Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Vũ Thất
Hưng thả tôi ngay chân chiếc thang dẫn lên chiến hạm rồi trở đầu Honda đậu chờ gần đó. Chiến hạm mang màu xám thẫm, súng ống tua tủa, chiếm trọn chiều dài của cầu tàu hải cảng Quy Nhơn. Ba người lính trên trạm gác giữa tàu đang chiếu tướng tôi một cách soi mói. Một người mang súng ngắn bước lên cầu thang. Chiếc thang rung nhẹ theo nhịp bước. Bộ quân phục cùng chiếc mũ casquette nói lên chức vị của anh chàng.
Trong một lần quan sát sinh hoạt lên xuống chiến hạm ở bến Bạch Đằng chuẩn bị cho chuyến công tác này, Hưng chỉ tôi cách phân biệt giữa quan và lính. Sự khác biệt là ở kiểu quân phục. Nhưng với sĩ quan và hạ sĩ quan thì quân phục giống nhau, khác biệt ở vành nón casquette. Đường viền trước vành nón màu vàng là sĩ quan. Còn thấy màu đen là hạ sĩ quan. Một phân biệt khác: sĩ quan mang giày trắng, hạ sĩ quan giày đen. Về cấp bậc, thì đều đeo ở cầu vai. Trên nền đen, nếu thấy gạch vàng thẳng là sĩ quan, gạch vàng gãy là hạ sĩ quan. Cấp Thiếu úy thì một gạch thẳng. Càng nhiều gạch thì cấp bậc càng cao. Hưng bảo công tác chỉ chừng hai ngày, biết đại khái thế là đủ…
Tôi dừng chân ở cuối cầu thang cũng vừa đúng lúc anh chàng hạ sĩ quan mang hai gạch gãy đặt chân lên cầu tàu. Anh lịch sự hỏi:
– “Chào cô. Cô muốn tìm ai?”
Tôi nở nụ cười thật tươi gây cảm tình:
– “Tôi muốn xin quá giang về Sài Gòn!”
– “Cô có giấy phép quá giang?”
Tôi mở bóp, trao tờ Lệnh Chuyển Vận. Anh hạ sĩ quan xem rồi nhã nhặn:
– “Cô vui lòng chờ một chút.”
Anh xoay người bước trở lên tàu và đưa tờ giấy cho người sĩ quan mang một gạch vàng. Người này chăm chú đọc rồi nhấc ống liên hợp trên vách, quay số. Tôi nghe tiếng anh vọng xuống:
– “Thưa Hạm Phó, đây Thiếu úy Văn, sĩ quan trực hạm kiều. Có một cô muốn xin quá giang về Sài Gòn. Có giấy phép của Phòng Chuyển Vận.”
Tiếng “giấy phép” gợi trong tôi cảm giác nôn nao, bồn chồn. Nếu như họ biết đó là giấy giả thì sao? Hưng đã trấn an tôi nhiều lần rằng không ai có thể khám phá ra giấy giả. Trước tôi anh đã cho hai cô đi quá giang dò đường cũng bằng giấy giả và mọi sự êm xuôi. Hai lần đó, người bảo lãnh là hai thủy thủ. Riêng với tôi lần này là một Trung úy, xem ra uy thế hơn nhiều.
Tôi thở hắt ra rồi hít đầy không khí trong lành. Gió buổi sáng xoa dịu dần nỗi lo âu. Mặt nước đầm Thị Nại lấp lánh long lanh kéo tôi bước dần về phía cuối cầu. Tôi, Hưng và em gái Hưng đã đi ghe băng ngang qua đầm đến bán đảo Phương Mai. Một ngày thật vui với những dân chài chân chất hiền lành. Quy Nhơn là quê hương của Hưng. Ba Hưng là chủ thầu rác cho căn cứ Mỹ. Hưng tốt nghiệp đại học xin được việc làm ở Cơ quan USAID. Anh nghỉ hai tuần đưa tôi về giới thiệu với ba má và cô em gái năm tới vào đại học Sài Gòn. Rồi hai tuần trôi qua thật nhanh nhưng để lại trong ký ức tôi những kỷ niệm không bao giờ quên. Hình ảnh các di tích lịch sử của vua Quang Trung, những thắng cảnh, những món ăn lạ miệng ngon lành. Nhất là những cuộc bàn cãi chừng như bất tận mà rốt cuộc Quy Nhơn trở thành nơi ghi dấu khởi đầu một thành tích tôi cần đạt được để Thành Ủy cho phép tôi và Hưng nên duyên vợ chồng. Cuộc bàn cãi dẫn đến việc tôi bằng lòng thực hiện một chuyến quá giang với nhiệm vụ mang theo quả bom để khi về đến Sài Gòn tôi đặt thời chỉnh cho nổ tung chiến hạm…
– “Chào cô Phan Kim Phượng!”
Tôi giật mình quay lại. Khuôn mặt hiện ra ngay trước tôi là của tài tử Burt Lancaster trong phim Thói Đời mà tháng rồi tôi xem đến ba lần. Chỉ có một khác biệt nổi bật: Da mặt chàng Hải Quân thì sạm đen còn chàng tài tử thì sạm trắng. Còn về khuôn mặt, cho dù vốn mang ác cảm, tôi cũng cho là khá hơn coi được.
– “Xin lỗi đã làm cô giật mình.” Anh chàng cười. “Tôi cũng từng thích ngắm Đầm Thị Nại để nhớ trận thủy chiến giữa các… phe ta! Còn cô, cô đang nhớ gì?
Giọng thân mật đẩy lùi tinh thần cảnh giác trong tôi. Tôi nhìn bảng tên Võ Bằng bên trên túi áo và hai vạch vàng óng ánh hai bên cầu vai. Anh chàng này hơn anh chàng canh gác một gạch hẳn là cấp trung úy.
– “Cô là gì của Trung úy Phan Kim Đính?” Bằng hỏi.
Hưng đã chuẩn bị tôi sẽ bị hỏi câu này. Theo thủ tục xin giấy phép quá giang, tôi phải có người trong Hải Quân bảo lãnh mới được cấp phép. Vì vậy, giấy thì giả nhưng người bảo lãnh thì thực. Phan Kim Đính là bạn học Pétrus Ký với Hưng.
– “Là em.” Tôi lấy giọng tự nhiên.
Võ Bằng cúi đọc tờ phép quá giang:
– “Phan Kim Phượng! Tên đẹp quá!”
Vừa nói anh chàng vừa chiếu tướng. Mắt Võ Bằng mở to và mắt tôi như bị nung nóng. Tên thật của tôi còn đẹp hơn nhiều, nếu anh chàng biết được hẳn quê một cục! Võ Bằng lại tiếp:
– “Cái thằng thật tệ. Học cùng khóa hai năm mà chưa bao giờ nghe khoe là có em gái… rất đẹp!”
“Cùng khóa!” Hai tiếng như một lời báo động, như tiếng nổ của quả bom. Đây là một tình cờ đáng e ngại. Tự nhận ‘là em’ mà chẳng biết tí gì về ông anh thì khác gì lạy ông tôi ở bụi này. Tốt nhất là nên né đi để khỏi trả lời những câu hỏi liên quan. Tôi cố giữ giọng bình thản:
– “Tôi là em chú bác với anh Đính.”
Anh chàng gật gù, cười mỉm:
– “Thì vẫn là ruột thịt chớ không phải người dưng khác họ!
Tôi thở nhẹ, hài lòng với sự nhanh trí của mình. Tôi chờ Võ Bằng nói thuận cho tôi quá giang nhưng anh chàng chỉ lặng thinh, dáng vẻ trầm ngâm suy tư. Rồi anh chàng nhìn tôi, lối nhìn cân nhắc như tìm xem tôi có điểm nào giống Phan Kim Đính. Con chú con bác thì hẳn cũng có ít nhiều. Võ Bằng đột ngột hất hàm về phía Hưng:
– “Anh chàng kia là người yêu của cô?”
– “Anh tôi đó.”
Võ Bằng đăm đăm hướng mắt vào Hưng nhưng may quá Hưng không quay mặt nhìn lui. Anh em gì mà không có chút nào giống nhau!
– “Cô có người yêu rồi chứ hả?”
Anh chàng bắt đầu mở máy tán đây. Tôi nghĩ thầm và thấy cần chận lại ngay:
– “Dĩ nhiên là có rồi!”
– “Là Hải Quân chứ hả?”
Đang cảm thấy khó chịu nên tôi không kềm được chút mỉa mai:
– “Thật đáng buồn là không!”
– “Đáng buồn thật!” Bằng lặp lại, theo sau là tiếng thở dài rõ ràng là giả vờ.
Tôi đổ quạu, cao giọng:
– “Tại sao không có người yêu Hải Quân là đáng buồn?”
– “Đáng buồn là cô không đủ điều kiện để quá giang!”
Tôi chăm chăm nhìn Võ Bằng, không thể tin anh chàng vừa tuôn ra một câu khó nghe như thế. Hẳn anh chàng muốn tôi nhận làm người yêu rồi mới cho quá giang chắc. Tôi nói mỉa:
– “Điều kiện gì lạ vậy? Tôi có giấy phép chính thức mà!”
Bằng cười, giọng bỡn cợt:
– “Giấy phép đó không áp dụng cho tàu này! Tàu này chỉ chở người yêu của thủy thủ.”
Tôi tức nghẹn, nổi nóng:
– “Tôi không thích lảm nhảm. Trung úy trả lời dứt khoát: cho hay là không?”
– “Không!” Bằng trả lời cộc lốc với nụ cười.
Tôi cao giọng:
– “Khi tôi xin giấy phép quá giang, không ai đặt điều kiện tôi phải là người yêu của Hải Quân. Người ta chỉ hỏi thân nhân bảo lãnh. Và thân nhân bảo lãnh của tôi là Trung úy Phan Kim Đính.”
– “Đó là điều kiện của nơi cấp giấy phép. Còn nơi thi hành có điều kiện riêng!”
– “Điều kiện gì mà vô lý quá.”
– “Với cô thì vô lý nhưng với chiến hạm này thì không. Nói rõ hơn, với chiến hạm khác thì được!”
Xem ra anh chàng lèm bèm cố tình muốn tôi năn nỉ. Nhưng năn nỉ một người tôi vốn coi thường thì khó nói quá. Nỗi thất vọng và cơn giận cùng lúc ập tới. Tôi như nghẹt thở, định bỏ đi nhưng nghĩ đến công tác, tôi đành giữ giọng nhã nhặn:
– “Có thực phải là người yêu của Hải Quân mới được đi tàu? Tôi cho rằng Trung úy nói chơi.”
– “Tôi không nói chơi!” Võ Bằng đáp bằng nụ cười.
Tôi lại tức nghẹn, gằn giọng:
– “Không được đi, ngay cả tôi có giấy phép?
– “Ngay cả cô có giấy phép!”
– “Về Sài Gòn tôi sẽ đi thưa Trung úy!”
– “Cô đi thưa, tôi đi hầu!”
Bằng vẫn giữ giọng bỡn cợt và tôi thực sự đổ quạu:
– “Cái điều kiện Trung úy nêu ra thật thậm vô lý! Các bạn tôi có giấy phép quá giang đều được cho quá giang!”
Võ Bằng lại mỉm cười, dai dẳng:
– “Là nhờ họ có người yêu lính thủy!”
Tôi gắt:
– “Không ai có cả! Chỉ có thân nhân là Hải Quân.”
– “Với tàu này, tôi rất tiếc!”
Nghĩ đến mọi công phu chuẩn bị thành công dã tràng, tôi ước gì có súng để tặng anh chàng ấm ớ này một phát! Tôi buông lời cuối cho hả dạ:
– “Thiệt là… cà chớn cà cháo!”
Tôi hậm hực xoay người bỏ đi. Được mươi bước, sực nhớ tờ giấy phép Võ Bằng còn giữ, tôi quay lại. Võ Bằng đang đứng nhìn theo. Tôi nói lớn:
– “Không cho quá giang thì trả tờ giấy lại để tôi còn đi chiếc khác.”
Võ Bằng tà tà bước lại gần, nói bằng giọng thân thiện:
– “Thấy cô nổi giận, tôi… sợ quá! Không phải sợ vì cô dọa thưa Bộ Tư Lệnh Hải Quân mà vì sợ thằng bạn thân cùng khóa Phan Kim Đính! Tôi sợ nó giận rồi nó cấm tôi… gặp lại cô!”
Tôi quạu cọ nói:
– “Lải nhải hoài! Trả giấy lại cho tôi!”
Anh chàng không trả mà lại mở ra đọc, cái kiểu câu giờ tìm lời tán tỉnh. Tôi dứt khoát:
– “Nè, Trung úy! Cứ nói trắng ra Trung úy muốn gì?”
Võ Bằng chỉ mỉm cười, ra dáng suy tư. Tôi cũng tự ngẫm nghĩ sao mình lại tiếc một lời ba xạo. Cứ hứa bừa rồi được … tung cánh chim tìm về tổ ấm! Rồi Võ Bằng không bao giờ còn dịp nham nhở. Tôi tiếp:
– “Nè, Trung úy. Nếu Trung úy cho tôi quá giang, tôi hứa sẽ trở thành người yêu của Hải Quân.”
