|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
TRỊNH • Y • THƯ
Thư đầu sách: LUÂN HOÁN
Lời giới thiệu: ĐẶNG THƠ THƠ
Thiết kế bìa: UYÊN NGUYÊN TRẦN TRIẾT
Ảnh chân dung: NGUYỄN BÁ KHANH
Viết về Trịnh Y Thư:
DU TỬ LÊ • NGUYỄN ĐỨC TÙNG • PHẠM XUÂN NGUYÊN • BÙI VĨNH PHÚC • NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH • NINA HÒA BÌNH LÊ
THƯ ĐẦU SÁCH
Luân Hoán
Ngôn Ngữ đặc biệt về “tác giả tác phẩm”, cuốn này hân hạnh được giới thiệu đến quý bạn đọc, một cây bút tài danh đã viết và thành công trong hầu hết trong nhiều bộ môn văn học nghệ thuật qua bốn thập niên. Tác giả đó là nhà văn Trịnh Y Thư.
Ông tên thật Trịnh Ngọc Minh, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1952 tại Hà Nội, trưởng thành tại Sài Gòn, du học và hành nghề điện tử viễn thông tại Hoa Kỳ cho đến khi hưu trí vào năm 2018.
Như đã thượng dẫn, Trịnh Y Thư là một người đa tài, chúng tôi xin giới thiệu đại khái về từng bộ môn ông đã sinh hoạt.
Trong bộ môn văn, ông đã viết và phổ biến rộng qua sách in từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dịch, khảo cứu, nhận định văn học, tùy bút, tạp bút, tạp luận.
Với bộ môn thi ca, ông có một số ít bài theo phong cách vần điệu nhưng không cùn mòn. Chúng tôi nghĩ ông rất hứng thú và chuyên về trường ca, hoặc những bài viết có số lượng câu không quá ngắn hoặc quá dài, và ông cũng sử dụng cả lối thơ Hokku với chỉ 3 câu cho từng khổ. Điểm đặc biệt, dù viết với hình thức nào, chủ yếu thơ ông cũng nghiêng về suy tư, giàu tư tưởng, sau khi tinh tế cảm nhận mọi sự việc trong cuộc sống, nhưng không vì thế thơ thiếu vắng mượt mà của tình người.
Trịnh Y Thư là một người rộng kiến thức, tiếp thu lâu năm văn học nước ngoài, nên bên cạnh thông hiểu về văn hóa văn chương, ông đã tạo cho mình một bản chất trầm tĩnh, khiêm nhường, chừng mực, hòa đồng, không cục bộ… những điều này đã giúp ông một thời làm chủ bút tạp chí Văn Học tại hải ngoại khởi sắc, cũng như rất thành công trong việc điều hành nhà xuất bản Văn Học Press lẫn tờ Việt Báo Weekly News sau đó. Sức làm việc, sáng tác có giá trị cao của Trịnh Y Thư, bên cạnh những tác phẩm chuyển ngữ, đã nhanh chóng đưa tên tuổi ông đến nhiều bạn đọc của lứa tuổi đã về già, cũng như những người đang phơi phới mới lớn, tại nhiều quốc gia có sách báo Việt ngữ, và ngay ở Việt Nam cũng đón nhận và phổ biến sách của ông.
Trong số Ngôn Ngữ về Trịnh Y Thư này, chúng tôi tuần tự giới thiệu tiêu biểu một số sáng tác của ông qua nhiều bộ môn như kể trên. Đồng thời chúng tôi xin cảm ơn các tác giả đã viết về ông, qua những nhận định tinh tế, khách quan và chân tình. Các vị đó là những nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo văn học, với những quý danh thật rực rỡ, đáng tin cậy như: Nina Hòa Bình Lê (chủ bút Việt Báo hiện tại), nhà văn Đặng Thơ Thơ, nhà văn Đinh Từ Bích Thúy (qua đối thoại văn học với Trịnh Y Thư), nhà thơ văn Nguyễn Thị Khánh Minh (Hoa Kỳ), nhà biên khảo văn học Bùi Vĩnh Phúc (Hoa Kỳ), nhà biên khảo văn học Phạm Xuân Nguyên (Việt Nam), nhà thơ và biên khảo văn học Nguyễn Đức Tùng (Canada), nhà thơ và biên khảo văn học Du Tử Lê (1942-2019).
Ngoài công trình thơ văn biên khảo… nhà văn Trịnh Y Thư còn là tay chơi Tây Ban Cầm xuất sắc. Ông có khả năng và đã viết nhạc, soạn lời Việt cho ca khúc ngoại quốc rất được yêu thích.
Trong cuốn sách này, chân dung đời thường của Trịnh Y Thư qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Khanh cũng được trang trọng in lại, để các bạn đọc cùng thưởng ngoạn.
Thư Đầu Sách chỉ là hình thức đưa đường vào nội dung sung túc tiếp theo, vốn đã lỡ có từ những cuốn khởi đầu, trong việc giới thiệu những người còn tại thế thành danh, nên vẫn giữ như một cái duyên, giới thiệu tổng quát, sai sót hẳn có, kính mong tác giả Trịnh Y Thư, các bạn viết về ông, cũng như đông đảo bạn đọc lượng thứ. Để giúp mọi sinh hoạt văn học tại hải ngoại, một phần nhỏ này còn được tiếp tục, kính mong quý bạn đọc vui vẻ mang tác phẩm này về tủ sách gia đình nhà mình, qua liên lạc thẳng với nhà văn Trịnh Y Thư (email: trinhythu@gmail.com). Cũng có thể mua trực tiếp trên Amazon hay Barnes & Noble.
Trân trọng,
– Luân Hoán
ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU TRỊNH Y THƯ
Đặng Thơ Thơ
Trịnh Y Thư là người đa tài: viết văn, làm thơ, chơi đàn, soạn nhạc, dịch thuật và viết nhận định văn học. Anh từng làm chủ bút tạp chí Văn Học, sau này phụ trách Việt Báo Weekly News và nhà xuất bản Văn Học Press. Anh đã đóng góp cho nền văn học hải ngoại hầu như trong mọi lãnh vực trong bốn thập niên vừa qua. Tầm ảnh hưởng của Trịnh Y Thư còn tỏa rộng đến độc giả trong nước với những tập truyện ngắn cũng như các tác phẩm dịch thuật của anh.
Trong Trịnh Y Thư có một trí thức và một nghệ sĩ luôn kết hợp với nhau khi viết văn, làm thơ, viết nhận định. Văn nghiệp Trịnh Y Thư vì vậy có sự cân đối giữa các mảng phân tích và sáng tác, hư cấu và lý luận. Qua những tác phẩm và những cuộc phỏng vấn, chúng ta thấy sự trình bày của anh về mọi vấn đề đều có sự kết hợp đó, giữ cho mọi thứ ở trạng thái quân bằng, trung dung mà vẫn cô đọng và chuẩn xác. Điều này làm nên tính cách Trịnh Y Thư luôn chừng mực, cẩn trọng, tránh sự thái quá cực đoan, càng biết nhiều hiểu rộng lại càng khiêm tốn.
Cái đọc của Trịnh Y Thư phong phú, đa dạng, mới mẻ. Anh có sự cảm thụ văn chương và các bộ môn nghệ thuật sâu sắc, một tâm hồn nghệ sĩ mẫn cảm, một thái độ trầm tĩnh trước cuộc sống và sự nắm bắt tinh nhạy về nhân sinh của một người thông hiểu nhiều nền văn hóa. Có thể thấy cái đọc của anh góp phần vào cái viết tạo nên văn cách Trịnh Y Thư. Các bài tạp luận, ký, tùy bút trong hai cuốn Chỉ là đồ chơi và Theo dấu thư hương là khung cửa mở ra những thế giới tạo thanh, tạo hình, tạo nghĩa và mời gọi người đọc cùng đi theo anh vào hành trình thưởng thức thi ca, văn chương, âm nhạc, hội hoạ, và cuộc sống.
Trong sáng tác văn xuôi, Trịnh Y Thư có lẽ là người đầu tiên đưa kỹ thuật siêu hư cấu và giải cấu trúc kiểu Milan Kundera vào tiểu thuyết (Đường về thủy phủ) và các truyện ngắn (trong tập truyện Người đàn bà khác), qua đó chúng ta thấy tác giả lên tiếng trực tiếp giữa các diễn biến, can thiệp vào dòng suy nghĩ của nhân vật, và giải thích tiến trình câu chuyện. Thật ra, điều này luôn xảy ra với người viết khi tìm cách xử trí tình thế và lý giải nhân vật, chỉ có điều là chúng ta không viết ra, mà giữ lại trong vùng khuất của tư duy sáng tác, cất giữ trong ngăn kéo bí mật của người viết. Trong các tác phẩm của Trịnh Y Thư, anh đẩy bàn viết, mở ngăn kéo, đưa không gian viết của anh đến sát gần người đọc. Kỹ thuật viết như thế cho người đọc cảm thức vừa xem màn kịch trên sân khấu vừa chứng kiến mọi tình tiết trong hậu trường – có đạo diễn điều động, có diễn viên chuẩn bị đạo cụ và y trang – thấy mọi thứ vừa có liên quan với nhau vừa hướng đến những tự sự khác nhau, tạo ra những chiều kích mới cho việc sáng tác và thưởng thức.
Trịnh Y Thư có công lớn trong việc đưa những tác giả ngoại quốc đến với người thưởng ngoạn văn chương trong và ngoài nước, từ những người viết cổ điển đến hiện đại, rồi đương đại. Tuy số lượng sách dịch trong nước rất nhiều nhưng dịch giả có trình độ chuyên môn như Trịnh Y Thư lại rất hiếm. Anh là một trong số hiếm hoi những nhà văn viết thông thạo và nắm được linh hồn của cả hai ngôn ngữ Anh-Việt. Những bản dịch của anh, ngoài việc chính xác và trung thành với nguyên tác về ngữ nghĩa và ý tưởng, còn có sự linh động, uyển chuyển và tài hoa trong việc vận dụng chữ nghĩa để tái tạo một tác phẩm văn học trong một ngôn ngữ khác.
Đấy là Trịnh Y Thư, người đa tài, đa đoan và đa mang (chữ anh dùng cho chính mình). Bây giờ là một trong những nhân vật cột trụ của văn học hải ngoại, Trịnh Y Thư vẫn là người trầm lặng, và thầm lặng nữa, ngay giữa đám đông. Anh như luôn ưu tư về một điều gì đó, như có gì đang bủa vây tâm trí mà không thể nói ra, khiến ngay giữa cuộc vui anh cũng như chỉ tham gia một nửa. Trịnh Y Thư ngồi giữa mọi người mà vẫn là một khối cô đặc, được tạc vào một vùng khí trong suốt và không thể xuyên thủng, như một hiện hữu đóng băng trong một thế giới riêng. Trong thế giới đó, Trịnh Y Thư đang đối mặt với những thứ “chỉ là đồ chơi” đang tranh giành nhau sự chú tâm của anh: một đoạn văn dịch, một luận đề, một ý tưởng cho tiểu thuyết, một hòa âm cho bản đàn đang soạn… Hoặc có thể anh đang trú ẩn trong không gian của riêng anh, không gian có “Duềnh quyên bóng động hai hàng, Nghìn thu từ độ vẫn bàng hoàng trôi”, của những ý thơ, những thi ảnh, những khả thể của cảm xúc và sáng tạo.
– Đặng Thơ Thơ
(7/2024)
@@@
Sách có bán trên BARNES & NOBLE và Amazon.com
448 trang, bìa mềm, 6" x 9”, giá bán: US$25.00
Xin bấm vào một trong hai đường dẫn sau:
Hoặc liên lạc với tác giả qua địa chỉ email sau để mua sách có chữ ký của tác giả:
- TẠP CHÍ NGÔN NGỮ -Ấn bản đặc biệt- TRỊNH Y THƯ: Văn Chương Nghệ Thuật & Những Điều Khác Văn Học Press Giới thiệu
- Giới thiệu Tiểu thuyết "Đường Về Thủy Phủ" và Tập truyện "Người Đàn Bà Khác" của Trịnh Y Thư Văn Học Press Giới thiệu
- Sách mới của Bùi Vĩnh Phúc: 9 khuôn mặt . 9 phong khí văn chương Văn Học Press Giới thiệu
• Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• TẠP CHÍ NGÔN NGỮ -Ấn bản đặc biệt- TRỊNH Y THƯ: Văn Chương Nghệ Thuật & Những Điều Khác (Văn Học Press)
• Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển (Bùi Vĩnh Phúc)
• Đối thoại với Trịnh Y Thư: Văn chương, Nghệ thuật & Những điều khác (Đặng Thơ Thơ)
• Giới thiệu Tiểu thuyết "Đường Về Thủy Phủ" và Tập truyện "Người Đàn Bà Khác" của Trịnh Y Thư (Văn Học Press)
• Trịnh Y Thư (Học Xá)
• Đọc Chỉ là Đồ Chơi (Nguyễn Mạnh Trinh)
- Cảm nhận nhân đọc phân đoạn 1-3 tiểu thuyết“Đường Về Thủy Phủ” của nhà văn Trịnh Y Thư (Nguyễn Thị Khánh Minh)
- Cảm nhận nhân đọc “Dưới những gốc nho biển (phân đoạn 10-18)” trong tiểu thuyết “Đường về thủy phủ”... (Nguyễn Thị Khánh Minh)
- Cảm nhận nhân đọc Ký Ức Của Loài Bò Sát (Một chương trong tiểu thuyết "Đường Về Thủy Phủ"...) (Nguyễn Thị Khánh Minh)
- Mạn đàm cùng nhà văn Trịnh Y Thư
(Lê Quỳnh Mai)
(Nguyễn Mạnh Trinh, Nhã Lan)
- Lại chuyện “Đồ Chơi” với Trịnh Y Thư
(Trangđài Glassey-Trầnguyễn phỏng vấn)
- Ký ức giữa nhớ và quên (Phạm Xuân Nguyên)
- Trịnh Y Thư: nét linh diệu của sự bất toàn
(Trần Vũ)
• Trần Vũ - Phép tính của một nho sĩ (Trịnh Y Thư)
• Tản văn, Tùy bút và Ký giống, khác nhau chỗ nào? (Trịnh Y Thư)
• Đại dịch COVID-19, đọc lại La Peste của Albert Camus (Trịnh Y Thư)
• Trần Doãn Nho: Chữ Nghĩa - Văn Chương - Cuộc Đời (Trịnh Y Thư)
• Điểm sách Butterfly Yellow/Bướm Vàng của Lại Thanh Hà (Trịnh Y Thư)
- Phát biểu của nhà văn Trịnh Y Thư về GSAN Lê Văn Khoa
- Nguyễn Lương Vỵ: Vấn Nạn Của Cái “Being”
- Hồ Xuân Hương và tôi trên hoang đảo
- Ở Hay Về
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |