới ra sao, bằng cách nào (chứ không phải riêng tiểu thuyết của anh!) Mấy trăm trang sách của tiểu thuyết để đi tới kết luận thấm thía – cũng là khát vọng của chàng Đỗ Quyên thể hiện thành Tuyên ngôn như sau: “Những nhà văn Ăn thịt người Đẻ Sách ở mọi nơi đều phấn đấu cho sự đoàn kết mọi nội dung văn học là liên hợp mọi hình thức văn chương của tất cả các sáng tác Ăn thịt người, bất kể vì mục đích văn nghệ gì ở các nước, với tất cả các ngôn ngữ… Họ sẽ giành được cả thế giới văn chương.” (Đẻ Sách, tr. 325). Ý tưởng và khát vọng của Đỗ Quyên về một nước Cộng hòa Văn chương thực cảm động, gợi ta nhớ tới ảo tưởng của vị thánh tử vì đạo Thomas More mơ ước chốn Địa đàng trần gian Utopia. Nhưng nếu các xã hội công dân và thế giới của những người cầm bút không có những “nhà ảo tưởng” và những ý tưởng được gọi là “ảo tưởng” như thế, nhân loại sẽ không thể phát triển, và văn chương trước sau cũng sẽ đi vào ngõ cụt…
Với khối lượng kiến thức khá rộng và sâu ở các lĩnh vực, đặc biệt những gì liên quan đến chữ nghĩa, văn chương, Đỗ Quyên khá chủ động và giàu bản lĩnh trước những gì anh đề xuất và buộc mọi người cùng vào cuộc tranh luận. Nhưng có cảm tưởng Đỗ Quyên, tựa như người “biết hết tất cả”, hơi sốt sắng “cầm đèn chạy trước ô tô” khá nhiều vấn đề – nhất là trong việc hoàn thiện Văn chương; lắm khi anh như tranh cướp với người đọc cái quyền được phán định, luận bàn – mặc dù điều đó cũng rất là “Đỗ Quyên”, và đáng yêu!
Giá như (lại xin lỗi trước chàng nhà văn hay cãi nhau), vâng, giá như Đỗ Quyên dẹp bớt cái “thông minh vốn sẵn tính trời” của anh đôi chút thì các “thông tin nghệ thuật” của anh bớt bị đè nén giúp người đọc dễ thở đôi chút, nhất là có điều kiện để cảm xúc của anh đến với người đọc “tự nhiên thi nhiên” hơn, sức nổ của tiểu thuyết sẽ mạnh hơn nhiều (Ấy là chủ quan của tôi, một người đọc). Nhưng biết đâu, một đòi hỏi như vậy sẽ là góp phần “thủ tiêu” năng lực “ăn thịt người Đẻ sách” của người Đẻ Sách kỳ lạ song cũng bình thường như tất cả những người Đẻ Sách khác, là chàng Đỗ Quyên đang nhớ Nước!
Hà Nội, 20/11/ 2018
- Người đẻ sách – người lương thiện nhất trong những người lương thiện Nguyễn Anh Tuấn Nhận định
• Người đẻ sách – người lương thiện nhất trong những người lương thiện (Nguyễn Anh Tuấn)
• Văn Chương và Thời Sự: Một Đóng Góp Về Thể Loại Tiểu Thuyết Của Đỗ Quyên (Trần Văn Nam)
- Đỗ Quyên (Nguyễn Vy Khanh)
- cảm nhận tiểu thuyết "đẻ sách" của đỗ quyên (Trần Thiện Huy)
- Tiểu thuyết châm biếm ‘Đẻ Sách’ của Đỗ Quyên (damau.org)
- Giới thiệu sách mới: tiểu thuyết “Đẻ sách” (vanchuongviet.org)
- Tiểu thuyết Đẻ Sách – Đài SBTN phỏng vấn tác giả Đỗ Quyên (SBTN)
- Giới thiệu tiểu thuyết châm biếm "Đẻ Sách" (dutule.com)
• Viết vào Bùi Giáng mong manh... (Đỗ Quyên)
• Bài, tin về buổi ra mắt sách Trung-Việt Việt-Trung 16/7/2016 -Toronto, Canada (Đỗ Quyên)
- "Đẻ Sách" tiểu thuyết châm biếm của Đỗ Quyên
Bài trên mạng: - damau.org
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |