|
Vương Đức Lệ(.0.1937 - 20.1.2008) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Phim và truyện
Truyện mở đầu bằng một vụ sát nhân. Không gian là viện bảo tàng Louvre của thủ đô nước Pháp. Địa điểm là phòng trưng bày tranh của Leonardo Da Vinci. Sát thủ là một tên trông như ma trơi. Nạn nhân là vị giám đốc viện bảo tàng. Ông đã bị bắn một viên đạn vào bụng. Sát thủ định bồi thêm phát ân huệ nhưng rồi mỉm cười lặng lẽ bỏ đi. Hắn đã nhận được lời khai chỗ giấu viên chủ thạch đúng theo lệnh trên. Sớm hay muộn ông cũng chết. Tốt hơn là để ông chết từ từ, để ông hưởng cái thú đau thương như hắn hưởng mỗi ngày. Mỗi ngày hắn phải tự hành xác đến tóe máu để được lên thiên đường.
Kết quả của sự đùa giỡn với tử thần này dẫn đến toàn bộ diễn biến rất hồi hộp sau đó. Bởi chính trong những giây phút mong manh của đời mình, vị giám đốc bảo tàng đã cố sức dùng máu của mình vẽ một ngôi sao năm cánh trên ngực và nguệch ngoạc bốn hàng số và chữ lên sàn gỗ:
13–3–2–21–1–1–8–5
O, Draconian devil!
Oh, lame saint!
P.S. Find Robert Langdon
Robert Langdon là tên của vị giáo sư trường đại học Harvard, Hoa Kỳ, được mời qua Pháp thuyết trình đề tài về biểu tượng tôn giáo. Hàng chữ cuối cùng là nguyên do ông bị cảnh sát triệu đến hiện trường trong tư cách hung thủ vì nạn nhân đã nêu đích danh ông.
Nhưng với chuyên viên giải mã Sophie Neveu của Sở Cảnh Sát Trung Ương thì đó là lời nhắn dành riêng cho cô. Vị giám đốc bảo tàng chính là ông nội của cô. P.S. là viết tắt chữ Princess Sophie, biệt danh mà ông gọi cô khi còn nhỏ. Ông nội cô còn là lãnh tụ của một hội kín tên có là Priory of Sion, thành lập từ năm 1099. Hội này có nhiệm vụ bảo vệ một hồ sơ tối mật trong đó gồm các chứng từ cho biết Chúa Jesus mang giòng máu hoàng tộc, nhiều quyền lực, có vợ có con và hậu duệ còn tồn tại. Ngược lại, giáo đoàn Opus Dei trực thuộc tòa thánh Vatican có nhiệm vụ bảo vệ bằng mọi giá sự trong sáng của Thánh Kinh trong đó ghi chép Chúa Jesus là con của Chúa Trời, không vợ không con. Cái mấu chốt gay cấn của câu chuyện là ở sự tréo cẳng ngỗng đó. Hồ sơ tối mật mà bạch hóa thì Kinh Thánh sẽ từ tơi tả đến te tua. Nhưng cả trăm năm nay, từ ngày Opus Dei thành lập, Tòa Thánh không ghi nhận tin tức bạch hóa từ phe… địch mà chỉ ghi nhận báo cáo tội ác của phe mình giết các hội viên phe địch. Vì vậy, ngay sau khi nhậm chức, vị Tân Giáo Hoàng ra lệnh giải tán giáo đoàn Opus Dei. Trong bối cảnh đó, câu chuyện hình thành.
Để tìm Robert Langdon, dù chưa được lệnh, Sophie cũng vội đến hiện trường. Biết chắc vị giáo sư sẽ bị còng, cô bày trò đánh lừa viên cảnh sát trưởng Fache để cô có đủ thì giờ giải mã bốn hàng chữ số. Đó là trò chơi hoán vị mẫu tự của ông nội cô. O, Draconian devil! là Leonard Da Vinci và Oh, lame saint! là The Mona Lisa. Trên tấm kính chắn trước bức tranh Mona Lisa cô khám phá một mật mã khác. Lục soát phía sau bức tranh khác của Leonard Da Vinci treo đối diện, cô tìm thấy một chìa khóa hình chữ thập. Cô không đủ thì giờ để giải mã hàng số, chỉ đủ may mắn trốn thoát cùng giáo sư Langdon bằng một hành động thí mạng cùi…
Đại úy Fache bực tức cho lệnh truy nã. Ảnh hai người được phổ biến khắp nơi. Cảnh sát quốc tế được nhờ cậy tiếp sức. Robert và Sophie vừa lo đào tẩu vừa cố giải đoán ý nghĩa và công dụng của chiếc chìa khóa. Sau bao suy diễn vất vả, họ đi đến kết luận giản dị: chìa khóa tương trưng cho ngân hàng và chữ thập là biểu tượng của quốc kỳ Thụy Sĩ. Ông nội của Sophie để lại cái gì trong nhà băng Thụy sĩ. Và họ xông xáo đến đó. Chiếc chìa khóa cho phép họ tiến sâu vào ngân hàng nhưng cần phải có mật số mới lấy được hộp ký thác. Họ lại phải vận dụng… đỉnh cao trí tuệ. Mật số có thể chính là dòng mật mã đầu tiên chưa dùng đến. Họ bấm số theo thứ tự đã ghi: 13–3–2–21–1–1–8–5. Không kết quả. Họ chỉ còn được phép thử một lần duy nhất nữa hoặc mãi mãi di vật đó trở thành vô chủ. Sophie nghĩ về sở thích của ông nội. Ông thích nhất trò hoán vị. Ông đã hoán vị mẫu tự thì hẳn đây là hoán vị con số. Phải rồi, chuỗi số Fibonacci 1–1–2–3–5–8–13–21. Đặc điểm của nó giúp ông dễ nhớ: con số kế tiếp là tổng số của hai số đứng trước. Tuy vậy họ vẫn đứng tim khi bấm số.
Di vật là một hộp bằng loại gỗ quý với một bông hồng năm cánh được chạm trổ tinh vi trên nắp. Thoạt tiên, họ nghi ngờ chiếc hộp đựng chén Thánh. Chén Thánh là bảo vật truyền thuyết được săn tìm trên hai nghìn năm qua, có liên quan đến vợ của Jesus, đến hồ sơ tối mật. Nhưng họ không có thì giờ nghĩ suy thêm. Cảnh sát đã ập tới bủa vây bên ngoài. Vị chủ ngân hàng giúp họ vượt thoát bằng xe chở tiền nhưng rồi chính ông này lại uy hiếp họ để tước đoạt chiếc hộp. Họ phải hiệp sức dụng kế choảng ông chủ nhà băng và cướp xe tiếp tục trốn chạy. Cùng đường, họ đến nhà ông Teabing, bạn của giáo sư Robert, người suốt đời đam mê nghiên cứu chén Thánh, hy vọng ông này giúp họ giải tỏa các thắc mắc về ý nghĩa và công dụng của chiếc hộp khắc hoa hồng…
Trong khi đó sát thủ đến địa điểm tiết lộ, đập vỡ nát sàn nhà thờ mà vẫn không tìm ra viên chủ thạch. Sát thủ kinh hoảng điện báo với Ông Thầy. Sát thủ chưa biết mặt ông Thầy, chỉ được phép liên lạc máy nhận lệnh hành động. Thật ra sát thủ là đệ tử của vị giám mục thủ lãnh giáo đoàn Opus Dei, là người mà sát thủ từng thọ ơn cứu mạng. Chẳng những thế sát thủ còn được vị thủ lãnh cho phép hắn tự… hành xác tóe máu để được Chúa thương yêu cứu rỗi. Vị giám mục này đang bất mãn Tòa Thánh Vatican là cơ quan tối cao vừa ban lệnh giải tán giáo đoàn. Giải tán là tiêu tan quyền lực nhờ đó mang đến tiền tài.
Đúng lúc đó, một người tự xưng là Ông Thầy cho biết ông đã tìm ra chỗ cất giấu viên chủ thạch cùng hồ sơ mật và cần sự cộng tác để lấy cắp. Thành công, giám mục sẽ mãi mãi làm thủ lãnh, Ông Thầy sẽ mãi mãi lên hương. Thế là sát thủ được biệt phái cho Ông Thầy để thực hiện sứ mạng. Hắn làm gọn bốn thành viên cao cấp của hội kín Priory of Sion trong một đêm. Hắn tưởng sẽ lập được công lớn dâng lên Ông Thầy. Nào ngờ hắn thất bại. Nhưng nhờ ơn Chúa, Ông Thầy tỏ ra thông cảm, chỉ yêu cầu hắn truy đuổi hai tay mơ để thu hồi viên chủ thạch. Ông Thầy chính là Teabing, bạn của giáo sư Robert. Đêm nay Teabing quá sướng, bỗng dưng hai con mồi dẫn xác đến cùng với chiếc hộp ông mong ước…
Quả nhiên, chiếc hộp đựng viên chủ thạch. Nhưng muốn mở chiếc hộp phải biết một mật mã. Mật mã đó lại dẫn đến một mật mã khác, rồi lại một mật mã khác nữa… Đôi bạn phải sát cánh phối hợp với nhau và với người bạn Teabing nay đã thay dạ đổi lòng để giải mã dài dài. Đó là một hệ thống mật mã tinh vi do chính họa sĩ tài hoa Leonardo Da Vinci, một hội viên cao cấp của Priory of Sion sáng chế nhằm mục đích vừa để bảo vệ mà cũng vừa để dẫn tới chén Thánh, nếu biết cách giải mã.
Cái thú vị là không mật mã nào giống mật mã nào, mỗi lúc một khó khăn hơn. Cái hồi hộp là cứ mỗi phút trôi qua, đôi bạn càng tiến gần tới… tử thần. Chớ lần này trốn đi đâu được. Kẻ thù khắp nơi. Nơi này cảnh sát thủ đô, phía kia cảnh sát quốc tế, cận kề là ông bạn trở mặt Teabing, đâu đây là tên sát thủ khát máu. Số phận họ sẽ ra sao? Chén Thánh có thật không? Ai là hậu duệ của Chúa? Nấm mồ của Mary Magdalene,vợ của Chúa có tìm thấy không?
Thật đáng buồn là tôi phải dừng phần tóm lược ở đây. Nguyên tắc không thành văn của việc điểm phim và truyện trinh thám không cho phép tôi đi xa hơn…
Đọc hết gần năm trăm trang The Da Vinci Code, mới thấy là phim đã theo rất sát truyện dù có khá nhiều thay đổi lý thú. Đây là một thay đổi lý thú nhất. Không gian thì giống nhau: sân trước của nhà thờ. Thời gian thì trái ngược: trong sách, ban đêm tràn ngập ánh trăng; trong phim, ban ngày trời đầy mây trắng. Sách thì mô tả thế này: “Sophie đưa bàn tay mềm mại đặt lên một bên khuôn mặt chàng. Rồi ngả người tới hôn chàng một cách trìu mến lên má”. (Sophie reached out and placed her soft hand on the side of his face. Then, leaning forward, she kissed him tenderly on the cheek). Rồi họ nói vài câu hẹn hò gặp nhau ở Florence của Ý. Mẩu đối thoại hẹn hò rất… phê khiến cho “Sophie lại ngả về phía trước và lại hôn chàng, lần này hôn lên môi. Thân thể họ áp sát nhau, thoạt tiên êm dịu rồi tan vào nhau”. (Sophie leaned forward and kissed him again, now on the lips. Their bodies came together, softly at first, and then completely). Nhưng trong phim, cũng cảnh đó thì: “Đôi bạn nhìn nhau cười cười. Rồi chàng vòng tay kéo nàng áp vào ngực mình, đầu nàng tựa một bên vai. Cử chỉ đó kéo dài độ vài… giây thì chàng nhẹ đẩy nàng ra, âu yếm nhìn vào mắt nàng, khẽ nói: You take care. Nàng âu yếm nhìn chàng: Yes! Chàng cúi mặt đặt đôi môi lên… trán nàng. Và họ nhìn nhau, cười cười từ giã”!
Sao kỳ vậy kìa? Thuyền quyên gặp anh hùng, gái chưa chồng gặp trai chưa vợ, cùng trải qua những giây phút gian nguy, vào sinh ra tử, thập tử nhất sinh thì… tả như trong truyện là phải hơn, chớ đâu như trong phim chỉ là một nụ hôn hờ hững vào một chỗ vô tội vạ. Hẳn có cái gì… lấn cấn đây! Phải chăng vì đêm đổi thành ngày nên tâm tình cũng đổi? Hoặc cũng có thể đây là nụ cười… Mona Lisa của nhà sản xuất tặng cho mối giao hảo đang kém mặn nồng giữa hai nước đồng minh lâu đời Mỹ – Pháp?
Khen thưởng và chê trách
Chỉ riêng quyển The Da Vinci Code, Dan Brown đã phát hành được 50 triệu bản (2006). Phải kể thêm 50 triệu độc giả ở các thư viện và một trăm triệu coi sách cọp và các bản in lậu. Còn có lời khen nào nồng nhiệt hơn? Giá bán một quyển bìa cứng là 25 USD. Một quyển bìa mềm 8 USD. Cứ cho Dan Brown được trả bản quyền một quyển 2 USD thì ông ẵm sương sương 100 triệu USD. Sương sương thôi vì chưa kể tiền bản quyền thực hiện thành phim, tiền sản phẩm DVD, audiobooks … và bốn mươi bốn nước mua bản quyền dịch thuật! Có phần thưởng tiểu thuyết nào mang giá trị cỡ đó trước đó chăng?
Về phim, The Da Vinci Code đạt số thu gần $800 triệu tính đến ngày 22/8/06. $800 triệu thu nhập so với $125 triệu chi phí. Lời quá cỡ! Tám trăm triệu là kết quả của bao nhiêu khán giả? Đây vừa là lời khen nồng nhiệt đồng thời cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho đạo diễn Oscar Ron Howard.
Quả thật ông rất đáng được tưởng thưởng khi không ngại tốn kém để giữ tính trung thành với nguyên tác. Như đoàn phim của ông sẵn sàng du hành để quay tu viện Westminter ở Luân Đôn và nhà thờ Saint–Sulpice ở Ba Lê nhưng rồi đều bị cấm quay. Đang chưa biết tính sao thì tu viện Roslin ở Tô Cách Lan (Scotland) thông báo hoan hỉ tiếp đón với điều kiện phải chịu phí tổn tu bổ. Nhẹ thôi, chỉ có… 7 triệu đô la. Tin cho biết, vị tu viện trưởng là giám mục Michael Fass vừa từ chức với lý do rất… đạo và đời: việc ông phép quay phim đã kéo du khách tới viếng tu viện đông như… Disneyland! Chỗ tu hành mà trai thanh gái lịch đến nườm nượp thì chỉ còn là nơi tu… hú!
Đạo diễn thì tài ba nhưng còn các minh tinh tài tử diễn xuất ra sao? Tài tử tạo ấn tượng mạnh nhất là sát thủ Paul Bettany. Cảnh hành xác như thật, trông ớn chè đậu. Diễn xuất cũng thần sầu. Còn nam tài tử Jean Reno từng đóng vai sát thủ trong phim The Professional lại tỏ ra khật khừ trong vai cảnh sát, là khắc tinh của tân sát thủ Paul Bettany! Thử xét xem cặp trai tài gái sắc đóng vai chính Tom Hanks và Audrey Tautou liệu làm ăn có… tới bến?
Trước hết, kể qua về thành tích của tài tử thần tượng Mỹ. Tom Hanks từng đoạt hai Oscar, được sách kỷ lục Guinness tặng danh hiệu “Nam diễn viên có nhiều phim thu trên $100 triệu USD nhất”, với tổng số 14 phim trong đó có 7 phim liên tục từ năm 1998 đến 2002. Phim có số thu cao hơn cả là Saving Private Ryan với $216.5 triệu. Giờ đây, The Da Vinci Code chưa chi đã đạt 800 triệu, đương nhiên sách Guinnes sẽ phải ghi nhận kỷ lục mới này của Tom Hanks. Tuy nhiên, riêng với với lối diễn xuất ở phim này, Tom Hanks rất có khả năng được lãnh… cái búa. Còn cô đào trẻ đẹp duyên dáng đang lên của nước Pháp Audrey Tautou, thì sao? Dù rất tròn trịa với vai trò nhưng có thể cũng chẳng ăn được… cái giải gì!
Khen thưởng càng nồng nhiệt thì chê trách càng thậm tệ. Đa số lời chê trách phát xuất từ các giáo hội Ki–tô giáo và tòa Thánh Vatican. Nội dung nhằm bài bác và phản bác các thông tin xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt của Dan Brown về Chúa Jessus. Có ít nhất mười quyển sách thuộc loại “lột trần”, “lật mặt” The Da Vinci Code đã phát hành. Nhiều phim cùng chủ đích cũng đã được chiếu trên các hệ thống truyền hình, truyền thanh. Lại thêm vô số websites được thiết lập để ăn thua đủ với tác giả và nhóm làm phim. Vài tuần trước khi phim được chiếu đồng loạt khắp thế giới, Giáo Hội Ki–tô cho phổ biến lời kêu gọi tẩy chay.
Kết quả trái ngược. Nơi nào có nhiều tín đồ Ki–tô nhất, nơi đó có đông khán giả nhất. Có thể việc phản ứng quá quy mô đã gợi thêm óc tò mò của dân chúng và giáo dân, vô tình cổ động cho phim lẫn sách. Người ta thấy, trong dịp này, không chỉ quyển The Da Vinci Code của Dan Brown được tái bản mà còn kéo theo các quyển khác của tác giả này.
Các nhà bình luận cho rằng, phải chi Giáo Hội cứ giữ thái độ phớt tỉnh như Ăng lê mà không chừng… không đến nỗi xôm tụ đến vậy. Hoặc cùng lắm có lời nhẹ nhàng như Tom Hanks trả lời phỏng vấn: “Về quyển sách, đây là một câu chuyện bịa để câu độc giả. Và cuốn phim dựa vào đó để… hốt bạc.”.
Không là chuyện bịa sao được khi truyện mở đầu bằng một vụ ám sát… tưởng tượng. Chưa từng có vụ giết người thực sự nào xảy ra trong viện bảo tàng Louvre, nói chi là giết ông giám đốc. Từ một biến cố bịa, kéo theo các nhân vật bịa, những hành động bịa và dẫn đến một kết cuộc… trớt quớt!
Trước khi hốt bạc, Dan Brown chỉ là một giáo sư Anh ngữ. Vào một kỳ nghỉ hè, sau khi ông đọc xong một quyển tiểu thuyết của Sidney Sheldon, ông cảm thấy mình có thể viết hay hơn tác giả này! Và Dan Brown đã viết hay hơn thiệt.
Tôi cũng thích viết văn. Sau khi đọc “Mật mã Da Vinci” lại càng cảm thấy mình có thể viết hay hơn Dan Brown. Lại thêm không phải nặn óc để… bịa như tác giả Mật mã Da Vinci. Tôi chỉ việc dựa vào vài sự việc dã man có thật trong hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày” của Vũ Thư Hiên và các chi tiết rùng rợn ly kỳ bị rò rỉ sau vụ đấm đá “xét lại phản đảng” là sách đủ hấp dẫn hốt bạc. Lại thêm cái tựa đề: “Mật mã hang Pắc Bó” – được dịch sang tiếng Anh “The Pac Bo Cave Code” – thì dư sức hốt bạc tỷ. Chỉ tiếc hang Pắc Bó đã bị các đồng chí sông liền sông, núi liền núi hân hoan Đạp phá tan tành làm mất hứng!
Nổi danh và nổi tiếng
Chỉ cần quyển The Da Vinci Code, tác giả Dan Brown trở nên vừa nổi danh vừa nổi tiếng! Tuy nhiên ông lại bị hai tai tiếng. Một là ông bị truy tố ra tòa về tội đạo văn nhưng được tha bổng. Hai là ông bị xếp vào loại… buôn thần bán thánh vì chọn Thiên Chúa làm đề tài kiếm ăn nhưng cũng có người khen ông can đảm vì dám nói thẳng thừng là Chúa… có vấn đề.
Dan Brown dựa vào Chúa mà trở nên nổi tiếng và tai tiếng. Trước ông 50 năm, có một tác giả khác cũng đã từng nổi tiếng và tai tiếng có phần trội hơn. Tác phẩm của vị này dựa vào Phật và hay đến nỗi vừa được các nhà làm điện ảnh nổi danh chọn để thực hiện thành phim (2006). Họ khẳng quyết là “thực hiện nhằm mục đích để đời”. Theo dư luận, tác giả là một nhân vật khá hiện thực huyền ảo. Khi ông giảng về chánh pháp thì màu áo của ông vàng rực. Còn khi ông thuyết về chánh trị thì áo ông đổi sắc hồng tươi.
Thật là một cơ hội may mắn để tôi thể hiện tính công bằng là nếu đã điểm sách và phim nói về Chúa thì cũng nên điểm phim và sách nói về Phật. Vậy xin hẹn gặp lại quý độc giả ở bài “Đọc và Xem ‘Đường Xưa Mây Trắng’”…
- Đêm Đình Chiến Vũ Thất Truyện ngắn
- Xem Và Đọc The Da Vinci Code Vũ Thất Nhận định
- Chào Mẹ Vũ Thất Truyện ngắn
- Xem Và Đọc Memoirs Of A Geisha Vũ Thất Nhận định
• Cảm tưởng khi đọc truyện Đời Thủy Thủ 2 của Vũ Thất (Thuhuongseattle)
• Vũ Thất - Đời Thủy Thủ 2: Lời BẠT (Lương Thư Trung)
• Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Vài Ghi Nhận Sau Khi Đọc Lại "Đời Thủy Thủ" Của Nhà Văn Vũ Thất (Lương Thư Trung)
- Cảm nghĩ về tác phẩm Đời Thủy Thủ 2 của nhà văn Vũ Thất (Vương Trùng Dương)
- Tâm tình giữa hai trầu và nhà văn vũ thất, tác giả truyện dài “đời thuỷ thủ” (Hai Trầu)
- Điểm sách “Đời thủy thủ” của Vũ Thất (Hoàng Lan Chi)
• Đêm Đình Chiến (Vũ Thất)
• Xem Và Đọc The Da Vinci Code (Vũ Thất)
• Chào Mẹ (Vũ Thất)
• Xem Và Đọc Memoirs Of A Geisha (Vũ Thất)
- Chào mẹ
- Về Hưu
Bài viết trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |