1. Head_

    Dương Quảng Hàm

    (14.7.1898 - 19.12.1946)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hoa Từ Bi Độ Lượng Bài nói chuyện của Tô Thùy Yên Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      8-10-2016 | VĂN HỌC

      Hoa Từ Bi Độ Lượng

        Bài nói chuyện của TÔ THÙY YÊN
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà thơ Tô Thùy Yên phát biểu

      LTS: Bài nói chuyện của nhà thơ Tô Thùy Yên được chúng tôi đăng tải sau đây là bài nói về bài thơ “Hoa Từ Bi Độ Lượng” của Cái Trọng Ty trong đêm họp mặt thân hữu 20/8/2016 tại tư gia anh chị Tô Thùy Yên.

      Bài thơ được sáng tác sau khi nhà thơ Cái Trọng Ty đọc bài viết của tác giả Tô Thẩm Huy về “những điều trông thấy” trên TQBT số 71 chủ đề "Những chiều đầy bông Phùng Thăng”. Theo nhà văn Phạm Văn Nhàn - người vừa nghe video vừa ghi lại thành chữ viết: “Có những lời nói của anh Tô Thùy Yên trong đoạn Video nghe không rõ để ghi lại, tôi phải nhờ anh Tô Thẩm Huy trợ giúp để hoàn thành nên một bài viết... Nhưng tôi cũng Cố gắng để viết ra theo đúng những gì nhà thơ Tô Thùy Yên nói trong đoạn video để cho độc giả TQBT đọc, gần như 100%. Bài nói chuyện của anh TTY rất hay.”

      TQBT trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. (TQBT)

      ... Sự tình dẫn đến bài thơ này là do trước đây ông Trần Thiện Đạo đã viết một bài phê bình vở kịch Les Mouches do bà Phùng Thăng dịch thành cuốn Những Ruồi, cho là dịch cái cuốn đó dở. Thì ông Bách Kiếm đó, ổng mới theo cái truyền thống của Lục Vân Tiên là giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha, cho nên ổng mới nhảy ra ông viết cái bài đó, [bênh vực cho bà Phùng Thăng], gây nên một sự tranh cãi trên văn đàn. Thì cái bài đó nó mới đưa đến việc ông Cái Trọng Ty vốn là một nhà thơ, một nhà thơ đang lên, ổng động lòng, ổng mới viết cái bài thơ này để vừa xiển dương ông Đàn Bách Kiếm, mà đồng thời cũng là xiển dương cho bà Phùng Thăng, là người đã quá cố rồi.


      Bài thơ này thì nó nằm trong cái truyền thống của Tùng Tuy. Tôi nói như vậy vì đọc bài thơ này ra người ta thấy cái Huế, cái tính chất Huế rặt ở trong này. Ngoài ra thì vì bà Phùng Thăng là người tu sĩ, thành thử ra ổng mới dùng những từ mà tôi nghĩ là những từ khó, không những khó với người đọc, mà khó với cả tôi, mà chắc ông Đàn Bách Kiếm cũng thấy khó, thành thử ra ổng mới bán cái cho tôi. Ví dụ trong bài thơ này có những chữ mà tôi nghĩ chỉ có những người am tường Phật Giáo mới nắm vững được, ví dụ như chữ sắc tứ, tôi có nói với ông Đàn Bách Kiếm là cái chữ sắc tứ này chắc là chữ Sắc Bất Dị Không, Không Bất Dị Sắc ở trong Bát nhã Ba la Tâm kinh. Ngoài ra cũng có một chữ chắc là rất xa lạ với quý vị đó là chữ Trời Đâu Suất. Chữ này ông Hàn Mặc Tử đã từng dùng, mà cái khung trời Đâu Suất đó thì theo truyền thuyết của Phật Giáo là cái nơi sản sinh ra Đức Phật Thích Ca. Thành thử ra tôi đọc bài thơ này thì tôi thấy nó có đầy tính chất Huế và tính chất Phật Giáo mang mang ở trong này.


      Tôi không có tài đọc thơ, ở đây có những người từng nói là tôi có cái giọng không được truyền cảm, tất nhiên là tôi không thể so được với giọng của Cao Đông Khánh rồi. Nhưng mà tôi cũng vì một người bạn của tôi là ông Cái Trọng Ty. Mà tôi biết được ông Cái Trọng Ty đó phải nói là do ông Tô Thẩm Huy đây. Mà ông Tô Thẩm Huy là người mà tôi tin tưởng, vì đó là người bạn gần nhất của tôi. Mà ông ấy là người am tường chữ nghĩa, ông ấy là người rất sát rạt với chữ nghĩa.


      Ông ấy giới thiệu ông Cái Trọng Ty với tôi, giới thiệu thơ Cái Trọng Ty với tôi. Và tôi rất là trân trọng, tôi tin ở cái mức độ thẩm định của ông bạn tôi. Cũng như là khi tôi đọc thì tôi lấy làm ngạc nhiên tại sao có người làm thơ hay như thế này mà mình không được biết, người cùng thời với mình mà mình không được biết. Tôi thì từ trước đến giờ trong thâm tâm tôi, tôi vẫn nghĩ rằng, xin lỗi cái này tôi không dám nói là mình lớn nhỏ hơn ai, nhưng mà nó là cái câu thành ngữ của Việt Nam: Con hơn cha là nhà có phúc. Mà người đi sau trong giới văn học, người đi sau mà tài giỏi hơn người đi trước thì đó là điều đáng mừng cho tiền đồ dân tộc (Tiếng vỗ tay của cử tọa). Bởi vì tôi đã từng mạo muội viết rằng: Thỉ sĩ Bắc Nam đều chết rạp. Ba trăm năm lịch sử làm thinh. Thì câu đó là câu tối nghĩa của tôi, nó hàm chứa một cái tư tưởng. Tôi nghĩ một nền văn học nào mà trong 300 năm không sản xuất được một thi tài lớn, không sản xuất được một tiếng nói lớn, thì văn học nước đó là kiệt quệ, bởi vì cái văn học đó nó đã chết rồi.


      Có người hỏi tôi, như bà Đàn Bách Kiếm, thì đã có lần bà ấy chất vấn tôi, hỏi là tại sao lại dùng chữ 300 năm. Tôi mới mạo muội, tính tôi thì không bao giờ giảng thơ tôi hết, nhưng mà tôi đã mạo muội, tôi mới nói với bả là 300 năm nhắc lại cái thời Trịnh Nguyễn phân tranh, chia cắt đất nước. Và cái ý của tôi lúc đó là tôi lấy một câu thơ của nhà văn, nhà kịch tác gia Jean Giraudoux của Pháp trong một vở kịch tên là Trận Chiến Thành Troie Đã Không Xảy Ra. Thì ở màn cuối cùng của vở kịch đó, người thi sĩ của thành Troie, vì anh ta là thi sĩ mà, thành thử anh đi lơ ngơ trong trận chiến, và bị một anh lính Hy Lạp đâm chết. Thì trong khi màn đang từ từ hạ xuống, ông dẫn dắt chương trình đó, ổng mới nói: Bây giờ thi sĩ thành Troie đã chết rồi. Lời nói thuộc về thi sĩ Hy Lạp. Thành thử tôi mới nghĩ câu thơ đó. Tôi mới nói rằng, tôi nghĩ rằng cái dân tộc nào mà không sản sinh được một tài năng mới thì dân tộc đó là một dân tộc bất hạnh. Lịch sử đó là lịch sử chết. Lịch sử làm thinh. Thành thử ra khi tôi đọc bài thơ này, tôi nhân đây tôi muốn nói là tôi vinh danh anh Cái Trọng Ty, là một người đã làm vẻ vang... (nghe không rõ vì tiếng vỗ tay).


      Trước khi tôi mời anh Đàn Bách Kiếm lên đây thay tôi đọc bài thơ này thì tôi xin mời anh Cái Trọng Ty, nếu anh có thêm lời, có ý kiến gì, xin lên đây phát biểu.


       

      Tô Thùy YênCái Trọng Ty (người cầm micro)
      trong đêm gặp mặt thân hữu 20-8-2016 tại tư gia nhà thơ Tô Thùy Yên

      Ghi chú: Đàn Bách Kiếm là bút hiệu khác của Tô Thẩm Huy, khi phụ trách mục Đùa Với Đường Thi trên Văn Học.


      CÁI TRỌNG TY


      HOA TỪ BI ĐỘ LƯỢNG


      gửi Tô Thẩm Huy
      Để tưởng nhớ Nữ Sĩ Phùng Thăng


      em với dòng sông ngân

      trắng quanh đời khổ nạn

      mong manh sợi nắng tàn

      nối hai bờ bơ vơ

       

      hai bờ nay cách trở

      xôn xao rừng tiếng động

      chuông chiều vang mật ngữ

      tuệ nhãn thấu tâm như

       

      đau đớn lửa phần thư

      oải hương vườn sắc tứ

      bức tranh đời vân cẩu

      ai gọi mãi chuyến đò

       

      chiều sương dầy thành cổ

      hương sen đầu hồ tịnh

      thơm suốt mùa hạ qua

      hương ơi cội hoa tình

       

      em đi rồi mấy thu

      đoá hoa vườn tĩnh toạ

      nhịp đời sóng từ bi

      cõi phù trường thấu thị

       

      cám ơn đời có em

      nhóm lên tình hoang tưởng

      yêu một trời vô ngai

      cát phẳng nắng dừa hoa

       

      yêu từ trăng bóng nhạn

      bay vút trời đâu suất

      hoa từ bi độ lượng

      hương tiếp mộng miên trường


      caitrongty

      Tô Thùy Yên

      (Nguồn: Thư Quán bản Thảo số 72, Tháng 10-2016

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Chiều Trên Phá Tam Giang Tô Thùy Yên Thơ

      - Hoa Từ Bi Độ Lượng Tô Thùy Yên Nhận định

      - Nói Về Thơ, Người Làm Thơ và Người Đọc Thơ Tô Thùy Yên Tham luận

      - Trường Sa Hành Tô Thùy Yên Thơ

      - Ta Về Tô Thùy Yên Thơ

      - Tâm thức khuất dạng của thơ Tô Thùy Yên Thuyết trình

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)