|
Vương Đức Lệ(.0.1937 - 20.1.2008) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
GS Trần Hữu Dũng
(1945 - 2023)
Như nhiều người bạn ở trong và ngoài Việt Nam quen biết và yêu mến anh Trần Hữu Dũng, tin anh mất không gây bất ngờ (vì biết anh đang ngày càng yếu do bệnh tiểu đường dẫn tới tim, phổi), nhưng bàng hoàng và thương tiếc là điều ai cũng cảm thấy. Bàng hoàng vì từ nhiều năm qua những trang thông tin do anh chủ trương đã trở thành một phần không thể thiếu của những ai ở Việt Nam quan tâm đến dòng thông tin trung thực, nhanh chóng, đa dạng, đa chiều, khách quan. Chuyện gì vừa xảy ra trên thế giới : chính trị, kinh tế, văn hóa…, đặc biệt là liên quan đến Việt Nam thì gần như ngay sau đó có thể tìm đọc trên trang do anh quản trị, bằng tiếng Việt hoặc đã dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Thậm chí anh còn hướng dẫn những người cần nghiên cứu sâu vấn đề nào đó cách tìm bài, tìm sách với tựa đề, tác giả và nguồn xuất bản rất rõ ràng. Mà nào có phải nghề chính của anh là làm truyền thông ! Anh là giáo sư Emeritus trường đại học Wright State University, Dayton, Ohio, chuyên về kinh tế Đông Á. Nhưng chính vì là trí thức, là thầy giáo nên anh biết rõ thông tin đa dạng, đa chiều, nhanh chóng, chính xác và khách quan có giá trị như thế nào đối với nhận thức, tư duy của mọi người nói chung và nói riêng trí thức. Và thế là anh cùng với hai người nữa chủ trương và trực tiếp biên tập trang mạng nổi tiêng trong cộng đồng trí thức quốc tế : Arts & Letter Daily (ALD), hàng ngày cung cấp cho bạn đọc những bài viết giá trị về văn hóa, văn học và nghệ thuật. ALD, với tiêu ngữ Veritas odit moras (tiếng Latinh : Chân lý chán ghét sự trì hoãn). Đó là trang mạng có uy tín, mỗi ngày có hàng vạn người tham khảo.
Vợ chồng GS Trần Hữu Dũng, chụp tại Praha 2013 (ảnh trên fb Nguyễn Hoàng)
Ở Việt Nam, đặc biệt trong giới trí thức, Trần Hữu Dũng được biết như người chủ biên độc nhất trang mạng Viet-Studies (V-S), với hai trang Kinh tế Việt Nam và Văn hóa & Giáo Dục. V-S hàng ngày cung cấp cho bạn đọc khoảng 20 bài báo, bài nghiên cứu, đầu sách... Ngoài thông tin được điểm hàng ngày một cách khách quan, độc giả có thể vào trang của anh đọc những tác giả và tác phẩm : Nguyễn Ngọc Tư, Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Lữ Phương, Trần Hữu Nghiệp, Nguyễn Trung, Heinz Schütte, Vương Trí Nhàn...
Nhiều người đồng ý rằng phải có một sức đọc xuất chúng như anh Dũng mới có thể kham cùng lúc việc nghiên cứu, dạy học và quản trị, biên tập trang mạng. Nhưng cũng cần thêm một chi tiết chưa nhiều người biết, đó là anh làm trang Viet-Studies là để phục vụ nhu cầu mở mang thông tin cho người đọc ở Việt Nam. Anh còn được xem là người vừa uyên bác, vừa khiêm nhường trong vai trò chủ tọa các phiên họp và dí dỏm khi trình bày tham luận. Một hội thảo tư, tổ chức định kỳ chủ yếu vào mùa hè và ở nước ngoài, về các chủ đề liên quan đến Việt Nam trong tinh thần xây dựng và phương châm nói thẳng, nói thật được duy trì từ 1998 đến 2019 có sự đóng góp lớn của anh Dũng. Có ai đến dự với thái độ sai chệch tinh thần và phương châm đó là anh sẵn sàng “ra tay ổn định” một cách ôn hòa.
Không chỉ tích cực tham gia hoạt động truyền thông tiến bộ bằng các trang mạng, Trần Hữu Dũng còn dành thì giờ cộng tác với vài tờ báo trong nước. Cũng với một tinh thần “cùng nhau làm những điều tốt cho Việt Nam phát triển”. Cách đây hơn 10 năm, anh đã mạnh dạn đề cập trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn số Xuân 2011 câu chuyện Việt Nam cần nhanh chóng xóa tình trạng khan hiếm các cuộc tranh luận chất lượng cao trên nền tảng “bình đẳng, tôn trọng những tiêu chuẩn học thuật phổ quát”, đồng thời cần quan tâm đến diều kiện hình thành các nhà văn hóa lớn chứ không chỉ cần yên tâm về số lượng đội ngũ trí thức ngày càng đông có học hàm, học vị.
Với những người trẻ, dù đã được gặp trực tiếp Giáo sư Trần Hữu Dũng hay chưa, khi nghe tin anh mất đã biểu lộ rất tự nhiên mối thiện cảm sâu sắc về anh.
GS Trần Hữu Dũng với Nghiên cứu sinh Lê Ngọc Sơn tại Đức (ảnh trên fb Lê Ngọc Sơn)
“Về cá nhân mình, tôi biết ơn Thầy. Thầy là người có ảnh hưởng lớn đến tôi trong cả quá trình làm báo lẫn định hình lựa chọn sự nghiệp trí thức. Nếu hỏi ai là người ảnh hưởng nhất đến cá nhân tôi 20 năm qua, thì câu trả lời luôn là : GS Trần Hữu Dũng. Thầy là tấm gương lớn để tôi noi theo, và quyết định đi du học được tôi nhen nhóm sau những cuộc nói chuyện với GS Dũng. Giáo sư là một trí thức uyên bác, hiền lành và hóm hỉnh. Ông luôn động viên những người trẻ cố gắng vươn lên, nhất là những ai chọn thế đứng của những trí thức.Thầy như một từ điển sống: Hễ khi nào tôi cần một cứ liệu dạng “kinh điển” (mượn chữ của Viet-Studies) chỉ cần hỏi Thầy là sẽ tìm đến được công trình nghiên cứu cần tìm” (Lê Ngọc Sơn, nhà báo – nghiên cứu sinh tại Đức).
“Một vài bài báo của tôi về các vấn đề chính trị - văn hóa - xã hội đã được ông đọc và gửi link qua email về cho một số trí thức, văn nghệ sĩ có tên tuổi trong nước để ưu ái giới thiệu, chia sẻ như một bài báo "đáng đọc", nhất là chia sẻ với các trí thức lớn tuổi không sử dụng phương tiện mạng xã hội giai đoạn sau này. Vài dịp hiếm hoi trò chuyện qua messenger, ông cũng đã dành cho tôi nhưng chỉ bảo, khích lệ quý báu, rất đáng trân trọng. Với tôi, đó là một nguồn động viên lớn. Tôi - và nhiều người khác - vẫn thường xuyên theo dõi trang của ông, xem ông như một người thầy, dù chưa một lần may mắn được diện kiến” (nhà báo Nguyễn Hồng Lâm, Việt Nam).
Biết về một Trần Hữu Dũng uyên bác, thẳng thắn, quan tâm đến lớp trẻ, luôn đau đáu cho Việt Nam thì nhiều, nhưng chắc chưa thật nhiều người biết anh là người rất ấm áp tình gia đình, tình quê hương, xứ sở. Anh luôn tự hào về những đóng góp của người thân ruột thịt trong gia đình đối với sự nghiệp bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Anh quan tâm đến tin cha anh – Bác sĩ, Nhà giáo Nhân dân Trần Hữu Nghiệp (người từng bỏ hết gia sản, danh vọng để tham gia cách mạng từ năm 1945 và là thầy của nhiều thế hệ bác sĩ Việt Nam) được đặt tên cho một con đường ở Bến Tre quê nội anh. Anh công khai dãi bày : cha tôi là một trí thức chân chính, là niềm tự hào của các con. Khi thấy bệnh tình trở nặng, anh nhắn với tôi “Thế Thanh ơi, tôi muốn gửi tặng cho một thư viện ở Việt Nam toàn bộ số sách nghiên cứu quý mà tôi tích lũy được, bạn giúp liên hệ nhé”. Trước phút chia ly mãi mãi, anh nắm tay chị Mai, người vợ tri kỷ của anh nói rõ ý nguyện muốn được về Mỹ Tho nằm bên mộ bà ngoại mà anh rất yêu thương.
Anh Dũng là như thế. Và vì thế bạn bè anh đã như được anh Nguyễn Ngọc Giao ở Pháp nói hộ hết những gì muốn nói với anh vào ngày mà ở Dayton, các con của anh ở California đã về bên mẹ - chị Phương Mai để chuẩn bị ngày tiễn đưa anh Dũng. “Chúng tôi, người Tokyo, người Hà Nội, Vũng Tàu, New York, Genève, Praha, Porto... chúng tôi luôn ở bên chị, nhớ anh trong tâm tưởng, và mãi mãi trong ký ức”.
- Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies Nguyễn Thế Thanh Tưởng niệm
• Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies (Nguyễn Thế Thanh)
- Giáo sư Trần Hữu Dũng, người đứng trước Vạn Lý Hỏa Thành (Joaquin Nguyễn Hòa)
- Kỉ niệm với Gs Trần Hữu Dũng (1945 – 2023) (Tuan V. Nguyen AM)
- Anh Dũng (Nguyễn Ngọc Giao)
- ‘Studies’ từ một người Việt (Trân Văn)
- GS Trần Hữu Dũng - người “rong chơi” với những quan điểm riêng trên Viet-studies (Hòa Bình)
- Xin cùng bỏ chuyện cũ để hướng về tương lai chung (Lê Học Lãnh Vân)
- Thương tiếc GS Trần Hữu Dũng (Nguyễn Lân Bình)
- Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền nam
Bài trên mạng:
- viet-studies.net - nghiencuuquocte.org
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |