|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Trần Kiêu Bạt
(1948 - 2005)
Thơ Trần Kiêu Bạt dường như không nhiều, nếu người đọc nào muốn tìm đọc thơ ông, chắc cũng khó mà biết tìm ở đâu ra trong rừng sách vở ngày nay. Nhưng may sao, tôi lại được nhà văn Trần Hoài Thư gởi cho vài bài thơ của Trần Kiêu Bạt và sau khi đọc xong tôi xin ghi ra vài cảm nhận này.
Trước hết, thơ Trần Kiêu Bạt rất có hồn. Sở dĩ tôi nói vậy vì nhiều tác giả ngày nay làm thơ dường như không cần có hồn, mà cứ viết những chữ những câu khơi khơi như một người mộng du không cần biết mình muốn viết gì, nói gì, để rồi đuợc xếp vào loại thơ mới, hoặc thơ cách tân và gì gì nữa..., vân vân... và vân vân...
Trong một bài thơ Trần Kiêu Bạt làm vào tháng 2 năm 1975, “Đêm ở Gia Định Thành", tác giả đã nói lên được cái tâm cảm của người trai trẻ giữa thời loạn, dù nó không phải là một thứ kiếm cung ngang tàn oai phong ra giúp nước cứu đời nhưng tác giả can đảm tự nhận ra mình còn thua xa người xưa nhiều điều trong buổi loạn ly. Chính cái nét bộc trực đầy can đảm ấy của Thần Kiêu Bạt trong một đêm cận Tết Ất Mão, khi ngồi nghẫm nghĩ lại kiếp làm trai của mình và cuộc chinh chiến đang bừng bừng khói lửa, làm người đọc cảm được nỗi niềm của chinh nhân mà bồi hồi, cảm thông cho tuổi trẻ giữa buổi đất nước đang trong buổi nhiễu nhương. Và tác giả đã mang cái hồn của mình qua những ý thơ và len lén thấm nhập vào trái tim người đọc:
"Gác vắng đêm nay trời trở lạnh
Chiếu chăn không ấm được lòng trai
Đàn ai trong gió nghe buồn quá
Nghe tựa hồ như tiếng thở dài
bạn hiền muốn gọi không đành gọi
độc ẩm như người chiến quốc xưa
cờ đời dang dở đau nghìn kiếp
mộng lớn tan rồi chuyện gió mưa
người xưa sống giữa thời dâu bể
chí lớn hai tay muốn vá trời
hỡi ơi, ta cũng đời dâu bể
sao lòng những tưởng chuyện rong chơi”.
Với ý tưởng cuộc đời dù dâu bể nhưng “lòng những tưởng chuyện rong chơi” cũng là một nhân sinh quan mới của tác giả mà cũng là của nhiều chàng trai thời ly loạn những năm 1960-1970 ấy. Không phải vì họ không ý thức được trách nhiệm thanh niên thời loạn; trái lại họ còn mang trên vai nhiều gánh nặng hơn nhiều người khác kể cả cái chết trong lửa đạn chiến tranh mà họ là người đứng mủi chịu sào, Nhưng ở đây, Trần Kiêu Bạt có cái nghĩ suy rất thoáng về cuộc đời, để rồi một mình một bóng dưới trăng khuya mà nhận ra cái bất lực của mình giữa cảnh loạn ly này. Âu đó cũng là một ý tưởng không yếm thế chút nào, trái lại tự trách mình cũng chính là cách vào đời rất sôi nổi và hăng hái.
“tự do hề - ngày nay có khác
người xưa đất rộng dưới chân đi
ta nay hề đi không hết bước
quẩn quanh quanh quẩn một góc hề
người xưa hề, giận đi làm loạn
kiếm chém cho tan cái bất bằng (*)
ta nay hề, giận ngồi bó gối
ngó ngày ngó tháng ngó năm tan
cất giọng ngâm tràn câu khí khái
mềm môi không dứt, ý hoang mang
nghìn khuya rồi chỉ mình ta thức
đối ảnh đêm trường một bóng trăng”
(*) ý thơ cổ
(Đêm ở Gia đình thành
đêm cận Tết Ất Mão trên Nghinh Phong Các của Hà Thúc Sinh: 2/75)
Làm thơ muốn hay, thi sĩ phải rung cảm thật thì thơ mới hay. Muốn rung cảm thật, không thi sĩ nào mà không có tâm hồn lãng mạn. Lãng mạn trong tình yêu và cả trong cuộc sống. Bởi nguồn hứng khởi từ những câu thơ hay thường phát xuất từ những tình cảm của con người. Anh ưa lý luận, không cách gì anh làm thơ hay nổi. Đời sống vào thời nào cũng phải có mơ mộng và trong các thứ mơ mộng ấy, theo J, Guyau, “có thơ là tao nhã hơn hết” (Et parmi les rêves, le plus beau est la poésie). Đời sống không có mộng tưởng, đời sống sẽ khô cằn, làm thơ mà không ưa mộng tưởng, thơ sẽ chết khi chưa in lên trang giấy. Trong bài thơ “Phải người là mộng tình tôi”, Trần Kiều Bạt, không ra ngoài những mộng tưởng ấy:
“gặp người trong buổi tà dương
áo bay loáng thoáng mùi hương đã gần
giọng tôi thưa rất ngập ngừng
hỏi rằng có phải mùa xuân đang về
gặp người như thể cơn mê
xuống tôi hồn quạnh bốn bề tịch liêu
lẫn trong sắc chút yêu kiều
ngoài khoe dáng nữ trong chiều thanh tân
gặp người chẳng ngại làm thân
nhìn trong đôi mắt ngỡ gần từ lâu
hồn tôi lâu lắm còn sầu
có thương xin gởi chút màu nhớ nhau.”
(Phải người là mộng tình tôi)
“Có thương xin gởi chút màu nhớ nhau...”, quả là tuyệt diệu, nhất là nhóm chữ “chút màu nhớ nhau”, ít ai dùng nổi. Ở bài thơ khác, tác giả cũng dùng chữ “một chút gọi mời” rất dễ thương và trữ tình:
“dường như trong bóng chiều rơi
có bay một chút gọi mời từ lâu
chân vui những bước rạt rào
nhà em đã hiện dưới màu tà huy”
(Trên đường về nhà Đỗ Kim Hương)
Ở bài thơ “Người đi là chết cả hồn tôi”, Trần Kiều Bạt cũng dùng chữ “chút” rất điệu nghệ như vậy:
“gởi theo chút gió làm thương nhớ
người về đầu bãi cuối sông kia
vai nghiêng cho rớt vành trăng lạnh
là chết hồn tôi buổi cách chia”
(Người đi là chết cả hồn tôi)
Cái chất lãng mạn trong bốn câu thơ vừa trích là mở đầu cho bài thơ gồm năm đoạn man mác nỗi buồn khi người yêu chia xa. Cái lãng mạn đó nó làm cho những người trong cuộc buồn đã đành, mà nó còn làm ray rứt con tim người đọc nữa khi họ chợt nhớ về một lần nào lâu lắm rồi mình cũng chia tay cuộc tình để rồi “mỗi người này đã mỗi đời riêng”
“buồn cứ gượng vui mà muốn khóc
mỗi người nay đã mỗi đời riêng
còn đây, yêu dấu bao nhiêu đó
cũng đủ đời tôi đến lặng chìm
ra đi cầm chắc là tan hết
tháng ngày chất chứa tháng ngày đau
quanh đây hương phấn xưa nhiều lắm
mà thấy dường như đã nhạt màu
không đành như thể là vô vọng
lòng người đâu biết được buồn vui
tình yêu sót lại đời tôi đó
dẫu đến tàn hơi cũng ngậm ngùi
dẫu cho mai mốt hay hơn nữa
thuyền về xin đậu bến đò quen
hồn tôi áo trắng kia còn mới
là để chờ mang kích thước em.”
(Người đi là chết cả hồn tối)
Thêm một bài biệt ly nữa, miên man nỗi buồn rất dễ thương của thi sĩ:
"anh cũng muốn tình ta là nước sông
chảy phương nào cũng đổ bến đời nhau
để sớm hôm chia sẻ nỗi lòng đau
để ấm lạnh để giận hờn yêu dấu
anh cũng muốn chọn em làm bến đậu
xếp buồm xưa từ giã gió giang hồ
sáng cúc vàng hiên trước mấy câu thơ
chiều huệ trắng mái sau vài chung rượu
và cũng biết có em là có đủ
từ lòng riêng cho đến những tình chung
lúc biệt ly hay cả phút tương phùng
nỗi cay đắng hay trong niềm hoan lạc
nhưng số mệnh đã đem lòng tệ bạc
cho những điều xé nát cuộc tình sâu
chuyện tương lai phải được sống dài lâu
đâu là gió mà tới lui quanh quẩn
yêu nhau chị mà đôi hồn lận đận
những đắng cay phiền muộn của cuộc đời
anh biết em nước mắt đã trùng khơi
vây bũa hết những mộng vàng năm cũ
hãy hiểu giùm anh một lời cũng đủ
ước mơ xưa xin giữ lại trong lòng
hãy thả bừa như gió một cơn giông
để em có chút niềm vui mà sống.”
(Bài biệt ly thư 2)
Trần Kiêu Bạt còn có những vần thơ chan chứa nỗi niềm về một bóng hình người cũ qua những bài như “Ngày giã từ Cần Thơ”, “Mưa”, “Tình thầm”, “Lời buồn xuân”... nhưng có lẽ bài thơ ông viết về Mẹ, “Dáng mẹ hoàng hôn”, dù ngắn nhưng vô cùng cảm động:
“Khi về thấy trước hàng ba
Mẹ tôi hiu hắt ngồi pha nỗi sầu
Tấm lòng năm cũ còn đau
Nhìn qua mái tóc mẹ, màu phai đi
Con như tờ lịch còn ghi
Mấy năm lang bạt ra gì tương lai
Lần về như gió nào hay
Trong hoàng hôn chợt nghe vài tiếng chim.”
(Dáng mẹ hoàng hôn, ngày 18/9/1974)
Làm thơ viết văn, xưa nay, thật ra, không cần làm cho nhiều, miễn sao thơ văn ấy mang đến cho người đọc cái cảm khi đọc, cái hay khi thưởng lãm và muốn được vậy thơ văn phải có thần hồn. Thơ Trần Kiêu Bạt có được cái thần sắc ấy. Vả lại, đối với Trần Kiều Bạt, ngày nay và cả sau này, dù có bao nhiêu lời khen, hoặc tiếng chế, tất thảy đều vô nghĩa đối với ông, bởi lẽ ông không còn cần những lời khen chê ấy nữa. Thế nhưng, phải công bằng mà nhận ra rằng nếu ai muốn lược ghi về những người làm thơ viết văn nơi cái đất phù sa vùng sông nước Cửu Long mà không nhớ ghi tên nhà thơ Trần Kiêu Bạt quả là một thiếu sót lớn vô cùng!
Lấp Vò, ngày 19-02-2009
- Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu Lương Thư Trung Nhận định
- Vũ Thất - Đời Thủy Thủ 2: Lời BẠT Lương Thư Trung Nhận định
- Vài Ghi Nhận Sau Khi Đọc Lại "Đời Thủy Thủ" Của Nhà Văn Vũ Thất Lương Thư Trung Điểm sách
- Vài Ghi Nhận Về Những Ngày Đầu Của Tạp Chí Thư Quán Bản Thảo Lương Thư Trung Hồi ức
- Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 Lương Thư Trung Tường thuật
- Vài hình Kỷ niệm Giới thiệu "Thơ Tuyển Toàn Tập" của Trần Hoài Thư Lương Thư Trung Giới thiệu
- Thơ Đức Phổ, nỗi nhớ, tình yêu và cuộc đời Lương Thư Trung Nhận định
- Trần Kiều Bạt qua vài câu thơ bắt gặp Lương Thư Trung Nhận định
- Vài phút với nhà văn Song Thao nhân PHIẾM 10 chào đời Lương Thư Trung Phỏng vấn
- Thử đọc lại vài trang sách của Trần Doãn Nho Lương Thư Trung Nhận định
• Không Thể Nào Quên (Trịnh Bửu Hoài)
• Trần Kiều Bạt qua vài câu thơ bắt gặp (Lương Thư Trung)
Trần Kiêu Bạt, Dù Người Là Ai Xin Hãy Đến (Ngô Nguyên Nghiễm)
Cõi Riêng Trần Kiêu Bạt (Trần Văn Sơn)
• Trang Thơ (Trần Kiêu Bạt)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |