1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Cảm tưởng khi đọc truyện Đời Thủy Thủ 2 của Vũ Thất (Thuhuongseattle) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      30-7-2023 | VĂN HỌC

      Cảm tưởng khi đọc truyện Đời Thủy Thủ 2 của Vũ Thất

        THUHUONGSEATTLE
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà văn Vũ Thất

      Cầm cuốn truyện Đời Thủy Thủ 2 của nhà văn Vũ Thất trên tay, tôi thật sự cảm động vì có dịp đọc lại văn Vũ Thất, một người lính biển.


      Hình bìa ĐTT2, một chiến hạm mờ tỏ nơi góc bể với khối tia sáng xuyên qua bầu trời mây xám đen dày đặc kinh hồn rọi sáng mặt biển một màu trắng bạc làm nền cho một chiến hạm đang rẽ sóng trong tĩnh lặng đợi chờ một cơn giông bão. Tôi mường tượng hay chỉ một hải cảng bình an? Đây là một tuyệt phẩm chủ ý hay vô tình?


      Nhân vật chính, Kim Phượng, một sinh viên duyên dáng, xinh đẹp, năm thứ ba đại học ban Sử Địa, cũng là một đặc công Cộng Sản nằm vùng. Người đẹp xin quá giang từ Quy Nhơn về Sài Gòn, mang theo một trái bom với sứ mạng đánh chìm chiến hạm và thủy thủ đoàn như một món quà cho đảng để được làm đám cưới với Hưng, người cô yêu.


      Đại úy Hạm Phó Võ Bằng hân hoan tiếp đón và vô tư hướng dẫn người đẹp đặc công thăm viếng các phòng sở trên chiến hạm. Còn người đẹp thì cười thầm sự si dại của Hạm Phó và lợi dụng để tìm chỗ đặt bom đánh chìm tàu mang theo nhiều xác chết gồm cả Hạm Phó, Hạm Trưởng.


      Giữa tình thế nguy nan, tác giả đưa người đọc vào cái nhiêu khê của cuộc đời vì tuy Kim Phượng nghe lời người yêu làm đặc công nhưng lại vẫn yêu lá cờ vàng ba sọc đỏ. Lá cờ Việt Nam Cộng Hòa đã ăn sâu vào tim óc cô từ ngày mới lớn. Suốt trong thời cắp sách đến trường, cô đã luôn luôn xúc động, bồi hồi vừa hát Quốc Ca vừa ngắm nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ bay trong nắng. Và hình ảnh lá cờ trên chiến hạm đã đánh thức lương tri của cô:

      Trang 113: “Lá Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ bay phất phới ở đỉnh cột giữa tàu… Tôi thực sự ngạc nhiên trước hình ảnh sống động… Tôi say sưa ngắm hình ảnh mới mẻ vừa khám phá. Nắng vàng và trời xanh tô điểm lá cờ thêm lộng lẫy, uy nghi. Dù Hưng, nói gì thì nói, tôi vẫn yêu lá cờ vàng ba sọc đỏ. Còn ý nghĩa nào đẹp hơn ba miền chung dòng máu đỏ da vàng. Tôi chào kính lá cờ đó từ lớp mẫu giáo cho đến ngày nay và chắc chắn tôi còn tiếp tục chào kính cho đến hết đời. Lá cờ đó không chỉ là biểu hiện của dân tộc trường tồn mà còn là biểu hiện quãng đời trưởng thành tươi đẹp của tôi và cuộc sống đầy trọng vọng của ba má tôi. Khi nghe lời Hưng chống Mỹ cứu nước, tôi mụ mị quên mất là lá cờ này ngày ngày vẫn ngạo nghễ phất phới khắp Miền Nam. Bọn Mỹ mang quân đến xâm lược chẳng lẽ quên một việc ưu tiên sơ đẳng là thay thế lá cờ vàng bằng cờ sao sọc? Con đường tôi chọn hiện tại có đúng là lý tưởng?”

      Rồi qua nhiều lần sinh hoạt cùng Hạm Trưởng, Hạm Phó và thủy thủ đoàn, qua đích thân quan sát hoạt động trên tàu, qua chuyến đi nhiều ý nghĩa và đầy tình người, cô đặc công dần dần nhận ra sự tuyên truyền láo khoét của những người gọi là cách mạng. Thực chất cuộc chiến chẳng phải là giải phóng mà là cưỡng chiếm Miền Nam bằng khủng bố, súng đạn. Khi thấy Hạm Phó Võ Bằng chân chất bao nhiêu, cô càng nhận ra người cô đang yêu gian ác bấy nhiêu…


      Bên cạnh sự chao đảo về lý tưởng của cô Phượng, Đời Thủy Thủ 2 còn kể về mối tình thơ mộng “sớm nở” giữa trời mây nước nhưng có “tối tàn” hay không thì không ai biết... Bởi vì họ chỉ có hai ngày bên nhau rồi chia tay… Tác giả thành công trong việc đưa người đọc từng phút đồng cảm với mối tình chớm nở của “đôi trẻ” cũng như tạo được sự ngỡ ngàng thương xót khi họ đột ngột lìa xa trong cảnh bẽ bàng.


      Người đọc cũng được giải thích nguyên nhân các hiện tượng mắt thấy tai nghe hàng ngày và thêm ngạc nhiên thích thú với các trang nói về Thiên Văn. Nhất là cách nhận dạng sao, cách đo phương vị và cách tính tọa độ cho tàu đi đúng hướng. Các tên của những vì sao được đưa vào ca dao rất thú vị như “Sao Tua chín cái nằm kề, Thương em từ thuở mẹ về với cha.” Hoặc: “Còn trời còn nước còn non. Còn cô Chức Nữ hãy còn chàng Ngưu.” Và khá nhiều tinh tú với tên lịch sử cổ kim Đông Tây được gom lại ở những trang này.


      ĐTT2 còn hấp dẫn, thú vị với những kiến thức về hàng hải, chuyên nghiệp của lính biển cũng như những kiến thúc về văn hóa văn chương gồm các tác phẩm trong nước và ngoại quốc…


      Truyện dài Đời Thủy Thủ 2 chấm dứt khi chiến hạm cập bến Bạch Đằng Sài Gòn. Vũ Thất ưu ái dành cho độc giả chọn kết cục theo ý riêng của từng người.


      Vũ Thất làm khó người đọc chăng? Riêng tôi rất thích loại kết cục này trong bất cứ truyện ngắn hay dài. Người đọc cần nghĩ suy, cần tham gia câu chuyện, tuy là đọc nhưng vừa để giải trí, cũng vừa là học hỏi. Và lối kết Đời Thủy Thủ 2 cũng mang ý nghĩa câu chuyện sẽ còn tiếp nối. Có đúng chăng nhà văn Vũ Thất sẽ cho xuất bản “Đời Thủy Thủ 3” với tình thế quê hương Miền Nam bị bức tử? Và thêm một mối tình thơ mộng hơn nữa và trọn đời bền vững, không dở dang tức tưởi như hai quyển trước? Tôi hy vọng được đọc ĐTT3 một ngày không xa.


      Đời Thủy Thủ 2 có lối văn trong sáng, dễ đọc dễ hiểu, tuy có bàn về chuyên nghiệp, kể lể chuyện sao trời nhưng bằng những từ bình dị đơn giản. Vũ Thất đã đề cập đến tình yêu quê hương, đến bổn phận và trách nhiêm người lính biển một cách rất hấp dẫn, thú vị. Và có lẽ là người duy nhất viết về đời thủy thủ một cách rất thực tế, rành rẽ, lôi cuốn.


      Đời Thủy Thủ 2 là một quyển truyện có giá trị nên có trong tủ sách gia đình.

      Thuhuongseattle

      (Nguyên chủ bút chủ nhiệm Tạp Chí Văn Học Nghệ Thuật VĂN HỮU tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ)

      *


      Bìa trước và sau (Kệ sách Học Xá)

      Sách đã được phát hành và bán:

      1) trên mạng Amazon theo link dẫn sau đây:

      https://www.amazon.com

      2) tại Tự Lực Bookstore

      14318 Brookhurst St.

      Garden Grove, CA 92843 USA

      3) hoặc liên lạc với tác giả: vuthat@yahoo.com


          MỤC LỤC "Đời Thủy Thủ 2"


      Thuhuongseattle

      Nhà văn Vũ Thất gởi

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Cảm tưởng khi đọc truyện Đời Thủy Thủ 2 của Vũ Thất Thuhuongseattle Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Vũ Thất (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Vũ Thất

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Cảm tưởng khi đọc truyện Đời Thủy Thủ 2 của Vũ Thất (Thuhuongseattle)

      Vũ Thất - Đời Thủy Thủ 2: Lời BẠT (Lương Thư Trung)

      Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Vài Ghi Nhận Sau Khi Đọc Lại "Đời Thủy Thủ" Của Nhà Văn Vũ Thất (Lương Thư Trung)

      - Cảm nghĩ về tác phẩm Đời Thủy Thủ 2 của nhà văn Vũ Thất (Vương Trùng Dương)

      - Tâm tình giữa hai trầu và nhà văn vũ thất, tác giả truyện dài “đời thuỷ thủ” (Hai Trầu)

      - Điểm sách “Đời thủy thủ” của Vũ Thất (Hoàng Lan Chi)

       

      Tác phẩm của Vũ Thất

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đêm Đình Chiến (Vũ Thất)

      Xem Và Đọc The Da Vinci Code (Vũ Thất)

      Chào Mẹ (Vũ Thất)

      Xem Và Đọc Memoirs Of A Geisha (Vũ Thất)

      - Đời thủy thủ -2

      - Đời thủy thủ -5

      - Chào mẹ

      - Về Hưu

      - Trang nhà

         Bài viết trên mạng:

      - vietmessenger.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)