|
Vũ Quốc Thúc(5.8.1920 - 22.11.2021) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Cao Đông Khánh
(1941 - 2000)
Điều phải nói đầu tiên về con người Cao Đông Khánh là sự say đắm cuộc đời một cách đến là lạ kỳ. Có ai đó đã nói là phải cố làm sao sống giữa hai nhịp đập của trái tim. Khánh sống như thế?
Thứ đến phải nói là cung cách hồn nhiên, tươi cười trước những buồn vui, khổ đau, hạnh phúc của anh. Khánh như không biết sợ, trước cả những tai ách, nghịch cảnh. Bị cầm búa gõ lên đầu anh vẫn cười mà nghe âm nhạc dậy lên trong đầu. Bị gõ vào vật gia bảo đau thấu trời xanh anh vẫn mở miệng ra khoe hàm răng: Tự do, hạnh phúc. Bị đánh gẫy hàm răng, cái đầu anh vẫn sáng trưng: Chủ quyền, như con giết cha mẹ.
Không hận thù, không oán trách. Không đắc thắng, không vinh quang. Được như thế, là bởi con người ấy nhìn khổ đau và hạnh phúc, thất bại và thành công, thịnh và suy, chỉ cách nhau một nhịp tim đập. Cùng một lúc, Khánh nhìn thấy cả hai mặt của đồng tiền. Cùng một lúc. (Đây cũng chính là điểm làm thơ Khánh lung linh ảo diệu.)
Một cách rất là hồn nhiên như thế.
Chỉ say đắm. Vui chơi. Tất cả, ngoại trừ thơ, là ne pas.
Sau khi Khánh mất ít lâu, một bữa nọ tôi la cà đi cắt tóc dưới phố. Dạo ấy hàng quán Việt Nam ở Houston còn tụ tập ở downtown, chứ chưa dọn về khu Bellaire.
Đang ngồi lim dim cắt tóc thì nghe các cô la lớn: Chú Khánh tụi bay ơi. Thì ra chương trình phát thanh VOVN của ông nhạc sĩ Đăng Khánh đang phát lại buổi ca sĩ Duy Trác phỏng vấn Cao Đông Khánh. Tôi hỏi các cô: Mấy em cũng quen ông Cao Đông Khánh hả? Trả lời: Quen chứ chú. Chú Khánh hồi đó mỗi tuần đều ghé đây giao báo. Ông hay mặc cái áo thun 3 lỗ. Ướt đẫm mồ hôi mà cứ hỏi tụi bay coi tao có sexy không. Lần nào cũng qua tiệm bên cạnh mua cho tụi con mỗi đứa một ly cà phê sữa đá. Hôm ổng chết con khóc quá trời. Khánh vui như thế đó. Gặp Khánh là thấy vui. Phúc cho những kẻ đã gặp Khánh. Nhưng không phải ai gặp Khánh cũng có phúc. Những người mô phạm, đạo mạo không ưa Khánh. Họ bảo Khánh du đãng, nát rượu, nói tục v.v... Thật là thiệt thòi cho họ. Mà còn tuỳ hoàn cảnh chứ. Ra ngoài đời, đi đứng làm ăn, khác với lúc ngồi trên chiếu rượu chứ. Trong những không khí nghiêm trang Khánh nói chuyện rất lễ phép, rất nền nếp, rất có duyên là đằng khác. Nghe Khánh nói chuyện phỏng vấn với ca sĩ Duy Trác ai cũng thây ngay cậu Ba Nam kỳ là con nhà gia giáo.
Tôi được gặp và gần gũi Cao Đông Khánh khoảng 10 năm cuối của đời anh. Nhưng thơ Khánh thì nhóm bạn chúng tôi đã yêu mến ngay từ khi Lịch Sử Tình Yêu xuất hiện trước đó cả chục năm. Dạo ấy, chúng tôi có người thuộc lòng cả tập LSTY, đêm nào chúng tôi cũng nằm đọc thơ cho nhau nghe, cả thơ Tô Thuỳ Yên, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, rồi cả đám cười ôm nhau sung sướng. Thời 1975-1982 là thời chúng tôi truyền khẩu thơ cho nhau. Chúng tôi phải đọc cho nhau nghe luôn, kẻo không, lỡ có quên thì kiếm thơ đâu ra mà đọc. Nên khi LSTY xuất bản năm 1981, chúng tôi vui thích như vớ đươc mưa rào, như đám trẻ nhỏ vớ được món đồ chơi mới. Tôi được 10 năm yêu mến Lịch Sử Tình Yêu. Rồi được thêm 10 năm giang hồ, đi phá làng phá xóm với Khánh. Ban ngày đi làm mỗi đứa mỗi ngả, đêm đêm tụ họp say sưa đọc thơ đến sáng, bàn luận lung tung,cười giỡn chí choé. Đi chơi với Cao Đông Khánh là điều vui không thể tả. Con người anh lúc nào cũng đầy sức sống, đầy náo động. Nhưng phải là tay có nội công mới đi chơi nổi với Khánh. Anh không phải là ngưòi có tửu lượng cao lắm. Cao, nhưng không cao lắm. Nhưng có gió nhì. Ngồi uống rượu với anh một hai chai whiskey, cognac thế nào anh cũng lăn ra ngủ một giấc. Xong ngồi dậy nhậu tiếp, đến sáng cũng được, mà mìng lúc đó thì đã mệt rồi. Nhiêu bữa quán rượu đóng cửa lúc 2 giờ sáng, chúng tôi vẫn không muốn chia tay. Đứng ngoài bãi đậu xe nói chuyện phải quấy với đất trời. Xong đó rồi, có khi lại chạy đến nhà ai đó nhậu tiếp. Có khi lại vào các bar Mễ ôm các senorita nhảy đầm, mỗi bài trả một đô la.
Bước chân anh có lẽ đã dẵm lên mọi ngõ ngách của Sài Gòn-Chợ Lớn. Không ai tả Sài Gòn hay như anh. Anh làm linh hồn của thành phố ấy bừng dậy trong thơ. Mà chẳng riêng gì Sài Gòn, cả miền Nam Việt Nam, từ Cam Ranh, đến Đơn Dương, Thừa Thiên, Quảng Trị ... đều sống dậy trong thơ CĐK. Khánh bước trên trần gian như đi dự tiệc, lòng hân hoan phơi phới. Gặp ai cũng chực ôm chầm, nói lời ngọt ngào, âu yếm. Tôi nhớ mãi hình ảnh hôm ra mắt Lửa Đốt Ngoài Giới Hạn ở Houston. Đứng trên sân khấu, Khánh nói: "Nói như Michael Jackson, I love you". Rồi hôn vào micro cái chụt. Hình ảnh ấy thật đẹp, thật Cao Đông Khánh. Như là đứa trẻ, cứ mỗi mỗi khám phá ra những điều kỳ lạ mới trên đời. Lòng tràn trề ngạc nhiên lẫn thú vị, chỉ muốn nhẩy lên, khoe niềm vui tìm thấy với mọi người. Hay là như những lần bỗng bất chợt Khánh choàng vai ôm tôi nói "Huy ơi tao thương mày quá", rồi quay ra cao hứng đọc thơ sang sảng. Còn những chuyện không hay, chẳng lành, khi chạm vào Khánh đều dội ngược, tung đi mất dạng.
Nhạc sĩ Phạm Văn Kỳ Thanh, người từng đi chơi với CĐK trước tôi nhiều năm, từ thời du học trước 1975, nói anh thấy ở CĐK ba con người khác nhau, một nhà kinh doanh lỗ lã vì tánh tình nghệ sĩ, một hoạ sĩ phá phách với cọ sơn, ống mực, và một thi sĩ lùng bùng trong cái giới hạn của ngôn ngữ vốn dĩ là mâu thuẫn, bất lực. Những điều ấy có lẽ đúng. Nhưng ở CĐK tôi nhìn thấy một con người nữa: Một thiền sinh ở cảnh giới Bát Nhã ngũ uẩn giai không, tuy chẳng khi nào thấy Khánh đọc một câu kinh hay câu kệ. Anh sống với cái tâm nhiên, sảng khoái, nhìn cuộc thịnh suy như giọt sương thảo đầu phô.
Một Lỗ Trí Thâm Hoa Hoà Thượng, trong 108 anh hùng Lương Sơn bạc. Hăm hở ôm hôn cuộc đời.
Tôi vui chơi giữa đời ối a, biết đâu nguồn cội.
Mà nguồn cội biết hay không biết, đã có là sao?
Houston, 12 tháng 5, 2018
- Nghĩ về thơ Tô Thẩm Huy Tạp luận
- Vài Ngẫm Nghĩ Đọc Bảng Lược Đồ Văn Học Của Linh Mục Thanh Lãng Tô Thẩm Huy Tạp luận
- Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan Và Tấc Lòng Thiên Cổ Tô Thẩm Huy Nhận định
- Lữ Kiều, Giòng Suối Dịu Dàng Hơn Tình Yêu, Dữ Dội Như Định Mệnh Tô Thẩm Huy Nhận định
- Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan và Chướng Vân Từ Tô Thẩm Huy Nhận định
- Cao Đông Khánh Kẻ Say Đắm Hồn Nhiên Với Cuộc Đời Tô Thẩm Huy Nhận định
• Cao Đông Khánh Kẻ Say Đắm Hồn Nhiên Với Cuộc Đời (Tô Thẩm Huy)
• Cao Đông Khánh – “Lửa Ngoài Giới Hạn“ cháy không tạ từ (Đỗ Trường)
Thơ Cao Đông Khánh, nhánh sông khác
(Du Tử Lê)
Bài nhớ Cao Đông Khánh (Đinh Cường)
Cao Đông Khánh Ngọn Lửa Cuồng Của Ngôn Ngữ (Nguyễn Vy Khanh)
Nghe Cao Đông Khánh đọc thơ mình TQBT
• Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |