1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhà văn Tuấn Huy (Du Tử Lê) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      24-1-2024 | VĂN HỌC

      Nhà văn Tuấn Huy

        DU THỬ LÊ
      Share File.php Share File
          

       

      1. Tuấn Huy, nhà văn nhìn từ phía định mệnh



            Nhà văn Tuấn Huy

      Nếu có ai cho rằng định mệnh vốn không lười biếng nở những nụ cười thân ái với nhân gian thì, tôi e đó là một nhận định có phần gay gắt thiên kiến. Bằng cớ, như tôi biết, chỉ riêng lãnh vực văn học, nghệ thuật không thôi, định mệnh cũng đã mỉm cười với khá nhiều văn nghệ sĩ.


      Trong số những nhà văn may mắn được định mệnh gõ cửa, mỉm cười, ân cần kia, có nhà văn Tuấn Huy/Nguyễn Năng Toàn, tác giả tiểu thuyết nổi tiếng “Ngày Vui Qua Mau.” (1)


      Chí ít, vẫn theo tôi thì, định mệnh cũng đã ở với họ Nguyễn như một người bạn tốt cho tới năm 1978, khi ông cùng nguyên Luật Sư Nguyễn Viết Ðĩnh (người bạn nhỏ và, vai anh của Tuấn Huy), vượt biên; thành công, chọn cư ngụ tại miền Nam California. (2)


      Theo tiết lộ của nguyên Luật Sư Nguyễn Viết Ðĩnh thì, năm 1954, Tuấn Huy ông từ giã gia đình, một mình, di cư từ miền Bắc, vào Nam. Những năm đầu ở Saigon, ông tá túc tại nhà một ông chú. Sau đấy, nhờ khả năng nói cũng như viết tiếng Pháp lưu loát, ông được một hãng xuất nhập cảng của người Anh, tuyển dụng trong vai trò đại diện hãng. Chức vụ sau cùng ông giữ cho tới tháng 4, 1975, là giám đốc của hãng xuất nhập cảng này.


      Thành công sớm trong lãnh vực đời thường, bản chất lại là người quảng giao, yêu quý anh em văn nghệ, nên căn nhà của Tuấn Huy ở thành phố Gia Ðịnh, sớm trở thành nơi lui tới của khá nhiều anh em văn nghệ sĩ thời đó. Ðiển hình như nhà thơ Phạm Công Thiện. Họ Phạm đã chọn ngôi nhà của Tuấn Huy, như một địa chỉ của ông, ở Saigon.


      Những ai từng có dịp ghé thăm nhà văn Tuấn Huy, đều không ngạc nhiên khi thấy trong nhà, treo nhiều tranh của một số họa sĩ thân thiết với ông, như Ðinh Cường, Trịnh Cung,…


      Cách đây khá lâu, khi đề cập tới cái chết của nhà thơ Phạm Công Thiện, trong một bài viết có tính cách hồi ức của mình, họa sĩ Trịnh Cung* đã nhắc tới cố nhà văn Tuấn Huy, nguyên văn như sau:

      “…Tôi bắt đầu đọc lại Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học, bản in cũ do Lá Bối xuất bản năm 1965. Tôi đặc biệt chú ý đến một trong hai lá thư dùng mở đầu cho cuốn sách này mà Thiện gửi cho Huy và Hồng. Ðó chính là bức thư Thiện viết cho Huy tại Nha Trang tháng 6 năm 1963, năm Thiện mới 22 tuổi, với lời lẽ rất u buồn, đầy tâm trạng. Trước kia tôi không chú ý lắm về hai lá thư này mà bị phần nội dung chính của Ý Thức Mới cuốn đi như một dòng nước xoáy, tôi cứ chìm ngày càng sâu tận đáy của hố thẳm. Lúc đó, cách nay 48 năm, tôi cũng mới 24 tuổi.”


      “Huy, suốt đời tôi chắc chắn không bao giờ tôi quên được đôi mắt ướt lệ của một nàng ca sĩ mà chúng mình đã nhìn thấy vào một đêm mưa tầm tã trong một phòng trà mờ tối ở Sài Gòn. Hình ảnh đau buồn lặng lẽ ấy đã ám ảnh tôi suốt những đêm dài âm u ở vùng biển xanh. Tôi vẫn không quên được một tối cùng ngồi với Huy nơi một quán rượu bên bờ sông Sài Gòn. Ðêm ấy, trời làm mưa, trời làm gió… Mưa phủ kín hết những chiếc tàu. Mưa phủ kín hết những hoài vọng triền miên của tuổi trẻ… Huy là nhà văn Tuấn Huy, tác giả của tập truyện Ngày Vui Qua Mau, cũng là một trong vài người bạn ban đầu khi tôi còn chân ướt chân ráo ở Sài Gòn những năm 60. Huy là người Bắc di cư hiền lành, vui tính, hay chia sẻ. Sau này tôi được gặp anh vài lần trong mấy dịp tôi qua Mỹ. Anh không còn viết nhiều như trước vì bận việc cơm áo nơi xứ người. Anh làm việc cho một văn phòng luật sư ở Bolsa, quận Cam, Cali. Không biết bây giờ, sau hơn 10 năm không gặp lại, Tuấn Huy, bạn đang ở đâu, làm gì?…” (3)

      Về sự nghiệp văn chương, Tuấn Huy/Nguyễn Năng Toàn cũng được ghi nhận là thành công rất sớm. Trong 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, họ Nguyễn có một số tiểu thuyết, tới nay, vẫn còn được nhiều người nhắc đến, như: Nỗi Buồn Tuổi Trẻ, Ngày Vui Qua Mau, Yêu trong bóng tối, Hương Cỏ May, Vòng tay Chờ Ðợi, v.v…


      (Một số tác phẩm kể trên, sau năm 1975, được nhà xuất bản Xuân Thu ở miền Nam Cali chọn in lại. Ðó là những cuốn như: Yêu Trong Bóng Tối. Hương Cỏ May…)


      Thời gian tạm trú tại trại tỵ nạn, Tuấn Huy có truyện dài “Bến Lỡ.” Sau đấy, ở quê người, ông đã cho xuất bản thêm nhiều tác phẩm mới như “Dòng Sông Trong Giọt Nước,” “Thềm Sương Mù” (tiểu thuyết). “Xuôi Dòng Trầm Cảm” (tâm cảm) và, “Những Sợi Mưa Hư Ảo,” tiểu thuyết. Tác phẩm này tuy đã được in thành sách, nhưng ông chú thích “Ấn phẩm đặc biệt này dành riêng cho tác giả không bán.” Ngay nơi trang đầu của tiểu thuyết (có thể coi là sau cùng), nhà văn Tuấn Huy ghi “Thương nhớ Uyển Hương và gửi các con…”


      Tưởng cũng nên nói thêm, Uyển Hương là khuê danh người bạn đời của tác giả “Vòng Tay Chờ Ðợi.” Bà mất trong chuyến vượt biên hồi tháng 7 năm 1981 ở Biển Ðông.


      Từ đó cho tới ngày từ trần, nhà văn Tuấn Huy không hề tục huyền. Ông ở vậy nuôi 6 người con. Tất cả đều đã thành đạt.


      2. Ngọn Hải Đăng Nào Trong Tiểu Thuyết Của Tuấn Huy?


      Về phương diện văn chương, có người cho rằng Tuấn Huy / Nguyễn Năng Toàn là nhà văn viết dễ dàng…. Theo tôi, kết luận này không phải là câu trả lời thỏa đáng cho sự thành công của họ Nguyễn, căn cứ trên những tiểu thuyết ông đã cho xuất bản.


      Đọc kỹ truyện của Tuấn Huy, người đọc sẽ nhận ra rằng, chẳng phải khi không mà những người trẻ miền Nam một thời, rất ưa thích truyện của ông.


      Nhà văn Tuấn Huy (Hình Nguyễn Viết Đĩnh)

      Nếu cần phải tìm cho ra một sự xuyên suốt những sáng tác của Tuấn Huy, hoặc chỉ danh ngọn hải đăng nào(?) soi, rọi dọc lộ trình nội dung tiểu thuyết Tuấn Huy - - Từ “Nỗi buồn tuổi trẻ”, qua tới những tác phẩm kế tiếp như “Ngày vui qua mau”, “Yêu trong bóng tối”, “Hương cỏ may”… Theo tôi, có dễ đó là tính hoài nghi, cô đơn, mất định hướng của tuổi trẻ trong chiến tranh.


      Tuổi trẻ miền Nam một thời, từng là nạn nhân và cũng là con tin tuyệt vọng, trực tiếp của cuộc chiến. Họ lớn lên, sống với hoài nghi và những câu hỏi không lời giải đáp, trong một thời thế đốn mạt. Một thời thế xâm thực mọi niềm tin! Tuổi trẻ không tìm thấy tia sáng hy vọng nào, ngoài chán nản, bất mãn…


      Thác lời nhân vật Vĩnh, trong tiểu thuyết “Yêu trong bóng tối”, Tuấn Huy viết:

      …“Vĩnh im lặng. Trong ký ức của anh thốt nhiên sống dậy những hình ảnh đen tối thê thảm. Anh nghĩ đến cuộc chiến tranh mà anh đã tham dự. Nghĩ đến những thân thể gầy còm vì thiếu cơm thiếu gạo. Nghĩ đến những ông già, những đứa trẻ, những người đàn bà; và ngay cả lớp thanh niên nam nữ cùng trang lứa với mình, đã phải sống một cuộc đời không đáng gọi là đời người nữa. Họ quằn quại, rên xiết dưới đủ mọi hình thức đàn áp, của cả bên kia lẫn bên này. Họ kéo dài những ngày tháng bi đát giữa hai mũi dùi,và nai lưng đón nhận những oán thù chồng chất…” (Tuấn Huy, “Yêu Trong Bóng Tối”, trang 181.) (4)

      Ở tư cách nhà văn, qua tiểu thuyết, Tuấn Huy còn ghi nhận tuổi trẻ thế hệ của ông bi thảm hơn nữa! Khi họ không chỉ bơ vơ, lạc lõng giữa cuồng lưu đời sống mà, họ cũng cô đơn, thất lạc ngay trong tổ ấm, nơi được gọi là gia đình của họ.


      Qua nhân vật nữ, tên Kim, Tuấn Huy viết:


      “…Nhưng chưa bao giờ em cảm thấy em khổ sở hơn. Má em cũng chẳng khi nào hiểu em nổi. Bà tưởng rằng em đã hư hỏng. Và những điều em nói với bà toàn là bịa đặt…” (5)


      Vẫn theo ghi nhận của họ Nguyễn thì, sự hoài nghi không chỉ là những ngọn lửa thường trực bập bùng cháy phỏng thần trí những người trẻ, vốn không có được cho họ một điểm tựa tinh thần vững chắc. Mà, ngay cả nhân vật chính trong tiểu thuyết “Hương cỏ may”, được tác giả giới thiệu là một Sư Huynh, cũng ngơ ngác, hoang mang không kém.


      Nơi những dòng chữ đầu tiên của truyện, nhân vật này cũng đã cất tiếng hỏi, cũng đã tự tra vấn mình, vì những hoài nghi ngày một lớn cao, gập ghềnh trong cảm nhận sâu thẳm:

      “… ‘Kính mừng Maria đầy ơn phước, đức Chúa Trời ở cùng Bà…’ Đọc xong mười kinh kính mừng, người sư huynh vẫn quỳ. Anh cầu nguyện: ‘Lạy Chúa, xin Chúa giúp đỡ, để con vững tâm noi theo mãi mãi con đường thánh thiện của Người. Từ ít lâu nay, tâm hồn con đã bị xao động. Con không còn đủ bình tĩnh và sáng suốt như trước. Xin Chúa cho con chọn sự lành và lánh xa sự dữ. Con tin cậy kính mến Chúa trên hết mọi sự ở đời’…” (Tuấn Huy, “Hương cỏ may”. Trang 9). (5)

      Ở một đoạn khác, nhân vật Sư Huynh của Tuấn Huy thú nhận:

      “…Anh băn khoăn về cuộc chiến đấu âm ỉ nhưng dữ dội – sự đối kháng của tuổi trẻ trước cuộc đời - Hốt nhiên, anh nghẹn ngào một cảm giác cô đơn. Trước mặt là vùng biển lạnh. Trời đen tối không cùng. Và hôm nay chắc biển động nên chẳng có chiếc thuyền đánh cá nào ra khơi… ‘Trong mọi vẻ đẹp trần gian, con như đều thấy rõ Chúa. Vậy mà, lạy Chúa, đôi lúc con yêu Chúa ít hơn. Có lẽ tại bao nhiêu tội trọng đã xua đuổi Thiên Chúa ra khỏi tâm hồn con rồi’ “. (6)

      Dù cố tình chọn nhân vật chính cho tiểu thuyết của mình là “Sư Huynh”, hiểu theo nghĩa nhân vật thuộc về một thành phần ít oi trong xã hội. Thành phần được huân tập, xây dựng, trưởng thành trong ánh sáng chói lòa của Ơn-Thiên-Triệu. Nhưng cách gì, theo tác giả, nhân vật kia cũng vẫn là một con người. Con người hiểu theo nghĩa bản năng. Yếu đuối. Nói cách khác, vị Sư Huynh nọ đã bị những trận bão cám dỗ cuốn đi! Hoặc bị quỷ Satan bắt hồn dẫn về địa ngục:

      “…’Chắc Tư bây giờ cũng đang chờ đợi tôi. Nàng đứng ở khung cửa đó, những ngón tay mềm vuốt ve quanh vòng cổ trắng ngần. Nhưng Tư ơi, tôi không thể quay lại nữa. Không có một sức mạnh tinh thần nào trói buộc được tôi cả... Tôi sẽ bỏ đi. Tôi lại lao đầu vào những ngày lang thang vô tận. Những ngày nghèo khó, ăn mày bám víu bạn bè; những ngày không định hướng, không mục đích; những ngày đốt thuốc hoang phí tuổi trẻ; những ngày say mềm ngủ vùi trên ghế đá công viên… Tuy có lúc, tôi đã nghĩ rằng, tôi sẽ ở lại đây, mà sống bên Tư cho đến chết. Thời gian ngắn ngủi thần tiên vừa qua, tôi đã tìm được một chút - chỉ một chút thôi - quân bình trí não nơi thành phố nhỏ bé này, trong căn nhà ấm cúng của Tư. Nhưng bây giờ tôi lại muốn lao vào những cơn điên say cuồng loạn. Tôi muốn chạy, muốn nhẩy, và hét lên một tiếng thật to, để rồi phóng mình xuống hỏa diệm sơn thăm thẳm…” (7)

      Đó là một phần tâm cảnh vị sư huynh, trong truyện Tuấn Huy


      Qua nhân vật nêu trên, tôi nghĩ, phần nào giải thích được sự yêu thích truyện Tuấn Huy của lớp độc giả trẻ tuổi của miền Nam trước đây.


      Nếu nhân vật này không hiện ra như một lời “tự-biện-hộ” cho cuộc sống mất phương hướng, tuyệt vọng, chán nản, buông trôi của giới trẻ thì, Sư Huynh trong tác phẩm của họ Nguyễn, với những cuộc tình bão táp, những thành phố đi qua, sống với…, chí ít cũng đáp ứng mơ ước hoặc khát khao thầm kín của đa số độc giả đó vậy.


      3. Bối cảnh và dữ kiện trong tiểu thuyết Tuấn Huy


      Tuy ngọn hải đăng soi, rọi dọc lộ trình nội dung hầu hết những tiểu thuyết của Tuấn Huy là tính hoài nghi, cô đơn, mất định hướng của tuổi trẻ trong chiến tranh.


      Tuổi trẻ, một thành phần của xã hội miền Nam những năm (19)60 và (19)70 từng là nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến và, cũng là con tin tuyệt vọng của tương lai… Nhưng đọc truyện Tuấn Huy/Nguyễn Năng Toàn, thảng hoặc người đọc vẫn bắt gặp những đoạn văn chứa đựng ít, nhiều chất thơ. Trước những so sánh hay liên tưởng này của họ Nguyễn, tôi muốn ví chúng như những que diêm bất ngờ; bật lên những ngọn lửa xanh, chấp chới giữa trùng trùng bóng tối.


      Trong tiểu thuyết “Hương Cỏ May,” qua nhân vật chính tên Ðông, Tuấn Huy viết:


      “…Lá cây còn xanh và tôi đang sống. Một ngày kia lá cây vàng và sẽ rụng. Rồi tôi sẽ chết khi thời gian vụt qua. Nhưng có hề gì. Nếu một ngày kia tôi chết, khi tôi đã được một lần xanh như cây lá…” (Sđd. trang 27)


      Hoặc:


      “Thở dài. Ðông đứng dậy, tiếp tục bước. Một mùi hương đêm – xa lạ – thoáng gặp trong không gian. Những tiếng tây-ban-cầm dồn dập và trong sáng. Niềm hoan lạc điên dại đã phai tàn. Tất cả những háo hức trào lên như một lớp bọt. Rồi lớp bọt đó sẽ vỡ ra và tan đi… Có tiếng còi tàu thủy hú lên ở đâu đó. Phải chăng có một con tàu vừa nhổ neo rời xa đất liền?…” (Sđd. trang 182).


      Nếu hai trích đoạn trên là những dợn mây hẫng nhẹ, trôi giữa bầu trời tiểu thuyết Tuấn Huy, thì bối cảnh tiểu thuyết của ông, lại luôn được xác định một cách minh bạch. Chúng không hề là một thành phố (tưởng tượng) nào đó…! Chúng cũng không là một thị trấn (nào đó), hiện ra như một thách đố khả năng phỏng đoán của người đọc!



      Thực vậy. Những ai từng sống ở Nha Trang, Ðà Lạt, đọc “Hương Cỏ May” của họ Nguyễn, tôi nghĩ sẽ rất vui khi gặp lại những con đường, những địa danh làm thành nhan sắc riêng những nơi chốn mình đã ở.


      Ðây là Nha Trang, nơi nhân vật Ðông (cũng như tác giả?) từng một thời gắn bó:

      “Cúi gầm mặt xuống, anh đi thật nhanh như một người muốn lẩn trốn. Con đường Yersin với những cây muồng. Bãi biển ở cuối con đường ấy (…). Anh đứng lại. Biển cả mở ra bao la một màu xanh. Phía tay mặt anh, những công viên với những hàng cây cắt xén đều đặn. Xa nữa là mạn Cầu Ðá và Hải Học Viện…” (Sđd. trang 17)

      Còn đây là Ðà Lạt theo ghi nhận của Tuấn Huy:

      “Ðông nhìn những căn nhà mái tôn ở dưới mạn cư xá. Trên kia – qua con đường Quang Trung – những biệt thự sang trọng quét vôi, sáng sủa (…). Một chiếc xe ca từ miệt Mê Linh xuống chợ. Ðông giơ tay ngoắc lại. Hết khu địa dư. Qua một chiếc cầu. Sân vận động. Hồ Xuân Hương. Nhà Thủy Tạ… Gió lùa vào lạnh căm. Ðông thấy Ðà Lạt vẫn buồn và đẹp như một người em gái họ xa – bị lao phổi – ngồi bên cửa sổ, trong vùng êm đềm kỷ niệm…” (Sđd. trang 207).

      Và bối cảnh Hà Nội trong tiểu thuyết “Yêu Trong Bóng Tối,” nơi tác giả đã sống trọn thời niên thiếu của mình:

      “…Người anh lớn của Vĩnh đi theo kháng chiến từ cuối 1946. Ở nhà, chị Hạnh phải đi làm phụ rửa chai dưới nhà máy rượu. Và Vĩnh phải bỏ học để đi làm thợ sắp chữ trong một nhà in (…). Mỗi ngày từ ngăn hầm tòa-án, Vĩnh đi dọc con đường Hàng Bông Thợ Ruộm, lên tận cuối phố hàng Ðẫy để làm việc (…). Hết giờ làm việc, Vĩnh đi lang thang giữa những phố đông người. Ra ngồi ở bờ sông, hoặc ngồi bên Hồ Gươm…” (Sđd. trang 30)

      Theo một số bằng hữu thân thiết với nhà văn Tuấn Huy/Nguyễn Năng Toàn thì, họ Nguyễn không chỉ nêu đích danh nơi chốn được dùng làm bối cảnh cho mọi diễn biến truyện mà, những nhân vật chính trong tiểu thuyết của ông, cũng được mô phỏng, hoặc tiểu thuyết hóa từ đời thực của bằng hữu quanh ông. Hoặc đó là chính ông, đã cải dạng phần nào.


      Hơn một người bạn thân của Tuấn Huy cho biết, nhân vật Ðông “Hương Cỏ May” của họ Nguyễn, là hình ảnh và đời thực của cố thi sĩ, Giáo Sư Phạm Công Thiện.


      Những người biết rõ cuộc đời Phạm Công Thiện từ những ngày còn trẻ, cũng xác nhận, họ Phạm từng có một thời gian khá dài, sống ở thành phố Nha Trang. Trước khi cải đạo, ông vốn là một Ky-Tô hữu. Công việc chính, gần như suốt đời ông, là dạy học (giống nhân vật Ðông trong truyện).


      Những cá tính mạnh mẽ của Phạm Công Thiện, như uống rượu, hút thuốc liền tay; như không ngần ngại ném mình vào những đam mê dữ dội… Hoặc thường trực nổi loạn; thường trực đập tan, xóa bỏ chính mình… để phiêu lưu, để tựu thành một “tôi” khác… cũng được Tuấn Huy mô tả chi tiết, đầy đủ.


      Nhưng điểm dễ nhận diện về con người Phạm Công Thiện nhất, là khả năng ngoại ngữ. Sự uyên bác của ông về phương diện văn học và triết học (nhất là văn học và triết học Tây phương). Ở điểm này, qua nhân vật Ðông, tác giả “Hương Cỏ May” viết:

      “…Anh nhặt ba bốn que tăm, loay hoay xếp thành những chữ M, rồi T, rồi L, rồi K…


      “Khánh hỏi:


      “- Sao dạo này thầy Ðông không viết sách nữa. Ở trên này, ngày trước học sinh, sinh viên đều thích đọc sách của thầy. Cuốn nhận định về Metamorphose của Kafka, thầy viết rất hay…


      “Ðông xóa bỏ những que tăm đi. ‘Tài năng của tôi ngày trước còn hay không? Hoặc chính tôi đã phá hủy nó rồi’:


      “- Vâng. Có lẽ dịp này tôi sẽ viết lại. Nhưng tâm hồn tôi đã chuyển sang một chân trời khác. Những cái tôi sắp viết, sẽ không còn giống những cái ngày trước. Có thể tôi sẽ nhìn cuộc đời bằng một nhãn quan mới – nhãn quan của người đã nhìn rõ được mình…” (Sđd. trang 241, 242).

      Hoặc:

      “…Tiếng máy chạy dồn dập giữa những tiếng cười vui. Ðông nghĩ đến những mảnh đời cần mẫn và an phận. ‘Họ hạnh phúc hay tôi hạnh phúc? Có lẽ phải đập vỡ cái đầu này ra rồi sống thế kia lại sung sướng hơn. Heidegger-Kafka-Henry Miller-Nietzsche-Faulkner-William Saroyan… Tất cả, tôi đã tìm đến và tôi đã chán ngán. Tôi phải có một nơi bình yên để lui về nghỉ ngơi khi đã quá mệt mỏi và buồn khổ…” (Sđd. trang 296).

      Lại nữa, thành phố Mỹ Tho, nơi sinh của Phạm Công Thiện, cũng được Tuấn Huy nhắc tới.


      “Ngày Vui Qua Mau” như cuộc đời của tác giả… “qua mau” – Những nụ cười thân ái của định mệnh dành cho họ Nguyễn, cũng đã tắt – Nhưng tiểu thuyết Tuấn Huy không hề… “qua mau” – Nếu không muốn nói chúng có đời riêng, nghịch chiều với đấng sinh thành ra chúng.


      Du Tử Lê

      (12 tháng 3, 2013)


      Chú thích:


      (1) Nhà văn Tuấn Huy/Nguyễn Năng Toàn sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông mất ngày 24 tháng 2 năm 2012, tại miền Nam California.


      (2) Nguyên Luật Sư Nguyễn Viết Ðĩnh có văn phòng cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý ở thành phố Westminster, quận hạt Orange County, Cali. Nguyên Luật Sư Nguyễn Viết Ðĩnh là anh ruột của bà Uyển Hương, người bạn đời của tác giả “Ngày Vui Qua Mau.”


      (3) Nhà thơ, được coi như triết gia Phạm Công Thiện sinh năm 1941 tại Mỹ Tho. Ông mất ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas.


      * Họa sĩ Trịnh Cung hiện sống ở Saigon. Bài viết về Phạm Công Thiện của ông, tìm được trên trang mạng Wikipedia-Tiếng Việt.


      (4) Nhà Xuân Thu chụp lại bản in ở Saigon trước tháng 4-1975, phát hành tại Hoa Kỳ. Không ghi nơi chốn, năm tháng xuất bản.


      (5) Vẫn do Nhà Xuân Thu chụp lại bản in ở Saigon trước tháng 4-1975, phát hành tại Hoa Kỳ. Không ghi nơi chốn, năm tháng xuất bản.


      (6) Sđd. Trang 163.


      (7) Sđd. Trang 179.


      Du Tử Lê

      Nguồn: dutule.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định

      - Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định

      - Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định

      - Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn

      - Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định

      - Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định

      - Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định

      - Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Tuấn Huy (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tuấn Huy

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhà văn Tuấn Huy (Du Tử Lê)

       

      Tác phẩm của Tuấn Huy

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Song Linh - Ngọn Lửa Tắt Giữa Mùa Xuân Hoa Máu (Tuấn Huy)

      Một Nhà Văn Lặng Lẽ (Tuấn Huy)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)