|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn, Thư Ấn Quán tái bản năm 2012 tại Hoa Kỳ với nhân vật chính Võ Bằng, một sĩ quan Hải Quân trẻ tuổi, mới ra trường, bước đầu vào hải nghiệp.
“Đời Thủy Thủ 2” được viết xong vào tháng 3/2023, 54 năm sau. Nhân vật chính lần này là một người đẹp Nha Mân, sinh viên khoa Sử Địa thuộc Đại học Sư phạm Sài Gòn, cảm tình viên của phong trào sinh viên phản chiến, có người yêu là một kiến trúc sư, nhân viên USAID, con trai một chủ thầu rác cho căn cứ Mỹ ở Quy Nhơn. Thuộc gia đình khá giả nhờ chiến tranh nhưng chàng ta lại đi theo Việt Cộng và muốn lôi kéo người yêu cùng hoạt động với mình. Dù đã được hai bên cha mẹ đồng ý, nhưng nếu hai người muốn cử hành hôn lễ, nàng phải lập thành tích bằng cách cho nổ tung một chiến hạm của Hải quân VNCH.
Mù quáng trước tình yêu cộng thêm những buổi học tập cách mạng, nghe theo lời tuyên truyền “căm thù và chống đối Mỹ Ngụy” của cộng sản, cô bằng lòng dùng giấy phép quá giang giả với tên giả để mang quả bom xuống chiến hạm.
Câu chuyện bắt đầu từ 7 giờ tối ngày thứ sáu 4/8/1967 và kết thúc vào khoảng 9 giờ 30 phút tối chủ nhật 6/8/1967 với hai ngày hai đêm trên biển cả qua các vùng biển Quy Nhơn, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, vịnh Cam Ranh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy, Phước Tuy, vịnh Gành Rái và sông Lòng Tào.
Trong chuyến hải hành dài 50 tiếng đó, qua từng chương sách, tác giả đã khéo léo tỉ mỉ giới thiệu về Hải quân VNCH mà ông chọn làm binh nghiệp. Từ cách phân biệt sĩ quan hạ sĩ quan và thủy thủ đoàn dựa trên kiểu quân phục và cấp bậc đến các ngành nghề chuyên môn cũng như việc thuyên chuyển, thăng cấp trong Hải quân. Rồi cách bày trí, kích cỡ của các phòng trên chiến hạm, cách chọn màu sơn, tiếng còi hiệu thay đổi phiên hải hành hoặc sẵn sàng chiến đấu. Ông cũng giới thiệu các loại chiến hạm, chiến đỉnh, chiến thuyền và duyên đoàn, các loại hiệu kỳ mang những ý nghĩa khác nhau, như tàu đang chở hàng nguy hiểm, tàu đang lâm nạn, tàu đang neo v.v... Cách xác định vị trí tàu trên đại dương để tránh bị giạt vào vùng đá ngầm, bãi cạn.
Qua mỗi hải phận Miền Nam, tác giả nhắc tới các danh lam thắng cảnh kèm theo một câu chuyện về đặc điểm nơi đó, hoặc lịch sử, hay văn nghệ rất lý thú. Cũng có lúc tác giả giới thiệu sách hay phim ảnh nên xem để hiểu rõ hơn về một sự việc được đề cập... Đặc biệt, tác giả kể lại chuyến hải hành xuyên Thái Bình Dương suốt 45 ngày, xuyên nhật đạo nhằm đúng Mồng Một Tết Đinh Mùi 1967 thật thú vị.
Tác giả cũng không quên nhờ chàng Hạm Phó giải thích cho người đẹp Nha Mân vì sao bầu trời và biển có màu xanh, vì sao biển thì xanh mà sóng lại bạc đầu, vì sao mây trôi lang thang, vì sao mỗi dạng mây mang tên khác nhau, vì sao có cầu vồng sau cơn mưa, vì sao có thủy triều, vì sao có bão... Đặc biệt, ở một phiên hải hành ca tiên từ nửa đêm tới bốn giờ sáng, tác giả dùng truyện ngắn Les Étoiles của Alphonse Daudet mào đầu cho chàng và nàng nhắc đến những vì sao, những chòm sao... Đây là một chương đẹp và thơ mộng nhất.
Nhưng trên tất cả, tác giả nhắc tới hiện trạng bất ổn của Miền Nam sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát. Mặt Trận Giải Phóng xúi giục sinh viên học sinh rầm rộ biểu tình chống đối chính quyền Quốc Gia. Trong khi ấy, Cộng Sản Bắc Việt được Cộng Sản Nga Tàu tích cực yểm trợ súng đạn tối tân hơn, gia tăng xâm nhập Miền Nam, mở nhiều trận đánh kết hợp với Đặc công tăng cường khủng bố nhiều nơi.
Đặc công người đẹp Nha Mân mang quả bom xuống chiến hạm nhưng lại được Hạm Trưởng, Hạm Phó, thủy thủ đoàn, kể cả cố vấn Mỹ vô tình tiếp đón nồng hậu trên suốt cuộc hải hành. Qua việc tận tai tận mắt nghe thấy sinh hoạt của chiến hạm, thấm thía lòng nhiệt thành bảo vệ Tổ Quốc của mỗi người, liệu cô nàng đặc công có thay đổi ý định hay vẫn sẽ cố sức làm nổ tung con tàu giết chết toàn bộ thủy thủ đoàn? Câu trả lời sẽ làm hài lòng độc giả vào cuối truyện qua văn phong trong sáng, bố cục chặt chẽ, nội dung hấp dẫn và cuốn hút…
Nơi đây xin được cảm ơn nhà văn Vũ Thất đã để lại cho những thế hệ sau một tác phẩm văn chương cũng là một tài liệu sống động về Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn Miền Nam hết sức nhiễu nhương.
Ước sao ông còn đủ sức và ý nguyện để tiếp tục viết Đời Thủy Thủ 3. Mong lắm thay!
Trần Thị Nguyệt Mai
30-4-2023
*** ĐỜI THỦY THỦ 2
Truyện dài của Vũ Thất
Nhân Ảnh xuất bản 2023
Sách dày 318 trang
Ấn phí: $20.00
Đã được phát hành và bán:
1) trên mạng Amazon theo link dẫn sau đây:
2) tại Tự Lực Bookstore
14318 Brookhurst St.
Garden Grove, CA 92843 USA
3) hoặc liên lạc với tác giả: vuthat@yahoo.com
- Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương Trần Thị Nguyệt Mai Bút ký
- Việt Dương - Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ: Thay Lời Tựa - Duyên Khởi Trần Thị Nguyệt Mai Thay lời tựa
- Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ Trần Thị Nguyệt Mai Hồi ức
- Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn Trần Thị Nguyệt Mai Nhận định
- Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Duyên Hạnh Ngộ Trần Thị Nguyệt Mai Hồ ức
- Nhà văn Hồ Đình Nghiêm Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Vua Phiếm Trần Thị Nguyệt Mai Thơ
- Nhớ Một Mùa Xuân Trần Thị Nguyệt Mai Thơ
• Cảm tưởng khi đọc truyện Đời Thủy Thủ 2 của Vũ Thất (Thuhuongseattle)
• Vũ Thất - Đời Thủy Thủ 2: Lời BẠT (Lương Thư Trung)
• Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Vài Ghi Nhận Sau Khi Đọc Lại "Đời Thủy Thủ" Của Nhà Văn Vũ Thất (Lương Thư Trung)
- Cảm nghĩ về tác phẩm Đời Thủy Thủ 2 của nhà văn Vũ Thất (Vương Trùng Dương)
- Tâm tình giữa hai trầu và nhà văn vũ thất, tác giả truyện dài “đời thuỷ thủ” (Hai Trầu)
- Điểm sách “Đời thủy thủ” của Vũ Thất (Hoàng Lan Chi)
• Đêm Đình Chiến (Vũ Thất)
• Xem Và Đọc The Da Vinci Code (Vũ Thất)
• Chào Mẹ (Vũ Thất)
• Xem Và Đọc Memoirs Of A Geisha (Vũ Thất)
- Chào mẹ
- Về Hưu
Bài viết trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |