1. Head_

    Dương Kiền

    (28.12.1939 - 17.11.2015)

    Khái Hưng

    (.0.1896 - 17.11.1947)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      12-10-2024 | VĂN HỌC

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm

        DU TỬ LÊ
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà văn Võ Công Liêm

      Nhiều năm qua, những người theo dõi sinh hoạt văn chương ở hải ngoại cũng như trong nước, dường không mấy ai còn xa lạ với tác giả Võ Công Liêm. Ông được dư luận ghi nhận là một trong những người có kiến thức khá sâu rộng về văn học thế giới. Cụ thể qua những bài viết của ông về các tác giả cổ điển từ đông qua tây... Ông luôn dẫn người đọc tới những nhận định mới mẻ, bất ngờ. Mạnh mẽ và, dứt khoát


      Mặt khác, thi ca, tùy bút, truyện ngắn của ông (nhất là hội họa), cũng cho thấy nỗ lực mở thêm nhiều cửa khác, cho các thể loại văn học, nghệ thuật mà ông bước vào - - Chọn ăn ở một cách đầy đặn, ân cần, với nhiều thao thức...


      Một trong những tác phẩm của họ Võ được nhiều người chú ý là tuyển tập “Tạp Văn / Võ Công Liêm”, xuất bản bởi Hội Nhà Văn, cách đây vài năm (2010). (1)


      Trong “Lời ngỏ” trước khi vào tuyển tập, họ Võ viết:

      “…Hầu hết các bài viết trong tuyển tập là đánh dấu cả một thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm đọc qua các tư liệu khác nhau để đúc kết và thành hình tập Tạp Văn hôm nay. Những suy nghĩ và nhận xét có thể phiếm diện phần nào trong tư tưởng, nhưng vẫn cố gắng tìm kiếm và khai thác ‘dòng sinh mệnh văn hóa’ một khám phá phong cách trong lối trình diễn của văn chương.


      “Đối tượng của những bài viết chỉ đạt đến một phương diện nào đó qua một quá trình văn học lâu dài và một bề dày đáng kể. Ở đây; không phải là những bài viết có tính nhận định, bình luận quả quyết mà chỉ là một thể tài có tính văn nghệ cho một số tác phẩm, tác giả được nêu ra và xem như một đóng góp nhỏ về văn hóa trong và ngoài nước cho thêm phần phong phú…”

      Dù đứng ở góc độ nào, thận trọng hay khiêm tốn thì, xuyên qua một số tựa đề của 15 tạp văn, được chọn để in thành tuyển tập, người đọc vẫn cảm nhận được tính khai phóng của tác giả qua những trang viết lao lung suy tư và, trí tuệ,


      Với cá nhân tôi, từ trường của những nhan đề như “Chí phèo, nhân vật bị khước từ,” “Âm nhạc trong truyện Kim Dung,” hay “Nỗi thống khổ của Edgar Allan Poe,” hoặc “Krisnamurti tâm thức vô sư”…đã hút tôi vào những tâm cảm chìm, lắng nơi đáy sâu mà, lênh đênh mặt nổi là những con chữ, như những lượng sóng bạc đầu của tác giả.


      Khép lại tuyển tập “Tạp Văn”, là bài viết nhan đề “Một chuyến đi tây”.


      Một bất ngờ ý nhị! Khi họ Võ cho thấy khả năng hay tính hí lộng khá cao nơi ông.


      Theo tôi, tính hí lộng trong đoạn văn trích dẫn dưới đây, lại là phản đề của những nụ cười hình thành từ ngậm ngùi, đi ra từ siêu thực:

      “ ‘Cậu có làm thơ?’ André Gide hỏi. Tôi hoảng! Cắt-ké mà dám trả lời có, thấy cũng ê trong lòng. ‘Dạ thưa có’. ‘Thế tốt quá’, Chateaubriand khen. Ông đưa ly vang (vin rouge) lên miệng mỉm cười, nụ cười hài hòa.


      “ Cậu làm thơ lục bát hay thất ngôn? Tôi khớp, nhưng trả lời đại: Dạ thưa thơ ‘tào lao’. Cả bàn cười ầm lên, chỉ trừ Balzac ngồi lặng không cười…”

      ……


      “… Tôi hỏi Balzac: ‘Lúc này Sainte Beuve còn lui tới với Victor không? Thưa ông’. ‘Sao cậu lại hỏi tôi chuyện này?’ Chateaubriand có vẻ trách cứ tôi. ‘Nghe nói một thời Sainte Beuve lẹo tẹo với vợ Hugo’. Stendhal bịt miệng tôi. ‘Kìa họ đi vào. Họ là bạn thân’. ‘Không có Sainte Beuve thì không có Victor Hugo’, Chateaubriand kể, rồi hỏi tôi:

      “- Cậu tên gì? Cả bàn đang ngóng đợi.

      “- Dạ tôi tên Việt.

      “- Có bút hiệu không?

      “- Dạ thưa Âu Cơ. Rất hân hạnh! Rất hân hạnh!...” (Trích “Tạp Văn”, tr. 165, 167.)

      Không chỉ với tạp văn, ở những thể loại khác, như thi ca, truyện ngắn, họ Võ cũng cho thấy nỗ lực mở một lối đi khác, cho cõi-giới văn chương của ông.


      Đây là một trích đoạn thơ Võ Công Liêm, bài “cõi lặng”:

      “gió cuốn những mảng tình vô ngại

      rơi rụng trái sầu đông

      biến mình thành vũng tối

      của sa mạc ngủ quên rừng gió hú

      màu trắng nắng xanh xao vàng cỏ úa

      một chiều không có em

      hoàng hôn hay hồn hoang màu tím huế trong tôi

      những cụm khói chết cuốn theo rặng núi thở

      mình co cúm đêm đen


      “tôi đi vào cõi lặng

      trên bước đường tùng lộ

      vọng động

      cơn mê đời chưa tắt” (2)

      Ngay cả những tùy bút của Võ Công Liêm về tình bằng hữu (dù chưa hề gặp nhau), cũng cho thấy bản chất ân cần, quyết liệt của ông với bất cứ thể tài nào.


      Thí dụ trong bài “Du Tử Lê và tôi”, ông viết:

      “Ra khỏi cổng trường Quốc Học 1963 thì tôi biết đến Du Tử Lê. Nhà thơ đến với tôi như một thỏa hiệp, một chất liệu sáng tạo đã đánh động trái tim tôi. Một cái mốc thời đại mới, một cái gì vững tin, mạnh dạn đã tìm thấy giữa muôn ngàn lẫn lộn vàng thau của những trào lưu, trường phái hay hiến chương từ Tây sang Đông; có thể đó là một sự bình tâm cho một tâm hồn vượt thoát, có thể đó là một phản kháng nội tại do từ những nguyên nhân khác mà ra, đất phương Nam cho họ gieo hạt, nẩy mầm, phát tiết, nói theo kiểu của F. Nietzsche: ‘bi thảm của sinh tồn/the birth of tragedy’ giữa một xã hội ngổn ngang, gò đống của hai miền đất nước.


      “Trăm hoa đua nở vào thời đó, họ gặp nhau như hội trùng dương ‘trên ngọn tình sầu’. Du Tử Lê đứng giữa một khung trời khác biệt, để đi vào một ngôn ngữ thẩm mỹ thơ, chất chứa một cái gì sâu lắng, trầm tư (zen), đượm một triết lý nhân sinh vốn đã nằm nôi trong tay mẹ, để rồi ra đi như kẻ du tử giữa phong ba; du tử là một đánh đổi và rồi chấp nhận bằng một sự bi thương của cuộc đời... nhà thơ trở nên độc lập và tư duy ở một cõi riêng như định vị vai trò và chức năng của một thi nhân đối diện với thực tại. Con đường Du Tử Lê đi không vin vào sự thế mà vin vào thơ để nói lên sự thế.


      Tôi rung động trước một dòng thơ như thế. Cái ‘hoang/wild’ của tôi trong đó, thời của Thanh Tâm Tuyền và Du Tử Lê: - một trường phái lãng mạn thơ mới của văn chương Việt Nam- một cái gì mới như một cuộc cách mạng tư tưởng và có một ít chất của, A. Robbe-Grillet đã dựng nên. Du Tử Lê thắp lên ngọn đuốc để đi vào ‘rừng đen/dark forrest’ như soi rọi, như canh tân trường phái, một kiểu thức của ‘tân hình thức’; có lẽ Du Tử Lê là kẻ tiên phong avant-garde của newformalism- poetry mà chưa một lần nói đến, đến bây giờ thì nó trở thành hậu-tân-hình-thức (post-newformalism). Nhận định nầy có thể làm hư hại khuôn phép thẩm mỹ của văn chương; nhưng ở đây chỉ định lượng một giá trị của ngôn ngữ thơ, lời thơ tức linh hồn thơ là những khoảnh khắc thức tỉnh đời sống, cho nên chi đối với Du Tử Lê sử dụng ngôn ngữ để làm phương tiện cho thơ chớ thơ không phải là phương tiện của ngôn ngữ (...)


      “...Trong tâm trạng thúc đẩy tự chính mình để tìm cho mình một sự vượt thoát sáng tạo. Một: ‘sáng tạo trong tinh thần đừng để mất mình, cái tôi hôm nay phải hơn cái tôi hôm qua và kém cái tôi ngày mai’ (Nietzsche) bởi trong thơ Du Tử Lê đã cho ta tìm thấy được 2 yếu tố quan trọng ’CHỮ’ và ’ÂM’. Chữ và âm là trọng tâm chính cho thơ.


      “Du Tử Lê xử dụng tài tình chất liệu nầy. Du Tử Lê lấy thơ để nói một cái gì trong đó – a poem should not mean but be, nhưng là hiện hữu. Có những câu thơ đưa ta về ‘vô dư’ nhà Phật. Rốt ráo trong chiều sâu thơ Du Tử Lê không có Thăng và Trầm, bởi tâm thức nhà thơ, lúc ấy; là ‘tâm bình đẳng’. Cho nên thơ của Du thi sĩ trở nên thanh thoát, diệu vợi (enlightenment). Rải rác khắp nơi từ khi khởi làm thơ cho tới những tháng ngày cuối đời, Du Tử Lê chủ trương thơ chỉ cần ngữ thuật (jeu du langage) hơn là ý nghĩa, có những câu thơ đứt ngang làm cho câu thơ trở nên ‘nonsence’ nhưng cái vô nghĩa có duyên kỳ lạ. Thơ Du Tử Lê vững chắc, đông cứng, đậm đặc, cụ thể (concrete poetry) là thế. Một cách riêng của Du Tử Lê không thể ‘thuộc điạ’ dễ dàng. Hay ở chỗ đó! đến nỗi sau khi thâm nhập và ngộ được một câu thơ hay, bài thơ hay của Du Tử Lê, tôi phải ‘thốt’ bằng lời lẽ của E. Kant: ’pourquoi vert l’éternité’ cũng chẳng khác gì lời phẫn nộ J. Pollock khi nhìn tranh của P. Picasso kinh hoàng mà thốt lên cái chữ phàm tục nầy: ‘fuck!’. Một cái ‘Đi-Em’ thỏa chí tang bồng hồ thỉ. Cảm nhận được nghệ thuật là ở chỗ đó! Và đó cũng một đòi hỏi cho người đọc thơ hay ca ngâm thơ Du Tử Lê. Đều chung một cảm thức siêu thoát; đừng đi xa quá mà lạc đường thơ, nhất là thơ Du Tử Lê. Nói đến con người và thơ Du Tử Lê chúng ta không cần dẫn chứng hay bình giải hoặc so sánh Du Tử Lê với những nhà thơ lừng danh xưa nay, trong và ngoài nước, ví Du Tử Lê nầy nọ, trích dẫn những hoạt đầu như thế là một thẩm định không nói lên cái siêu lý của thơ, ngược lại làm hư hại một thiên tài chữ nghĩa thơ văn vốn đã nảy sinh giữa kỷ nguyên nầy (epic) và càng làm thế vô hình dung hạ thấp giá trị cho một thi nhân. Tại sao? bởi quá nhiều lý lẽ để bào chữa, quá nhiều cuốc xẻng để đào đục (dù đào bới, ‘bắt’ những cái hay trong thơ) mà trong lúc khắp nơi trong và ngoài nước, trước và sau chiến tranh đều đồng tình và thừa nhận với Du Tử Lê.


      “Du Tử Lê không buồn không vui trước những lời thị phi, ông mỉm cười không nói hay đó là bản chất tự tại của nhà thơ (DTL). Đánh giá phải hợp lý mới thấu suốt hồn thơ Du Tử Lê. Bởi cái chất thơ Du Tử Lê không thể nói suông (như mắm) không thể ngọt bùi (như vắt chanh) và cũng không thể ngợi ca (ẩu) như chứng nhân mà cần có con mắt thẩm mỹ quan (aesthetics) mà thấy được ý và hồn thơ Du Tử Lê. Theo quan điểm của tôi nó tiềm tàng một chất triết lý trong đó; vậy có cần dẫn chứng ở đây? Không! bởi thơ có một cá tính siêu lý, siêu nhiên vì thơ là cõi phi, tự tìm thấy trong thơ để rồi cảm nhận, dẫn chứng là biện minh, buộc thơ đi vào ngả rẽ, cái triết lý nhân sinh quan trong thơ Du Tử Lê là ý thức (consciousness) hơn là dẫn chứng, tất cả đã dàn trải hơn nửa thế kỷ qua, không cần một đòi hỏi nào khác, không cần phê bình (dưới dạng phê bình văn học nghệ thuật) khi mà mình chưa đạt tới; vậy ‘criticize’ như định mức cho một phủ nhận, điều ấy làm thương tổn cho dòng thơ đi vào đời. Tư duy của Du Tử Lê là bản anh hùng ca, thấm nhuần tình người và tình quê, tự nó đã xuyên thủng những giáo điều giả tạo, cố công tuyên truyền nhưng vẫn không hấp dẫn người nghe kể cả giới bình dân, một thứ văn chương cho mọi giới; nếu cảm nhận một cách sâu sắc. Du Tử Lê không cho mình đã thành danh, dù ở tuổi thất thập, Du Tử Lê thành danh ở quần chúng chớ không ở nơi mình; và đến nay Du Tử Lê vẫn giữ hồn thơ cho tới khi nhịp tim không còn cảm hóa. Khí tiết của một người làm thơ là ‘thép đã tôi thế đấy’. Du Tử Lê vẫn còn hít thở nguồn thơ đó cho nhân gian dù hôm nay hay mai sau. Du Tử Lê và Tôi: tôi ở đây là một bản ngã tự tại, một cái ‘self’ trong tôi, một cái ngã-mạn chưa đạt tới để phải thốt: của Zarathustra, của Kant, của Pollock, của Freud, của Sartre, của Warhol và Basquiat... vì rằng ‘tôi’chưa bao giờ ‘tới’, chứ ‘tôi’ không phải nói lên cái thân tình; tôi là cảm phục khí phách. Cho nên chi Du Tử Lê và Tôi gặp nhau bằng cảm thức vô hình của người đồng cảnh, giữa hai chúng tôi có một cái đau chung, đau thể xác và linh hồn, một quằn quại của bi thương. Giữa chọn lựa; chúng tôi chọn ‘điều hai’. Xin nhớ ‘hai’ không phải ở cái phép nhị-nguyên(!), trong cái chọn lựa nó đã có thuyết nhị-nguyên mà Du Tử Lê đã trút vào dòng thơ bất tận đó... từ bấy lâu nay...” (3)

      Tuy nhiên, lãnh vực mà Võ Công Liêm gây cho tôi ấn tượng mạnh mẽ nhất lại là Hội họa.


      Tôi được xem khá nhiều tranh của họ Võ.


      Cõi giới tranh Võ Công Liêm hầu hết là màu lạnh = tối.


      Tôi có cảm tưởng họ Võ đi tìm cái đẹp của con người qua những đường nét dị dạng. Méo mó. Mất cân bằng. Bất bình thường (rất gần với tranh Picasso). Tựa tác giả muốn cụ thể hóa đời sống mất cân bằng của con người hôm nay, sau bao nhiêu bi kịch chiến tranh và thiên tai? Hay đó cũng chính là sự “phá sản” tinh thần? Phản ảnh tình trạng thân, tâm phân liệt của những trục trặc tâm lý nhuốm bệnh?


      Tôi không biết đâu là cảm nhận sâu kín của họ Võ qua những bức tranh của đời-sống-dị-dạng-hôm-nay. Nhưng, nhờ thế, tôi không mấy ngạc nhiên, khi thấy trong tập sách viết về hội họa “2013 VCL” của Võ Công Liêm (4), ông đã cho in lại một số tranh mà, nhân dạng chỉ còn như một cái cớ, để ông diễn tả một điều gì khác hơn...?!!


      Nhận định về tác phẩm vừa kể, nhà thơ Phan Tấn Hải viết:

      “Đó là một tuyển tập tranh vẽ và các bài lý luận về hội họa, một hình thức hiếm thấy. Không chỉ là cách vẽ hiếm thấy, chính cách lý luận trong các bài viết của Võ Công Liêm cũng rất mực hiếm gặp trong đời thường.


      “Anh là họa sĩ? Vâng, Võ Công Liêm là họa sĩ rất mực hậu hiện đại ngay nét vẽ của anh, nơi đó hình người và chân dung như những phóng ảnh đã biến dạng trong trí nhớ, dù là tranh vẽ trên giấy (như tấm ‘Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E’ với những khuôn mặt dài, cơ phận trên mặt chệch nghiêng hư ảo) hay trên bố (như tấm ‘Bóng Tối’ nơi những tảng màu phi hình dạng nằm chồng lên nhau cũng đầy ẩn nghĩa như bóng tối).


      “Tranh Võ Công Liêm là những tảng màu trong trí nhớ, trong mơ, nơi hình dạng không đủ hiện ra hình dạng. Thí dụ, tấm tranh ‘Người Đàn Ông và Trăng’ là một người ngồi, đầu trông như lưỡi chiếc rìu và chúng ta không thấy trăng đâu cả, chỉ trừ vài lằn trắng như gợi ra (...)


      “...Võ công Liêm cũng là một nhà lý luận về mỹ thuật. Trong bài tựa đề ‘Modigliani: Họa Sĩ Không-Hóa’ họ Võ đã viết về họa sĩ nổi tiếng này, trích như sau:


      "...Thời gian sống ở Pháp Modi la cà khắp phố phường Paris, trao đổi hay thảo luận về hội họavới những bậc tài hoa, hay những bậc thầy mà Modi một thời ngưỡng mộ, ông thường ngồi cà phê nơi tụ hội văn nhân nghệ sĩ hay những hộp đêm, hầm rượu, say sưa tửu điếm. Modi ham vẽ như ham sống, đến đâu cũng vẽ, ông vẽ những đường nét như ‘vết chém’ qua chân dung của các nghệ sĩ như Diego Rivera, Picasso, Juan Gris, Jacques Lipchitz, Moise Kisling và Chain Soutine… với những nét bung phá đó, dần dần ông chuyển hướng qua đường nét ‘cổ-dài’ (long-necked nude) khởi từ đó Modi nghiên cứu và dồi mài đường nét ‘dài’ để tạo cho mình thế đứng riêng biệt. Qua những hình ảnh trong tranh người ta gán cho ông cái tên gọi họa-sĩ-phỉ-báng (le peintre maudit). Nhưng chính trong cái xấu xí (damnable) là cả một ngạc nhiên sau nầy khi mà người ta tìm thấy ‘chất liệu’ đó như một bản chất riêng biệt về cái bôi nhọ, chê bai mà Modi đã vẽ lên những hình tượng như thế.


      “Đời bỏ quên Modi, những đứa con tinh thần của Modi trở nên vô thừa nhận; điều đó có khác gì Van Gogh. Modi ngậm đắng lao vào đời như kẻ khốn cùng; mặc dù những năm gần đây tiếng tăm Modi đã trở thành ‘huyền-sử-ca’ trong giới văn nhân ở Paris cũng như ở cố quốc. (Nước Ý mắc cái nợ di sản của Modigliani) nhưng không phải những thừa nhận đó mà kéo Modi ra khỏi vũng tối, có những đêm say mướt dưới cơn mưa ở Montparnasse, lạnh, đói, thiếu thốn ‘poverty-stricken’ sống nương nhờ như kẻ vô gia cư vô điạ táng, một đời phóng đãng phủ quanh ông để rồi buột miệng: ‘Tôi say ngất ngư cho tới chết’ (I am going to drink myself to death) Tiếng nói đó như thổn thức cho thân phận mình. ‘Modigliani chấp nhận mọi thương đau để hoàn thành những tác phẩm mà Modi nuôi dưỡng từ khi dấn thân vào con đường hội hoạ, người đã trải qua những chặng đường khốc liệt nhất, kể cả những cuộc tình đi qua trong đời Modi. Những tác phẩm của ông chính là đời ông...’ "(5)

      Để ra khỏi bài viết này, tôi muốn mượn câu văn của Võ Công Liêm, dành cho Modigliani, để nói về Võ Công Liêm, rằng:


      “Những tác phẩm của ông chính là đời ông” vậy.


      Du Tử Lê

      (Dec. 2012 – June 2015)

      __________

      (1) Được biết nhà văn, họa sĩ Võ Công Liêm sinh năm 1943 tại Huế. Ông là cựu học sinh Quốc Học Huế. Năm 1963, ông tốt nghiệp tú tài ban văn chương. Từ năm 2000 tới 2003 ông học hàm thụ triết học Tây phương với đại học Cambridge, Anh Quốc. Về hội họa, họ Võ cho biết ông “Tự học vẽ, vẽ những ám ảnh nội tại, những vóc dáng khác nhau qua đường nét phóng túng để diễn tả trọn vẹn tình yêu và tự do”. Năm 2007, ông đã có một cuộc “Triển lãm gia đình” tại Calgary, AB, Canada...” Về sáng tác thơ, văn, Võ Công Liêm xuất hiện thường xuyên trên báo giấy, báo mạng trong và ngoài nước kể từ năm 2000 đến nay. Trước khi cho xuất bản tuyển tập “Tạp Văn”, họ Võ đã cho phát hành tuyển tập “Thơ Võ Công Liêm” năm 2008. Và, tác phẩm mới nhất của ông (XB năm 2013) là tuyển tập nghiên cứu hội họa nhan đề “2013 VCL tranh vẽ”...


      Cần liên lạc với tác giả Võ Công Liêm, xin qua địa chỉ Email: lvocong@hotmail.com


      (2), (3), (5): Nguồn dutule.com


      (4) Tác phẩm này do NXB Hội Nhà Văn ấn hành, Hà Nội, 2013. Tập chú vào ba họa sĩ ảnh hưởng sâu rộng trong giới là Salvador Dalí; Picasso và, Modigliani.


      Du Tử Lê

      Nguồn: dutule.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định

      - Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định

      - Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định

      - Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn

      - Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định

      - Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định

      - Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định

      - Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Võ Công Liêm (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Võ Công Liêm

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)

      - Giới thiệu tập tiểu luận triết học của Võ Công Liêm (Từ Hoài Tấn)

      - “Tạp Văn” Võ Công Liêm (dutule.com)

      - Đọc Sách Mới: ‘2013 VCL Tranh Vẽ Võ Công Liêm’ (Phan Tấn Hải)

      - Giới thiệu sách: Tranh vẽ Võ Công Liêm (huongquenha.com)

       

      Tác phẩm của Võ Công Liêm

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Hồ Đình Nghiêm Nhà văn đương đại (Võ Công Liêm)

      Đọc Và Nghe Thi Nhạc Khê Kinh Kha (Võ Công Liêm)

      - Thơ Võ Công Liêm

      - Cụm rượu tàn phai

      - Victor Hugo danh tài của thời đại

      - Huyền thoại về một nhà thơ Huế (viết về Quách Thoại)

      - Luân Hoán, Nhà thơ đương đại

      - Trang thơ Võ Công Liêm

      - Trang mạng

       

         Bài trên mạng:

      - vietvanmoi.fr - vanchuongviet.org - chimviet.free.fr - damau.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)