1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những tác phẩm của nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái (T.Vấn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      28-8-2020 | VĂN HỌC

      Những tác phẩm của nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái

       T.VẤN
      Share File.php Share File
          

       


      Tôi vừa nhận được một số tác phẩm (sách in giấy) của nhà thơ, nhà văn, nhà khảo cứu (và họat động nhân quyền) Thi Vũ Võ Văn Ái.


      Cái tên Võ Văn Ái không xa lạ gì với rất nhiều độc giả người Việt, ngay từ những năm 1960s với sự ra đời của tập tiểu luận “Tiếng kêu trầm thống trước sự tàn phá con người” do nhà xuất bản Lá Bối ấn hành năm 1968.


      Từ bấy đến nay, ngoài những họat động tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam, đánh thức lương tâm thế giới trước cao trào người vượt biển những năm 1970s, làm báo (chủ biên đặc san Quê Mẹ tại Paris từ năm 1976), mở nhà xuất bản Quê Mẹ v…v…, ông vẫn tiếp tục sáng tác với một khối lượng đồ sộ bằng 3 ngôn ngữ: Việt, Pháp và Anh ở các thể lọai thơ, tùy bút, biên khảo, tiểu luận…


      Phần lớn những tác phẩm sau này của Thi Vũ đều do nhà xuất bản Quê Mẹ do chính nhà thơ chủ trương ấn hành. Trong tủ sách của nhà xuất bản Quê Mẹ, chúng tôi đếm được 13 tác phẩm của Thi Vũ Võ Văn Ái bao gồm nhiều thể lọai. Đây là những tác phẩm được ông sáng tác trong khỏang thời gian 20 năm trở lại đây, tức là khi những họat động xã hội và chính trị của ông có phần lắng dịu.


      Những tác phẩm của nhà xuất bản Quê Mẹ được in thật đẹp, trang nhã và đầy tính sáng tạo. Cầm những quyển sách trên tay, người đọc sẽ có cảm tưởng không bao giờ sách điện tử có thể thay thế được sách giấy, bất kể mọi tiện ích ưu thế của hình thức điện tử so với hình thức quy ước (của sách giấy).


      Chẳng hạn, như tập thơ “RẰM” (Quê Mẹ, Paris 2018), gồm 108 bài thơ 14 chữ (tức lục bát, 1 câu 6 và 1 câu 8), mỗi bài thơ được in trên 1 trang trong cái khung màu vàng trên nền trắng ngà của giấy. Bìa tập thơ được trình bày lạ mắt, màu sắc hài hòa và công phu:



      Giải thích về những bài thơ 14 chữ của mình, tác giả viết:

      “Thơ ngắn trong thế giới là những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Trung quốc, 28 chữ. Ngắn hơn nữa là ngũ ngôn tứ tuyệt 20 chữ. Ngắn nhất và được ông nhận cho tới nay, là thể thơ Haiku ở Nhật: 17 chữ.


      Con người bước vào cuộc nhân sinh bằng một hơi thở chứa ngầm thi tính. Mỗi ngày chúng ta thở 21,000 lần. Nhưng lần thứ nhất, lần đầu khi sinh ra, hơi thở đầu dẫn dắt sự sống ra đi. Mỗi hơi thở là một câu lục bát. Những câu ca dao hay nhất, hàm ý nhất, hay những câu Kiều còn lại nơi trí nhớ gợi nhắc trong ta, bao giờ cũng chỉ hai câu 14 chữ.” (Ghi chú về Thơ 14 chữ. Thi Vũ)


      Hoặc tập thơ “DẶM THƠ” (Quê Mẹ, Paris 2018), cũng gồm 108 bài thơ sáng tác từ những năm 1960s và bài đề tựa của thi sĩ Phạm Công Thiện với thủ bút đề ngày 22 tháng 10 năm 1966 nhưng mãi đến mùa thu năm Mậu Tuất 2018 mới được nhà xuất bản Quê Mẹ xuất bản lần thứ nhất với một hình thức trang trọng như 108 bài thơ xứng đáng được hưởng.


      Phạm Công Thiện, ngay từ ngày ấy, đã không tiếc lời trân trọng:


      “Thi Vũ nói cùng tiếng nói với René Char, tiếng thơ cầu lỳ mà không phá hủy tinh túy của thi ca, những tiếng xưa, mới, cũ, xa lạ, những âm thanh đổ rót vào nhau, vừa bí hiểm vừa hiền lành, vừa ủy mị vừa mạnh bạo, chới với trên nấc thang lơ lửng của những buổi sớm thật sớm, những buổi tinh thơ, những buổi sớm thi sĩ, les matinaux…” (Phạm Công Thiện – Tựa)


      Cũng trân trọng không kém là hai tập khảo luận “Nguyễn Trãi Sinh Thức và Hành Động” (đã tái bản tới lần thứ tư) và “Người Trí Thức Hành Động và Dẫn Đường” gồm 56 câu trả lời phỏng vấn của chủ biên Gio-o.com nhà văn Lê Thị Huệ. Dưới con mắt của bà Lê Thị Huệ thì Thi Vũ Võ Văn Ái:


      “thuộc tầng lớp trí thức ưu tú miền Nam đi du học ở châu Âu trước năm 1975, thời điểm Nam-Bắc Việt Nam bị cưa đôi bởi ý thức hệ Quốc Gia Cộng Sản. Ông khác với nhiều bậc trí thức Việt Nam cùng thời cùng đám, là ông đã chọn lựa cái vị thế cô đơn của một trí thức Việt xa nhà không thể xu thời theo trí thức Tả Tây Tả Mỹ, làm những điều gây nên tội ác cho quê hương ông.


      Ông làm cho thế hệ đàn em hải ngọai chúng tôi hãnh diện lớp đàn anh du học có những người như Thi Vũ Võ Văn Ái, một trí thức Việt thông thái đầy bản lĩnh dám làm một nhà lãnh đạo đấu tranh cho Nhân Quyền trên các chính trường Quốc Tế” (Lê Thị Huệ, trích Lời Giới Thiệu).


      Trong số những tác phẩm mới nhất của ông, phải kể đến tập mà ông gọi là Tạp Ghi “Gọi Thầm Giữa Paris” do nxb Quê Mẹ tái bản lần thứ hai năm 2015. Tác phẩm gồm 58 bài “tạp ghi” có giọng văn đẹp, mượt mà như “tùy bút”. Theo tác giả viết trong phần mở đầu “Ghi Chú” của lần tái bản năm 2015, “Tôi đã tìm thấy ở Paris kiến thức, bằng hữu, tình yêu, và tự do. Làm sao chia sẻ tâm sự này với người cùng quê nơi xa lắc? Đành viết ra tâm tư ấy cùng nỗi quặn thắt phận người ly tổ, vong quốc, qua mục “Tạp Ghi” sau đổi thành “Bút” trên tạp chí Quê Mẹ phát hành tại Paris, từ đầu năm 1977 đến năm 2000”.


      Tái bản lần này ông muốn gởi đến “những ai còn vòng tay rộng, đủ chứa một hạt nhụy, phôi bay lơ lửng.”


      Với mục đích lưu giữ kho tàng văn hóa của người Việt hải ngọai, đặc biệt là di sản của lớp nhà văn đã bắt đầu họat động ở miền Nam từ trước biến cố 1975, trang TV&BH – với sự cho phép của nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái – sẽ lần lượt giới thiệu những tác phẩm của nhà thơ mà chúng tôi tìm được từ nhiều nguồn trên mạng internet, hoặc thực hiện các phóng bản từ những quyển sách (in giấy) có được trong tay (nếu thời gian và sức lực cho phép), thu gom chúng lại về một mối để người cùng thời, các thế hệ mai sau dễ dàng làm công việc khảo cứu về một trong những khuôn mặt ưu tú của văn hóa Việt Nam.


      Ngòai ra, quý độc giả nào muốn có được những tác phẩm của Thi Vũ Võ Văn Ái, có thể tham khảo ở đây: Quê Mẹ – Mua Sách


      T.Vấn


      PHỤ LỤC:


      Thi Vũ Võ Văn Ái



      Nhà thơ, nhà tranh đấu nhân quyền vang danh quốc tế, ở hải ngoại.


      Sáng lập và điều hành tờ Quê Mẹ Paris từ năm 1978 …


      Những tập thơ đã xuất bản:


      Mùa Xuân Xa, thơ, Paris 1966

      Mùa Rêu, thơ, Paris 1966

      – Je Vous Parle De Ces Jours Absents, thơ, Paris 1968

      War Resistance and War Reality, tham luận, Paris 1968

      Un Ramo D’Incenso, thơ, Isola d’Oro, Ý đại lợi, 1968

      – Tiếng Kêu Trầm Thống Trước Sự Tàn Phá Con Người, tiểu luận, Lá Bối, Saigon 1968

      Bất Bạo Động và Bất Tạo động, Vạn Hạnh, Saigon 1968

      Answer of Fire, thơ, Unicorn Press, Hoa Kỳ 1969

      Hoa Nắng, thơ, An Tiêm, Saigon 1969

      Twelve Poems, thơ, Unicorn Press, Hoa Kỳ 1969

      Kinh Ruột Tuệ Giác Siêu Việt (hay Biện chứng Phá Mê Trừ Khổ, dịch và chú giải bản kinh Prajnaparamita Hrdaya Sutra), Rừng Trúc, Paris 1973

      Thơ Tình Cho Người Lính, thơ, Rừng Trúc, Paris 1973

      Nos Pas, thơ, PJ Faulkner, Paris 1975

      Nguyễn Trãi, Sinh Thức và Hành Động, khảo luận, Quê Mẹ, Paris 1981 (in lần 3, 1990)

      Mẹ, Quê Mẹ, Paris 1984

      Gọi Thầm Giữa Paris, Quê Mẹ, Paris 1985

      Luận Chiến Nước Ngoài, Quê Mẹ, Paris (in lần 2, 1991)

      Freedom of Religion and Belief: a World Report (Vietnam Chapter), Routlege Press, London 1997

      Religious Freedom in the World: a global report on freedom and persecution (Vietnam Chapter), Center for Religious Freedom, Freedom House, USA 2000

      Human Rights and Asian Values: the case of Vietnam,

      Nordic Institute of Asian Studies, “Democracy in Asia” series, Curzon Press, London 2000.


      (Trích: Gió-O)

      T.Vấn

      Nguồn: sangtao.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện T.Vấn Bài tựa

      - Ngộ Không - Một Chút Dối Già hay Lời chia tay nói sớm T.Vấn Nhận định

      - Những tác phẩm của nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái T.Vấn Điểm sách

    3. Bài viết về nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thi Vũ Võ Văn Ái

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)

      Trong nắng, gió, và bướm hè, đọc Hoa Nắng của Thi Vũ (Vũ Hoàng Thư)

      Nghĩ về chiến sĩ nhân quyền Võ Văn Ái (18.10.1935—26.1.2023) (Nguyễn Hữu Nghĩa)

      Những tác phẩm của nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái (T.Vấn)

      - Tiễn biệt Thi Vũ Võ Văn Ái: Giữa Đạo và Đời (Trần Kiêm Đoàn)

      - Thương nhớ Thi Vũ Võ Văn Ái (1935-2023) (Vũ Hoàng Thư)

      - Nhà Thơ, Nhà Đấu tranh Thi Vũ Võ Văn Ái qua đời tại Paris (nhanquyen.co)

      - Nhà tranh đấu, nhà thơ Võ Văn Ái đã từ trần (viendongdaily.com)

      - Võ Văn Ái nói về Thích Nhất Hạnh … (Lê Thị Huệ)

      - Nhà Thơ, nhà đấu tranh Thi Vũ Võ Văn Ái từ trần tại Paris, Pháp Quốc (nguoivietdallas.com)

      - Nhà tranh đấu Võ Văn Ái qua đời ở Pháp (VOA)

       

      Tác phẩm của Thi Vũ Võ Văn Ái

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Nhớ về Tạp chí Quê Mẹ ở Paris

      - Đọc thơ Tô Thùy Yên

      - Đường Chiêm bái

      - Đôi lời về công trình dịch thuật Phật Quang Đại Từ Điển của Hòa Thượng Thích Quảng Độ

      Tác phẩm trên mạng:

        - gio-o.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)