|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Vương Đức Lệ (1967)
(1937 - 20.1.2008)
Tôi quen anh Vương Đức Lệ (tên thật Lê Đức Vượng) khoảng chửng chục năm, có thể nói là thân, dù anh hơn tôi gần 10 tuổi và tôi không biết làm thơ. Lý do tôi có thể thân với anh là vì tính tình của anh xuề xòa, nghệ sĩ và tôi có ưu điểm là ở gần nhà anh. Hồi đó phim Hàn quốc bắt đầu nổi lên, đánh bại phim Hồng Kông. Nghe nói chính phủ Đại Hàn đích thân bỏ tiền cho chuyển âm và phổ biến sang những nước khác để tuyên truyền cho văn hóa của họ. Phòng mạch của tôi lại gần chỗ cho thuê phim (video, thời gian đó chưa có disk). Phim hồi đó thường là drama, phim quay và chiếu trên TV Đại Hàn mỗi tuần 2 lần. Sau đó mới in vào video, chuyển âm, đem ra cho mướn, ở Mỹ, ở Việt Nam và có lẽ ở nhiều nước khác nữa (muốn copy lại để cho mướn, phải xin phép và đóng tiền cho hãng phim – Trần Trường hồi đó bị bắt là vì tội sao phim lậu). Xem những drama trường thiên Hàn Quốc, nhiều khi tình tiết đang éo le bị ngưng ngang, mọi người đều phải hồi hộp chờ tuần sau video mới mới ra. Vì thế, anh chị Vượng (tên thật của anh), tuần nào cũng mong ngóng thấy cái mặt tôi. Tôi đem video về nhà xong, phải thức khuya coi cho hết, sáng hôm sau đem qua cho anh chị Vượng.
Anh Vượng học Chu Văn An hơn tôi 6 hay 7 lớp. Từ nhỏ, anh đã chơi thân với anh Mai Trung Tĩnh (Nguyễn Thiệu Hùng) và định mạng như đã gắn chặt hai người. Hai người học cùng lớp, cùng làm thơ nổi tiếng khi còn học trung học. Ra trường, cả hai cùng học Văn khoa. Sau khi đậu cử nhân, hai anh cùng đi dạy học. Hai người cùng xuất bản một tập thơ và nhờ tập thơ đó, cả hai được đồng giải nhất Văn Chương Tòan Quốc năm 1962. Tuy tôi không nghe nói anh Vượng phải đi lính, nhưng anh Nguyễn Thiệu Hùng sau khi động viên, về làm trưởng ban Chương Trình đài phát thanh Quân đội, thì cùng lúc đó, anh Vượng làm ở đài phát thanh Sài gòn được đổi sang làm giám đốc đài phát thanh Long An. Sau khi bị thương ở mắt vì đạn pháo kích năm 1968, anh Vượng trở lại đài Sài gòn để đến năm 1975, cả hai cùng khăn gói vào tù. Cả hai đã ở tù khỏang 8, 9 năm nhưng một thời gian ngắn sau, anh Lê đức Vượng lại vào tù 5 năm nữa vì "mưu toan lật đổ chính quyền", kéo theo ông bạn thân thiết Nguyễn thiệu Hùng, nhà nước bắt anh Hùng luôn cho chắc ăn. Sau khi được thả, anh Vượng sang Mỹ năm 2000, gặp lại anh Hùng qua trước anh vài năm.
Như trên đã nói, tôi trở nên thân thiết với anh Vương đức Lệ là vì ở gần nhà, cùng có sở thích hơi nhà quê là xem phim Hàn quốc và thích nhạc Trúc Phương. Một lý do khác là tôi thường xuyên làm tài xế cho anh vì anh Vượng không lái xe. Anh bị thương ở mắt nên lúc nào cũng đeo kính đen. Ở Virginia, mấy ông nhà báo, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhà (không gì cả như tôi) có thông lệ là sáng chủ nhật ra quán phở Xe Lửa của ông luật sư Toàn Bò ngồi tán phét. Tuần nào tôi cũng đưa anh Vượng ra đó trong nhiều năm. Ngoài ra, anh lại hút thuốc lâu năm, bị phải chứng COPD (Bệnh Nghẹt Phổi Mãn Tính, thường do hút thuốc lá lâu năm), tiếng thở nghe lúc nào cũng khò khè, réo rắt và anh làm gì một chút là mệt. Dĩ nhiên, tôi đã long trọng cảnh cáo anh nhiều lần là nếu anh tiếp tục hút thuốc, bệnh này sẽ ngày càng nặng thêm. Bây giờ, anh đi được 100 bước là mệt, nhưng khoảng cách này sẽ ngắn dần. Lời khuyên của tôi như nước đổ lá môn. Tôi lại còn tiếp tay cho anh nữa. Trên đường đến phở Xe Lửa, thỉnh thoảng có hôm tôi phải ngừng xe ở Seven Eleven để vào mua thuốc lá cho anh (nếu không, ra phở Xe Lửa, anh sẽ sang cái tiệm gần đó, vừa mất công vừa đắt hơn).
Cũng như đối với anh họa sĩ Ngọc Dũng, tôi ít khi nói chuyện hội họa, với anh Vương Đức Lệ, tôi chẳng khi nào hỏi anh làm thơ ra sao. Tôi chỉ biết anh làm thơ rất nhiều và rất nhanh. Tuy thế, đọc hàng ngàn câu thơ của anh, không câu nào tầm thường. Có lần, tôi phải làm một cuốn đặc san cho mấy bạn cùng học trung học, tôi dịch một bài thơ Nguyễn Trãi. Anh xem xong chê ngay và sửa lại mấy chữ. Dĩ nhiên là hay hơn. ông Tạ Quang Khôi cũng kể lại là trước đó nhiều năm, ông có gà cho ông em của ông làm một bài thơ để đăng báo Xuân cho trường. ông em về khai là bài thơ bị sửa. ông Khôi hỏi thằng nào dám sửa thơ tao "Dạ, thằng Vượng với thằng Hùng". ông Khôi xem lại bài thơ và công nhận là bài thơ hay hơn.
Mấy năm sau, đã thân với anh Vượng. Thấy anh xuề xòa phóng khóang, chẳng khi nào giận dỗi hay nói xấu ai. Cả đến Việt Cộng bỏ tù anh nhiều năm, khi kể lại chuyện ở tù, thái độ anh vẫn thong dong. Tôi thắc mắc hỏi chuyện sao anh lại bị bắt bỏ tù lần thứ hai về một cái tội ghê gớm là "âm mưu lật đổ chính quyền", anh cười “Tôi có làm gì đâu. Thả ra ít lâu, tôi gặp ông Đoàn VH ở Mỹ về, dĩ nhiên là tôi phải gặp bạn cũ ở quán cà phê để hàn huyên, nói chuyện bâng quơ. Cũng có lúc ông ấy đả động đến chính trị, tôi đã nói ngay với ông ấy là tôi nhát lắm à, Việt cộng nó tát tôi một cái là có gì tôi khai ngay. Nhưng Việt Cộng nó đâu cần gì. Nó thấy tôi gặp ông ấy là nó bắt ngay. Chúng nó tra hỏi tôi thì tôi có quái gì đâu mà khai. Thế là thêm cái tội ngoan cố và giam tôi thêm mấy năm. Tôi chắc tôi là con dê tế thần, chúng bắt tôi để dằn mặt những người khác. Nhưng tôi xui, bị tù đã đành, nhưng tôi nghĩ tội nghiệp thằng Hùng (Mai Trung Tĩnh). Nó có biết ông ĐVH là ai đâu, Việt Cộng bắt tôi thì bắt luôn nó. Nó cũng bị thêm mấy năm, nhưng nó cũng chẳng bao giờ trách tôi hay đả động gì đến chuyện này”. Tuy nhiên, anh Hùng kể lại là khi ra tòa, anh Vượng vẫn ung dung đĩnh đạc, không nhận tội và đòi phải trả lại anh cả ngàn bài thơ anh làm mà họ đã tịch thu.
Anh Vượng là người sống để làm thơ, bị tù hơn mười năm vì những cái tội vu vơ. Anh chỉ cho là anh bị... xui. Anh tiếp tục cà phê, hút thuốc, làm thơ và cuối cùng anh bị ung thư. Cả ngàn bài thơ chỉ thấy có yêu thương mà không thù hận. Tuy cục bướu của anh nhỏ nhưng anh còn bị COPD, phổi chỉ còn thở được có một phần năng xuất nên không thể đánh thuốc mê để mổ. Anh cầm cự được năm sáu tháng, vào nhà thương vài lần, nhưng anh vẫn tiếp tục làm thơ. Trước khi qua đời vào tháng giêng 2008, anh đưa cho tôi một số bài thơ trong khi nằm trên giường bệnh và chờ giờ phút ra đi.
Xin trích ra dưới đây:
BÊN DÒNG NẠI HÀ
Bên kia dòng Nại Hà
Là hồn ma bóng quế
Bên này bờ dâu bể
Là từng lớp phế hưng
Ta thấy mọc trên lưng
Trùng trùng gai thống khổ
Ta nhìn ta đáy mộ
Chỉ thấy trời mênh mông
Thao thức một dòng sông
Nghìn năm nghe sóng vỗ
Ôm trái sầu kim cổ
Suốt đời cùng long đong
Có tiếng ve kêu trở giấc buồn
Bàn chân lưu lạc mộng tha hương
Có ta về với sầu châu thổ
Vô tận em chờ tóc điểm sương
Em tự nghìn xưa lạc bước về
Xuân tình lay tỉnh một hồn mê
Vần thơ khép lại thiên tình sử
Trời đất tương tư bóng nguyệt đề
Xin xem tiếp: "Trang thơ Vương Đức Lệ"
- Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ Hoàng Xuân Trường Hồi ức
- Anh Trần Văn Nam và những cơ duyên trong đời Hoàng Xuân Trường Hồi ức
- Nguyễn Xuân Vinh – Một đời Người trong Chuyến Bay Siêu Thanh Hoàng Xuân Trường Nhận định
• Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)
• Vương Đức Lệ: Thơ sót còn trong trí nhớ (Nguyễn Mạnh Trinh)
• Thơ Tình Vương Đức Lệ (Giang Hữu Tuyên)
Tưởng niệm thi sĩ Vương Đức Lệ
(Phan Anh Dũng)
(Nguyễn Thụy Long)
Vương Đức Lệ, thơ tình của tuổi trẻ
(Cao Thế Dung)
Tưởng niệm Vương Đức Lệ (Nguyễn Mạnh Trinh)
Nhà Thơ Vương Đức Lệ Đã Vĩnh Viễn Ra Đi
(Linh Vang)
• Trang Thơ (Vương Đức Lệ)
Thơ có trên mạng:
- vietbang.com - poem.tkaraoke.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |