|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn
Uyên Thao
Tôi không biết Uyên Thao. Dĩ nhiên Uyên Thao cũng không biết tôi. Sau này, qua việc DCVOnline giới thiệu cuốn “Đêm Giữa Ban Ngày” của nhà văn Vũ Thư Hiên tôi mới biết ông Uyên Thao là người chủ xướng “Tủ Sách Tiếng Quê Hương” và cũng là… hàng xóm với tôi cách một lằn ranh tiểu bang.
Tôi đánh bạo xin được phỏng vấn anh để viết bài đăng báo. Thật bất ngờ, anh vui vẻ nhận lời. Trong một email tôi hỏi anh một câu mà tới bây giờ tôi còn giật mình vì sự ngớ ngẩn không thể tưởng tượng được của mình, đó là, “Trước năm 75 anh Uyên Thao làm nghề gì?"
Nhưng, cũng không thể trách tôi đâu nghen. Một người thuộc thế hệ X, chưa bao giờ thấy cuốn sách nào của tác giả Uyên Thao, cũng không thấy tên Uyên Thao trên các bài báo… chợ. Nếu có nghe người ta nói Uyên Thao là nhà văn, nhà báo thì chắc gì ông ta đã làm nghề viết văn viết báo để sống. Hơn nữa khi kiếm Uyên Thao trên mạng, tôi chỉ thấy rất nhiều những tên trùng hợp khác, nhiều nhất là… “Miss Teen Uyên Thảo”.
Anh Uyên Thao viết trả lời câu hỏi đầu tiên của tôi như sau:
Phần nghề nghiệp thì thú thực với Mộc Lan tôi không biết tôi đã sống bằng nghề gì từ sau khi rời khói mái trường. Một số giáo sư, thầy của tôi, vẫn hy vọng tôi sẽ trở thành một người nghiên cứu về khoa học. Vì một sở trường của tôi ở tuổi học trò là môn Vật Lý. Nhưng tới nay tôi không còn nhớ thế nào là trăng, thế nào là sao nữa… Và thú thực, tôi đã ngơ ngẩn trước câu hỏi về nghề nghiệp do Mộc Lan đưa ra.
Tôi được gặp Uyên Thao tại một tiệm phở. Anh gọi một tô chín và cafe đen. Bà chủ tiệm rất mừng khi thấy anh, còn nói anh Thao lúc này trông tươi hơn lúc trước.
Đúng là anh Uyên Thao có nụ cười rất tươi và giọng nói nhẹ nhàng, dù rằng trước đó anh đã cảnh cáo “Bạn bè của tôi đã bảo tôi có hai đặc điểm: Du côn và nói như đấm vào mặt người nghe.”
Không biết anh Uyên Thao có phải vì còn “ghim” câu hỏi của tôi hay không mà anh vào đề ngay, không quanh co chuyện trời trăng mây nước. Anh nói,
“Về câu hỏi của Mộc Lan thì tôi được một số người thầy khuyến khích trong việc viết báo rồi cứ viết thế thôi. Nhưng rồi tôi lại đi tù, hết nhà tù này đến nhà tù khác. Cách đây 9 năm tôi mới định cư ở Mỹ. Nên tới bây giờ tôi cũng không biết là tôi đã làm những nghề gì.”
Nhưng sau vài điều anh kể tôi biết anh từng làm trong tòa soạn của báo Sóng Thần, Sài Gòn. Những bài báo anh viết thường phản kháng những việc sai trái của chính phủ miền Nam Cộng Hòa. Lời văn chắc phải dữ dằn lắm khiến anh bị bỏ tù. Tôi thắc mắc, “Nếu anh là tù của chế độ cũ (ông Diệm, ông Thiệu) thì anh phải là “anh hùng” của chế độ mới (Cộng Sản) chứ?”
Uyên Thao cười,
À không, bởi vì tôi cũng luôn luôn chống Cộng Sản. Cái thời của tôi thanh niên căm thù Tây vô tả. Riêng tôi còn thêm một ấn tượng không thể nào quên. Đó là khi chúng tôi đi tản cư. Tôi di tản cùng với lớp học và một ông thày giáo. Khi ngừng để nghỉ là thầy lại dạy học. Thế mà Việt Minh đã bắt ông thầy tôi trói lại rồi bảo với đám học trò rằng chúng tôi xử tên Việt gian này cho các em nhé. Và họ lấy mã tấu chém đầu thầy tôi. Mà ML có biết tại sao ông ta bị khép tội Việt gian không? Chỉ vì ông ta dạy chúng tôi tiếng Pháp.
ML: Cảnh trong tù của anh UT so sánh với nhà tù của ông Vũ Thư Hiên trong “Đêm Giữa Ban Ngày” có khác nhau không?
UT: Khác chứ! Tù của Vũ Thư Hiên dễ chịu hơn vì dù sao Hiên cũng thuộc “phe ta”. Chính Hiên cũng nói với tôi như thế. Lúc đó tụi tôi thường nói với nhau “Đi nhảy với 2 em hay với 5 em?” ML biết là gì không? Có nghĩa là bị 2 hay 5 công an xúm lại đánh. Có khi họ dẫm cả chân lên ngực mình.
ML: Vậy đến lúc anh ra tù, anh nghĩ sao về những người quản giáo đã đối xử với anh như thế. Ý ML muốn nói, dù bị đày đọa, cuối cùng anh đã rời khỏi trại tù, còn những người công an kia sẽ vẫn còn bị dính chặt với nó, không khác chi bị… “ở tù suốt đời”
UT: Thực sự tôi không nghĩ nhiều về những người công an của trại. Tôi chỉ nghĩ tới những bạn bè tôi còn lại trong trại và nhất là những người đã nằm xuống. Sau này tôi có về thăm trại và cắm hương rãi rác đó đây. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy tội nghiệp cho những người công an trại tù. Đói thì có khi không đói nữa, nhưng không có trí tuệ thì mãi mãi sống trong cảnh tối tăm.
Thấy câu chuyện trở nên khá buồn, tôi đổi đề tài, “Vậy rồi tại sao anh lại dính dáng tới việc làm sách báo như hiện nay?”
UT: (Cười) À thì tôi cũng quen với các anh em lúc trước. Có những người thấy tôi lông bông lêu bêu quá nên thương tình gọi tôi vào làm ở Đài Phát Thanh Việt Nam để cho tôi được yên ổn. Thế nhưng rồi đâu cũng vào đấy, tôi không sao ngồi yên được. Thế là tôi lại ra chiến trường để lấy tin.
ML: Vậy anh có làm nghề “phóng viên chiến trường” rồi đó.
Anh Uyên Thao không trả lời, chỉ cười và lắc đầu và… lắc đầu.
Thấy tôi tỏ vẻ ngơ ngẩn về câu trả lời không trả lời của anh, lần này anh Uyên Thao chủ động kể:
Có thể nói cuộc đời của tôi lúc nào cũng trôi nổi. Đáng lý ra tôi không nên lấy vợ có con. Cuối cùng chỉ làm khổ cho họ. Cái lúc tôi ngoài 30 tuổi, quá mệt mỏi tôi lập gia đình để yên thân. Nhưng rồi vẫn không thể cưỡng lại con đường đi riêng của mình. Vậy là không chăm sóc được cho gia đình, còn làm họ khổ thêm
ML: Anh có nghĩ rằng định mệnh của anh là như thế?
UT: Có một câu của kinh Phật tôi thường nghĩ tới, đó là “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” Con người tự chọn con đường của mình, đừng đổ lỗi cho số phận. Tôi vẫn thấy tôi mắc nợ nhiều người. Nhưng cứ trả bớt nợ thì lại nhận thêm nợ mới. Như việc làm tủ sách này đây, luôn luôn có người người giúp cái này cái nọ. Thế là lại “mang nợ” nữa.
Thấy anh nhắc tới “tủ sách”, tôi hỏi tới, “Lúc này có rất nhiều người viết, Tiếng Quê Hương làm thế nào để chọn cuốn sách để in?”
UT: Cũng là rất nhiều tình cờ. Nhưng khi thấy cuốn sách nào có những điều nên được lưu giữ cho người sau biết đến thì chúng tôi mới chọn để in. Nhiều khi cũng rất khó, có những người bạn cứ nài nỉ “Anh ráng in cho em” rồi họ nằm xuống mà sách vẫn chưa in. Nhưng cũng còn phải cân nhắc giữa tình cảm cá nhân và lợi ích chung nữa.
ML: Anh có bao giờ nghĩ tới viết hồi ký?
UT: Không! Đúng ra là tôi có viết, rồi lại xóa hết, delete hết… Tôi không muốn vô tình gây thêm sự hận thù trong lòng người đọc.
ML: Uổng vậy!
UT: (Cười) Phải dứt khoát như vậy mới được. Nếu còn giữ lại thế nào cũng có lúc mềm lòng lại nghĩ đến chuyện đem ra… in.
Tôi cũng cười với anh rồi hỏi tiếp, “Vậy anh làm phần việc gì trong “Tủ Sách?”
UT: Tôi đọc, sửa lỗi và làm layout. Sau đó gởi qua cho Trần Phong Vũ để in và phát hành.
ML: Vậy là anh Uyên Thao còn biết nghề làm layout sách nữa nghen!
Uyên Thao lại cười,
Uyên Thao 1985, sau 10 năm tù cộng sản
À, lúc đó là lúc tôi đã ra tù, nhưng không được phép làm cái gì hết. Muốn đi bán cà-rem thì công an bảo là anh đi lung tung như thế làm sao chúng tôi kiểm soát. Muốn đi bán vé số thì họ nói là một ngày anh có thể liên lạc với bao nhiêu người. Tôi hỏi thế thì tôi lấy gì để sống. Họ thẳng thừng nói tội của anh đáng lẽ đã bị xử bắn!
Cuối cùng tôi phải đi bới rác để kiếm xương heo, xương bò. Sau đó đem về rửa sạch bán cho người ta xay ra làm thức ăn gia súc. Cái mùi hôi thối của những bãi rác thật kinh khủng. Nhất là lúc trời nóng lên. Thấy tôi cực quá, Văn Quang nói với tôi đi học máy vi tính. Tôi đi học. Sau đó nhận gõ máy thuê cho người ta. Trở lại câu hỏi “làm nghề gì” của Mộc Lan đó, tôi có bao giờ làm nghề gì ra nghề gì đâu! Nhưng mà cũng nhờ có học vậy nên vừa rồi máy bị hư tôi cũng mò mẫm sửa được đó chứ.
Tôi cười vì đúng là hai ngày liền anh không trả lời email của tôi. Nhân thấy anh vui vẻ tôi hỏi tới điều khó hỏi nhất, “Lúc này người ta ít đọc sách. Sách in ra làm sao bán?”
Anh trả lời tôi như thế, như thế… Nhưng ở dây, tôi xin phép anh để trích một đoạn thơ anh gởi đã gởi cho những người bạn thân vì tôi thấy đoạn thơ này nói lên rất rõ những ưu tư nguyện vọng của anh:
Hôm nay, tao đành phải xin lỗi cắt ngang chút xíu cái không khí chuyện trò thoải mái đang có của tụi mình để bàn với tụi mày một chuyện. Nó có thể sẽ đưa đến một công việc, hoặc cũng có thể chỉ là một thứ nghe qua rồi bỏ. Tuy nhiên, tao vẫn đề nghị tụi mày hãy dành cho những điều tao viết sau đây vài phút cân nhắc rồi cho thêm ý kiến.Tao tính sẽ nắm vững vấn đề hơn rồi mới bàn với tụi mày.
Tụi mày đều thừa hiểu bọn mình bạc đầu rồi nên không còn thời gian để thí nghiệm một thứ gì mà cần tính ra những chuyện nên làm và làm ngay với một cái nhìn thấu triệt để tránh những bước dò dẫm vơ vẩn.
Sau 4 tuần có mặt tại đây, tao thấy tất cả những người xa xứ như bọn mình không thể không nghĩ đến dựng một tủ sách VN cho mỗi gia đình. Ðiều đó có thể rất viển vông với những người chỉ nhìn vào các vấn đề trước mắt bằng cái nhìn thực dụng của mảnh đất này. Tuy nhiên, theo tao, đó là một việc mà những thứ như tụi mình phải nghĩ tới để ít nhất cũng không áy náy vào phút cuối đời vì những thiếu sót đối với chính những đứa con của mình.
Anh Uyên Thao nói lúc này chủ yếu chỉ ngồi trong “cái góc” để lo việc tủ sách. Ít thì giờ còn lại là để đọc sách. Khi nhắc tới việc ra mắt sách và bán sách anh kể, “Hễ ai có tổ chức và gọi tôi thì tôi mới đi.” Ngưng lại một lúc, anh tiếp, “Có lúc tôi nghĩ người ta mua sách không phải vì cuốn sách hay mà vì người ta… tội nghiệp tôi.”
Tôi nhìn người đàn ông ngồi đối diện. Trên bảy mươi, tóc bạc và gầy. Nếu như ai có lòng thương cảm “ổng dzậy dzậy mà dzẫng siêng làm wá chừng hén” thì cũng khó trách người đó. Và tôi nghĩ tới những cuốn sách của Tiếng Quê Hương, to, nặng, nhiều chữ, không dễ “nuốt”… Tôi thấy được người mua cũng khó thể mua chỉ vì thích sách.
ML: Thôi kệ người ta. Ban đầu là vậy, nhưng rồi sau khi mua, đọc… người ta sẽ thấy cái hay của sách.
Anh Uyên Thao không trả lời. Tôi biết những người đàn ông như anh, thế hệ anh, không thích người khác thương hại mình. Thấy tôi im lặng, đến lượt anh phỏng vấn tôi, “ML mà nghe tôi nói một hồi chắc sẽ thấy mọi thứ lung tung lắm?”
Tôi chớp chớp mắt vì anh nói …đúng chóc! Những ai đó, những nơi nào đó… trong câu chuyện của anh hầu như tôi chưa bao giờ nghe qua. Những người bạn đột ngột bỏ anh ra đi. Những dự tính không thành, hay đang thành hình bỗng chốc tan tành… Một thời đã qua mở ra trước mắt. Tôi đi vào một thế giới lạ lẫm như có thật, như không có thật.
“Dường như chúng tôi cứ cố gắng mãi, cố gắng mãi mà chẳng ra gì!” ‒ Anh Uyên Thao nói, vẫn bằng giọng nhẹ nhàng…
Tôi chia tay anh khi bên ngoài trời vẫn còn mưa rả rích. Những cơn mưa đầu Xuân là niềm vui của nhiều người vì chúng rửa sạch bụi phấn hoa bay ngợp trong trời, nguyên nhân của những cơn dị ứng khó chịu. Anh Uyên Thao sau đó viết trong email, “Nghe ML nhắc đến trời mưa mới sực tỉnh là gần như tôi đã quên hẳn thiên nhiên. Thật là ngu ngốc, phải không?”
Những cơn mưa cũng làm hoa Anh Đào tả tơi rơi rụng. Chỉ một vài trận mưa, cây hoa xinh tươi hơn hớn sạm hẳn đi với những cánh hoa nhầu nát. Đời hoa sao mà ngắn ngủi! Thế nhưng, Xuân sau, hoa đào vẫn xúm xít chen nhau nở hồng trên cành.
Phải chăng thiên nhiên muốn nói, nếu ra hoa được tại sao không ra hoa dù biết trời còn làm mưa. Và Uyên Thao, tại sao không viết, không in sách nếu như Uyên Thao vẫn còn có thể viết, có thể in sách cho bạn bè, cho đồng bào của mình? Hoa và chữ, môt tự nhiên, một nhân tạo, nhưng vẫn không ngừng làm thế giới này tươi sáng hơn. . /.
- Trò Chuyện Với Uyên Thao Mộc Lan Phỏng vấn
• Trò Chuyện Với Uyên Thao (Mộc Lan)
• Tủ sách Tiếng Quê hương và nhà văn Uyên Thao (Mặc Lâm)
- Tản mạn với tác giả “Giấy bút lầm than”: (1) (2) (Nguyễn Văn Lục)
- Phỏng vần nhà văn Uyên Thao (Hà Vũ/VOA)
- Phát biểu của Nhà văn Uyên Thao về Tủ Sách Tiếng Quê Hương (YouTube)
- Tiểu Sử
• Hoàng Dung - Cõi Trời Cõi Ta và Những Gợi Nhắc (Uyên Thao)
• Mai Trung Tĩnh - Tiếng thơ của một tâm hồn chứa đầy ước vọng (Uyên Thao)
• Người làm vườn độc thoại – cuộc đời của Chóe (Uyên Thao)
• Núi Cao Vực Thẳm và Những Khoảng Trống Việt Nam (Uyên Thao)
- Mai Trung Tĩnh - tiếng thơ của một tâm hồn chứa đầy ước vọng
- Quanh bản nháp phác thảo "Thơ Việt Hiện Đại 1900–1960″: Hồi Tưởng và Ước Mơ
Lời tựa cho Thân Phận Ma Trơi của Nguyễn Thụy Long
Bài viết trên mạng:
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |