|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
• Ở chợ • Mùa xuân trò chuyện với gác lửng
• Khi qua dốc Mạ Ơi ở Ba Lòng • Đêm Ngủ Ở Phú Thọ
• Hát Dạo Bên Trời • Bài cho người tình sầu cố xứ
• Tìm quên • Thơ làm ở Bến Tre • Cảnh tượng tháng giêng
• Dặn em • Cuộc về • Nhánh tay buồn
• Lệ mưa • Ngày Xuân ở Thường Đức • Bài hư vô
• Nhớ một nhà văn • Chiều tôi • Sao không nói
• Những sợi khói cay nồng • Thư gửi người ở lại
• Chiều Mai Lộc • Bữa cơm ngoài chiến trường
Bốn năm thằng lơ láo
Áo quần rách tả tơi
Ăn cơm bên xác người
Tay bốc, tay cầm súng
Lòng nhớ mẹ phương tây
Ý thương em chạy giặc
Xóm làng sầu khôn khuây
Đất trời thêm hiu hắt
Ăn xong, múc nước ruộng
Uống đại cho qua ngày
Quê nhà em có biết
Chinh chiến thân lưu đày?
Ăn được là điều may
Có khi hai, ba ngày
Không ăn, chẳng có uống
Ta nằm với cỏ cây.
Phong Điền 25.5.1972
Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, tập I
Thư Ấn Quán Tái Bản 2007
chiều Mai Lộc núi đồi điên loạn
quân hai bên đánh đá mút mùa
thằng xấu số chết vì xấu số
bỏ vợ con đau xót ở quê nhà
chiều Mai Lộc không mưa không nắng
lửa cháy trong hồn những kẻ đi xa
này anh lính nhỏ nhoi miền Bắc
giữa sương mù anh có nhận ra ta?
chiều Mai Lộc thành nơi nghĩa địa
quân hai bên ngã gục giữa đất trời
mây khóc đầu non vì buồn ly loạn
cỏ cây run trong gió lạnh tanh rồi...
Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, tập I
Thư Ấn Quán Tái Bản 2007
Em đừng hỏi ở rừng có gì lạ
Có gì đâu xương rã với hồn đau
Và khi không tháng giêng lên núi
Đời đày ta và thần thánh xa nhau
Em đừng hỏi ở rừng có gì lạ
Có gì đâu ngày buồn bã vô cùng
Đêm thì tối nhớ trăm phương ngàn ngã
Nhớ mẹ già hôm sớm mỏi mòn trông
Em đừng hỏi ở rừng có gì lạ
Có gì đâu giày áo đó hôi rình
Khi về phố chắc ta thành khách lạ
Thành người điên với dáng thú buồn tênh
Em đừng hỏi ở rừng có gì lạ
Có gì đâu bia mộ dựng trong hồn
Bạn bè ta ưu tư ngủ gục
Với rừng già rách nát thương tâm
Em đừng hỏi ở rừng có gì lạ
Có gì đâu lửa cháy trong đầu
Và lòng ta thác sầu đôi ngã
Biết ngã nào về chốn cũ tìm nhau
Em đừng hỏi ở rừng có gì lạ
Có gì đâu ta từ buổi lên đường
Hôn chưa kịp em - bây giờ hôn đất
Thay chiếu giường bằng hầm hố cô đơn
Em đừng hỏi ở rừng có gì lạ
Có gì đâu rừng rú điêu tàn
Nai lạc dấu - ngàn thương trăng cũ
Ta nhớ người tình quay quắt trong sương
1971
Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, tập I
Thư Ấn Quán Tái Bản 2007
Khi người về lòng son mưa nhớ tạt
Đường phố xưa nhà đổ nát hai hàng
Cây gãy cổ giơ xương buồn tuổi lạ
Nỗi thương con bà mẹ chín trong hồn.
(1972)
Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, tập I
Thư Ấn Quán Tái Bản 2007
Sao không nói những khi mình gặp gỡ
Những khi ngày còn chở mộng qua sông
Để bây giờ lòng chỉ mới hỏi lòng
Mà đêm đã chia tình sầu vanh vách
Sao không nói những khi mầu lá cỏ
Còn thương tình ngai ngái tuổi thoa son
Để bây giờ thương mến đã thôi giòn
Em một nơi mà anh buồn một chốn
Sao không nói những khi đời au đỏ
Một còn đầy trong mắt của nhau xưa
Để bây giờ người ra đi tám hướng
Cho kẻ về ngậm tủi bến sông mưa
Sao không nói những khi lời đã chín
Trên môi người và trên cả môi tôi
Để bây giờ xa trông mà bịn rịn
Dưới thu tàn ai hát khúc chia phôi
Sao không nói những khi trăng còn hẹn
Với lầu khuya say ngợp cả đất trời
Để bây giờ trăng bỏ về phương khác
Cho chim buồn kêu lẻ dưới sương rơi
Sao không nói những khi còn nhạy cảm
Tim làm đàn rung những nốt si mê
Để bây giờ gió mưa về âm ỉ
Đàn ai run theo mắt lệ đầm đìa
Sao không nói những khi tình còn mới
Trên tay yêu một thuở đẹp vô cùng
Để bây giờ rêu phong từng tiếng nói
Lúc xa người áo cũng rách tang thương!
Sao không nói những khi ta mời rượu
Uống cho nhau những cảm khái rất hồng
Để bây giờ mất người nên rượu đắng
Uống bao nhiêu cũng thấy nhớ trong lòng...
Sao không nói những khi mình vương vấn
Những chiều thu vàng thầm bước theo nhau
Để bây giờ thu bên trời lận đận
Lạ nhau rồi ai còn ngóng ai đâu?
Sao không nói những khi còn hơi ấm
Của Phượng phà vào chiếc cổ Loan xưa
Để bây giờ tiêu điều kia đã ngấm
Như nỗi buồn cứ lớn mãi trong thơ...
(1972)
Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, tập I
Thư Ấn Quán Tái Bản 2007
chiều lên nốc rượu giải buồn
rừng kia đứt ruột ta đờn đứt dây
xa em nhớ tháng thương ngày
ngó ra bè bạn một bầy cô đơn
mùa xuân châu giọt đầu non
lương chưa lảnh kịp biết còn sống không?
Một Thời Lục Bát Miền Nam
Thư Ấn Quán 2008
Người đi theo bóng thiên thu
Bỏ đây năm tháng sa mù nhân gian
Nhớ thương chim khóc trên ngàn
Nước ngơ đất ngẩn, trời mang mang sầu...
(1965)
Một Thời Lục Bát Miền Nam
Thư Ấn Quán 2008
Hai hàng nến thắp áo quan
Người đi nhỏ giọt linh hồn mai sau
Nụ cười sẽ tắt ngàn thâu
Vầng trăng, xiêm áo trên đầu hư vô
Niềm buồn cỏ mọc dấu xưa
Chàng ôm củi mục trong mơ đã tàn
Nghe ngàn dặm nhớ quê hương
Vầng trăng xiên áo nàng không còn về...
(Huế 1966)
Một Thời Lục Bát Miền Nam
Thư Ấn Quán 2008
Ra sông thấy gái Thượng ngồi
Giặt khăn vắt áo miệng cười vô tư
Nhớ em ai lấp cho bù
Hồn tôi một dãi đất mù mịt mưa.
1971
Một Thời Lục Bát Miền Nam
Thư Ấn Quán 2008
Ta về theo dấu chân mưa
Hắt hiu phố chợ, ngày vừa xế tan
Em đi, vỡ một cung đàn
Hoàng hôn từ đấy mênh mang một trời
(1971)
Một Thời Lục Bát Miền Nam
Thư Ấn Quán 2008
Tay ôm khăn gói tìm quê
Đường giăng mìn bẫy biết về phương mô?
Chiều như ông cụ đau, ho
Dừng chân thắp thuốc khói mờ đầu non
Mấy năm cháy chậm trong hồn
Nhớ nơi cắt rún lửa đun trong đầu
(1971)
Một Thời Lục Bát Miền Nam
Thư Ấn Quán 2008
Người về một nắng hai sương
Da chia thịt xẻ thiên đường vỡ tan
Lưng khom, áo lạnh, tay dàn
Thương em, nhớ mẹ, cung đàn vỡ đôi
Người về, chân thọt, tình phai
Nương cau, vườn chuối ngọt bùi với ai?
Chiều xuân chống gậy nhìn trời
Lòng nghe mưa bụi hết thời thanh niên
Người về mặt đất nhá nhem
Đồng không mông quạnh sầu điên trong hồn
(1971)
Một Thời Lục Bát Miền Nam
Thư Ấn Quán 2008
Sớm mai sắp sẵn cuộc đời
Ra đi, gửi lại mấy lời dặn em
Dặn em ý nhớ trong gương
Hồn xưa anh cởi bên giường đó nghe
Đôi giày lúc trước anh đi
Để em ngắm nghía quên thề thốt đau
Nụ hôn anh tặng ban đầu
Để trên môi đỏ một màu sắt son
Bàn tay vuốt tóc anh còn
Để em chút mộng lừng hương của ngày
Để em yêu dấu đang đầy
Mến thương đang rộng, tình này đang no
Anh đi lẳng lặng bóng cò
Chỉ mang theo lá thư hò hẹn xưa.
(1972)
Một Thời Lục Bát Miền Nam
Thư Ấn Quán 2008
về đây mỏi cánh chim trời
Ngó sông khói đụn, trông đời dần thưa
Mùa xuân ngắt tạnh như tờ
Én trong mưa bụi bay khờ lẻ loi
Về đây đời cắt thành đôi
Đêm tôi bó rọ, ngày phơi tật nguyền
Tay đàn rung nhớ tình em
Trăm năm buồn nỗi bất bình thế gian
Về đây cảnh tượng điêu tàn
Mơ mơ nhân ảnh, bẽ bàng gương xưa
Hồn buồn vọng những âm mưa
Áo xanh Tôn Nữ bây giờ về đâu?
Bất cần sao vẫn còn đau
Mùa tôi dựng tóc lạnh màu thanh niên...
(1973)
Một Thời Lục Bát Miền Nam
Thư Ấn Quán 2008
Về đây trời đất không mùa
Phiêu linh bước ngựa, chơi đùa tử sinh
Ngày đi nhớ nắng châu thành
Nhớ em mắt ướt tập tành gương soi
Tình vui chưa ấm môi cười
Áo khăn đã lạnh, ghế ngồi so le
Anh lên những bến mưa đè
Tiếc nhau – hồn quạnh hiu về, về đâu?
(1974)
Một Thời Lục Bát Miền Nam
Thư Ấn Quán 2008
Khi em đi hãy lạnh lùng mà bước
Đừng ngoái nhìn – trái chín rụng trong tôi
Em hãy bước tới cõi người êm ấm
Đừng ngoái nhìn – bia mộ dựng trong tôi.
Hãy để tôi yêu với ngày tháng lụn
Trong mắt đời se sắt nỗi chua cay
Hai mươi tuổi nghe tinh cầu chớm vỡ
Một khuya nào bóng nguyệt đã lung lay!
Khi em đi hãy lạnh lùng trả lại
Kỷ niệm đầu như bọt nước cho tôi
Em hãy bước lên cao ngàn mây rộng
Đừng buồn tôi – con thú lạ hôm nay!
Hãy để tôi quên chuyện tình thứ nhất
Với lửa sầu âm ỉ cháy trong tôi
Hồn đã rụng hết những cành hoa điệp
Một mai nào hạnh phúc cũng ra khơi!
Khi em đi hãy mặc màu áo đỏ
Đừng chọn áo vàng mà làm nhớ trong tôi
Và em hãy tươi cười như nắng hạ
Đừng nhớ gì chuyện cũ đã xa xôi.
Hãy để tôi yêu với ngày quan ải
Với sương mù che kín tuổi thanh xuân
Đời đã chia ngăn trăm nghìn ước vọng
Còn mong gì - dao đã thủ sau lưng!
2-10-69 (Tập san VĂN)
Thơ Tình Miền Nam
Thư Ấn Quán 2008
Hỡi người em tóc dài ngoài nớ
mắt sầu tình cố xứ đau thương
Em biết chăng
Anh đang nằm đây thở dốc từng hồi
nghiệt ngã xót thương
Khu bệnh viện buổi chiều buồn như một dãy nhà mồ
Những con chim trên mái ngói cũng bay mất theo
ngọn nắng cuối cùng
L. ơi L. ơi
Ba, bốn tháng trời anh xa Huế
Mà tưởng như ba, bốn năm
L. ơi L. ơi
Ngày anh cầm súng lên đường
khi cố đô đang còn rên xiết
trong cơn đau nhức vô cùng bởi
cơn lốc mậu thân
Anh đi khi bạn bè anh tản mác bốn phương trời
có đứa chết dưới hầm chôn sống vừa được đào lên
nhận diện
Anh đi khi em còn ôm mặt nức nở
trong cơn buồn bực nhà cửa tan hoang
cha mẹ già run run khi sự nghiệp phút chốc đã thành
cát bụi
Anh đi khi kẻ thù đã lủi về rừng
sau những ngày bắn phá
gây tội ác tày trời
L. ơi
em biết chăng
bây giờ anh đang tưởng tượng đến quê nhà
đến em đến bằng hữu anh còn
ở lại ngoài nớ
rằng chắc Huế đã hồi sinh
và tất cả đã hồi sinh
Và những đổ vỡ đã được xây dựng lại
mà xây dựng lại làm sao giống y như cũ hở em?
Những cung điện vàng son
cảnh cũ nội thành đã mất làm sao
anh một lần thấy lại
Những di tích lịch sử
Anh căm hận kẻ thù tàn phá
ngu xuẩn
Em ơi
Nhiều đêm anh đã khóc âm thầm
đã mơ về Huế dữ dội
Anh tưởng như hồn anh đã cháy
rụi trong cơn sốt ý nghĩ
Đã mơ cần thiết ôm hôn em vội vã
Khi hoàng hôn súng đạn buông màn
Đã mong một ngày ngồi xum họp
với gia đình bên mâm cơm nóng sốt
nghe bà nội chú bác anh em
kể chuyện nhà
và rất mong thấy lại một cơn mưa tháng bảy khi ngồi
trong quán cà phê
đốt thuốc một mình.
Hỡi người em tóc dài ngoài nớ
mắt sầu tình cố xứ đau thương
Anh hẹn sẽ về với Huế một ngày gần đây
Anh sẽ về giữ lấy ngọn rau tấc đất quê nhà
Sẽ uống nước sông Hương để căm giận kẻ thù
Sẽ nghe gió Vân Lâu mà thương rất thương xót
những người quá cố
Sẽ sống bên em đó là khoảng thời gian vàng ngọc
nhất đời
L. ơi
Huế ơi. Huế ơi.
(Bệnh viện Duy Tân, 3-8-1968)
Thơ Tình Miền Nam
Thư Ấn Quán 2008
Ôm nửa vầng trăng lạnh
Ta về bên trời cao
Hát điên đời hiu quạnh
Chống gậy nhìn mưa mau
Tuổi nay gần Tam thập
Sống lẻ như đá mòn
Bằng hữu mù tăm tắp
Tình nhân như dao đâm
Mấy năm rồi không gặp
Hồn nứt nỗi âm thầm
Nhất túy buồn thêm đậm
Ca ngâm với cỏ cây
Cũng chỉ màu khói sương
Ngẫm nghĩ hoài hương đỏ
Mắt mờ đường chiêm bao
Ngắt một cành hoa nhỏ
Nhớ thu biếc hôm nào
Hồn ta chao chớn gió
Nay biết về nơi đâu?
Thư Quán Bản Thảo tập 32, tháng 7.2008
Về đây bụi phủ cổ thư
hồn co gác hẹp, êm mù xa xôi
ngó nhau, nhớ lại một thời
chân khua ngã bạt, tay mời rượu say
về đây buồn cũ lên đầy
hình nhân tôi lạ đêm nay ngủ nhờ
bạn ngồi thức máu nghe mưa
nhện giăng cửa phủ, mộng thưa thớt vàng.
1975
Thư Quán Bản Thảo tập 32, tháng 7.2008
Trong đám đi tìm trầm
chốn thâm sơn cùng cốc
có người là nông dân
bỏ cày lên mạn ngược
có kẻ ở thị thành
bẻ bút làm hảo hớn
cũng có "anh hùng tận"
vác rựa lên sườn non
có tay đời lận đận
tìm kiếm phút huy hoàng
lại có người là thánh
có kẻ là ma vương
tất cả đều thượng sơn
cô hồn chung một lũ
ngày rừng chan mưa lũ
râu tóc ướt phiêu bồng
nói chung, đám tìm trầm
vì đói cơm rách áo
người yêu coi như không
vợ con như gió thoảng
chiều nay, qua Ba Lòng
vì đâu, mà thương nhớ
đâu phải giò phong lan
tim tím chiều mắt ngó?
cũng không phải chùn chân
trước núi rừng muông thú
nhưng mà, cả binh đoàn
đều rưng rưng nước mắt
lúc leo qua con dốc
có tên là Mạ Ơi
dốc còn cao mong đợi
tình còn sầu chơi vơi
riêng ta, thì em ơi
nhớ miền Nam tha thiết
Sàigòn có em biết
nỗi đau của mưa rừng?
không ngãi cũng tìm trầm
đó là điều có thật.
* BaLòng 1985. (trích Hát Dạo Bên Đời)
Thư Quán Bản Thảo tập 32, tháng 7.2008
Này gác lửng, hơn nữa đời rồi đó
Ta mới có mày giữa cuộc phù vân
Đời thử ta như lửa thử vàng
Cay đắng bủa quanh hồn xưa chao chớn
Có đôi lúc óc cùn chí đụn
Muốn xuôi tay trả lại tuổi vàng
Chim có tổ mà ta thì phiêu lãng
Dắt nhau đi quờ quạng kiếm thiên đàng
Xin lỗi em cô gái Sài Gòn
Đã vì ta mà xa giảng đường, thư viện
Xa thời mộng-mơ-luu-luyến
Để hóa thành cổ tượng giữa trầm luân
Vì áo cơm mà em ra chợ
Một hồn buồn giữa cõi rau xanh
Ngày văng tục trên miệng người láu cá
Mà em thì líu lưỡi bởi không quen
Còn ta nữa, thằng làm thơ và lang thang
Cũng phải bơi theo dòng đời chóng mặt
Lầm lũi kiếm từng li vàng giữa trời cao đất thấp
Rủi may ơi, ta biết đâu lường
Sống khó vô cùng ơi gác lửng
Thế mà mấy mươi năm ta cũng qua cầu
Nay có mày nhẹ gánh chiêm bao
Nhưng ngoảnh lại tóc râu đã bạc
Chậm thế nào rồi ta cũng tát
Cho cạn mùa lận đận thương tâm
Để Tình Yêu phơi áo mùa xuân
Và Hạnh Phúc ra ngồi hong tóc
Ta sẽ hát như chưa bao giờ hát
Lời ca xang một thuở có nhà
Gác lửng đêm nay trăng vào nạm bạc
Và tình về ngai ngái hương xua...
1989
Thư Quán Bản Thảo tập 32, tháng 7.2008
Mười năm ở chợ không tri kỷ
Ta đứng thu thân một nỗi buồn
Sáng bảnh mắt ra, ngồi độc ẩm
Chiều về tra vấn lấy lương tâm
Mười năm ở chợ, ơi trần trụi
Em ạ, em xa ở kiếp nào?
Có thấy ngày xanh ta chuốc mộng
Không thành, nên đắp chiếu thương đau...
Ở chợ đông, sao hồn cứ lạnh
Đốt thuốc hoài không ấm nửa chiều
Thiên hạ đùn nhau đi kiếm sống
Nhân ái? Tang-thương-ngẫu-lục nhiều
Ta bán rau xanh ngày mệt lử
Đêm còn ngồi đọc sách thánh hiền
Cố quên cơm áo - Vòng danh lợi
Sao đời nỡ hối thúc bên lưng?
Mười năm ở chợ không thay đổi
Tâm tánh ta xưa vốn thật thà
Đâu ước công hầu mơ khanh tướng
Bạc tuổi thanh xuân mong có nhà!
Hồn ta ở chợ thương quê cũ
Nhớ áo nâu xưa, nhớ mẹ già
Nhớ bông bưởi rụng đêm mười sáu
Thơm ngát môi em trước hiên nhà...
Mười năm ở chợ không tri kỷ
Gác chuyện văn chương thấy chằng đành
Nên ta độc thoại - Ta đây nhỉ?
Thương nhớ xa xăm một bóng hình...
1989
Thư Quán Bản Thảo tập 32, tháng 7.2008
Đêm mưa, về gác lửng
Chợt nghe tiếng đàn bầu
Réo rắt - Đời quay đựng
Quê người? Quê ta đâu?
Mưa, mù đường chiêm bao
Đàn bầu rưng rưng nhớ
Mở ngực đời cô lữ
Chỉ là vết tình đau...
Đêm mưa, về gác lửng
Độc ẩm một mình ta
Rượu hề! Bầu đã cạn
Buồn hề! Sao chưa tan?
Tiếng mưa lẫn tiếng đàn
Nhớ ai ngoài nội cũ
Bao năm rồi mẹ hử
Con chưa lần về thăm!
Thương mãi nụ Hoàng Lan
Thơm ngát chiều Bến Ngự
Yểu điệu sầu Tôn Nữ
Bâng khuâng đường thu vàng
Nhớ điên trời cố xứ
Áo tím ai qua cầu
Ta như là ngọn gió
Hôn tóc đầm mưa ngâu...
Bao năm rồi em hử
Tình theo tiếng đàn bầu
Ta thành mây viễn xứ
Lang thang bến giang đầu...
Đêm nay, nghe đàn bầu
Réo rắt về gác lửng
Chợt hồn ta quay đựng
Quê người? Quê xưa đâu?
Đời hề! Trôi lận đận
Thơ hề! In gian nan
Rượu hề! Bầu đã cạn
Buồn hề! Sao chưa tan?
1989
Thư Quán Bản Thảo tập 32, tháng 7.2008
- Thị trấn Hoa Vàng – Quê Hương Thứ 2 của nhà thơ Hoàng Ngọc Châu Trần Dzạ Lữ Hồi ức
- Trang Thơ Trần Dzạ Lữ Thơ
• Trần Dzạ Lữ, Người lữ khách cô đơn trên sa mạc tình (Lương Thiếu Văn)
• Trần Dzạ Lữ và Hát Dạo Bên Trời (Trần Doãn Nho)
• Trần Dzạ Lữ, nhà thơ hát dạo bên trời (Nguyễn Vy Khanh)
Trần Dzạ Lữ và những dấu chân đời phiêu lãng… (Lương Thư Trung)
Trần Dzạ Lữ Gọi Tình Bên Sông (Trần Yên Hòa)
Trần Dzạ Lữ - Thơ Và Tôi (Nguyễn Kim Tiến)
Trần Dzạ Lữ – Ngôn ngữ Huế trong thi ca (Thu Thủy)
• Thị trấn Hoa Vàng – Quê Hương Thứ 2 của nhà thơ Hoàng Ngọc Châu (Trần Dzạ Lữ)
• Trang Thơ (Trần Dzạ Lữ)
Bài viết trên mạng:
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |