|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Chu Ngạn Thư thời trẻ
(1950 - 24.8.2020)
Buổi chiều của những ngày đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, thường là thời gian không hò hẹn mà thường xuyên chào đón tân khách. Trước sân nhà tôi như một lữ quán, bên cội mai già, hầu như chiếc bàn gỗ nhuộm màu thời gian bao giờ cũng có duyên nợ chào đón các thi nhân mặc khách, gần xa về quây quần hội tụ. Nhiều anh em văn nghệ dường như sau một ngày vật lộn với đời thường khi bay ngang thư xá mộc mạc của tôi đều ít nhiều dành bớt thời gian ngồi lại uống vài chung rượu tâm tình, và chờ đón tàn đêm. Sương gió loang loáng thổi nhẹ theo mây nước bên chân cầu, chắc cũng không làm phiền lòng các bằng hữu nghệ sĩ quanh ta.
Via hè sân nhà khá rộng, nên bao giờ cũng ròn rã những thù tạc viễn du bao nhiêu chuyện đời văn nghệ được gom góp từ bốn phương về đàm tiếu đầy rẫy những bản tin thế sự. Hầu như cái trao đổi tin nhanh cũng chỉ là cái cớ của sự gặp gỡ những thông tin chánh tà nóng lạnh từng phen phải chăng cũng chỉ là một thói quen phải có, không ác ý với nhau. Điều cần thiết mà cái cốt lõi quan trọng của anh em là sự hội tụ quanh ngày tháng bên nhau để tự trao đổi tác phẩm và tạo tin yêu cho sáng tác mới. Những buồn vui bên lề cuộc gặp mặt, thật ra cũng tạo một ấn tượng màu sắc phong phú cho cuộc sống.
Có lúc, giữa chạng vạng đã rót về từng tia nắng nhạt cuối ngày, chim thu không đã ríu rít bay về trú ẩn, nhưng những chàng thi nhân vẫn như chưa tỉnh giấc mộng phù du, vẫn đàn đóm dìu dắt nhau bay về những mục tiêu phiêu bạt. Có những lúc, Hạc Thành Hoa vừa từ giã bước ra tệ xá, để kịp chuyến xe về Đồng Tháp, mà buổi lên lớp sáng mai vẫn chờ đợi thầy. Thì Mịch La Phong đã kéo xe song mã chờ một đàn trích tiên lướt thướt ôm đầy trứng rượu dừng lại bên đường. Khi thì vừa xế bóng hoàng hôn, Nguyễn Phan Thịnh xong tiết dạy ở một giảng đường đại học tạt ngang, tạm trút bỏ bụi phấn sân trường trong một ngày mệt nhọc, nên nhiều phen tôi phải cầu cứu Nguyễn Tôn Nhan hay Trần Hữu Dũng... đến để cùng họp lực thù tạc với tri âm.
Một ngày cuối năm cũng một buổi chiều như thế, tôi vừa quãy túi hành trang từ quê xa trở lại Sài Gòn, mà mấy hôm nay tôi xuyên suốt về Châu Đốc thăm mẫu thân một nắng hai sương, đang như A La Hán ngày đêm chong đèn chờ con bên vách núi. Cách đây gần 20 năm đằng đẵng, chiều hôm ấy vẫn gây một ấn tượng sâu sắc khiến tôi xúc động vô cùng trước thâm tình của bạn bè. Thật ra cũng khá lâu gần 20 năm dài, tôi chưa một lần gặp gỡ lại nhà thơ Chu Ngạn Thư. Dù những kỷ niệm như thủ bút và thơ ca của anh, tôi vẫn còn lưu trữ suốt gần 40 năm nay, mà chữ viết vẫn còn tinh anh và hoàn chỉnh như mới.
Có lẽ Chu Ngạn Thư cũng chưa biết tôi đang ở quê nhà, và cái hiện diện trở lại Sài Gòn hôm nay chỉ là một sự tình cờ, gặp lại anh như một vô tình không định trước. Hình dáng Chu Ngạn Thư ngồi ven quán cóc đối diện nhà tôi lẻ loi bên xị rượu thuốc hững hờ cô độc. Cái chờ đợi của người ở lại mới là cực hình và đầy cảm xúc, chứ bao giờ vô tình như kẻ ra đi. Tôi vội vã buông thả hành trang và phong trần bước sang vệ đường đón chào Chu Ngạn Thư bằng những thâm tình văn nghệ chi giao. Thì ra Chu Ngạn Thư đã từ Bình Dương lặn lội về thành phố với vài công việc vắt vai, nhưng anh vẫn dành chút gì để nhớ của một người thơ đầy nghĩa khí và phiêu lãng chân thành.
Trước 1975 Chu Ngạn Thư cũng đã khá nổi tiếng, với nhiều bài thơ được giới thiệu trên nhiều tạp chí văn chương thuộc loại gạo cội ở miền Nam. Với bao nhiêu tài hoa tuyệt vời Chu Ngạn Thư đã đứng vững vàng trong thơ và trong lòng bằng hữu. Lúc đó, thật tình tôi rất chú ý đến Chu Ngạn Thư và Hồ Ngạc Ngữ, dù ít khi được giao tiếp một cách trực diện với các anh nhưng tôi vẫn xem và chú ý thơ các anh trên diễn đàn văn chương thời đó. Bằng chứng sự quí mến và trân trọng này, khi Chu Ngạn Thư gửi về địa chỉ NXB Khai Phá, bài thơ Khi Đọc Loài Cây Nhớ Gió tặng Lâm Chương, tôi cũng còn lưu trữ cẩn thận cho đến ngày nay, với một chữ ký Chu Ngạn Thư như một thần tiễn đang bắn vút lên không gian. Bài thơ này đến nay hơn 30 năm tôi vẫn chưa một lần có dịp cho Lâm Chương được đọc. Có lẽ Lâm Chương sẽ rất cảm động trước tâm hồn của một nhà thơ dành cho cái đẹp tao nhã của loài cây nhớ gió.
Trong giai đoạn thập niên 80-90, cuộc sống Chu Ngạn Thư đang gặp nhiều khó khăn nhưng với khí tiết và dũng cảm của một người làm Văn nghệ, anh vẫn điềm nhiên bước qua cuộc sống. Vẫn sử dụng cái tri túc mà sống với mình, và đối đãi với đời. Những hào sảng, chân thành đã đem cái tâm của anh đến gần gũi và cảm phục của bạn bè chung quanh. Gần cuối thiên niên kỷ, Lưu Vân đàn đúm gia đình từ phương trời lưu lạc tận Bắc Hà trở lại quê xưa, thì đó cũng là dịp tổ ấm phương Nam lại được có thêm một cánh chim tài hoa lạc bầy về tìm lại hơi ấm tin yêu. Ngày về của Lưu Vân vẫn là một túi rỗng chứa đầy trăng gió và thơ rượu. Suốt hơn 10 năm lạc lõng ở Hà Nội 36 phố phường, anh bay về với một đoá hoa mẫu đơn ẩn chứng cho túi thơ còn một chút tinh ba lạc lõng. Trăn trở mãi, Lưu Vân đành bước trở lại ngành nghề xây dựng mà anh đã mang gần 20 năm trời đằng đẵng. Kẻ cứu rỗi một cách tuyệt diệu cho bước đi bằng hữu vững chắc lại là nhà thơ Chu Ngạn Thư, anh sắp xếp khá tinh vi cho Lưu Vân về sống nồng ấm bên Hội Văn nghệ Bình Dương, bên sự nghiệp và bè bạn chân tình.
Khoảng trời lãng bạt hầu như bao giờ cũng là kiếp số của kẻ làm văn nghệ, thì làm sao chừa sót riêng một Chu Ngạn Thư, với một thần khí phong lưu, chân tình và tài hoa. Thời gian đã làm mực thước để chiêm nghiệm những phiêu lưu tích luỹ tinh ba của cuộc sống và vun vén cho nhân lành thành quả ngọt. Tất cả đã đưa vào thơ Chu Ngạn Thư bằng những điều trục ngộ thường ngày mà bao nhiêu năm tháng trui rèn để cho dạ minh châu rực rỡ trong đêm tối.
Chu Ngạn Thư chắc còn nhiều tác phẩm hơn anh bộc bạch, sau khi xuất bản 2 thi tập Sau Lưng Đời Thường (năm 2000) và Chàm Khúc Tình (năm 2004), tôi còn biết anh rất chắt chiu với 2 tập thơ khác là Vần Thơ Đồ Bàn và Vuông Chiếu Đời Ta. Có lẽ càng ngày Chu Ngạn Thư vẫn luân vũ với thơ, bằng những chiêu khúc nội tâm thấm đẫm sắc lạnh vô thường, hoài nghi trước nỗi cô đơn phù thế, mà trầm tư bước ra ngoài cương toả để nghe rền một giọng cười khan.
Trong tập nhận định Thơ Của Bạn Tôi chính Bùi Nghi Trang phát biểu về những lời thơ cách điệu của Chu Ngạn Thư:
Những mảng sân khấu đời trở thành những hình ảnh mà người thơ đã mượn chúng để triết lý những điều vụn vặt: sự tàn nhẫn của thời gian, hai mặt của cuộc sống vẫn diễn ra vô thường, chỉ có nhà thơ trong thời gian hiu hắt mới thấy đốt lá như điểm hẹn của chấm dứt và khởi đầu sự sống-cái chết, hình thành-huỷ hoại, gặp gỡ-chia ly, hi vọng-tuyệt vọng... Đó không là điểm triệt tiêu! Nhà thơ cảm nhận điều ấy, rồi “nghe trong thơ / dự cảm / vạn tấc lòng”. Một chút âm thầm hạnh phúc còn sót lại, một đốm sáng le lói giữa bóng đêm mịt mù. Hoàn toàn nó không rơi vào hổ thẳm, thân mình bị vướng khỏi mớ cây chằn chịt, chờ sự vữa nát để rơi tiếp nhưng hốt nhiên đưa tay cầm lại sự sống chỉ vì chợt thấy sắc hoa tươi thản nhiên vươn lên giữa hố thẳm không cùng. Dự cảm của nhà thơ, lúc ấy, chính là lạc quan, chính là đã tự mình bước qua kiếp người ngậm ngùi vì thế sự.
(Thơ Của Bạn Tôi, Bùi Nghi Trang, NXB Thanh Niên, 2000)
Có lẽ Chu Ngạn Thư tâm đắc với đoạn trích dẫn này nên đã đưa vào thi tập Chàm Khúc Tình (Hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Dương, 2004) như một lời giới thiệu. Thơ Chu Ngạn Thư có nhiều khúc quanh như ngõ sống trong đời, nhiều giai đoạn bước qua từng lứa tuổi thì Chu Ngạn Thư đã rong bước theo dòng thơ như từng ngõ ngách của con nước, xuyên thấu từng địa chấn với cấp độ khác nhau. Trước hai tập thơ Sau Lưng Đời Thường và Chàm Khúc Tình, mọi sự phóng khoáng của thơ được giao tụ trong một cõi ngang tàng riêng tư của tuổi trẻ, mà “thân thế đó có khoản nào đắc chí? / phù danh kia đâu phải mối buộc ràng!”.
Cái thời chìm đắm dọc ngang, đã khiến thơ anh được chiêm nghiệm tán thưởng ngay trên một vuông chiếu riêng trong vườn hoa văn nghệ. Những quán gió, rượu tàn canh, đứng soi mình một sáng, diện mạo ngang tàng, đời phần ngạo mạn, dọc ngang... Đã mở rộng một sân khấu khuynh khoát cho thơ Chu Ngạn Thư thời xa xưa. Một thời sĩ khí còn ngun ngút tận trời xanh, vun vẩy cuồng khí cho bay loạn đả giữa trận đồ loạn thạch của thế sự. Thơ Chu Ngạn Thư đầy bước đi phong vũ, khí tiết hừng hực trên cuộc nước tiêu hoang làm ta nhớ đến cái thần khí khuynh loát của một Hồ Trường.
Ngày xưa tôi rất thích phong cách ngang tàng nhưng đầy phần ngạo nghễ trong thơ Chu Ngạn Thư. Giai đoạn gần đây, khi thơ anh phát tiết trong một không gian khác lạ bay nhảy trên chữ nghĩa, mà anh có lần tự thú thơ như đám cô hồn tháng bảy, tôi nghĩ Chu Ngạn Thư đang tìm cách sáng hoá một thế giới thơ mới cho anh, cứ rong chơi theo gió và cứ nhặt thơ trong hạo khí hồn nhiên, tự tại cho ngôn ngữ để cho “thơ rền nửa ý giữa không trung”. Chu Ngạn Thư sáng tạo một loại thơ Haiku Việt Nam, lạ nhưng chờ xem “trong rọ ngỡ thiên đàng / vẫy đuôi vào chảo mỡ đang sôi / có nghĩ mình đạt đạo?”.
Trăng gió vẫn còn giăng mắc soi sáng trên cánh hoa vụt nở, Chu Ngạn Thư đang gánh oằn vai túi thơ vô ưu, dừng bước giữa không gian đầy trắc
ẩn như một cuộc kinh hành, soi xuống mặt hổ xưa...
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
Xuân phân Kỷ Sửu, 2009
Tiểu sử văn học: CHU NGẠN THƯ
Nhà thơ Chu Ngạn Thư
(Họa sĩ Lê Triều Điển vẽ)
Tên thật: Trần Văn Hùng
Sinh: tháng 4 năm Canh Dần (1950), làng Hưng Định.
Trích lục thế vì Khai sinh, ghi tháng 4 năm 1951, tại làng Hưng Định, tỉnh Bình Dương.
Nhập học Sư Phạm Sài Gòn năm 1969 (trường đào tạo những nhà văn Lê Tất Điều, Y Uyên, Lưu Vân, Lê Trúc Khanh, Nguyễn Cát Đông, Vũ Đức Sao Biển...
Tốt nghiệp năm 1971 về dạy tại Bình Dương.
Hiện sống tại khu phố Thanh Bình, thị trấn An Thạnh, Thuận An, Bình Dương.
Khởi viết trước 1969.
Hội viên Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Bình Dương
Tác phẩm đã xuất bản:
- Thơ Chu Ngạn Thư (Con Đuông, Cần Thơ 1975)
- Khoảng Trời Mây Trắng Bay (thơ. in chung, Hội Văn Nghệ Bình Dương 1999)
- Sau Lưng Đời Thường (thơ, NXB Thanh Niên, 2000)
- Chàm Khúc Tình (thơ, Hội VHNT Bình Dương, 2004)
Chu Ngạn Thư cộng tác với nhiều tạp chí văn học nghệ thuật trước 1975, anh được biết đến như một nhà thơ trẻ, tài hoa, với những bài thơ nổi tiếng trên văn đàn miền Nam lúc đó. Chu Ngạn Thư đến với văn nghệ thật sớm, anh đứng bật dậy sừng sững bằng những điêu luyện cần mẫn và phong lưu trên thi ca. Bản chất lãng đãng, nghệ sỹ và quang quả trên sự nghiệp thơ, đã đưa đẩy Chu Ngạn Thư trầm luân, bay dạt phiêu bồng bao nhiêu ngày tháng. Anh như một cánh bướm đa màu sắc, bay lượn vật vờ trong ngọn đông phong.
Những hương gió lạnh nhiều khi bao trùm cả quãng đời, tưởng chừng yên ắng, bằng phẳng của một nhà giáo. Nhưng thi ca đã như một định mệnh đưa đẩy Chu Ngạn Thư bước sâu vào nghiệp chướng, rung cảm đó, tài hoa đó, nhưng cũng gánh vác bộn bề phong sương cho đúng số phận thi nhân.
Nhớ lại, khi những bài thơ của Chu Ngạn Thư được giới thiệu trên những tạp chí văn học nghệ thuật miền Nam, hầu như anh đã mặc nhiên đứng vững đôi chân trên vùng đất khắc nghiệt của văn chương. Sự chào đón nhiệt tình chấp nhận tài hoa này, được định hình bằng sự giới thiệu chân thành của nhà xuất bản Con Đuông với thi tập “Thơ Chu Ngạn Thư", năm 1975.
Con Đuông là một trong những nhà xuất bản tại Cần Thơ, đã góp phần tạo dáng và vạch hướng đi vững chắc cho nhiều văn nghệ sĩ đương thời. Thơ Chu Ngạn Thư cũng chỉ in đúng 100 quyển, như tôn chỉ của Con Đuông, vì ấn bản giới thiệu có hạn, nên hầu như tác phẩm của nhà xuất bản Con Đuông đều hiếm hoi. Bìa của những tác phẩm do họa sĩ Lê Triều Điển vẽ trên 100 bản bằng họa pháp Thủ Ẩn họa, có một giá trị độc đáo hiếm thấy ở một nhà xuất bản nào từ trước đến nay. Đó là một nét quý hiếm và là một kỳ tích đáng trân trọng.
Sau 1975, Chu Ngạn Thư về công tác tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Sông Bé, sau khi tái lập tỉnh là Hội VHNT Bình Dương. Anh là một cột trụ năng nổ của Hội và là một nhà thơ tiêu biểu đầy uy tín, xốc vác và sáng tạo. Anh em yêu quý Chu Ngạn Thư với tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, kiêu hùng và tài hoa. Gió vẫn thổi, trăng vẫn sáng và hoa vẫn nở, Chu Ngạn Thư ngày tháng lang thang trên Thơ như một hành giả vô quái ngại bước trên con đường chông gai có, mà cỏ dại cũng có, nhưng anh như những cánh hoa tường vi chợt sáng rực bên hàng rào và Thơ anh vẫn tiếp tục hạo nhiên...
- Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
• Tuyên ngôn của nhà thơ (Chu Ngạn Thư)
• Chu Ngạn Thư, Thơ Rền Nửa Ý Giữa Không Trung (Ngô Nguyên Nghiễm)
Chu Ngạn Thư, Thi Sĩ Kẻ Bùa Phép Với Xà Lỏn Tự Do (Lê Thị Huệ)
Chu Ngạn Thư (gio-o.com)
Chu Ngạn Thư (luanhoan.net)
• Tuyên ngôn của nhà thơ (Chu Ngạn Thư)
- Giới Thiệu Tập Thơ Tình Hồ Chí Bửu 8
Thơ trên mạng:
- Toàn tập thơ "Con Đường Thi Sỹ"
- Gửi Những Thành Phố Chia Cách (1975-2013)
- thivien.net - sangtao.org - litviet.org
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |