|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Trần Văn Sơn
Thắm thoát đã qua hơn 30 năm, thời gian thật diệu kỳ cho tất cả chúng ta, những người làm văn nghệ, nhìn lại kÝ ức. Kỷ niệm thì muôn màu muôn vẻ như khu vườn hoa lạ, kỳ hương đầy sắc màu và thơm ngát. Đọng lại như khối trầm hương, cho mọi người vãng lai chiêm ngưỡng hóa thân của trời đất, siêu tuyệt và hạnh ngộ. Không cần biết, tinh hoa vũ trụ tích tụ hiền hình bao nhiêu ngày tháng, nhưng trước mắt tha nhân, sự kỳ diệu của thiên nhiên, đi vén mở thiên khai cho người thi sĩ, biến hóa ngôn ngữ thành cái tâm quang quả kỳ diệu trước những chiếc ráng vàng hoàng hôn, hay trước thế sự điêu tàn than vãn, làm ngút mắt tri thức phàm nhân. Từ những hạnh ngộ của định kiếp người làm thơ; cọ xát với hiện thực; xúc động rung cảm mãnh liệt của con tim, và rồi tài năng nghiệp chướng ngàn năm... đó là thời khắc tác phẩm được hóa sinh, trong cơn vật vã thai nghén của thi nhân.
Khoảng đến đầu năm 1972, tôi vẫn chưa diện kiến Trần Văn Sơn, để cùng uống một chung rượu nồng, mặc dù thỉnh thoảng có ngâm nga thơ Sơn đăng rải rác vài tập san văn nghệ ở Miền Nam. Lúc đó, anh em văn nghệ thân quen nhau, bất tri diện kiến, nhưng cũng ghi nhớ và nể phục tài năng nhau chỉ cần vài tác phẩm tâm huyết. Cái hay của người làm văn nghệ ngày xưa là thế, mà gặp được nhau là xem như tri kỷ ngàn đời. Giai đoạn này, bằng hữu văn nghệ, tuổi chỉ trên dưới 20, trước thế sự đảo điên của lịch sử có bạn nổi danh dữ dội như Nguyễn Bắc Sơn, Trần Hoài Thư, Nguyễn Cát Đông, Lâm Hảo Dũng, Phạm Nhã Dự, Nguyễn Lê La Sơn, Hà Thúc Sinh, Trần Phù Thế... dĩ nhiên còn rất nhiều anh em, kể cả nhà thơ Trần Văn Sơn.
Giai đoạn này, tạp chí Khai Phá cũng có chút thành danh với chiếu hoa văn nghệ, nhưng để thuận lợi hơn cho bằng hữu thân tình, đang rải rác khắp hướng quê hương, đành phải hóa chuyển sang nhà xuất bản Khai Phá. Mục đích để giới thiệu sâu sắc và khắc ghi dấu ấn rõ ràng, uy mảnh cho từng tác phẩm anh em với đời.
Những tháng giữa năm 1972, tôi mới trực tiếp diện kiến với Trần Văn Sơn, khoảng 2 lần, do các nhà thơ Thụy Miên, Nguyễn Lê La Sơn, và sau đó là Phạm Nhã Dự, Trần Phù Thế, tháp tùng đến, giới thiệu và bàn chuyện văn chương, in ấn. Cuối tháng 7/1972 nhà thơ Thụy Miên khốc liệt với tai nạn ở Sóc Trăng, bằng hữu còn quá đau lòng và hoang mang cực độ, nên tôi quên lãng chuyện Trần Văn Sơn và những bàn tính của thi tập đầu tay Vườn Dĩ Vãng ra đời.
Cuối năm 1972, tình cờ tản bộ qua cầu chữ Y sang đường Cao Đạt (Quận 5), chỉ cách tệ xá một khoảng ngắn, chợt thấy Lưu Nhữ Thụy đang mày mò in typo bìa cho thi tập Vườn Dĩ Vãng của Trần Văn Sơn. Thì ra, Trần Văn Sơn giao Lưu Nhữ Thụy ấn hành tập thơ. Nhà in Cao Đạt, chỉ có 1 máy dập typo, ngoài ra là in lụa, nên tôi lấy tập bản thảo Vườn Dĩ Vãng (đã có phép BTT/PHNT) đọc lại, thơ thật hay, và bay sang nhà in Chính Nguyên (Quận 10) nhờ nhà thơ Nghiễm Vy tín hành.
Lúc này, thi phẩm Vườn Dĩ Vãng là tác phẩm thứ 6 của NXB Khai Phá đã được giới thiệu với độc giả, sau tác phẩm của Lâm Chương, Nguyễn Thành Xuân, Hà Thúc Sinh và tôi. Với tài hoa và kỹ thuật điêu luyện, Trần Văn Sơn thành công nhiều ở tập thơ đầu tay. Đọc thơ Trần Văn Sơn, ngoài cái bát ngát của chút Phạm Cao Hoàng, lãng tử của Nguyễn Bắc Sơn, lướt thướt say tình của Phạm Trích Tiên, Sơn còn có riêng một phong thái sâu lắng, hoài niệm như cánh hoa dã quỳ nở thầm giữa thương yêu hoang dại và bất tận.
Trần Văn Sơn được bằng hữu thích nhất bài thơ Ôm Một Mặt Trời Say (*), cũng như nhà thơ Phạm Nhã Dự với bài Buổi Chiều Ở Nghĩa Trang Cà Đú, giữa cái sống trăm tuổi cũng không ngoài ba chục, chết ba mươi mà vẫn sống ngàn năm, có lẽ Trần Văn Sơn và cả Phạm Nhã Dự đều xúc động tận cùng sinh ly tử biệt với bạn bè, Tô Đình Sự. Khóc bạn, nhà thơ Phạm Nhã Dự, quá đau đớn nên dòng thơ bị thống như gào thét với không trung, với tử sinh mà bằng hữu muốn đụt núi mà tìm quên tri kỷ (thơ PND), thì với Trần Văn Sơn khóc bạn là một cách bước thầm trên từng trang thánh hiền, bởi đời chán vạn thằng nửa người nửa ngợm, bán bạn bè mua chuộc miếng đỉnh chung, nghĩ bằng hữu nghĩ mình thì cùng cạn một chung rượu đầy mà thảnh thơi cùng cây cỏ.
Thơ Trần Văn Sơn có không khí lãng bạt, hào sảng và ngông nghênh. Dĩ nhiên, anh còn nhiều bài thơ hay khác (như Khi Xa Bình Tuy) nhưng dấu ấn anh có được như Ôm Một Mặt Trời Say, thì anh em thường ngâm nga trong các tiệc rượu hội ngộ thân quen.
Sau Vườn Dĩ Vãng, Trần Văn Sơn không có dịp giới thiệu thêm các tác phẩm khác, vì sau năm 1975, bằng hữu văn nghệ ly tán, phiêu bạt người một phương trời. Lúc này, anh còn nhiều đầu sách chưa ấn hành như thi phẩm Trường Sơn Hành, tập truyện Chim Bay Về Núi và truyện dài Viên Sỏi. Sự thiệt thòi đó đâu phải chỉ có ở Trần Văn Sơn, mà là khổ nạn chung cho cả văn học Miền Nam.
Thời gian gần đây, 10 năm trở lại, thỉnh thoảng Trần Văn Sơn vào Sài Gòn, và ghé thăm, có lúc anh du hành độc ẩm với tôi, lúc có phu nhân quang gánh ruổi rong theo nhà thơ, Trần Văn Sơn muốn để lại cho quê hương Phan Thiết - Hàm Tân của anh chút gì của trái tim, anh dọ hỏi để in một tập trường ca về di tích tôn giáo địa phương, nơi anh sinh trưởng. Dĩ nhiên, làm sao mà ấn hành được đây, hởi người bạn hiền nhiều tâm huyết!
Bạn đã chọn xứ người, âm phong và tuyết lạnh. Bên nầy đại dương, loáng thoáng lại nghe tin Trần Văn Sơn in thơ, với bao nhiêu sự tiếp tay thân tình của các nhà thơ, Hà Thúc Sinh – Phạm Nhã Dự - Trần Phù Thế - Nguyễn Lê La Sơn, tôi tưởng tượng đang ngồi với các bạn, chìa tay đốt thêm một ngọn lửa, như thơ anh đã viết: “Những người xưa sống dậy khắc tên, trên vánh đá lịch sử”.
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
Viết tại Thư trang Quang Hạnh
Mùa hạ. 2007
(*) Những giã biệt tử sinh của bằng hữu, nhất là bằng hữu văn nghệ, phần đông gây nhiều chấn động kinh khiếp đối với người còn sống, có nhiều kỷ niệm trường lưu nễ phục tài hoa nhau từ những thời gian chung vai trên con đường sáng tác nghệ thuật. Nhà thơ Tô Đình Sự, tâm giao nhiều bạn văn chương, phần vì, sự chân tình trong cuộc sống, phần tài hoa phát tiết bỗng chợt rơi rụng ở tuổi thanh xuân. Khiến nhiều tri kỷ thảng thốt đau thương, tưởng niệm bằng tất cả tâm huyết làm bất chợt ngưng đọng thời gian bằng những bài thơ tuyệt diệu... Với nhà thơ Phạm Nhã Dự, Buổi Chiều Ở Nghĩa Trang Cà Đú, đã đọng trong tâm khảm bè bạn gần nửa thế kỷ nay. Riêng nhà thơ Trần Văn Sơn cũng vậy, bài thơ khóc bạn khóc đời Ôm Một Mặt Trời Say, viết tưởng niệm Tô Đình Sự, cũng được nhớ đến ngâm nga giữa những buổi tiệc tẩy trần đầy lãng bạt của thi nhân. TGTPNĐHQT trích đăng nguyên văn, như một lưu niệm chứng tích tình người và nghệ thuật.
Ôm Một Mặt Trời Say
Sống trăm tuổi cũng không ngoài ba chục
Chết ba mươi mà vẫn sống ngàn năm
Tao về đây cuộc sống thật âm thầm
Sống là chết trên lưng đời mòn mỏi
Khi uống rượu say chửi thề ỏm tỏi
Khi nhấp chén trà bàn chuyện nước cùng non
Khi rong chơi vui lá cỏ hoa cồn
Khi lật sách ngâm vài trang thơ cổ
Bạn dăm đứa tới lui dăm một chỗ
Rượu dăm chung chưa cạn đã đong đầy
Sống ở đời như gió thoảng mây bay
Khi nằm xuống vùi sâu ba tấc đất
Lẽ hơn thiệt còn thua được mất
Cũng không ngoài sinh tử có là bao
Hãy vui đi và nói chuyện tầm phào
Rượu hãy uống ly nầy mời bạn hữu
Rượu hãy uống ly nầy mời Tô Đình Sự
Mầy về đây cùng cạn một chung đầy
Có gì đâu ba vạn sáu ngàn ngày
Chuyện nhân thế như trò chơi trẻ nhỏ
Mấy nằm xuống thảnh thơi cùng cây cỏ
Tao về đây như đã chết lâu rồi
Sống ở dương gian giọt lệ đầy vơi
Chết về âm phủ cười vui hể hả
Bao nhiêu chuyện bao nhiêu người vồn vã
Bao nhiêu thằng hề bao nhiêu kẻ ngô nghê
Điên rổi tỉnh, tỉnh rồi điên cũng thế
Đời chán vạn thằng nửa người nửa ngợm
Bán bạn bè mua chuộc miếng đỉnh chung
Riêng mình ta mới thật sự anh hùng
Ai nào biết ta điên hay ta tỉnh
Dù ta tỉnh cũng giả đò điên tỉnh
Dù ta điên cũng bày vẽ tỉnh điên
Đời mấy ai theo sách vở thánh hiền
Ngẫm cho kỹ sắc không là số một
Kinh Phật dạy loài người mau giác ngộ
Ta dạy rằng phải lấy rượu làm đầu
Phải nghĩ rằng trong vận nước lao đao
Sống và chết như gươm kề ngang cổ
Hãy uống thật say đừng bao giờ than thở
Uống ngàn ly cho quên hết cái sự đời
Uống ngàn ly nhìn sự thế chơi vơi
Rồi xuống phố diễn trò cùng thiên hạ
Hãy khóc thật to hãy cười nghiêng ngả
Hãy điên cuồng ôm một mặt trời say.
TRẦN VĂN SƠN
(Thi phẩm Vườn Dĩ Vãng
NXB Khai Phá, SàiGòn 1972)
- Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lý Thừa Nghiệp, Lung Linh Hoa Tạng Hát Một Khúc Thiền Ca Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
• ‘Hồi Sinh’ tuyển tập thơ-văn cuối đời của nhà thơ Trần Văn Sơn (Trần Yên Hòa)
• Trần Văn Sơn Ôm Một Mặt Trời Say (Ngô Nguyên Nghiễm)
Trần Văn Sơn & Nửa Thế Kỷ Với Hành Trình Thơ (Vương Trùng Dương)
Đọc Thơ Trần Văn Sơn: Thấp Thoáng Vài Nụ Hoa (Nguyễn Mạnh Trinh)
Thơ Trần văn Sơn: những tiếng tơ đồng diệu vợi và trầm sâu như biển nhớ (Phan Bá Thụy Dương)
Cảm nhận khi đọc Thấp thoáng vài nụ hoa của Trần văn Sơn (Phạm Văn Nhàn)
Đọc thơ Trần văn Sơn Thấp thoáng vài nụ hoa (Trần Trung Thuần)
• Hà Thúc Sinh, Cuộc Hành Trình Dài Nửa Thế Kỷ Thơ (Trần Văn Sơn)
- Thơ Trần Văn Sơn blog
- Trang Trần Văn Sơn (art2all.net)
Bài viết trên mạng:
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |