|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Bùi Bích Hà
(1938 - 2021)
Tôi chưa gặp nhà văn Bùi Bích Hà bao giờ. Trong giới cầm bút Hải Ngoại, có lẽ tôi là người đứng dúi ngay sau lưng nhà văn Túy Hồng. Hai chúng tôi rất ít giao thiệp với các văn nghệ sĩ hải ngoai. Theo lời Túy Hồng và Trần Thị Lai Hồng, những bạn của Bùi Bích Hà kể lại, Bùi Bích Hà là người có nhiều khả năng cao, lại khéo ăn nói và giao thiệp rộng. Bùi Bích Hà nguyên là giáo sư dạy Pháp Văn ở trường trung học Phan Chu Trinh Đà Nẵng và trường nam trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn trước 1975 . Ra hải ngoại năm 1987 bà là một nhà văn nữ cực kỳ xông xáo ngay vào trường văn trận bút và nền báo chí của thủ đô Tỵ Nạn Bolsa – Nam California.
Bùi Bích Hà là cây bút quen biết thân thiết với các nhà văn như Nguyễn Mộng Giác (chủ biên tờ Văn Học), với nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (chủ biên tờ Văn, Thế Kỷ 21, Viet Tribune San Jose), với ký giả Đỗ Ngọc Yến (chủ chốt sáng lập tờ Người Việt) nhà thơ Đỗ Quý Toàn (Người Việt), Phạm Phú Minh, (Người Việt, Thế Kỷ 21, Diễn Đàn Thế Kỷ). Có thể nói nhà văn Bùi Bích Hà và nhà thơ Trần Mộng Tú là đôi bạn văn nữ “làm mưa làm gió” trên các diễn đàn Văn Chương và Báo Chí Hải Ngoại vì mối quen biết sâu sắc đậm đà với các ông chủ báo chủ biên trên. Gần như các sáng tác và bài vở của hai bà Bùi Bích Hà và Trần Mộng Tú luôn luôn được săn đón và đánh bóng trên các tờ báo do các ông chủ báo chủ biên trên đây xuất bản.
Ngoài ra nhờ tài ăn nói, Bùi Bích Hà thường được mời làm MC cho các sinh hoạt văn nghệ Hải Ngoại. Nhà văn Trần Lai Hồng từng thiết kế áo dài và tổ chức những sinh hoạt trình diễn áo dài. Lai Hồng tổ chức khắp nơi như Houston, Wahsington State, California, Florida, mỗi lần tổ chức, Trần Lai Hồng nói với tôi, chỉ thích mời Bùi Bích Hà làm MC. Bùi Bích Hà là nữ ký giả điều hành rất nhiều chương trình Radio ở quận Cam Orange County. Tôi sống xa Orange County nên chưa được nghe các hội thoại của Bùi Bích Hà trên radio nhưng biết tin đồn Bùi Bích Hà được khán thính giả Nam California ái mộ vì giọng Bắc ngọt ngào và kiến thức phong phú của một cô giáo giảng bài. Tựa như ông nhà văn nhà giáo Nguyễn Ngọc Ngạn giảng bài cho khán giả Thuy Nga Paris và được triệu triệu fan Việt hâm mộ mê tơi. Có một dạo chị Bùi Bích Hà cũng bị dính vào những lùm xùm kiện cáo về các mặt trận tin tức và cãi cọ trong cộng đồng Hải Ngoại Chống Nhau ở Nam California.
Tôi thấy tên nhà văn Bùi Bích Hà trong ban chủ biên tờ Phụ Nữ Ngày Nay do hai nhà văn Túy Hồng và Trần Thị Lai Hồng nổi đình nổi đám thời 1987 ở Seattle. Hôm qua khi nghe tin chị vừa mất, có người gọi điện thoại kể với tôi là nhà văn Bùi Bích Hà nói không hề hay biết việc “bị” đứng tên đồng chủ biên cùng Túy Hồng, Trần Thị Lai Hồng và Lê Thị Huệ trên tờ Phụ Nữ Ngày Nay ở Seatle năm 1987.
Tôi nghe sao viết lại đây như vậy.
Một người đàn bà đa tài và năng động. Có thể nói đối với giới báo chí và văn nghệ quận Cam, nữ sĩ Bùi Bích Hà xông xáo và có khả năng thuyết khách cỡ như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn bên nam giới. Năm nay vừa đúng 80 tuổi, bà Bùi Bích Hà vẫn sinh hoạt năng nổ đến những ngày cuối đời. Vẫn làm công việc ký giả radio, vẫn tập thể dục hàng ngày,và sống trong ngôi nhà be bé xinh xinh, ký giả Hoàng Trọng Thụy đài Little Saigon Tivi ở Nam Cali nói như thế . Nhà văn bị một cơn bất tỉnh tại nhà. Khi người khác biết sự kiện, thì mọi việc đã trễ … Bùi Bích Hà sống chỉ một mình vào những năm tháng cuối đời.
Nguyện cầu hương linh nhà văn thanh thản dịu êm đi về miền hoang vu vô định, và những gì nhà văn để lại cho đời được đón nhận với nhiều may mắn.
Tác phẩm của Bùi Bích Hà:
Hạnh Phúc Có Thật (Văn Mới, 2001),
Phương Trời Khác (Cảo Thơm, 2002), và
Đèn Khuya 1, 2
(theo báo Người Việt Nam Cali)
(lê thị huệ @ gio-o .com)
- Tưởng Niệm Nhà Văn Bùi Bích Hà (1938-2021) Lê Thị Huệ Tạp bút
• Đừng đến Seattle (Lê Hữu)
• Tưởng Niệm Nhà Văn Bùi Bích Hà (1938-2021) (Lê Thị Huệ)
• Bùi Bích Hà, Một Mình Trong Nỗi Nhớ (Bùi Vĩnh Phúc)
- Đi Đâu….Về Đâu…. (Trần Mộng Tú)
- Giã Từ Bùi Bích Hà (Ngự Thuyết)
- Đèn khuya vụt tắt (Nguyễn Tường Thiết)
- Đến lúc đi, là đi (Trần Doãn Nho)
- Mạn đàm với nhà văn Bùi Bích Hà về những tác phẩm đã xuất bản (Hoàng Khởi Phong)
• Dài ngắn, thế nào? (Bùi Bích Hà)
• Sách có linh hồn không? (Bùi Bích Hà)
• Vietnam War (Bùi Bích Hà)
- Hương Hồng (Chi Hương)
Thơ văn trên mạng:
- sangtao.org - banvannghe.com
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |