|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Trần Trung Đạo
Trong số những người chỉ thực sự cầm bút từ sau biến cố tháng 4-1975, do Biển Đông đem lại cho sinh hoạt VHTN của chúng ta ở quê người, tôi chú ý nhiều tới nhà thơ Trần Trung Đạo. Căn cứ theo một bài viết của tác giả Hà Khánh Quân thì:
“Sinh tại Duy Xuyên Quảng Nam vào năm 1955, Trần Trung Đạo tên thật là Trần Văn Nhơn. Những tư liệu này được hai nhà thơ Lưu Nguyễn và Phan Xuân Sinh cho giống nhau, chưa thấy ghi trong Tác Giả Việt Nam của Lê Bảo Hoàng, hoặc nhiều trang điện toán có thông tin, đăng tác phẩm của tác giả như: thewriterspost.net, vnthuquan.net, uminhcoc.com, xuquang.com, nguoivietboston.com, trantrungdao.com.
Trần Trung Đạo có vóc dáng rất Việt Nam, rất thư sinh nho nhã. Anh đã từng có mặt tại trung học Trần Quý Cáp Hội An, đại học Vạn Hạnh, đại học Luật Khoa Sài Gòn. Rồi tốt nghiệp kỹ sư điện toán tại Wentworth Institute of Technology. Trần Trung Đạo đến Hoa Kỳ bằng phương tiện phổ thông: vượt biên đường biển vào năm 1981. Sau thời gian ở đảo Palawan, anh hiện sống cùng gia đình tại Boston Massachusettes. Nghề tay phải hiện nay: điều hành hệ thống dữ kiện cho một hãng đầu tư tài chánh ngay tại nơi định cư. Trần Trung Đạo bắt đầu sinh hoạt văn học từ cuối thập niên 80. Ngoài bài vở đóng góp trên các báo đất, báo mạng, anh đã có các tác phẩm bày bán:
– Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười (thơ, in 1993 tái bản 1996)
– Thao Thức (thơ, 1997)
– Thơ Trần Trung Đạo (thơ, 2003)
– Giấc Mơ Việt Nam (văn, 2003)
– Tâm Bút (văn, 2005, được chính trang web TTĐ giới thiệu: Gồm 23 bài tâm bút và tiểu luận liên quan đến các vấn đề của đất nước mà mỗi chúng ta hằng ưu tư, trong đó có Suy Nghĩ Tháng Tư, Ba Mươi Năm Nhìn Lại Chiến Tranh, Sự Im Lặng Của Biển, Tuổi Trẻ Và Lý Tưởng Phụng Sự Xã Hội, Con Có Một Tổ Quốc, Số Phận Một Loài Chim, Nhìn Tấm Bia Tưởng Niệm Ở Galang Suy Nghĩ Về Hòa Giải v.v… Ngoài ra, Tâm bút Trần Trung Đạo còn gồm những bài thuyết trình của tác giả về các chủ đề văn hóa, tuổi trẻ và nhân quyền tại các cộng đồng, hội nghị, đại học và các trại hè thanh niên trên nước Mỹ)
– Tiểu Luận (văn, 2009. Nguyên văn giới thiệu trên web TTĐ: Tuyển tập dày hơn 300 trang, bao gồm những tiểu luận chọn lọc như Khám nghiệm một “Hồn Ma”, Sông Gianh chảy giữa lòng Hà Nội, Tuổi trẻ Việt Nam học lịch sử để làm lịch sử, Trách nhiệm của các thế hệ Việt Nam, Hẹn một ngày giành lại Hoàng Sa, thảo luận về các vấn đề nóng bỏng của đất nước và đang được người Việt trong cũng như ngoài nước quan tâm nhất. Ngoài ra, tập tiểu luận còn có những bài góp ý về các hồi ký gây nhiều chú ý của một số nhà văn trong nước, đã qua đời hay còn sống như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc v.v…)…” (1)
Sự chú ý của tôi, khởi nguồn khi tôi tình cờ đọc được bài thơ nhan đề “Mẹ là Thơ Nên Nước Việt Sẽ Hồi Sinh” của họ Trần.
Ngay từ tựa đề bài thơ, tác giả đã cho thấy một niềm tin, một ý niệm mới lạ về vị trí của thi ca dối với vận mạng một đất nước. Nó như một thứ niềm tin “bất khả tư nghì / không thể nghĩ bàn.”
Nội dung bài thơ đề cập tới một bà mẹ Việt Nam ở San Jose, ngồi xe buýt suốt 2 giờ đồng hồ để đến dự buổi đọc thơ của Trần Trung Đạo:
“…Mẹ đi xe buýt suốt hai giờ
Chỉ mong đến tận nơi
Để nghe đọc thơ con
Những vần thơ vốn buồn hơn nước mắt
Con biết lòng mẹ đau mà không khóc
Như chúng con vẫn gượng cười đi giữa điêu linh.
“Có giống dân nào như một giống chim
Bay suốt bốn ngàn năm chưa dừng lại
Như đời mẹ mang nỗi buồn đi mãi
Bảy mươi lăm năm chưa một chỗ quay về
Mẹ ghé từng quán sách ở San Jose
Để rao bán những bài thơ con viết
Như bán tình thương mẹ chảy hoài không hết
Bán cả niềm đau cho nhân loại vô tình.
“Có ai cần đọc thơ con
Một thi sĩ vô danh
Viết những chuyện chẳng còn ai muốn nhắc
Câu chuyện Việt Nam mịt mờ xa lắc
Mười tám năm bao nước chảy qua cầu
Xin mẹ đừng buồn dù chẳng ai mua
Hồn thơ đó nghìn năm sau vẫn đọng.
“Nhờ có mẹ thơ con còn hy vọng
Mẹ là thơ nên nước Việt sẽ hồi sinh. (2)
Trung thành với khuynh hướng kể chuyện một cách chân thiết, đơn giản và, phảng phất nhiều hơi hướm của thơ tiền chiến, như hầu hết những bài thơ khác của mình, nhưng ở bài thơ này, trước tấm lòng quá gắn bó với thi ca của một bà mẹ Việt Nam, ở miền Bắc tiểu bang California, họ Trần đã cảm nhận và, đi đến một kết luận khác cho thi ca. Ông cho nó một định mệnh cao cả. Một vai trò hay một vị trí khác hơn quan niệm xưa cũ: Đa số vẫn cho thơ là một trò chơi chữ nghĩa phù phiếm, thích hợp với những giây phút trà dư tửu hậu. Hoặc đó là sân chơi riêng của một số người tự xếp mình vào loại sinh bất phùng thời, thất bại trong đời thường nên quay qua làm…thơ. Như môt hình thức tự lường gạt chính mình!!!
Và, tôi tin nhờ bản chất chân thành, với một niềm tin sắt đá vào chữ nghĩa mà, thi ca Trần Trung Đạo đã mang lại cho người đọc nhiều xúc động. Tựa như ông đã nói thay nỗi lòng nhiều người.
Cũng khởi từ “Mẹ là Thơ Nên Nước Việt Sẽ Hồi Sinh” tôi đã lần theo cõi giới văn chương họ Trần. Và, thấy thêm rằng, họ Trần không chỉ giới hạn mình trong lãnh vực thi ca. Tấm lòng, trái tim trĩu nặng hồn nước của ông, còn thể hiện qua nhiều lãnh vực khác nữa. Từ tùy bút, tới bình luận thời cuộc. Từ chính trị tới xã hội, tôn giáo… Xa hơn, thơ cũng như văn xuôi của ông, còn mở vào thế giới, qua một số bài viết như “Người bạn da đen,” hay “Varanasi, Đêm nghe sông Hằng hát”…
Về tính thời sự, Trần Trung Đạo đặc biệt quan tâm tới đóng góp cho tương lai đất nước của những người trẻ. Cụ thể, qua những bài viết như: “Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên, bóng tối và ánh sáng” hoặc “Đừng khóc cho Phương Uyên mà hãy sống cùng mơ ước của em”…
Nói cách khác, nếu chúng ta chỉ nhìn thấy họ Trần ở những bài thơ viết về mẹ, khiến người đọc có thể chảy nước mắt thì, đó là một cái nhìn phiếm diện, bất công đối với Trần Trung Đạo - - Một tác giả, tự nguyện hiến tặng cho tổ quốc Việt Nam trí tuệ, tài năng của mình. Tôi muốn ví họ Trần Đạo như một hảo thủ dũng mãnh trên sân cỏ.
Họ Trần không chỉ xuất sắc ở vai trò tiền đạo hay trung phong… Ông còn cho thấy dù ở vị trí nào trên sân cỏ, ông cũng có khả năng “làm bàn”, khả năng đưa banh vào lưới một cách ngoạn mục...!
Thành tích kia, Trần Trung Đạo có được, theo tôi, khởi nguồn vẫn từ tấm lòng và trái tim chân thành, thiết tha ở với quê hương, ở với dân tộc và một niềm tin bất khả tư nghì của riêng ông. Đó là niềm tin ngày nào chúng ta còn văn chương, chữ nghĩa Việt thì, ngày ấy chúng ta vẫn được phép tin chắc rằng “nước Việt sẽ hồi sinh” vậy.
(June 26-2013)
Chú thích:
(1) Theo Blog Trần Trung Đạo.
(2) N.đ.d.
- Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định
- Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định
- Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định
- Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn
- Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định
- Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định
- Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định
- Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định
• Trần Trung Đạo và niềm tin dành cho thi ca (Du Tử Lê)
• Thu Thuyền, Trần Trung Ðạo, Đức Phổ, Phan Xuân Sinh, Lâm Chương (Trần D. Nho)
• Trần Trung Đạo (Học Xá)
Đọc Thơ Trần Trung Đạo (Lương Thư Trung)
Trần Trung Đạo Nhà Thơ Của Quê Hương (Lê Mai Lĩnh)
Vài Nét Về Cõi Thơ Trần Trung Đạo
(Thái Tú Hạp)
Trần Trung Đạo Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười Và Những Bài Chủ Đề Mẹ (Hà Khánh Quân)
Nhân Tính Trong Thơ Trần Trung Đạo (Đỗ Văn Phúc)
Đọc “Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười” Thơ Trần Trung Đạo (Châu Thạch)
Trần Trung Đạo: Những Suy Nghĩ Về Ngày 30/4 (Nguyễn Thị Thanh Bình phỏng vấn)
(tiengquehuong.wordpress.com)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Giới thiệu tác phẩm “Âm nhạc & người muôn năm cũ” của nhà văn Vương Trùng Dương (Trần Trung Đạo)
• Giới thiệu bút ký Tôi Phải Sống của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ (Trần Trung Đạo)
• Khi Bài Hát Trở Về (Trần Trung Đạo)
• Kính Tiễn Anh, Nhà Văn Đặng Chí Bình
Bài viết trên mạng:
- quangduc.com - thica.net - thivien.net
- cuuhocsinhtranquycaphoian.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |