|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền Thi Vũ-Võ Văn Ái (Nguồn: trang Quê Mẹ)
Tôi gặp anh Ái và Ỷ Lan khá nhiều lần, nhưng không có nhiều kỷ niệm sâu đậm. Nó giống như hai cánh quân tình cờ gặp nhau, hay cắt ngang qua nhau trên một đoạn đường chiến dịch, nhìn thấy nhau, chia nhau điếu thuốc hay bi-đông nước, rồi đường ai nấy đi, thường thì chung hướng, cũng có khi nghịch hướng, khác chiến thuật nhưng không đối đầu. Chúng tôi chỉ có một đích chung: mưu tìm nhân quyền dân tộc, theo cách riêng của mình.
Anh Ái làm báo và nhà xuất bản Quê Mẹ ở Pháp từ 1976, tôi lập báo và nhà xuất bản Làng Văn ở Canada từ 1984. Anh làm thơ, ký tên Thi Vũ, tôi làm thơ ký tên Cung Vũ. Anh có tập “Gọi Thầm Giữa Paris”, tôi có các tập “Hồng Trần”, “Cỏ Biếc”, “Nguyệt Bạch”. Anh Ái nhận xét thơ Cung Vũ khá “màu mè”, với cách đặt tên hồng, biếc và bạch, mỗi tập một màu. Tôi đùa, bảo tác giả Thi Vũ gọi không ra tiếng (Gọi Thầm). Ỷ Lan cười thoải mái. Anh Ái soạn cuốn “Bốn Mươi Năm Thơ Việt Nam, 1945-1985”; tôi chỉ viết về thơ cổ, “Hồ Xuân Hương”. Anh viết “Nguyễn Trãi Sinh Thức và Hành Động”, cùng “Luận Chiến Nước Ngoài, Tới Tận Cùng Sự Hóa Giải Dân Tộc”, tôi in cuốn “Dọn Đường Về Nước” và “Những Chuyển Biến Mới Trên Chiến Trường Cũ”, đều nói về tư tưởng chính trị và thời sự.
Nhưng tôi in 15 tập truyện cười, anh Ái không có cuốn nào. Anh vốn là người nghiêm chỉnh. Tôi có ba tập nhạc, thiếu nhi, chiến đấu và nhạc tình cùng một cuốn băng, hai đĩa nhạc. Anh Ái viết chính luận và diễn thuyết, không viết nhạc, không ca hát lăng nhăng. Rất nhiều lần, trên bục thuyết trình về nhân quyền anh nhìn thấy tôi ở hàng ghế cử tọa, chăm chú theo dõi. Khi đứng trên bục, tôi thấy anh Ái khẽ gật gù đồng ý khi tôi nói về Hiệp định Paris: “Người Cộng sản không bao giờ thò bút ra ký vào một hiệp định nếu họ chưa sắp xếp xong kế hoạch để vi phạm hiệp định ấy”…
Cứ thế, chúng tôi gặp nhau đây đó, khi thì Canada, khi Pháp, khi Đức, khi Úc, nhưng thường nhất là Genève, trong các kỳ đại hội Nhân quyền quốc tế. Tôi có thể đi không đều, năm có năm không, nhưng anh Ái và Ỷ Lan không bao giờ vắng mặt. Đó là chiến trường chính của anh, là linh hồn và hơi thở của anh, đấu tranh cho quyền làm người… Quyền làm người bao gồm cả quyền tị nạn, quyền mưu sinh. Quê Mẹ lập Ủy Ban Cứu Sống Người Vượt Biển, xướng xuất chiến dịch “Một Chiếc Tàu cho Việt Nam”, lần lượt đưa được các chiếc tàu Quang Đảo (Ile de Lumière của Pháp) và Cap Anamur của Đức ra Biển Đông vớt người vượt biển.
Tháng 5 năm 1979, gia đình tôi 5 người đã được tàu Quang Đảo đậu trước cửa đảo Bidong cứu thoát, khi chiếc tàu do tôi làm hoa tiêu chở 276 thuyền nhân đang bị Hải quân Mã Lai cột giây kéo trở ra biển. Anh Ái lúc đó không có mặt trên tàu, nhưng con tàu có bàn tay góp sức của anh đã cứu sống chúng tôi.
Sau khi định cư yên ổn ở Canada, tổ chức xong cơ sở Làng Văn, tôi cùng Phong Trào Hưng Ca Việt Nam đi sinh hoạt tại các nước có cộng đồng tị nạn Việt Nam, vừa phổ biến ca nhạc đấu tranh, vừa gây quỹ để giúp các con tàu cứu vớt thuyền nhân mà anh Ái đã góp sức xây dựng. Trên bước đường sinh hoạt, anh Ái và Ỷ Lan đã có lần nghỉ chân trên lầu hai của tòa soạn Làng Văn trên đường Bloor ở thành phố Toronto. Thấy có con đường nhỏ đâm thẳng vào tòa soạn không tốt về mặt phong thủy, chị Ỷ Lan đã khuyên tôi treo hình bát quái để giảm xấu.
Chúng tôi đồng ý nhau về tất cả mọi vấn đề, nhưng có khi khác biệt về cách tiếp cận, thí dụ về phong trào văn nghệ phản kháng nổi lên trong nước, khi Nguyễn Văn Linh chủ trương cải cách, đổi mới. Quê Mẹ in lại cuốn “Ly Thân” của Trần Mạnh Hảo và “Tiểu Thuyết Vô Đề” của Dương Thu Hương. Làng Văn thì e dè ôn lại bài học “Nhân Văn”, “Giai Phẩm” đã vùi chôn và hủy diệt mầm cách mạng văn học. Trong giai đoạn này, nếu không chính tôi thì trong ban biên tập của Làng Văn cũng có người luận chiến, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với Quê Mẹ, nhẹ nhàng có, gay gắt có và trận chiến chữ nghĩa dần dà nguội lại khi anh Ái bị chính các nhà văn phản kháng lên tiếng chỉ trích. Rồi chúng tôi lại gặp nhau, tay bắt mặt mừng trên mặt trận nhân quyền, ở Thụy Sĩ và các nơi khác.
Chúng tôi có thể bất đồng về chiến thuật nhưng không bao giờ thay đổi mục tiêu, cái đích cuối cùng muốn đạt tới cho dân tộc mà những người cầm quyền trên đất nước khốn khổ của chúng tôi chỉ muốn in thật to, kẻ chữ thật đẹp nhưng không muốn thực hiện, là “tự do” và “hạnh phúc”. Anh Ái đã dành trọn cả đời anh cho bốn chữ đó, vì nó nằm trong quyền làm người mà dân tộc Việt xứng đáng được hưởng./.
- Nghĩ về chiến sĩ nhân quyền Võ Văn Ái (18.10.1935—26.1.2023) Nguyễn Hữu Nghĩa Hồi ức
• Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)
• Trong nắng, gió, và bướm hè, đọc Hoa Nắng của Thi Vũ (Vũ Hoàng Thư)
• Nghĩ về chiến sĩ nhân quyền Võ Văn Ái (18.10.1935—26.1.2023) (Nguyễn Hữu Nghĩa)
• Những tác phẩm của nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái (T.Vấn)
- Tiễn biệt Thi Vũ Võ Văn Ái: Giữa Đạo và Đời (Trần Kiêm Đoàn)
- Thương nhớ Thi Vũ Võ Văn Ái (1935-2023) (Vũ Hoàng Thư)
- Nhà Thơ, Nhà Đấu tranh Thi Vũ Võ Văn Ái qua đời tại Paris (nhanquyen.co)
- Nhà tranh đấu, nhà thơ Võ Văn Ái đã từ trần (viendongdaily.com)
- Võ Văn Ái nói về Thích Nhất Hạnh … (Lê Thị Huệ)
- Nhà Thơ, nhà đấu tranh Thi Vũ Võ Văn Ái từ trần tại Paris, Pháp Quốc (nguoivietdallas.com)
- Nhà tranh đấu Võ Văn Ái qua đời ở Pháp (VOA)
- Nhớ về Tạp chí Quê Mẹ ở Paris
- Đôi lời về công trình dịch thuật Phật Quang Đại Từ Điển của Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Tác phẩm trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |