1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trong nắng, gió, và bướm hè, đọc Hoa Nắng của Thi Vũ (Vũ Hoàng Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-8-2023 | VĂN HỌC

      Trong nắng, gió, và bướm hè, đọc Hoa Nắng của Thi Vũ

        VŨ HOÀNG THƯ
      Share File.php Share File
          

       


       Nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền Thi Vũ-Võ Văn Ái
      (Nguồn: trang Quê Mẹ)

      Tháng bảy vỡ nắng. Người nung nóng ẩm rịn cơn hầm. Mây ở tầng cao đen xám tích lũy điện áp cao thế đợi chờ một tia lóe để trở về lòng đất như cơn giông của ngày tháng cũ đang tìm lối băng về trong trí nhớ. Tất cả chỉ cần một cơn sấm. Một cơn sấm động vỡ tung những chờ đợi tràn đầy và thôi thúc cháy bỏng của hạ. Nhưng cơn giông chết vội khi chưa kịp thành hình. Đám mây đen bay đi mất, chỉ còn hè chói chan trên từng mảng lá.


      Và như thế cơn giông không bao giờ đến, người ngồi ngóng trong sự không đợi chờ. Nhưng thế nào là đợi chờ trong sự không đợi chờ? Vào giữa thế kỷ trước, khi Hiện Sinh là lý thuyết đầu môi, là thời thượng trong văn học và lối sống, Thi Vũ, một thi sĩ Việt tại Paris lên đường, không phải đi về hố thẳm tàn phá của hư vô chủ nghĩa, mà bằng những bước như nhiên trong hoa nắng,


      Gió mai này trĩu nặng những chùm hoa.

      Mấy lẵng hương lưng trời đưa vất vưởng.

      (Hoa nắng)


      Hoa Nắng [1] là Gitanjali của ngôn ngữ Việt, là Lời Dâng giữa những "tiếng kêu trầm thống" [2] của chiến tranh điêu tàn trên đất nước ở thế kỷ trước.


      Hoa Nắng, tên một loài hoa đầu thai từ thi tâm, đúng hơn từ một thiền tâm. Thi sĩ mượn bóng nắng vẽ hình hoa. Mượn ánh sáng phiếu chiếu hình hài. Như là phương tiện. Thơ bay cùng hoa nắng như mây Cirrus trắng phau thượng tầng, như cánh phượng chao vút vào không gian xanh. Hoa nắng tan, Thơ ở lại với người vì Thơ ở đây, viết hoa, là quá trình của những suy tư ẩn mật chứ không phải loại thơ "mới" lập dị, màu mè, kiểu cọ, ráng sức cho tối tăm khó hiểu như một số thơ mới vào thời ấy, thập niên 60, và có lẽ vẫn còn thời thượng ở vào thời điểm này. Hơn nữa, chẳng nên nói đến mới và cũ vì mới/cũ thuộc phạm trù so sánh. Mọi so sánh chi li giết chết thơ. Hãy quên đi những phân biệt mới, cũ, mặc dầu cấu từ ở Hoa Nắng rất khoáng đạt, trong sáng và rất mới.



      Như thế ta không đọc Hoa Nắng từ thư viện và lôi kéo sách vở để đối chiếu, phân tích. Ta phải đọc Hoa Nắng trong nắng và trong gió. Có bướm bay, dĩ nhiên càng nên. Và bằng thi tâm. Có như vậy ta mới vào đến trung tâm Hoa Nắng. Thơ và người đọc thơ ở đây trở thành một.


      Ôi cô độc như sợi nắng chiều trong rừng ngủ.

      Quê hương vờn những đêm gấm. Bạn về trong chiều lụa."

      (Nhớ Tưởng)


      Ngôn ngữ nhấp nháy đầy ắp hình và màu. Và nhạc. Vàng lụa như sợi nắng chiều trong rừng. Ngủ. Im ắng hoàng mơ. Mơ gì? Vờn trí nhớ những đêm đầy sao ở nhà, quê nhà. Chỉ có bầu trời sao ở quê hương mới là gấm, chứ không nơi nào khác. Với gấm đêm cùng tơ chiều đan áo đắp vào ngực, nơi trú ngụ của tim để "đón chào một dáng mới vào tim" (Nhớ Tưởng). Đó là nhã nhạc mặc áo Thi Ca. Thảnh thơi lật trang thơ thật ngẫu nhiên mà không cần phải theo một thứ tự nào vì mỗi bài là một thế giới riêng, kết tinh của trầm tư dài hạn. Cõi trầm tư mang hình đeo đẳng. Đeo đẳng của "lá sim khô màu mây trong rừng ô hồ". Đeo đẳng là ôm mối đợi, là ủ kín hương xa trong lẳng lặng. Hương một cánh sen sững hạ từ hồ Tịnh Tâm. Hương một đêm không động đậy có lời kệ ngân không bằng tiếng,


      Dĩ khứ vô hữu khứ

      Vị khứ vô hữu khứ [3]


      Đã đi không có đi

      Chưa đi không có đi


      Không thể tách lìa sự chuyển động ra ngoài vật đang chuyển động. Tương sinh thành nhất thể trong ngày nắng. Lá sim khô khơi mào liên tưởng. Có lời thơ đeo đẳng quyện lấy từ kinh. Cái đang là và cái đang đi,


      Ngày nắng đi rồi như ngày nắng chưa đi, bởi yêu hoài một buổi nhớ

      (Đeo đẳng)


      Thi Vũ không dùng thơ để chuyển tải tư tưởng Phật học. Tự lời thơ đã đánh thức diệu hữu nơi chân không. Như ngày nắng bừng lên. Như dáng hoa bung rộ. Rung động với bên ngoài không qua trung gian giác quan. Nghe thế giới bằng lời vô ngôn. Khởi từ Tuệ.


      Hương không về qua khứu giác. Lời không vang trong âm thanh.

      Tất cả nói năng bằng trí tưởng. Trí tưởng không là tưởng tượng mà chính là con đường in dấu hài đến tự trăm phương.

      (Đeo đẳng)


      Với trí tuệ, thi sĩ mở lòng, không ngăn ngại, cho dù đối với kẻ lạ. Bài thơ "Kẻ Lạ" dựng bầu khí hậu kỳ bí và siêu thực.


      Ngày dài đêm cũng dài, vì ta sống trong hiu quạnh và cô đơn. Bỗng chiều nay có kẻ lạ đến gõ cửa. Lòng xôn xao chan chứa mừng vui đón kẻ lạ đến từ xa.

      Một kẻ lạ mà ta đã quen biết.

      (Kẻ Lạ)


      Một kẻ lạ mà ta đã quen biết! Sao vừa lạ lại vừa quen ? Có phải người chính là ta, cái ta đã đánh mất trong cô đơn và hiu quạnh ? Có phải người là tự thân của chính ta bị đánh mất trong lối sống vong thân ?


      Kẻ lạ nhếch môi cười rồi ra đi, một nơi nào rất xa.

      Ngày dài đêm cũng dài, vì ta sống trong hiu quạnh và cô đơn. Vì kẻ lạ đã đi rồi, một nơi nào rất xa.

      (Kẻ Lạ)


      Bao lâu ta còn chôn kín mình trong hiu quạnh và cô đơn, cõi lòng khép chặt, ta sẽ không gặp và không giữ được người. Người là khoảnh khắc bừng rộ của bản lai diện mục trở về. Người đã đến. Như thế. Dáng dấp Chân Như.


      Lối đi không là ngõ cụt khi người bước với tâm bình. Ông nhìn về biển, nghe hát lời triều. Hải triều âm. Lời diệu âm, vượt lên trên mọi âm thanh của thế gian, từ đó biết lắng nghe tiếng đau thương của cuộc đời, quán thế âm. Thi sĩ viết như thế này giữa lòng Paris dưới mansarde thiêu đốt của hè và cóng rét của đông,


      Biển xanh xa vời vợi, mênh mông buồm gọi nhớ nhung về.

      Nắng đẹp chảy đầy đôi mắt biếc.

      Tiếc người xa không gần để nói chút niềm trời rộng rãi.

      (Luyến tiếc)


      Biển xanh xa vời vợi một màu từ khi Nagārjuna đi vào lòng Nam Hải thọ kinh và mang về lưỡi gươm vàng trí tuệ chém nát lối tư duy biện chứng và hư vô của loài người. Thi sĩ tiếp nối sứ mệnh đi vào lòng vực, chỉ ở nơi thâm u cùng cực, đường kiếm chém lóe vào bóng đêm cho lời đứng dậy thành thi ca.


      Tiếc người xa không gần để nói chút niềm trời rộng rãi.


      Tiếc chỉ là một lối nói. Có hề chi, gặp hay không, niềm trời vẫn rộng rãi thế kia. Thi sĩ là niềm trời, sống trong không gian vô biên ở từng mọi mọi sát na.


      Gió mai này khẽ nói lọt tai người: Hoa nhiều sao không hái? người cười thưa với gió: Lòng là vườn hoa, hái rồi biết cất đâu?

      (Hoa Nắng)


      Thi sĩ tiếc mà thật không phải tiếc cho mình. Tiếc cho người chưa thấy được sự bao la chân thật đấy thôi. Đợi mà không đợi. Đợi chỉ là cái nháy mắt không thời giữa hai ứng thế hành động. Vì đợi và tiếc là ngõ tắt của loài người chia phân, hai động từ không hề có trong ngữ vựng của thi sĩ. Thi sĩ vỗ đôi cánh lớn, không phải bằng đôi cánh vụng về L'albatros của Baudelaire mà bằng cánh đại bàng cao vút thái hư.


      oOo


      Cơn giông đi vắng, buổi trưa còn lại niềm im lặng của thinh không. Hiên nhà ngoài hanh nồng, khu vườn thành tụ điểm của bướm hè bay về đậu. Những cánh bướm lững lờ vô định trang điểm màu nắng lung linh. Người ngầy ngật chập chờn mộng mị. Biên giới giữa thực và hư mờ nhòe. Bàn tay muốn ôm chầm lấy mộng, người vươn tay bắt bướm. Bụi phấn của sắc màu là mộng, thân bướm là mơ hay chính bàn tay tự thể đã là cơn mơ ? Huyễn hoặc theo cánh bướm về đậu trên hoa xưa,


      Bướm đến tự đâu ? Con bướm đẹp ngày đầu tháng mới mùa tươi, ngỡ như đã thấy ngày nào xa trong xa dĩ vãng : con bướm ủ hoa mơ nơi giấc mơ trắng thời xanh mượt mướt nhung vàng

      (Hoa Xưa)


      Bắt bướm là bắt lấy mộng, trong một ước mơ tự bắt lấy mình, cái "mình" cứ trôi mãi trong mộng, giữa cơn mơ sinh nảy những cơn mơ, sống thực trong mộng và mộng trong đời sống thực.


      Nhắc đến bướm và mộng là để đập vỡ cơn mộng cho những cánh bướm sống lại. Trả bướm về với hoa và hè. Con bướm sẽ "dâng mình cho hoàng lạp""trở về với ánh sáng" của Bướm Sáng.


      Lâng màu hoa nắng, người ngây với bướm hoa,

       

      Ôi cánh bướm non.

      Hoa không còn là hoa xưa nữa. Hoa đã dâng hương và hương về trời trong sáng.

      Hoa không còn là hoa nữa hay vẫn còn hoa trong bướm hoa.

      (Hoa Xưa)


      Và con người trở về với đời sống thật. Thật là không đánh mất chính mình giữa những thế lực trầm phù, không lưu vong ngay trong đời sống lưu vong. Thật trong ý nghĩa uyên nguyên. Thật như Người-đến-và-đi-như-thế, Tathàgata.


      Khi cơn giông đã thật sự không còn, khu vườn nắng rộn rã lời và hoa, một con bướm chao cánh về đậu giữa mùa.

      Vũ Hoàng Thư

      ----------------------------------------------------

      [1] Hoa Nắng, thơ Thi Vũ, Rừng Trúc, Paris, 1966, lần thứ nhất; An Tiêm, Sàigòn, 1970, tái bản

      [2] Võ Văn Ái, Tiếng kêu trầm thống trước sự tàn phá con người, Lá Bối, Saigon, 1968

      [3] Long Thọ, Trung Quán Luận – Phẩm Quán Khứ Lai


      *



       Nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền Thi Vũ-Võ Văn Ái
      (Nguồn: trang Quê Mẹ)

      * Thi Vũ là bút danh của Võ Văn Ái (19/10/1935–26/1/2023), một nhà thơ, nhà báo, nhà đấu tranh cho nhân quyền và Phật giáo Việt Nam. Ông cũng là một sử gia với những nghiên cứu về đạo Phật và lịch sử Việt Nam.


      Ông là người sáng lập và điều hành tờ Quê Mẹ, Paris từ năm 1978; Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, và Phát ngôn viên hải ngoại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).


      Ngày 26 tháng 1 năm 2023, ông qua đời ở tuổi 88 tại Paris, Pháp, do biến chứng sau ca phẫu thuật tim

      Vũ Hoàng Thư

      diendantheky.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Limeil, những ngày mây Vũ Hoàng Thư Tưởng niệm

      - Trong nắng, gió, và bướm hè, đọc Hoa Nắng của Thi Vũ Vũ Hoàng Thư Nhận định

      - Về Mẹ Vũ Hoàng Thư Tạp luận

    3. Bài viết về nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thi Vũ Võ Văn Ái

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)

      Trong nắng, gió, và bướm hè, đọc Hoa Nắng của Thi Vũ (Vũ Hoàng Thư)

      Nghĩ về chiến sĩ nhân quyền Võ Văn Ái (18.10.1935—26.1.2023) (Nguyễn Hữu Nghĩa)

      Những tác phẩm của nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái (T.Vấn)

      - Tiễn biệt Thi Vũ Võ Văn Ái: Giữa Đạo và Đời (Trần Kiêm Đoàn)

      - Thương nhớ Thi Vũ Võ Văn Ái (1935-2023) (Vũ Hoàng Thư)

      - Nhà Thơ, Nhà Đấu tranh Thi Vũ Võ Văn Ái qua đời tại Paris (nhanquyen.co)

      - Nhà tranh đấu, nhà thơ Võ Văn Ái đã từ trần (viendongdaily.com)

      - Võ Văn Ái nói về Thích Nhất Hạnh … (Lê Thị Huệ)

      - Nhà Thơ, nhà đấu tranh Thi Vũ Võ Văn Ái từ trần tại Paris, Pháp Quốc (nguoivietdallas.com)

      - Nhà tranh đấu Võ Văn Ái qua đời ở Pháp (VOA)

       

      Tác phẩm của Thi Vũ Võ Văn Ái

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Nhớ về Tạp chí Quê Mẹ ở Paris

      - Đọc thơ Tô Thùy Yên

      - Đường Chiêm bái

      - Đôi lời về công trình dịch thuật Phật Quang Đại Từ Điển của Hòa Thượng Thích Quảng Độ

      Tác phẩm trên mạng:

        - gio-o.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)