Võ Bằng toác miệng cười, rộng cỡ miệng Burt Lancaster:
– “Mới chỉ hứa thì vẫn chưa đủ điều kiện!”
– “Thì Trung úy cũng phải cho tôi thì giờ tìm người chứ!”
– “À, phải, phải! Cho cô quá giang, cô sẽ có cả một thủy thủ đoàn và mấy ngày đêm trên chiến hạm để chọn lựa. Tha hồ chọn lựa. May mắn thì tôi được chấm!”
Tôi trố mắt nhìn Võ Bằng:
– “Vậy… có nghĩa là tôi được quá giang?”
– “Vậy có nghĩa là tôi mới chỉ hứa cho cô quá giang.”
Anh chàng quả là tên nham nhở. Chưa cho đi đã nham nhở, huống hồ làm khách quá giang. Thôi thì đành chờ chuyến tàu sau. Còn gần một tháng mới đến ngày nhập học. Hưng cũng đã muốn tôi ở lại. Tôi hậm hực cao giọng:
– “Đủ rồi Trung úy! Tưởng tôi cần đi tàu này lắm sao! Trả lại tôi tờ giấy phép để tôi đi tàu khác!”
– “Cô Phượng bớt giận! Chuyện đâu còn có đó. Tôi sẽ nói giúp cho…”
Tôi không hiểu “nói giúp” là nói thế nào, xem chừng lại tiếp tục câu giờ. Tuy vậy tôi đẩy đưa lần cuối:
– “Cám ơn Trung úy hứa “nói giúp”. Vậy chừng nào tôi… xuống tàu?”
– “Tốt nhất là cô cho tôi địa chỉ, rồi khi nào được chấp thuận, tôi sẽ cho cô biết. Trong tờ phép, địa chỉ ghi ở Sài Gòn. Còn ở đây, cô ở đâu?”
Anh chàng hỏi thật hay muốn tìm biết địa chỉ để tìm đến tán tỉnh? Tôi hỏi ngược:
– “Trung úy cần biết lắm sao?”
Võ Bằng cười mím chi:
– “Cần cho cô chớ không phải cho tôi.”
– “Nghĩa là sao?”
– “Cô không cho địa chỉ thì làm sao tôi thông báo khi cô được chấp thuận quá giang.”
Tôi kêu khổ thầm. Địa chỉ ở Sài Gòn là giả, họ có biết thì đã… muộn. Còn địa chỉ ở đây, tôi đâu thể để ba má Hưng liên lụy. Tôi thấy cần hỏi ý Hưng. Tôi vờ ngơ ngẩn:
– “Tôi ra đây nghỉ hè ở nhà bà con, không để ý số nhà…. Để tôi hỏi anh tôi.”
Tôi dợm bước thì Bằng bảo:
– “Thôi khỏi, cô Phượng. Có thể anh cô cũng không biết. Tôi đề nghị thế này. Vào ngày thứ bảy hay chủ nhật tới đây, mỗi ngày cô chịu khó… dòm ngó bóng dáng chiến hạm. Chừng nào thấy cập cầu, cô nói lính gác muốn gặp tôi. Tôi sẽ cho cô biết ngày giờ xuống tàu. Trường hợp quá một tuần mà không thấy tàu trở lại, thì coi như chúng tôi đã về thẳng Sài Gòn!”
Tôi buông giọng chán nản:
– “Xem chừng đây là lối từ chối thật khéo!”
Võ Bằng cười, lắc đầu:
– “Không! Đó là lối chấp thuận kiểu… Hải Quân!”
Trong hy vọng mong manh, tôi cố nở nụ cười cầu tài:
– “Trung úy nói gạt là tôi méc anh họ tôi đó. Thôi thì cứ coi tôi là người yêu của Trung úy, Trung úy ừ đại cho tôi vui!”
Võ Bằng cười tươi, chừng không hiểu là tôi vừa mai mỉa. Tuy vậy anh chàng vẫn ấm ớ:
– “Ừ được thì tôi đã ừ!”
Không còn cách nào hơn, tôi đổi giọng thân mật:
– “Trung úy đã hứa thì đừng quên, thứ bảy và chủ nhật mỗi ngày tôi sẽ đến cầu tàu này trông ngóng… Trung úy! Còn như cho tới giờ Trung úy chỉ cợt đùa thì xin tha cho. Hãy biết tội nghiệp người trông ngóng…”
Anh chàng nở nụ duyên dáng nhất của Burt Lancaster:
– “Lúc đầu thì có cợt đùa nhưng giờ thì đứng đắn. Rất đứng đắn. Hãy nhớ là tôi cũng rất mong sớm gặp lại… cô em họ thằng bạn!”
Bằng trao trả tờ Lệnh Chuyển Vận. Tôi ra vẻ cảm động:
– “Cám ơn Trung úy nhiều …”
Tôi xoay người bước đi, kịp giấu nụ cười thương xót: “Dám giỡn mặt với… tử thần!”
MỤC LỤC
- Tựa (Trần Thị Nguyệt Mai) ... Tr. 9
- Mở
- Chương 2: Hải phận Bình Định 23
- Chương 3: Hải phận Bình Định 38
- Chương 4: Hải Phận Phú Yên 56
- Chương 5: Hải phận Khánh Hòa 83
- Chương 6: Hải phận Khánh Hòa 98
- Chương 7: Hải phận Khánh Hòa 113
- Chương 8: Hải phận Khánh Hòa 128
- Chương 9: Vịnh Cam Ranh 145
- Chương 10: Nhật đạo Thái Bình Dương 162
- Chương 11: Hải phận Ninh Thuận 179
- Chương 12: Hải phận Bình Thuận 193
- Chương 13: Hải phận Bình Thuận 222
- Chương 14: Hải phận Bình Tuy 238
- Chương 15: Hải phận Phước Tuy 252
- Chương 16: Vịnh Gành Rái 268
- Chương 17: Sông Lòng Tào 282
- Kết 295
- Bạt – Hai Trầu Lương Thư Trung ... 299
- Vài Cảm Nhận Của Độc Giả 309
- Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu Lương Thư Trung Nhận định
- Vũ Thất - Đời Thủy Thủ 2: Lời BẠT Lương Thư Trung Nhận định
- Vài Ghi Nhận Sau Khi Đọc Lại "Đời Thủy Thủ" Của Nhà Văn Vũ Thất Lương Thư Trung Điểm sách
- Vài Ghi Nhận Về Những Ngày Đầu Của Tạp Chí Thư Quán Bản Thảo Lương Thư Trung Hồi ức
- Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 Lương Thư Trung Tường thuật
- Vài hình Kỷ niệm Giới thiệu "Thơ Tuyển Toàn Tập" của Trần Hoài Thư Lương Thư Trung Giới thiệu
- Thơ Đức Phổ, nỗi nhớ, tình yêu và cuộc đời Lương Thư Trung Nhận định
- Trần Kiều Bạt qua vài câu thơ bắt gặp Lương Thư Trung Nhận định
- Vài phút với nhà văn Song Thao nhân PHIẾM 10 chào đời Lương Thư Trung Phỏng vấn
- Thử đọc lại vài trang sách của Trần Doãn Nho Lương Thư Trung Nhận định
• Vũ Thất (Học Xá)
• Cảm tưởng khi đọc truyện Đời Thủy Thủ 2 của Vũ Thất (Thuhuongseattle)
• Vũ Thất - Đời Thủy Thủ 2: Lời BẠT (Lương Thư Trung)
• Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Vài Ghi Nhận Sau Khi Đọc Lại "Đời Thủy Thủ" Của Nhà Văn Vũ Thất (Lương Thư Trung)
- Cảm nghĩ về tác phẩm Đời Thủy Thủ 2 của nhà văn Vũ Thất (Vương Trùng Dương)
- Tâm tình giữa hai trầu và nhà văn vũ thất, tác giả truyện dài “đời thuỷ thủ” (Hai Trầu)
- Điểm sách “Đời thủy thủ” của Vũ Thất (Hoàng Lan Chi)
• Đời Thủy Thủ 2: Chương 1: Vịnh Quy Nhơn
(Vũ Thất)
• Đời Thủy Thủ 2: Mở (Vũ Thất)
• Bóng Người Cùng Thôn (Vũ Thất)
• Đêm Đình Chiến (Vũ Thất)
• Xem Và Đọc The Da Vinci Code (Vũ Thất)
- Chào mẹ
- Về Hưu
Bài viết trên mạng:
• Đời Thủy Thủ 2: Chương 1: Vịnh Quy Nhơn (Vũ Thất)
• Đời Thủy Thủ 2: Mở (Vũ Thất)
• Mấy Suy Nghĩ Thơ (Bùi Vĩnh Phúc)
• Từ phụ bếp trở thành giáo sư (Lê Ngọc Sơn)
• Về ảnh hưởng của văn hóa VNCH (tên khác là văn hóa miền Nam) sau 1975 (Hoàng Hưng)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |