1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc thơ Tôn Nữ Thu Dung Trên Đất Mỹ (Lương Thiếu Văn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      19-09-2023 | VĂN HỌC

      Đọc thơ Tôn Nữ Thu Dung Trên Đất Mỹ

        LƯƠNG THIẾU VĂN
      Share File.php Share File
          

       


        Nhà thơ Tôn Nữ Thu Dung

      Tôi rất vui khi nhận tập thơ “Con Chim Nhặt Hạt Ngô Đồng. Còn Tôi Lơ Đãng Nhặt Hồn Cỏ Hoa” mà Tôn Nữ Thu Dung tặng tôi khi chúng tôi hẹn gặp cà phê cùng chị ở khu thương mại Phúc Lộc Thọ của người Việt ở quận Cam Ca-li. Thật ra khi đáp chuyến bay từ bờ Đông thành phố Boston sang bờ Tây Los Angeles, người tôi muốn gặp đầu tiên là chị. Lần gặp chị lần cuối ở Sài Gòn chắc cũng gần năm năm rồi thì phải. Không biết nói thế nào cho rõ về tình bạn văn thơ giữa hai chúng tôi: thời học sinh chị hay gởi bài cho Tuổi Ngọc, Tuổi Hoa và một số tuần báo nhật báo khác, tôi cũng thế nhưng chưa bao giờ quen biết hay thư từ chào hỏi làm quen với nhau cho đến ngày đất nước tan hàng, mỗi người nổi trôi theo vận mệnh riêng của từng người. Rồi chị sang Mỹ, bắt đầu viết lại, lập trang Tương Tri và in sách.


      Có thể nói Tôn Nữ Thu Dung như con ong chăm chỉ, mỗi ngày bay đi tìm mật hoa về xây tổ ấm của mình. Thời còn học sinh ở trường Thánh Tâm-Nha Trang chị đã có một tập truyện vừa Ngày Tháng Nào do tủ sách Tuổi Hoa phát hành được nhiều bạn đọc cùng lứa tuổi yêu thích, sau này qua Mỹ chị đã tái bản một vài lần để ghi lại một quãng đời đẹp đẽ yêu văn chương với đôi mắt xanh biếc mơ mộng thuở ấy. Đến nay gia tài văn chương của chị cũng khá dày dặn: Về thơ có các tập: Kỷ Niệm, Nhật Ký, Tiểu Khúc. Truyện ngắn có các tập: Hướng Dương Giấu Mặt, Thiên Thần Không Mang Đôi Cánh. Các tập truyện vừa: Ngày Tháng Nào, Mùi Bánh Kem, Thủy Tinh Tan Vỡ. Tập thơ "Con Chim Nhặt Hạt Ngô Đồng. Còn Tôi Lơ Đãng Nhặt Hồn Cỏ Hoa” là tập thơ mới nhất chị vừa cho ra mắt vào năm 2022.


      Có thể nói tiêu đề tập thơ này có lẽ là cái tên dài nhất trong các tập thơ mà tôi được đọc hay biết đến. Chị lấy hẳn hai câu thơ lục bát để thể hiện chủ đề của tác phẩm. Hai câu lục bát dễ thương chứa đựng một tâm hồn nhạy cảm trước những biến thiên của cuộc đời nhưng lại rất đỗi trong sáng đến độ hồn nhiên vô tư. Tôi đọc thơ Tôn Nữ Thu Dung nhiều, những bài thơ từ thuở xa xưa trên Tuổi Ngọc, Tuổi Hoa cho đến những bài thơ viết sau này và cảm thấy hình như thời gian ngừng lại trong thơ chị. Nói như thế có lẽ hơi nghịch lý một chút các bạn nhỉ? Hơn nửa thế kỷ trôi qua, cô bé Thu Dung ngày nào với những câu thơ nhí nhảnh, hồn nhiên đôi khi yểu điệu ra vẻ già trước tuổi giờ vẫn dòng thơ vẫn vậy, tất nhiên chỉ có điều trầm lặng và sâu sắc thêm lên khi cuộc đời trải qua nhiều thác ghềnh dòng nước vẫn ngọt ngào tuôn chảy về xuôi một cách êm ả, thế thôi.


      Nói như nhà văn Đinh Tiến Luyện khi viết lời bạt cho tập thơ: “... Thơ Tôn Nữ Thu Dung thoát qua từ tâm mình qua thời gian luôn đổi thay nên phong phú ý và chữ. Không ai đặt hàng trước cho những bài thơ. Những câu thơ theo người và người viết theo những câu thơ của mình. Có khi chẳng ai nhớ ai, người buông ra nó hay nó chui từ tâm người như một điều tự nhiên, thế thôi. Đó là sáng tác.” Người làm thơ tự thân mình viết là vì thích viết có lẽ đó là điều duy nhất thế thôi.



      Tập thơ trình bày thật trang nhã, trang bìa khá lạ mắt và chia làm hai phần: Phần THƠ và phần VÀ NHỮNG BÀI KHÁC. Có lẽ Thu Dung muốn phân định một ranh giới nhỏ nào đó cho người đọc chú ý để nhận ra điều đó, cùng hai lời giới thiệu của nhà văn Đinh Tiến Luyện và nhà văn Quyên Di. Chúng ta dễ nhận ra hai nhà văn tên tuổi này của tuần san Tuổi Ngọc và Tuổi Hoa một thời nổi tiếng của văn chương miền Nam trước 1975, có lẽ chị muốn tìm lại một chút kỷ niệm đẹp đẽ thời áo trắng mà bao biến đổi của thời cuộc đã làm mất mát và tàn phai hơn là tìm chút hào quang nào đó. Phần THƠ gồm 95 bài hé mở cánh cửa vào vườn thơ của chị như một khung cửa nhỏ nhưng là một khung cửa rất lạ:


      Khung cửa nhỏ - mở ra -

      ngày nắng hạ.

      Ngày thương yêu, thuở ấy,

      Nắng Sài Gòn.

      Những hàng cây ven đường lay bóng lá.

      Chỉ dám nhìn – guốc mộc – gót chân son.

      (Có một điều rất lạ - trang 24)


      Và cứ thể chúng ta dõi theo "bước chân son” ấy đi vào thơ, khám phá thế giới nội tâm trong tâm hồn nhỏ bé đó, để thấy được “Em dễ ghét từ khi còn đi học”, “từ nụ cười răng khểnh”, để rồi “Tôi rưng rưng/mở ký ức dịu dàng. Ngón tay gầy còn giữ búp Ngọc Lan”.


      Với bản thể non tơ đó, ta bắt gặp ánh mắt ngập ngừng đôi lúc cô quạnh từ một tiếng chim, một dòng sông, một bờ trăng nào đó trong quá khứ trên đường ta đi qua đã từng hội ngộ, bắt gặp khi vừa mới quay đi đã trôi vào hư vô mất biệt:


      Chiều đã phai tàn bên kia núi

      Ai còn trôi giạt phía hư không...

      (Giọt chiều – trang 26)


      Hay:


      Tạm biệt dòng sông, vầng trăng huyễn hoặc

      Tạm biệt môi hôn thuở ấy xuân thì

      Ai gõ cửa mở về khung trời vắng

      Tôi nghẹn ngào đánh đổi cuộc ra đi...

      (Nhật ký tháng tám – trang 27)


      Đôi lúc ta bắt gặp “bước chân son” ấy hình như bước lạc qua một thế giới khác chỉ có trong thế giới của cổ tích, thần tiên, hồ ly, kiếm hiệp, phải chăng Thu Dung muốn thoát khỏi hiện thực đầy những phiền muộn và thả hồn mình trong khói sương cổ tích chăng?


      Ngoài hiên hồ ly bước khẽ

      Nghẹn ngào giọt nến lung linh

      Trang sách thở dài rất nhẹ

      Thư sinh rơi bút... giật mình.

      (Đêm Hồ ly – trang 30)


      Và đây Doanh Doanh dưới ánh mắt của “Lệnh Hồ Xung” trong Tiếu Ngạo Giang Hồ:


      Em ở phương nào xa khuất quá

      Cầm tiêu hợp tấu biết tìm đâu

      Lang thang muôn nẻo đường phiêu giạt

      Chìm nổi trong ta khúc Phượng Cầu.

      (Bài tặng Doanh Doanh – trang 101)


      Có lúc ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh của “bước chân son” ấy ẩn hiện trong “Hồn cỏ hoa”, trong “Mây” trôi về phương trời vô định, “Quỳnh” của tháng chạp nào đó đang chờ hé nụ hay cô đơn hơn trong tiếng “Con dế buồn” thâu đêm:


      Con chim nhặt hạt ngô đồng

      Còn tôi lơ đãng

      Nhặt

      hồn cỏ hoa

      (Hồn cỏ hoa – trang 40)


      Con chim nhặt hạt ngô đồng đã lạ rồi và khó bắt gặp được còn “Tôi lơ đãng nhặt hồn cỏ hoa” thì thôi vô phương tìm thấy. Hai câu thơ vừa hay vừa lạ lẫm làm ta ngất ngây như vừa uống một chén rượu bồ đào, nó không làm ta say khướt nhưng lại đưa hồn ta vào một thế giới huyễn hoặc nào đó không tìm được lối ra?


      Chỉ còn lại:

      tôi, nỗi buồn và cỏ

      Và muôn trùng tiếng sóng vỗ lặng yên

      Em cũng thế: Con-Dế-Buồn bé nhỏ

      Dặn tim mình... Không nỡ nói:

      Em quên!

      (Con dế buồn – trang 86)


      Tôi không rõ những bài thơ được tập hợp in trong sách viết vào những thời điểm nào nhưng làm cho tôi có cảm giác dàn trải và mênh mông vô tận, chưa đi hết một đời người mà ta bắt gặp bao sự đổi thay dâu bể để người bên trời phải “Đứng nhớ phương Đoài", đếm từng cái “Mười năm” đi qua cuộc đời mình, rồi nhớ tà “Áo tím qua đồi”, chiều hiu quạnh đón “Khúc thu rơi”, ngắm “Vầng trăng cũ" mà buông “Lời từ biệt” và khi nhận ra chỉ “Còn lại tiếng muôn trùng":

      Khi về lại tôi nghẹn ngào tự hỏi

      Tôi tìm gì trên lối cũ xót xa

      Những hoài niệm cũng phai tàn như thế

      Xác vàng hoa rơi rụng trước hiên nhà.


      ...chỉ còn mây... mà mây thì bay mãi

      Chỉ còn em... mà em đã xa rồi

      Chỉ còn lại tiếng muôn trùng khắc khoải

      Chỉ còn tôi... vô vọng... một mình tôi.

      (Còn lại tiếng muôn trùng - trang 120)

      Phần VÀ NHỮNG BÀI KHÁC đặt ta vào một hướng rẽ khác trong thơ Tôn Nữ Thu Dung, những tên bài như Người Homeless và con chó nhỏ, Vết thương, Đất nước tôi, Tháng tư xưa, Từ một nước Việt buồn, Mặc khải sau ngày phục sinh, Tổ quốc gọi tên ai... gợi cho ta những ký ức không lấy gì làm vui vẻ, nó như một vết thương đã liền da nhưng vẫn làm ta nhức nhối những khi trái gió trở trời:

      Thời chúng ta khó mở lòng trắc ẩn

      Mỗi con người tự ôm ấp vết thương

      Lúc thấm mệt ngã bên trời khắc khoải

      Tan tác buồn, thuở cát bụi tha phương.


      Khi tàn cuộc những thanh âm bất lực

      Bài Tụng Ca cũng rời rã vô hồn

      Chiếc mặt nạ cuối cùng... rơi nước mắt

      Tiếng thở dài buốt lạnh cả hư không...

      (Vết thương – trang 129)

      Trong thế giới xô lệch đầy bất ổn có lẽ Tôn Nữ Thu Dung cảm nhận hết nỗi bất lực của mình cũng như bao người Việt Nam khác, chị cảm thấy mình “... được sinh ra từ một nước Việt buồn...”, thôi thì hãy như “hạt cát nhỏ nhoi” cuốn theo dòng đời đầy dông bão:


      Nhìn cùng tôi đóa Quỳnh Sa Mạc lẻ loi

      Rất rực rỡ nhưng vô cùng cô độc

      Trong vô thức... bất tận buồn... muốn khóc

      Chúng ta mỗi người chỉ là hạt cát nhỏ nhoi...

      (Mặc khải sau ngày phục sinh – trang 145)


      *


      Nhà văn Quyên Di có nhận xét: “Thơ Tôn Nữ Thu Dung quá đa dang, có tính trong sáng, tươi mát, chín chắn và lãng mạn. Theo dòng thời gian tính tươi mát bớt đi nhưng sâu sắc nội tâm thì tăng lên. Nét lãng mạn vẫn rất rõ, khác chăng là cách biểu lộ nét lãng mạn ấy". Đó phải chăng tính lãng mạn của một người nữ làm thơ mà Đinh Tiến Luyện nhận xét: “Dù không được đọc những tập thơ trước đây của Tôn Nữ Thu Dung, trong tập thơ này cũng đủ cho tôi nhận ra tính phong phủ của một tâm hồn lãng mạn (thi sĩ nào cũng thế, nam lãng 1 thì nữ lãng 10)" chăng?


      Khép sách lại, tôi đứng lên và bước ra balcon. Từ tầng 5 của khách sạn Silver Trumpet nằm trên Avenue of the Arts nhìn xuống công viên nhỏ bên dưới, một hồ nước trong vắt được bao quanh bởi những thảm cỏ xanh rờn, những bồn hoa đầy màu sắc được chăm bón cẩn thận, có hai cây sồi mọc bên nhau cao thẳng tắp đang reo cùng gió ngàn. Tôi lơ đãng nhìn lên bầu trời xanh thẳm. Chiều Cali xuống thật êm đềm. Ngày mai tôi về Việt Nam sau gần một tháng ở lại xứ Cờ Hoa, trong hành lý sẽ mang theo hương thơm cỏ hoa ẩn trong những bài thơ của người phụ nữ làm thơ mang tên Tôn Nữ Thu Dung.


      Lương Thiếu Văn

      Cali-Sài Gòn, tháng 7-2023


      Tham khảo:

      1- Với Tôn Nữ Thu Dung của Đinh Tiến Luyện

      2- Thơ hãy nói, tôi nghe của Quyên Di


      Lương Thiếu Văn

      Tạp chí Ngôn Ngữ Số 27, 1/9/2023
      Thơ Văn Ngôn Ngữ Và Giới Thiệu Nhà Văn Hồ Đình Nghiêm

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trần Dzạ Lữ, Người lữ khách cô đơn trên sa mạc tình Lương Thiếu Văn Nhận định

      - Số phận các nhân vật nữ trong tập truyện ngắn "Đảo" của Nguyễn Ngọc Tư Lương Thiếu Văn Nhận định

      - Đọc thơ Tôn Nữ Thu Dung Trên Đất Mỹ Lương Thiếu Văn Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Tôn Nữ Thu Dung (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tôn Nữ Thu Dung

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc thơ Tôn Nữ Thu Dung Trên Đất Mỹ (Lương Thiếu Văn)

      - Tôn Nữ Thu Dung, một tài năng, hai dòng chảy (Du Tử Lê)

      - Con Chim Nhặt Hạt Ngô Đồng… (Trần Vấn Lệ)

      - Tôn Nữ Thu Dung: Con chim nhặt hạt ngô đồng, Còn tôi lơ đãng nhặt hồn cỏ hoa (Quyên Di)

      - Tôn Nữ Thu Dung người thơ và mộng (Nguyên Ly)

       

      Tác phẩm của Tôn Nữ Thu Dung

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Chuyện Cổ Tích Không Dành Cho Bé Thơ

      - Con Tò He

      - Khúc Xa

      - Gió Tháng Ba, Bão Tháng Tư

      - tuongtri.com

      - facebook.com

      Tác phẩm trên mạng:

      - diendantheky.net

      - vanngheboston.wordpress.com

      - cdnth6875.wordpress.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)