1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giữ Lại Cho Đời Một Chút Hương của Diễm Phượng (Phạm Bá Hoa) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-3-2019 | VĂN HỌC

      Giữ Lại Cho Đời Một Chút Hương (*) của Diễm Phượng

        PHẠM BÁ HOA
      Share File.php Share File
          

       

       

      19 tạp chí Văn Hóa Việt Nam trang trọng nằm trên giá gỗ lót kiến trong...
      Bên dưới là các anh chị (từ trái sang phải): Trần Chấn Hòa, Trần Bang Thạch,
      Trần Thị Ánh Nguyệt, Diễm Phượng, Thu Cúc, Nguyên Nhung, Cecile Nguyễn.

      Tôi nghĩ, có thể tôi là một trong số độc giả được xem tác phẩm này sớm nhất sau khi sách phát hành, nghĩa là tác phẩm hãy còn nóng hổi.

      Tác phẩm có 16 truyện ngắn mà tất cả đều là truyện tình vừa quá tuổi học trò chút ít, bàng bạc trong khoảng thời gian trước và sau năm 1975, trải dài trên khoảng không gian từ Việt Nam cho đến Hoa Kỳ. Truyện hư cấu nhưng là những truyện tình có thật trong cuộc sống rất thật của chúng ta, với những cái đắng cay của cuộc đời cùng những vị ngọt của tâm hồn nhận vật. Nhà văn Diễm Phượng đã trao cho những nhân vật của Chị trong truyện với những cái tên rất Việt Nam như Vĩnh, hay Hạnh, như Đăng, hay Linh; bên cạnh đó là những cái tên nghe như có một chút gì Quỳnh Dao (nhà văn nữ Trung Hoa) như Thiên Dung, Vỹ Lạc hay Liễu Thanh, Lệ Nghi hay Như Mẫn, Thục Đoan hay Đông Nghi... Về tên truyện, chừng như Chị muốn gởi chút hồn thơ trong đó, như Thương Nhớ Dài Theo Mấy Nhịp Cầu, hay Anh Đi Em Biết Đời Thôi Đẹp, hoặc Hờ Hững Ai Xui Thiếp Phụ Chàng...


      Mối tình của Khoa với Khánh trong truyện Đi Về Nơi Có Anh. Dưới mái trường Sư Phạm, mối tình đôi nam nữ sinh viên này chầm chậm lại gần nhau, đến bên nhau, và nắm tay nhau. Những tưởng tiến đến hôn nhân sau khi ra trường, nhưng rõ ràng là đôi tình nhân này chưa thông cảm được ước vọng của nhau, vì Khoa muốn được về dạy tại trường làng Ba Chúc, quê anh, nơi mà trẻ con nghèo khổ nhưng ham học, trong khi Khánh Vân muôn Khoa theo mình phục vụ trẻ con nơi thành phố. Thế là Khoa đành hi sinh tình riêng cho tình chung của tương lại tuổi trẻ quê anh. Tuy vậy, họ vẫn giữ liên lạc nhau qua hệ thống bưu điện.


      Rồi trong một đêm kinh hoàng của dân làng khi quân Khờ Me vượt biên giới sang tàn sát bất cứ ai trong làng mà chúng trông thấy. Khoa là một trong số những nạn nhân thê thảm đó.


      Tin ấy đến với Khánh quá bất ngờ dù cô chưa sẵn sàng chấp nhận quan niệm của Khoa, nhưng rõ ràng là cô quá xúc động... rồi ngã bệnh. Sau thời gian nguôi ngoai, Khánh Vân tìm đến tận gia đình Khoa. Dưới mái nhà xơ xác, Khánh Vân xót xa thương cảm cho cảnh quạnh hiu của bà mẹ già nua bệnh hoạn cùng cô em gái ngây thơ bé bỏng của Khoa. Nhìn ảnh người yêu trên bàn thờ, Khánh Vân càng thêm đau đớn. Cô tự trách mình đã không hiểu được hành động cao thượng của Khoa để mà hoà mình trong hạnh phúc lứa đôi, giờ thì quá muộn...


      Đó là mối tình khi đến rất nhẹ nhàng nhưng kết thúc có phần nghiệt ngã. Dẫu sao cũng còn ít đớn đau hơn Tử Bình trong Tình Yêu Không Phải Là Trò Chơi. Tình yêu của Tử Bình bắt đầu là lời thách thức có thưởng của hai người bạn, nếu như làm quen và thuyết phục được Yên Như đi chơi vì họ cho cô nàng là kiêu hãnh. Thế rồi, chẳng những đưa Yên Nhi đi dạo mà còn được Yến Nhi khăn gói đến sống với Tử Bình mà không cần cưới hỏi gì cả vì nàng đã mang thai trong khi cha mẹ anh em nàng cảm thấy nhục nhã, nên họ đành xem như không bao giờ có cô ta trong gia đình.


      Trong lần gặp gỡ tình cờ và vui miệng giữa Tử Bình với hai người bạn quỷ quái kia, Yên Như hiểu ra cớ sự và trì chiết Tử Bình đến khi bị một bạt tại của chồng. Yên Như vật vã khóc lóc. Khóc với nỗi đau tột cùng bởi sự cuồng dại của nàng đã dám bỏ cả gia đình để theo làm vợ một người thắng cuộc trong trò chơi tình yêu.


      Nhưng rồi, Tử Bình và Yên Như được cha mẹ anh em tha thứ chấp nhận và gọi về gia đình nhân ngày vui chung. Cả hai đều hân hoan rạng rỡ, nhất là Tử Bình, trong một lúc được vợ tha thứ và gia đình vợ cũng tha thứ. Cả hai tưởng chừng hạnh phúc trọn vẹn đang nắm trong tay, nhưng định mệnh đã dẫn đôi vợ chồng này đến một tai nạn trên đường đưa con về chào ngoại. Yên Như nhắm mắt lìa đời, để lại một Tử Bình đau khổ thật sự với đứa con chưa đủ lớn để biết mình mất mẹ.

       

      Đến Đoạn kết Một Chuyện Tình với nhân vật Tịnh Châu - Vỹ Lạc – An Thy, càng đau đớn hơn nhiều chỉ vì lòng ích kỷ quá cao. Tịnh Châu với Vỹ Lạc cùng thề non hẹn biển sống đời bên nhau. Chưa kịp cử hành hôn lễ thì chế độ tự do Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ, Vỹ Lạc bị lùa vào trại tập trung tù chính trị trong khi Tịnh Châu cùng gia đình vượt biển sang Mỹ.


      Ra tù. Định cư ở Mỹ. Trong một tiệc cưới, bất ngờ Tịnh Châu gặp Vỹ Lạc. Tịnh Châu quá đỗi vui mừng vì tưởng mình nắm bắt được tình yêu đầu đời ngày trước, nhưng đó chỉ là nỗi bẽ bàng bởi nàng trở thành người đến sau, vì Vỹ Lạc đã kết hôn với An Thy, người con gái tình nguyện thăm nuôi anh trong những năm tù đày chỉ vì Vỹ Lạc là bạn của anh trai An Thy cùng cảnh ngộ. Tịnh Châu - Vỹ Lạc lén lút yêu đương và trong những lúc ấy, Tịnh Châu ra sức lôi cuốn Vỹ Lạc về với nàng nhưng không thành công. Tịnh Châu trở nên cứng rắn với quyết định giữ Vỹ Lạc mãi mãi cho riêng nàng.


      Vỹ Lạc vội vã về nhà vì An Thy điện thoại đến nhà Tịnh Châu gọi Vỹ Lạc mà trong âm thanh của An Thy có chút lạ lùng làm cho anh hốt hoảng. Đến nhà. Chạy vội vào trong. Vỹ Lạc quá sung sướng khi thấy An Thy của anh đang làm chiếc bánh cho ngày Lễ Tình Nhân. Vỹ Lạc với An Thy đang trong vòng tay âu yếm nhau, bỗng Vỹ Lạc ôm ngực gục ngã sau tiếng nổ khô khan... Ánh mắt ngỡ ngàng và hốt hoảng của An Thy hướng ra cửa, một người phụ nữ sừng sững nơi đó, khẩu súng trên tay quay vào ngực nàng, và liên tiếp 3 phát đạn. Cô ta khuỵu xuống với âm thanh lắp bắp “xin.. lỗi. An.. Thy”. Đó là Tịnh Châu, vừa hành động để giữ Vỹ Lạc cho riêng nàng nơi thế giới bên kia.


      Đến mối tình giữa Nguyễn với Lệ Châu trong Anh Cần Có Em Trong Đời, cũng là một trong những truyện đắng cay đau khổ cho người con gái, nhưng chỉ với một thái độ biểu hiện sự chân thành trong tình yêu lứa đôi, kết thúc lại là bước đầu đưa họ vào vùng trời hạnh phúc thật sự.


      Nguyễn, anh chàng đam mê tình yêu nhưng không muốn bị tình yêu ràng buộc. Anh đã qua nhiều mối tình và rõ ràng là anh đều đạt được cái quan niệm quái gở đó. Cho đến khi chung sống với Lệ Châu, anh ta có mặc cảm như thua trận khi nàng mang thai. Thế là Nguyễn hành hạ Lệ Châu đủ điều để thoả mãn cái tự ái kỳ cục của anh. Rồi trong một lần giận dữ, anh đã bạt tai Lệ Châu, kèm theo những lời lẽ mắng nhiếc tàn nhẫn, khiến nàng quá đau khổ... Sau đó Nguyễn không về nhà và Lệ Châu âm thầm dọn đi nơi khác vì cho rằng Nguyễn bỏ nàng.

       

      Hai năm sau, Nguyễn ra tù vì liên quan đến vụ mua bán hàng bất hợp pháp. Anh tìm kiếm khắp nơi nhưng không được bất cứ thông tin nào liên quan đến Lệ Châu. Anh quá đau đớn và hối tiếc những lỗi lầm của anh đã đối xử tệ bạc với Lệ Châu, người thật sự yêu anh. Và giờ đây, chính anh đã thật sự yêu nàng. Bởi thời gian trong tù đã đủ cho anh nghiền ngẫm cuộc đời, một cuộc đời mà anh chưa bao giờ là người đàn ông có trách nhiệm trong tình yêu.


      Do em trai anh tình cờ nhận ra Lệ Châu, và Nguyễn vội vàng đến nơi trong khi Lệ Châu cùng con ra xe. Nguyễn lái xe theo nàng vào khuôn viên ngôi chùa. Anh quá xúc động khi nghe nàng thuật lại những khổ đau mà nàng chịu đựng, và nếu không có Sư trụ trì chùa giúp nơi nương tựa thì chưa biết cuộc sống của nàng còn thể thảm đến đâu nữa. Lệ Châu trao con lại cho chồng để nàng đi tu, nhưng thái độ và hành động của Nguyễn đủ chứng minh tình yêu của anh đối với nàng. Từ đó Nguyễn với Lệ Châu thật sự bắt đầu vào cuộc sống lứa đôi tràn đầy hạnh phúc.


      Và tôi ưng ý nhất với truyện tình tay 3, giữa Như Mẫn, - Thiên Dung - với Đoan Khương. Như Mẫn, người đàn bà đẹp, rất thành công trong ngành địa ốc và được nhiều giới trong thương trường ngưỡng mộ. Đoan Khương, chồng của Như Mẫn, là một công nhân, ngoài cái việc mang tờ check nhỏ nhoi về đưa vợ, anh không làm gì khác kể cả giúp vợ anh trong công việc của nàng. Khi cùng vợ xuất hiện trong những buổi họp mặt tiệc tùng, anh chỉ là cái bóng mờ cạnh một Như Mẫn nổi bật nét quí phái sang trọng. Vì vậy mà cái bóng của anh, thường phải nghe những lời bóng gió xa xôi chẳng đẹp đẽ gì từ trong số bạn bè của vợ anh.


      Giữa lúc bị mặc cảm bao vây, anh gặp Thiên Dung. Người đàn bà lớn tuổi hơn anh, đang làm chung với anh, và rất thông cảm với nỗi ưu phiền sầu muộn của anh. Từng bước, Thiên Dung trở thành điểm tựa tinh thần rất cần thiết cho anh. Nàng an ủi anh bằng lời lẽ tự nhiên nhưng tinh tế, bằng thái độ chính chắn pha chút ân cần. Mối liên hệ tình cảm giữa hai người thật nhẹ nhàng và trong sáng.

       

      Như Mẫn, con người luôn luôn kiêu hãnh trước người chồng kém nàng nhiều mặt, đã vô cùng bối rối khi Đoan Khương nêu vấn đề ly dị. Khi bị chất vấn, anh thẳng thắn cho nàng biết rằng, anh muốn ly dị không phải để kết hôn với người đàn bà lớn tuổi kia, mà là anh không muốn kéo dài cuộc sống giả dối với nàng. Như Mẫn tìm đến Thiên Dung, để xem người đàn bà đó như thế nào mà Đoan Khương dám cả gan đòi ly dị, điều mà Thiên Dung chưa bao giờ nghĩ đến.


      Thiên Dung tiếp chuyện Như Mẫn một cách từ tốn nhẹ nhàng, nàng giữ thái độ một người chị khuyên giải Như Mẫn về cách bảo vệ hạnh phúc gia đình. Thiên Dung nói rằng "muốn giữ chồng trong hạnh phúc gia đình, người vợ phải thật sự hiểu được chồng mình. Đoan Khương không phải là người đi tìm hạnh phúc bên ngoài gia đình như Như Mẫn nghĩ, mà Đoan Khương mất điểm tựa ở Như Mẫn nên tỏ ra buồn chán đó thôi”.


      Như Mẫn như vừa tìm thấy mối rối của vấn đề, nàng cám ơn Thiên Dung và ra về một cách vui vẻ tự tin. Đó là nội dung truyện Giữ Lại Cho Đời Một Chút Hương, với phần kết rất có tình có nghĩa và rất Việt Nam.


      Tôi trân trọng giới thiệu quí vị tập truyện GIỮ LẠI CHO ĐỜI MỘT CHÚT HƯƠNG của tác giả DIỄM PHƯỢNG.


      Tôi xin hết lời.


      (viết theo bài nói trong ngày ra mắt sách ngày 28 tháng 2 năm 1998 tại trường ICC – Houston, Texas)

      _______________

      (*) tập truyện GIỮ LẠI CHO ĐỜI MỘT CHÚT HƯƠNG (Đại Học Đông Nam 1998 xuất bản). Sách dầy 240 trang | Tranh bìa: Lê Vĩnh Ngọc. Trình bày sách, bìa, và chăm sóc bản thảo: Song Lê. Nhà văn GS Nguyễn Đình Tuyến thay mặt nhà xuất bản viết lời giới thiệu. Nhà văn Trần Bang Thạch viết lời tựa. Xuất bản lần thứ nhất tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Tác giả giữ bản quyền.


      Phạm Bá Hoa

      Văn Hóa Việt Nam số 83 - Mùa Đông 2018

      TRÍCH GIỚI THIỆU của Nhà văn GS Nguyễn Đình Tuyến, thay mặt nhà xuất bản Đại Học Đông Nam đã viết:


      Tập truyện GIỮ LẠI CHO ĐỜI MỘT CHÚT HƯƠNG của Diễm Phượng gồm có tất cả 16 truyện ngắn đều được xây dựng trên cấu trúc tam giác, mỗi truyện gồm có 3 nhân vật trong đó có một nhân vật chính và 2 nhân vật phụ hoặc hai nhân vật và một trở lực, một biến cố gây đổ vỡ và tang tóc như chiến tranh trong truyện Đi Về Nơi Có Anh.


      Cấu trúc tam giác là cấu trúc được sử dụng từ Romeo And Juliet của Shakespeare đến truyện Kiều của Nguyễn Du và Cô Gái Đồ Long của Kim Dung; trong truyện sau này nhân vật chính là Trương Vô Kỵ với 2 người yêu là Chu Chỉ Nhược và Triệu Minh.


      Văn hào Somerset Maugham và viết từ lâu: "Có ba điều để viết truyện. Bất hạnh thay không ai biết ba điều luật đó là gi". (There are three rules for writing a novel. Unfortunately no one knows what they are). Ngày nay ở các trường Đại học người ta nói đến ba điều luật để viết truyện hay đúng hơn là ba lý thuyết: Lý thuyết Tam Giác (Theory of Triangle) như đã đề cập trên đây, Lý thuyến Mô Hình (Theory of Paradigm, Theory of model, scheme); và Lý thuyết Hào Quang (Theory of Illumination).


      Diễm Phượng đã theo lý thuyết cấu trúc truyện trên thế tam giác, chẳng hạn Không Phải Như Chuyện Cổ Tích là chuyện tình gồm ba nhân vật: Trầm Hương (nhân vật nữ, vai chánh) và Doanh (người chồng) và Đoan (người tình). Truyện này đã được Diễm Phượng kết thúc như sau: "Bằng tất cả nghị lực cuối cùng, Trầm Hương rút tay quay lưng nói qua hai dòng nước mắt ràn rụa: Không phải như chuyện cổ tích Đoan ơi!".


      Chuyện cổ tích ở đây là Ngưu Lang Chức Nữ một năm gặp nhau một lần như trong huyền sử với một kết thúc mới mẻ không ngờ. Cái hay là ở đó, ở chỗ người đọc không đoán trước được.;


      Với cấu trúc vững chắc, với lối văn trữ tình đẹp như ở cuối trang 43, đôi khi hài hước và ý nhị (như ở trang 149), Diễm Phượng là nhà văn nữ thành công nhất và xuất sắc nhất trong các truyện hư cấu - như là một phương pháp để trình bày sự thật - về cuộc chiến ở Việt Nam, về cuộc sông ở trại tị nạn và cuộc sống lưu vong của người Việt ở Hoa Kỳ với những mối tình đam mê, có phiêu lưu, đau khổ, có chết chóc, chán chường như là những sự thật trong cuộc sống hôm nay.


      Houston ngày 6 tháng 1 năm 1998.

        GS NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN

      LỜI TỰA của Nhà văn GS Trần Bang Thạch


      Bây giờ ngồi viết lời tựa cho tập truyện của Diễm Phương tôi thấy đây là một cơ duyên, một hạnh ngộ.


      Thuở đó chúng tôi, những học trò trung học, những thầy giáo trẻ, những người lính mới ra trường thường tụ họp lại một quán cà phê góc phố Ngô Quyền, Cần Thơ, nói đủ thứ chuyện về văn thơ. Và ở quầy tính tiền, ngồi lẫn khuất sau bình hoa giấy, người con gái của những năm đầu trung học, nhỏ người, ít nói cũng đang viết những câu thơ học trò trên mặt trái của các giấy bọc thuốc lá. Diễm Phượng đã viết văn làm thơ từ đó, từ trên ba mươi mấy năm trước.


      Tập truyện GIỮ LẠI CHO ĐỜI MỘT CHÚT HƯƠNG được xuất bản hôm nay quả là đứa con đầu lòng muộn màng của một cây viết đã dạn dày trên văn đàn.


      Cho nên điều tôi thấy trước hết qua tập truyện là tấm lòng của tác giả đối với văn chương, chữ nghĩa. Diễm Phượng từ quê nhà đến quê người, đã gắn hết phần đời của mình với thơ văn, liên tục, trọn vẹn, thiết tha. Tôi nghĩ Diễm Phượng đang để lại cho đời nhiều hơn là chỉ một chút hương.


      Từ bao nhiêu năm nay, với bút pháp giản dị, đề tài gần gũi, Diễm Phượng đã đem đến cho người đọc những mảnh đời quen thuộc hàng ngày quanh ta. Giữ Lại Cho Đời Một Chút Hương gồm 16 truyện ngắn là 16 mảnh đời. Và nếu nói như nhà văn Nguyễn Văn Sâm "Truyện ngắn là một sáng tác nghệ thuật có tính cách cổ động, kết hợp giữa cốt truyện, nhân vật, diễn tiến để diễn tả hoàn chỉnh một điều cần diễn tả, không dư cũng không thiếu" thì Giữ Lại Cho Đời Một Chút Hương cũng là một tập hợp của 16 tác phẩm nghệ thuật.


      Quả vậy, mỗi truyện ngắn của Diễm Phượng là một chuyện tình, có hợp có tan, có vui thoả, có giận hờn, có vỗ về, có trì chiết, có thơ mộng, có đắng cay, có quanh quanh, co co... được thể hiện qua một giọng văn trực thoại, hiền hoà, tròn đủ. Cách đặt tên truyện, tên nhân vật nghe như lãng đãng ca dao, thoảng hương cổ tích.


      Tất cả các truyện đều có vai chánh là nữ: nữ đẹp, nữ duyên dáng, nữ thông minh, nữ ghen tương, giận hờn; nhưng hồng nhan vốn dĩ đa truân nên những nữ này có những mối tình không trọn vẹn, những thân phận chìm nổi.


      Chúng ta có thể khởi đi từ cô bé nhỏ xíu Trầm Hương chưa biết chút gì về tình yêu lúc xa người con trai hàng xóm, nhưng lần giận hờn thời tuổi nhỏ cũng đã làm nàng cứ khóc thầm trong những giấc mơ sau này. Rồi tới Phượng Vũ, Khánh Vân, Trâm Anh, Quyên, Duyên... những thiếu nữ sớm biết yêu và cũng sớm mất người yêu. Đến những thiếu phụ tên Đông Nghi, Vương Lệ Nghi, trong nỗi bất hạnh chung của những phụ nữ Việt Nam trong tay hải tặc. Và những nhân vật Như Mẫn, Thiên Dung, An Thy, Tịnh Châu là nạn nhân của bi thảm kịch xảy ra trong gia đình mà cuộc sống dễ dàng bắt gặp. Cuối cùng là Hạnh Tiên, Yên Như, Lệ Châu, Hạ Vân, Thục Đoan, Thương Thương... những thân gái luân lạc nới xứ người với những mối tình ngắn ngủi, muộn màng... Ở nhỉ, sao ta không thể nghĩ tất cả là một cuộc đời của cùng một người con gái Việt Nam trong một vận nước nổi trôi?


      Và tôi cũng kết thúc bài viết này ở đây vì tự dưng tôi cũng thấy một chút phần đời của mình cũng nổi trôi theo vận nước.


      Houston, Texas ngày 4 tháng giêng năm 1998.

        TRẦN BANG THẠCH

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giữ Lại Cho Đời Một Chút Hương của Diễm Phượng Phạm Bá Hoa Điểm sách

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)