|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Triều Hoa Đại
Đó là tựa đề cuốn sách mới nhất của nhà thơ Triều Hoa Đại. Anh giầu bạn bè và giầu thân tình cho bè bạn. “Trăm Cây Nghìn Cành” là cuốn thứ hai. Cuốn thứ nhất là “Lên Rừng Đếm Lá”. Tôi nghĩ anh Triều Hoa Đại là người thích cây thích lá. Còn chỉ thích cây thích lá mà không để ý tới thứ chi khác không là điều tôi không biết. Tôi chỉ gặp anh vài lần, trong những buổi họp mặt đông đảo bạn bè, tại Canada hay tại Mỹ, nên ít có dịp nói chuyện với anh lâu dài. Nhưng tấm lòng của anh với bạn bè thì tôi cảm được, ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Anh căn dặn các bà nội trợ của các nhà thơ nhà văn anh gặp là nhớ săn sóc các đức lang quân (vô tích sự!) vì họ là những vốn quý của nền văn học hiện đại.
Tấm lòng với bạn bè thể hiện trong công việc mà tôi cho là rất mất thời giờ: tìm từng người để hỏi han, lột tả được từng cõi lòng của mỗi người. Chuyện bao đồng này anh làm không biết mệt. Trong cuốn “Lên Rừng Đếm Lá”, anh đã ngắt được 17 cái lá: Hoàng Nga, Hoàng Thị Bích Ty, Hồ Minh Dũng, Lâm Chương, Lê Minh Hà, Luân Hoán, Miêng, Nguyễn Chí Thiệp, Nguyễn Trọng Khôi, Nguyễn Trung Hối, Nguyễn Xuân Thiệp, Phan Ni Tấn, Phan Xuân Sinh, Trần Nghi Hoàng, Trần Doãn Nho và Trúc Chi. Trong cuốn “Trăm Cây Nghìn Cành” anh nhặt được 14 cành: Hà Nguyên Du, Hoàng Xuân Sơn, Hoàng Chính, Hoài Ziang Duy, Hồ Đình Nghhiêm, Lê Vĩnh Tài, Nguyên Vy Khanh, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Hàn Chung, Phạm Ngũ Yên, Phan Thị Trọng Tuyến, Phùng Nguyễn, Song Thao, Vũ Hoàng Thư.
Anh nhà thơ lạc vào rừng có lẽ mất phương hướng. Tôi thấy nơi cuốn “Lên Rừng Đếm Lá” trong lá có cành và trong cuốn “Trăm Cây Nghìn Cành” không hoàn toàn chỉ toàn cành. Nói giỡn chơi cho vui tuy biết anh Triều Hoa Đại là người rất nghiêm túc. Phỏng vấn 31 người, sở trường khác nhau, tính nết khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, nếu không là người nghiêm túc ắt không làm nổi.
Tôi dùng chữ “phỏng vấn” là để chiều ý anh. Trong lời mở cho cuốn “Trăm Cây Nghìn Cành”, anh viết:
“Nếu trong chúng ta ai đó nghĩ rằng viết là để diễn tả một cái gì, làm sáng tỏa và chiếu rọi cũng như soi sáng lại bằng chính ngôn ngữ thì cũng có nhiều người coi phỏng vấn là một nghệ thuật “Rình Mò”, “Ẩn Núp” một cách hóm hỉnh pha trộn ít nhiều cái ma quái đùa nghịch của người thực hiện nhằm vào những người sáng tác để khai thác những góc cạnh sâu khuất mà có đôi khi những nhà văn ấy, những nhà thơ kia đã “quên” chưa kịp “khai báo” cùng người đọc. Phỏng vấn còn có nghĩa giúp tăng thêm chất xúc tác và cường độ qua nghệ thuật của trò chơi chữ nghĩa mà ở đấy người viết khi mà họ đã đặt niềm tin vào người đọc thì họ đã phó thác những đứa con tinh thần để rồi đặt vào tay của quý vị”.
Phỏng vấn thường là đặt những câu hỏi để người được phỏng vấn trả lời. Đó là con đường một chiều. Chiều từ người hỏi tới người trả lời. Những câu hỏi có khi được đặt trước cả cụm, thường gặt hái được những câu trả lời rời rạc, nhàm chán. Ngày nay, với internet, sự tiếp xúc giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn, dù cách biệt địa lý, được nhanh chóng hơn. Người hỏi đặt từng câu hỏi, nương theo câu trả lời để đặt câu hỏi kế tiếp, bài phỏng vấn liền lạc và đào sâu được hơn.
Anh Triều Hoa Đại không theo hai cách trên. Anh không đặt câu hỏi một cách máy móc mà đưa đẩy trò chuyện với người đối diện. Không còn người hỏi và người trả lời, người chủ động và người thụ động, mà chỉ như là cuộc trò chuyện giữa hai người bạn, có bình nước trà, có phong bánh đậu xanh trên bàn. Chọn cách khôn khéo này, anh đào sâu vào được từng tác giả anh trò chuyện, moi hết ruột gan của họ. Trò chuyện thoải mái dễ làm các tác giả yếu lòng, cung khai hết ruột non ruột già, muốn giấu cũng không được trước ma thuật của người hỏi.
Nhưng để làm được như vậy phải dày công đọc kỹ các tác phẩm của từng người, ghi nhớ, chép lại những điểm trọng yếu để khi thấy thuận tiện là tung chưởng. Một khi chưởng đã tung ra, đối phương bị bất ngờ, hết chống đỡ, phun ra những phút thật lòng nhất. Cái hay của anh Triều Hoa Đại ở chỗ anh đã nghiên cứu trước từng người trước khi trò chuyện. Hay nhưng rất mất công sức và thời gian. Phải có một tấm lòng hết sức trân quý bạn bè mới có thể bỏ công ra như vậy.
Mỗi cuộc trò chuyện với mỗi tác giả là một cách anh tách gan ruột của người anh nhắm tới. Các “lá” các “cành” đều bị thuần phục và bộc bạch mọi nỗi lòng. Làm như vậy, nhà thơ của chúng ta đã soi rọi vào những tác phẩm của mỗi người, giúp cho người đọc hiểu rõ tại sao tác giả lại viết như vậy, tác giả muốn nói chi khi đặt những con chữ xuống, muốn gửi gấm gì khi cho ra đời một tác phẩm. Về sau này, những việc làm của anh Triều Hoa Đại sẽ là những tài liệu quý giá cho những nhà nghiên cứu văn học sử.
Cuốn “Trăm Cây Nghìn Cành” dày chưa tới 400 trang nhưng cầm lên thấy nặng hơn một cuốn sách thường có cùng dung lượng. Không phải vì cuộc chuyện trò của các tác giả nặng ký hơn nên ảnh hưởng tới cân lượng của sách mà vì sách được in trên giấy tốt, dày hơn loại giấy thường in sách. Chú ý hơn nữa, tôi mới thấy cái khác của “Trăm Cây Nghìn Cành” với các cuốn sách in khác. Của tôi hay của các bạn văn. Khác vì tất cả các hình trong sách đều được in màu! Có thể coi đây là một cú chơi ngông bởi vì phải đút tay hơi sâu vào túi tiền mới dám chơi như vậy. Hình là hình của bạn bè, khi chụp chân dung, khi chụp chung với anh. Hình có tí màu bao giờ cũng dễ nhìn hơn hình đen trắng. Các bạn anh sẽ đẹp trai đẹp gái hơn. Nhưng tiền thì không dễ bỏ ra. Vậy mà anh đã chịu chơi. Có lẽ vì tôn trọng bạn. Cũng có thể vì cái tình anh gửi tới bạn bè, mỗi người sống ở một phương, chẳng mấy khi gặp mặt. Tôi trân trọng cái tình của anh, một người bạn dễ mến!
Bìa sách giản dị nhưng đầy nghệ thuật. Toàn thông là thông. Đây là tác phẩm của Ivan P. Do, con trai anh Triều Hoa Đại. Tôi lặng ngắm những hàng thông đều đặn. Bộ mình cũng được là một gốc thông sao? Giật mình, thấy bóng ông Nguyễn Công Trứ đâu đó. Đừng có mơ!
- Nhạc Nhái và Nhạc Chế Song Thao Phiếm
- Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian Song Thao Tùy bút
- Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường Song Thao Điểm sách
- Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát Song Thao Nhận định
- Phan Xuân Sinh, người của mọi người Song Thao Nhận định
- Ly Rượu Mừng Song Thao Phiếm
- Hát Cô Đầu Song Thao Phiếm luận
- "Ông Văn Nghệ" Võ Thắng Tiết Song Thao Nhận định
- "Trăm Cây Nghìn Cành" Của Nhà Thơ Triều Hoa Đại Song Thao Nhận định
- Đọc “Bốn Biển Là Nhà” Của Nguyễn Lê Hồng Hưng Song Thao Nhận định
• "Trăm Cây Nghìn Cành" Của Nhà Thơ Triều Hoa Đại (Song Thao)
- Triều Hoa Đại (Luân Hoán)
- Phỏng Vấn Triều Hoa Đại (Lê Bảo Hoàng)
- Tác phẩm "Lên Rừng Đếm Lá" của tác giả Triều Hoa Đại (Nguyễn Mạnh Trinh)
• Phạm Hiền Mây: Như Mây Bay Đi (Triều Hoa Đại)
• Nhà văn Ngự Thuyết - Đến với văn chương trễ nhưng không chậm (Triều Hoa Đại)
• Lưu Diệu Vân: “Kẻ phản giáo bất đắc dĩ”
(Triều Hoa Đại)
• Chuyện Vãn Với Nhà Báo, Nhà Văn Vương Trùng Dương (Triều Hoa Đại)
• Thử Tìm Hiểu Văn Học Từ Bên Trong Và Bên Ngoài Tổ Quốc! (Triều Hoa Đại)
Bài viết trên mạng:
- sangtao.org - damau.org
- Trò, chuyện với nhà văn Miêng
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |