|
Dương Kiền(28.12.1939 - 17.11.2015) | Khái Hưng(.0.1896 - 17.11.1947) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Trần Biên Thùy
Dòng sông Cửu Long hùng vĩ, vươn cánh trải dài từ đất nước Trung Hoa diệu vợi, xuyên chảy ngàn đời trôi nổi mang phù sa bồi lở, băng ngang các quốc gia Đông Dương, Lào, Miến Điện, Campuchia…khi nguyên khí hội tụ miên viễn ở Biển Hồ, tự phân chia là hai nhánh, đổ nghiêng về dãy đất Việt Nam, tạo một trù phú ân sủng vô bờ bến. Một nhánh ầm ập tẻ qua Tân Châu, làng lụa đen óng mặc nưa, thành dòng sông Tiền xuôi xiết, một nhánh hoá thân sông Hậu, hiền hoà xuyên ngoặc qua Vĩnh Trường, Phú Hội, Khánh An, An Phú, bao bọc tiểu bán đảo Côn Tiên, lướt đến Vĩnh Ngươn vùng đất nghèo nàn đầy rối rắm biên cương. Ở đây, gần 200 năm trước, nhận ấn khai phong lập ấp, đã tạo một kỳ công hùng vĩ, với một vạn nhân công bản địa, ngày đêm cật lực đào kênh Vĩnh Tế xuyên suốt đến Hà Tiên, gần 100 cây số máu xương và oan hồn của tiền nhân. Vùng đất lập nghiệp của gia đình nhà thơ Trần Biên Thùy, an cư tại xã Khánh An, An Phú, đeo đẳng cuộc sống hiền hoà, cần mẫn của một vùng biên giới xa xôi.
Đường làng lầy lội, trải dài hai bên hàng tre xao xác, nghèo khổ cơ cực tách biệt ánh sáng văn hoá của vùng đất Châu Đốc một cách nghiệt ngã, dù chỉ cách nhau chưa đầy 20km đường chim. Nơi đây, cũng là nơi cư trú của bao nhóm thổ phỉ, dốt nát, bạo ngược, phương kế duy nhất chỉ là cường lực cướp bóc hà hiếp dân đen. Một là, cư địa ngu dân hèn mọn, tháng năm chỉ biết chống chỏi thời tiết, tránh núp ác tặc cường hào. Hai là, thế yếu của một vùng sông nước biên cương, đầy rẫy bóng đêm đổ chụp xuống cơ khổ trăm bề của lương dân. Nơi kiết xác, vắng lạnh đến ngọn đèn mù u còn hiếm hoi le lói trong đêm, huống chi chỉ một lần soi được tầm nhìn ấm áp bên điện khí. Tuy nhiên, hoang thổ dù có khô cằn hoang phế; nhưng sông núi cũng chất ngất khí thiêng hoằng hoá bàng bạc quanh vùng đất lạnh, mà tinh anh vẫn quy tụ vào đất đai, cây cỏ, con người. Vùng đất Khánh An cũng không ngoại lệ, nghèo khổ nhưng nhân tài cũng ít nhiều nẩy nở vươn theo hào khí địa linh. Từ mảnh đất sơ hoang, Trần Biên Thùy như một chàng trai trẻ thôn làng, sớm gánh vác oằn vai mọi điều thế sự. Vào đời, từ một thư sinh áo vải trong làng, anh có một hạnh phúc hơn đồng lứa, bước vội qua dãy núi Thất Sơn đèn sách bên thư phòng thị dân Châu Đốc, mang theo tất cả tâm huyết về giúp quê làng và ruộng nước. Vì vậy không lạ gì, Trần Biên Thùy chọn trường Nông Lâm Súc Cần Thơ để thoả chí ước vung đắp “một góc trời quê nhớ mỏi mòn”.
Tôi diện kiến với Trần Biên Thùy, như một sự tình cờ, không phải gặp gỡ chân dung chàng thư sinh tài hoa trên học vấn, mà trao đổi trần ai vì những nghiệp dĩ kẻ làm thơ. Hình như các bằng hữu văn nghệ khác, cũng có chung một phương hướng thâm giao, vì trao đổi cho nhau từ những đam mê vô hình, vô tướng, mà cùng có một nghiệt ngã như thế. Lúc Trần Biên Thuỳ học ở Thủ Khoa Nghĩa Châu Đốc, là giai đoạn tôi lên thành đô Sài Gòn để tiếp bước vào trường ngành mà phụ mẫu và tôi đã chọn lựa. Tuy nhiên, dù bay nhảy suốt không gian cao rộng như thế nào, chúng ta làm sao quên bước một tâm thức say mê văn nghệ, đã gắn chặt tâm khảm. Vì vậy, tôi cũng hay sáng tác với niềm vui được thường xuyên đọc tác phẩm mình trên báo chí. Lúc đó, thuở mới vào đời, non nớt như một cánh chim non, nên ý tưởng hoạt hoá văn nghệ hình như rất giản đơn. Có bài đăng báo, có bằng hữu lạ quen đồng hành, dù chưa diện kiến mà chỉ nể phục nhau qua tên tuổi, cũng là vinh hạnh. Lúc đó, ngoài những nhà thơ khác, tôi cũng đọc được vài bài thơ hay của Trần Biên Thuỳ, thỉnh thoảng xuất hiện trên báo giới. Hình như, có phong trào hay sao, Trần Biên Thuỳ cũng điệu nghệ trong hồn thơ lục bát, và hầu như đa số, tôi đều chiêm ngưỡng thơ anh ở thể điệu riêng biệt dòng thơ Việt Nam nầy. Sau nầy, tôi mới biết, khi anh em văn nghệ ngồi cùng chiếu hoa, hay xu hướng nhau một cách dễ thương, là cùng nhau thích một thể loại đó, có lẽ, khi đối thoại dễ…thông cảm nhau hơn. Thì ra, Trần Biên Thùy và Lâm Hảo Dũng là hai tri kỷ thiện tâm của nhau, có một hướng đi chung từ trường đời, chí đến ước lệ trong thi ca. Hai chàng bước vào Trường Nông Lâm Súc, cùng làm thơ, cùng chung một bút nhóm (Cung Thương Miền Nam). Tuy nhiên, sau tốt nghiệp, cuộc sống gia đình Trần Biên Thùy tang thương trước chiến tranh, nên thơ Trần Biên Thùy nặng nề màu sắc quê hương và phiêu hốt trên quy cách phản chiến. Một bày tỏ khổ đau của một người thơ quá trẻ, đứng bất lực trước mọi bi phẩn, tan tác cuộc đời.
Cuối năm 1966, tôi vận động bạn bè khắp miền Lục tỉnh, để hy vọng bên vai gánh vác một tiếng nói văn nghệ, trước tình thế mới của đất nước. Lúc đầu, ý nghĩa vẫn xoay quanh vừa phải cho một hành trình, vì anh em còn khắc nghiệt trên tài chính. Tờ nguyệt san Trình diện tuổi đất số 1 ra đời xuân 1967 (tiền thân tạp chí và nhà xuất bản Khai Phá), là công lao góp lại gần 3 tháng cuối năm, liên lạc từng anh em khắp nơi xa xôi. Từ văn nghệ sĩ trẻ quen biết, đến khi hoàn chỉnh 37 người liên tay thực hiện, đặc biệt có thêm nhà thơ Trần Tuấn Kiệt hỉ hả góp một bài thơ Ta đi lên miền biên giới Hạ Lào, nhà thơ Cao Thoại Châu với kỷ niệm Ngày trở về… Riêng Trần Biên Thùy, dù khiêm tốn cũng lãng mạn góp gió Về núi rừng xưa, như anh tâm sự “ngựa quen đường cũ ta nào có hay”. Như vậy, cách đây gần nửa thế kỷ đằng đẵng, Trần Biên Thùy cũng khắc ghi lại được một dấu ấn thân quen, thương khó bằng một sự hiện diện sớm nhất với bằng hữu. Anh vẫn như con ngựa già, hì hục giành túi thơ bước tới đoạn đường xa thẳm, nẻo về của ý. Thơ anh vẫn bàng bạc, rải rác giới thiệu trên nhiều chiếu hoa văn nghệ, tạp chí thời đó. Nhưng khi chiến sự bộc phát mạnh bạo, Trần Biên Thùy trở về cố quán. Năm đó, 1968, Cường đứa em trai 17 tuổi thân thường nhất, ngã gục dưới làn đạn vô tình của chiến sự nghiệt ngã. Trần Biên Thùy trở nên như điên như cuồng trước sự mất mát khổ đau của gia đình, dư chứng thần kinh ập tới, còn kéo dài theo anh cho đến tận ngày hôm nay, khiến “vó câu đọng lá rừng khơi/ qua truông lũng thấp ta bời bời đau”. Tan tác bi thương đó, cộng thêm suy sụp sức khỏe một cách tàn hại,mà đúng ra ở một chàng thanh niên 20 tuổi, trong sáng hiền hậu, không phải gánh vác một nghiệt ngã như vậy. Giai đoạn nầy, nhà thơ ôm chặt đời sống như ôm chặt sự hoang vu ghê rợn suốt một kiếp người. Trần Biên Thùy thối thoát tất cả bạn bè, lui về sống ẩn dật trong góc nhỏ quê nghèo. Đường biên giới như một lưỡi hái vắt ngang ước vọng thiếu thời, khác gì con ngựa thồ bị ghìm cương trên con dốc nghiêng lầy lội. Anh giam mình như một tu sĩ, trong một mật thất khổ hạnh, bốn bề đối diện với cô đơn. Đường bay của thơ Trần Biên Thùy cũng ảnh hưởng trầm trọng, anh gác bút ngưng nghỉ một thời gian dài hơn mươi năm chìm đắm trong tan thương và ảo giác. Điều nầy, thật tình cũng không quá khó hiểu, vì đối đối với một chàng trai trẻ, tâm thức còn qua mộc mạc, bao nhiêu sấm chớp tàn bạo cứ đánh xuống đôi vai gầy. Bạn bè nhiều phen, gánh dùm anh từng lời khuyên nhủ, thăm nom trong sự cảm thông trì chí. Thỉnh thoảng, từ làng quê gầy gọt, Trần Biên Thùy thả xuôi theo dòng sông Vĩnh Tế, lãng đãng hướng về dãy núi Thất Sơn, qua kẻ chợ, viếng thăm đột xuất từng bằng hữu. Giây phút cởi lòng, cũng giúp tâm hồn nhà thơ có được chút nào yên bình, nguôi ngoai mua lấy chút hạnh phút trong vòng tay bao bọc của anh em.
Bẵng một thời gian dài, cứ tưởng Trần Biên Thùy đã thả trôi biền biệt dòng thơ, theo trường giang Cửu Long xuôi về biển cả. Thơ anh như bọt sóng, phù du không lưu lại vết tích trên đời, muốn soi lại bóng dáng cũng như mò kim dưới đáy biển khơi. Một buổi chiều tắt nắng, hoàng hôn phố núi lảng vảng như còn hối tiếc chứng kiến một giai thoại kỳ diệu, nên chưa chịu buông mình xuống chân đêm. Nghiệt ngã vì nghịch cảnh ngày nào, bây giờ sự hồi sinh bay đến, đánh thức nhà thơ bằng một tình yêu ngọt ngào thời của tuổi trung niên, “Cửa nhà anh chiều nay trống vắng/ em không về mưa hoá nắng xa xưa”. Chợt thấy Trần Biên Thùy tươi tỉnh, trang phục chỉnh chu, đọc thơ tình vừa sáng tác. Anh em hoan hỉ, xếp hàng đứng hai bên lề cuộc sống, để đón chờ sự trở lại ngoạn mục của một dòng thơ tình tưởng chừng đã đánh rơi ven sông. “Em như sóng êm đềm tuôn chảy/ soi bờ anh bên lở bên bồi/ bên lở nhiều bên bồi không đủ/ vá lòng nhau nỗi nhớ xa xôi”. Sự hồi sinh thật là kỳ diệu, thổi sinh khí tiên thiên cho thân xác hậu thiên, bỗng dưng thức dậy. Trần Biên Thùy bỏ qua một thời làm thơ của dưới bóng mặt trời, của ngút ngàn khói quê hương, phản đối chiến tranh tàn khốc ngày nào. Nhà thơ bỗng nhiên tỉnh giấc, trước một nàng giao long quấn chặt bước chân phù dã nhà quê, mà vẩy bút làm thơ tình ngọt lịm. Quên ngay đi một thời khủng hoảng thần kinh, như một làn gió sớm thổi tan cụm sương mù nghiệp chướng. “Qua đi/ ngọn gió vô tình/ nhớ/ hương tóc cũ/ nhớ/ hình bóng xưa”. Cách giữ hồn cho thơ của Trần Biên Thùy cũng rất độc đáo, mạnh bạo. Chẻ thơ như chẻ gió, như có như không, nhưng quả nhiên hai câu thơ chẻ nhỏ như bó đũa ngà, cũng đưa được một hàm ý khẳng định, giữa cái tôi và tha nhân.
Hình như, các nhà thơ từ thuở ban đầu phần đông đều chọn thơ tình, để diễn đạt những tinh hoa duyên giác muôn đời, với trái tim là lẽ sống vĩnh cửu. Hằng vạn đoá hoa, hằng vạn màu sắc, hương bay khác lạ, biệt lập, tạo cho tình hoa long lanh muôn vũ điệu hoằng dương. Một thơ tình của Nguyễn Tất Nhiên, lãng bạt kiêu kỳ, giàu ẩn dụ hình ảnh và tri thức, như một chàng trai thành phố đúng mốt, liêu trai và thực thể thà như giọt mưa rớt trên tượng đá, nhưng với Trịnh Bửu Hoài thì lại có một vẻ ấp ủ nét thẹn thùng, thầm lặng của một nam tử nhà quê, trăng hoa mưa gió nhưng không lộ liễu nét phong trần, mà mong một sự chờ đợi hoang vắng như hạt sương trên đọt nhãn sớm mai. Với thơ Trần Biên Thùy lại mang dáng dấp một loại tình hoa khác biệt, bây giờ, phút chốc trở lại bản sắc vĩnh cửu của con tim, dù thế nào, âm hưởng của những dòng thơ bừng cháy ngày cũ, vẫn còn âm ỉ ảnh hưởng đến phút sáng tác mới sau nầy. Nên thơ tình Sao Em Không Về Như Đã Hẹn, rất thực tế, suông đuột, đơm hoa kết trái tất cả vọng ước một cách tự nhiên như một buổi mạn đàm ngắn gọn, chân thật như ngôn từ “có lẽ giờ nầy em đã tới/ chuyến tàu đêm lạnh lắm đêm khuya/ đưa em đi anh lặng lẽ quay về/ như ròng lớn hai dòng nước chảy”.
Ta cũng không nên quá khắc khe với đòi hỏi tuyệt diệu. Cũng như ở mọi thời tiết 4 mùa, chiếc áo mỗi chu kỳ thời gian đều hiện hình một gia cố khác nhau. Trăm hoa phải hốt nhiên âm sắc, riêng rẽ, thì giá trị ở mỗi biểu hiện là một tinh tuý ngàn trùng. Điều đáng giá mà tôi muốn bộc lộ ở đây, là nhà thơ Trần Biên Thùy hơn nửa thế kỷ cầm bút, vẫn vịn vai nỗi buồn mà đứng dậy, sáng tác sẽ phong phú dần như kẻ giao hạt giống tốt trên vuông đất an lành vừa tìm thấy. Anh vẫn chắt mót in thơ, dù không cao xa như bài thơ Trần Dần nghĩ rằng “xây một tập thơ, là phá một nhà tù”. Nỗi bất hạnh của nhà thơ Trần Biên Thuỳ chỉ đơn thuần: Ray rức lòng ta ngày trở lại/ tắm mát dòng sông nước đổ đầy…”.
Ngô Nguyên Nghiễm
Thư trang Quang Hạnh
Ngày 11-08-2008 /Chỉnh lại tháng 6-2017
Tiểu sử văn học TRẦN BIÊN THUỲ
Nhà thơ Trần Biên Thuỳ tên thật là La Phước Hùng, sanh năm 1947 tại Khánh An, An Phú – An Giang.
Trần Biên Thuỳ có thơ đăng báo từ năm 1963 trên các tạp chí Sài Gòn, và hiện diện trên Trình Diện Tuổi Đất, Khuynh Hướng, Khai Phá…
Năm 1966 gia nhập nhóm Cung Thương Miền Nam ở Sóc Trăng với những bằng hữu văn nghệ đương thời như: Lâm Hảo Dũng (Mây Viễn Xứ), Lưu Vân, Triệu Ngọc, Trần Phù Thế (Mặc Huyền Thương), Nguyễn Lệ Tuân…
Tác phẩm đã xuất bản:
1/ Đêm Quê Hương (thơ, Cung Thương Miền Nam 1967)
2/ Dưới Bóng Mặt Trời (thơ, 1967)
3/ Ngút Cao Khói Quê Hương (thơ in chung Mây Viễn Xứ, Cung Thương Miền Nam 1967)
4/ Vùng Đột Khởi (tập truyện,Cung Thương Miền Nam 1968)
5/ Sao Em Không Về Như Đã Hẹn (thơ, Văn Nghệ Châu Đốc 1998)
Tác phẩm in chung:
1/ Cánh Phượng Hồng Thuở Ấy (thơ, Văn Nghệ Châu Đốc 1991)
2/ 72 Bài Thơ Tình (thơ, Văn Nghệ Châu Đốc 1994)
3/ Một Chút Mùa Thu Bay (thơ, Văn Nghệ Châu Đốc 1995)
4/ Trăng Sang Mùa (thơ, Văn Nghệ Châu Đốc 1996).
5/ Nước Non Một Dãy (thơ, NXB Hội Nhà Văn Việt Nam 2005)
Hiện diện trong tác phẩm Nghiên Cứu:
1/ Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi quyển I (bộ sách Biên khảo Phê bình Ngô Nguyên Nghiễm, NXB Thanh Niên 2010).
2/ Chân Dung Văn Nghệ Sĩ Qua Góc Nhìn Ngô Nguyên Nghiễm, quyển thượng (bộ sách Biên khảo, NXB Hội Nhà Văn 2016).
- Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lý Thừa Nghiệp, Lung Linh Hoa Tạng Hát Một Khúc Thiền Ca Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |