|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà báo Từ Thức
Nói về những điều mà người ở trong nước 'không thể nói được' là một trong những may mắn của chúng tôi và đó còn là một 'bổn phận', một nhà báo tự do và blogger người Việt từ Paris nói về công việc viết lách của mình với BBC Tiếng Việt.
Chúng tôi chỉ là một nhóm anh em tập hợp với nhau và mỗi năm góp một số tiền và từ đó lấy ra để tài trợ cho tờ báo của mình, làm báo với tôi 'hoàn toàn là vì nghĩa vụ' chứ không đòi hỏi tiền bạc gì hết, một nhà báo có ba thập niên gắn bó với một tờ báo tiếng Việt từ Pháp chia sẻ.
Trước hết, nhà báo, blogger Từ Thức nói với BBC về những chủ đề mà ông quan tâm khi viết báo và blog:
"Nói chung là tất cả những chủ đề gì có liên hệ tới Việt Nam, quan niệm của tôi như thế này. Mỗi một người phải đóng góp một cái gì cho đất nước, chúng tôi không có ở trong nước, chúng tôi không trực tiếp đóng góp được, chúng tôi không đi biểu tình, không đi đòi hỏi cái này, cái kia như những người ở trong nước, thì việc mà chúng tôi có thể đóng góp được là thứ nhất gửi thông tin về.
"Là bởi vì bên này rất nhiều thông tin, chúng tôi lựa những thông tin nào có thể có ích cho kiến thức, cho sự tìm hiểu ở trong nước, thì chúng tôi viết về. Điều thứ hai nữa là nói về những điều mà người ở trong nước không thể nói được. Chúng tôi có một may mắn là chúng tôi có tự do thì phải sử dụng cái tự do đó để gửi trả lại những thông tin đó cho mọi người ở trong nước."
.....
Bổn Phận Với Đất Nước
Gần đây Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua một đạo Luật về An toàn mạng, đaọ luật này cũng đã được Chủ tịch nước ký quyết định ban hành theo truyền thông Việt Nam, trả lời câu hỏi liệu khi luật này đi vào có hiệu lực, việc viết blog và làm báo của giới cầm bút độc lập ở hải ngoại, như ở Pháp, có bị ảnh hưởng, hoặc gây ra thay đổi gì hay không, nhà báo, blogger Từ Thức nói:
"Tôi nghĩ rằng ảnh hưởng đối với người ở ngoại quốc thì sẽ rất hạn chế, tại vì ở đây không ai cấm chúng tôi viết hết. Mà cũng rất khó ngăn chặn các thông tin từ ngoại quốc về. Việt Nam dù có muốn tới đâu chăng nữa, họ cũng chưa có đủ khả năng kỹ thuật để ngăn chặn chuyện đó.
"Có thể vấn đề đặt ra với người trong nước nhưng mà không phải là với những người như chúng tôi ở hải ngoại, mà chính vì lẽ đó, chúng tôi tự thấy mình phải có bổn phận phải làm việc nhiều hơn nữa để 'tiếp lửa' cho anh em ở trong nhà."
Bình luận về chuyện khó và dễ khi từ nước ngoài viết blog về Việt Nam, nhà báo, blogger Từ Thức nói:
"Viết về Việt Nam, cái quan trọng nhất là phải tự cảnh giác, phải đừng lấy những tin nào mà nó không chính xác, không có nguồn gốc thật đúng đắn, bởi vì nếu mình cứ lựa những tin nào hợp với ý mình, hay hợp ý của độc giả của mình thôi, nhiều khi mình sẽ đưa những tin thất thiệt ra.
"Thành ra bổn phận đầu tiên của chúng tôi là sự trung thực, mà muốn sự trung thực đó thì phải kiểm soát, so sánh tin tức của ngoại quốc, tin tức các nguồn khác nhau để khi những cái mà mình viết ra, nó là sự đúng đắn. Bởi vì không có gì mà tồi hơn là làm báo hay viết báo mà căn cứ trên những nguồn gốc sai sự thực. Sai sự thực vì thứ nhất không có đứng đắn, không đàng hoàng. Sai sự thực vì mình muốn bóp méo sự thực. Thì trong cả hai trường hợp đó, nó không xứng đáng với một người làm báo."
Trước câu hỏi vì sao không giữ sự im lặng khi đã ra nước ngoài để được an toàn hơn, mà lại lựa chọn lên tiếng và viết blog như đã và đang làm, nhà báo, blogger Từ Thức đáp:
"Lý do rất đơn giản là tôi là người Việt Nam, tôi sinh ra ở Việt Nam, thì cả quá khứ của tôi là ở Việt Nam, tôi ở ngoại quốc với thời gian lâu hơn thời gian tôi đã sống ở Việt Nam, nhưng tôi sinh ra ở Việt Nam, cả thời niên thiếu của tôi ở Việt Nam, thành ra sự liên hệ của chúng tôi đối với Việt Nam rất quan trọng.
"Anh muốn quên? Nhiều lúc cũng muốn quên thật, bởi vì nhiều tin đến từ Việt Nam chỉ làm cho mình buồn thôi, chỉ làm cho mình mất ngủ, chứ không có gì hạnh phúc, không có gì sung sướng, thỏa mãn, không có gì hãnh diện hết, thành ra nhiều lúc muốn quên, nhưng mà quên không được. Sớm muộn thì cũng trở lại, là vì sao? Là vì mình thấy là mình không thể bỏ được.
"Bỏ thì thương mà vương thì tội, đó là đất nước của mình. Một lúc nào đó, dù là anh muốn bỏ đi, cũng có một lúc nào đó, anh nghĩ rằng mình phải làm một việc gì đó - cái bổn phận của mình còn gắn bó với đất nước mà mình đã lớn lên."
Trên đây là quan điểm riêng của các nhà báo, bloggers tham gia trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt. Các cuộc phỏng vấn do BBC thực hiện trong loạt bài ghi chép những câu chuyện về người Việt ở hải ngoại, từ các giới hoạt động, nghiên cứu văn hóa, hoạt động xã hội, thiện nguyện, nhân chứng lịch sử, doanh nhân, nhà khoa học.
Quốc Phương
BBC Tiếng Việt
5 tháng 9 2018
- Chúng tôi có một bổn phận là viết về quê hương Quốc Phương Phỏng vấn
• Chúng tôi có một bổn phận là viết về quê hương (Quốc Phương)
(vietnamvanhien.net)
• VVH (Từ Thức)
• Chân Trời Mới: An Ninh Mạng (Từ Thức)
• Văn Hóa Quỳ (Từ Thức)
• Phim "Ile de Lumière" (Từ Thức)
• Tiểu Tử, Những Giọt Nước Mắt, Những Tiếng Thở Dài (Từ Thức)
- Bài phát biểu của nhà báo Từ Thức trong buổi Tưởng Niệm 30/4/2023
- VVH
Tác phẩm trên mạng:
- diendantheky.net - vietbao.com
- damau.org - danchimviet.info
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |