1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thiếu Khanh - Một Bài Thơ Bị-Lãng-Quên (Trần Trung Thuần) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      8-8-2024 | VĂN HỌC

      Thiếu Khanh - Một Bài Thơ Bị-Lãng-Quên

        TRẦN TRUNG THUẦN
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Thiếu Khanh

      Tôi thật vui khi nói về nhà thơ Thiếu Khanh. Đây là một nhà thơ…hỏi nhiều người “biết không?” đều nghe đáp “không!”. Quả thật vậy…vì Thiếu Khanh “tự mai một” mình kể từ sau 30 tháng Tư năm 1975, Thiếu Khanh chuyển qua sống âm thầm, dịch sách chữ Anh sang chữ Việt và sách chữ Việt sang chữ Anh. Hơn ba mươi năm nay, Thiếu Khanh làm công việc phiên dịch / chuyển ngữ, Thiếu Khanh lấy lại họ tên cúng cơm của mình: Nguyễn Huỳnh Điệp.


      Thiếu Khanh có làm thơ. Theo tôi, thơ Thiếu Khanh thuộc “nhóm” thơ Hay. Nhưng thơ Thiếu Khanh không phổ biến nên những ai quan tâm đến văn học không cần phải tìm tòi làm chi cho…mệt.


      Trước 30 – 4 – 1975, Thiếu Khanh dạy học tại Đà Nẵng, anh sinh hoạt văn nghệ rất giới hạn với anh em làm thơ viết văn ở Đà Nẵng thôi. Đà Nẵng bấy giờ chỉ là một Thị Xã / một Xã Châu Thành của tỉnh Quảng Nam, nó chưa là một thành phố. Việt Nam Cộng Hòa, tức nửa nước Việt Nam ở phía Nam vĩ tuyến 17, một quốc gia riêng biệt, có lãnh thổ, có chủ quyền, có dân cư, chưa phát triển mấy vì cuộc chiến tranh tương tàn Nam Bắc cộng thêm có sự can thiệp của Liên Xô, Tàu Lục Địa và Mỹ. Chiến tranh đã thô bạo lại thêm có can thiệp của ngoại bang càng thêm thô bạo. Chiến tranh thô bạo cũng khiến con người sống chết trong cuộc chiến đó trở nên thô bạo. Đà Nẵng đã “không thể phình” trên bất cứ phương diện nào về nhân văn và kinh tế, nó chỉ là một căn cứ quân sự, một ổ tình báo / mật vụ để canh chừng lãnh thổ, dọ xét nhân tâm. Nó là căn cứ của Quân Đoàn I Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nó là khu giải trí của quân đội Mỹ, nó được Mỹ coi như một phần lãnh thổ của Tàu nên tự tiện đổi tên bãi biển Tiên Sa thành China Beach! Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bất xứng, lại “đóng đô” ở Sài Gòn, chẳng màng chi đến Đà Nẵng, có gì thì ông Tướng Vùng I lo và báo cáo.

       

      Đà Nẵng có một tờ báo, không định kỳ, muốn ra thì ra, muốn ngưng thì ngưng. Đó là tời Thời Mới do hai nhà văn (cũng không nổi tiếng) là Hoàng Phúc và Nguyễn Đức Bạn chủ trương. Mục đích của tờ báo là tập họp anh em có bài viết, thơ hay văn, để biết nhau còn sống. Đà Nẵng bó rọ trong hàng rào kẽm gai, dân tình Đà Nẵng thì luôn luôn hồi hộp, thở theo bom, theo đạn, còn thở là còn sống! Thiếu Khanh dạy học ở Đà Nẵng thời đó, mang tiếng ở Thị Xã mà đìu hiu bóng quế! Nguyên quán của anh là làng Bình Thạnh, Quận Tuy Phong (bây giờ gọi là Huyện Tuy Phong), tỉnh Bình Thuận. Quê Thiếu Khanh sát biển, sát rừng, có ruộng nương vườn tược xanh um. Đây là nơi Nguyễn Phúc Ánh lưu lại kỷ niệm: lúc Ngài tiến quân ra Quy Nhơn cứu viện cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, bão nổi lên, cá voi lội cặp mé thuyền Ngài che chở - che chở cho cả đoàn quân, chúng nhả nước miếng ra, tức Long Diên, Chúa và quân sĩ nhờ đó mà không bị đói, khát và qua được cơn bão, tiến thẳng ra phía Bắc. Thay vì ghé Quy Nhơn, nhận được tin của Võ Tánh gửi ra bảo đi thẳng luôn ra Phú Xuân vì quân Tây Sơn đã tập trung hết ở Quy Nhơn, bỏ trống thành Phú Xuân (sau này là Huế). Nguyễn Phúc Ánh nghe lời, và đại thắng dù có mất một Tướng Võ tài là Võ Tánh và một Văn Thần lỗi lạc là Ngô Tùng Châu (chết theo thành Quy Nhơn).

       

      Sau khi lên ngôi Vua, Gia Long đổi tên Quy Nhơn ra Bình Định và đặt tên cho vùng biển phía Bắc Phan Rí là Long Hương. Long Hương thuộc Bắc Bình Thuận, gần suối nước nóng Vĩnh Hảo. Cảnh trí hữu tình, Thiếu Khanh sinh ở đó, đúng là Địa Linh Nhân Kiệt. Thiếu Khanh giỏi. Không chỉ mình Thiếu Khanh. Hầu như ai ở vùng Bắc Bình Thuận mà có Tú Tài Hai trở lên đều thành công nhiều mặt, nhất là trong lãnh vực văn chương. Thí dụ như Phan Bá Thụy Dương, Tôn Thất Trâm, Nguyễn Bắc Sơn (không sinh ở đây nhưng “trưởng thành” ở đây)… và Thiếu Khanh Nguyễn Huỳnh Điệp, hiện là cây bút dịch Anh Việt / Việt Anh có hạng trong nước..


      Thiếu Khanh, thuở làm thơ “kẹt” nơi hẻo lánh, lại không phải dân Quảng nên anh ít được ai để ý. Thơ anh làm đăng báo lai rai. Bạn bên Canada gom góp thơ anh in thành tập, nhan đề Khơi Dòng xuất bản tại Canada năm 1968 (góp mặt trong thi tập này còn có Nguyễn Thị Sinh và Thu Lâm). Tác giả chưa nổi tiếng mà thơ thì xuất bản tại nước người, chữ Việt, hồi đó người mình rất ít, ai đọc? Năm tháng mõi mòn…


      Bài thơ hay nhất của Thiếu Khanh là bài Trường Ca Việt Nam. Bài này nằm trong tập Trong Cơn Thao Thức, nhà Da Vàng ở Đà Nẵng in và xuất bản. Vẫn là trớt quớt! Ai thèm mua sách xuất bản ngoài Sài Gòn! Mà lại sách của nhà xuất bản Da Vàng nữa, giữ trong nhà mang họa! Nghe hai tiếng Da Vàng mà rợn tóc gáy! Đây là “thuật ngữ” của lớp sinh viên, học sinh yêu nước nhưng không tán thành đường lối chống Cộng có sự can thiệp của Mỹ. Đi ngược, hay chệch hướng với Chính Quyền Trung Ương ở Sài Gòn là…chết! Sách không kiểm duyệt, bị coi như sách lậu. Nhưng nếu đi xin kiểm duyệt thì chắc chỉ là một tập giấy trắng! Giấy trắng, mua cuốn vở xe Cyclo hơn là mua cuốn sách không có chữ nào ngoài cái hình cái kéo! Hai chữ Da Vàng nhạc sĩ “phản chiến” Trịnh Công Sơn ưa dùng…


      Đoạn đường chữ nghĩa đầu đời của Thiếu Khanh không gian nan nhưng mờ mịt, mù mịt đúng hơn! Anh vẫn cứ làm thơ. Nhiều bài nay anh cho đăng lại trên NewVietArt.com hoặc Art2All.com, đọc nghe mùi mẫn chi lạ. Tôi thích thơ Thiếu Khanh, thơ anh điềm đạm, mô phạm như con người của anh, không có yêu đương nhăng nhít, không có sớm đợi tối chờ, nghĩa là không lãng mạn, tuy nhiên không cứng ngắt, đọc là cảm, cảm động, cảm thông và cảm xúc, chẳng hạn những bài anh viết trên đường hành quân của anh (anh vẫn phải nhập ngũ một thời gian). Tôi gặp Thiếu Khanh trong bài anh nói về Hậu Nghĩa, một nơi tôi mê, một nơi tôi yêu… từ đó tôi thấy thơ Thiếu Khanh… Hay! Tôi chủ quan quá héng? Và tôi có tội lỗi không? Đọc nhiều bài thơ của Thiếu Khanh, tôi được trở lại nhiều nơi tôi giẫm chân qua, thời Lính, thời Tù Binh. Tôi lấy làm kỳ kỳ: Sao Thiếu Khanh không hám danh? Cứ gửi bài đi khắp các báo biết đâu một sớm một chiều mình trốn đâu thiên hạ cũng tìm! Tôi hiểu ra: Thiếu Khanh không lấy Thơ làm Lẽ Sống! Thiếu Khanh sống bằng công việc dịch thuật và soạn Từ Điển. Cái tên Nguyễn Huỳnh Điệp vô hình trung qua mặt cái tên Thiếu Khanh!


      Tôi không “mết” Thiếu Khanh đến độ cứ nói huyên thuyên về anh. Với tôi, Thiếu Khanh là Thi Sĩ Chân Chính. Tôi muốn giới thiệu với các bạn yêu thơ một bài thơ bị-lãng-quên của anh. Tác giả không lãng quên nó đâu, nhưng người đời đồng thời, khác thời, với anh, mắc phải cái bệnh vô tình, vốn nặng và khó chữa, mới quên anh, mới quên bài thơ đó... Không trách riêng gì ai cả, chỉ buồn cho đất nước mình tang thương, dân tộc mình điêu linh, miếng cơm manh áo cần thiết hơn thơ văn!


      *


      Đây, bài thơ-bị-lãng-quên:

      TRƯỜNG CA VIỆT NAM:


               (cho Thu Lâm và Trương Lợi, Canada)


      Ta phá xiềng Bắc Thuộc

      Một ngàn năm nếm mật nằm gai

      Một ngàn lần quặn mình đứng dậy

      Ngạo nghễ trước móng vuốt

      cường bang bạo lực

      Gọi thức giống người đoạn phát văn thân

      Giết chết con thuồng luồng quấn cổ

      Khơi rộng biển ngòi

      Mở rộng giang sơn.


      Từ đó

      Bàn chân ta khai núi

      phá rừng

      Bàn tay xua loài thú dữ

      Mang quả tim lửa bỏng yêu thương

      Ta đi về phương Nam

      Mặt trời rực rỡ

      Đặt mình trên bờ bát ngát trùng dương

      Hát bài ca gió nồm

      Trong hơi thở nồng ấm

      mặn mà

      ngào ngạt

      Của biển của sông

      Và khí phách mấy ngàn năm

      phấn đầu

      Để sinh tồn....


      Xin xem tiếp: Trường Ca Việt Nam

      *


      Bài Trường Ca Việt Nam của Thiếu Khanh chấm dứt đâu hồi trước năm 1975, sau năm 1954. Cái chấm dứt não nề, nát gan nát ruột. Ai đời ta chống và thắng, đuổi sach ngoại bang, ta … lại thua ta! Thua xiểng liểng! Vỹ tuyến 17. Con sông Bến Hải. Và sau 4 – 1975, đâu phải là con sông Bến Hải mà rừng Trường Sơn, mà Thái Bình Dương chia cắt biết bao lòng, biết bao nhiêu khúc ruột! Biết bao giờ con Hồng cháu Lạc mới tề tựu một nhà? Biết bao giờ những lời đầu môi tuôn ra là những lời thật? Hai chữ chân tình bộ khó viết lắm sao? Tôi thương tác giả quá chừng. Tôi biết anh đã khóc! Tôi nhớ lại cái cảnh “bắn nhau” trước dinh Độc Lập buổi trưa 30 tháng 4 năm 1975: hai người Lính Nhảy Dù “rủ” nhau chết. Chết bằng cách nào? “Tao có đạo, đạo không cho tự tử, tao cầm súng chỉa vào mày, mày cầm súng chỉa vào tao, một hai ba… mình cùng bóp cò!”. Trời ạ, cái gì xảy ra? Cái gì xảy ra?


      Bài Trường Ca Việt Nam của Thiếu Khanh đúng là một bài thơ Bị-Lãng-Quên. Trước 4 – 1975, chúng ta vô tình quên nó… vì nó được xuất bản tại một vùng không ai muốn mua sách. Nay, tìm thấy nó thì nó phải bị xử trảm mới nghe! Không Chính Quyền nào dám dõng dạc nói: “Chính tao phá nát đất nước”. Tôi viết bài này, anh Thiếu Khanh có mệnh hệ nào, tôi xin tự coi như mình gục xuống! Chúng ta đều bất lực? Chúng ta đành bất lực? Chúng ta đã thua… chính chúng ta!


      Trần Trung Thuần

      Nguồn: saimonthidan.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thiếu Khanh - Một Bài Thơ Bị-Lãng-Quên Trần Trung Thuần Nhận định

      - Đọc Thơ Nguyễn Lương Vỵ Trần Trung Thuần Nhân định

    3. Bài viết về nhà văn Thiếu Khanh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thiếu Khanh

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thiếu Khanh - Một Bài Thơ Bị-Lãng-Quên (Trần Trung Thuần)

      - Thiếu Khanh qua bà Nguyễn Thị Kim Anh (Vuông Chiếu)

      - Về nhà thơ, dịch giả Thiếu Khanh (Như Không)

      - Bình Thơ Thiếu Khanh (Trần Vấn Lệ)

      - “Tam Khanh” của Bình Thuận (Lê Ngọc Trác)

      - Phỏng vấn Thiếu Khanh (art2all.net)

      - Với nhà thơ, dịch giả Thiếu Khanh (Nguyễn Trọng Tạo)

       

      Tác phẩm của Thiếu Khanh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn

      (Thiếu Khanh)

      Ưu thế của chữ quốc ngữ đối với chữ vuông biểu ý (Thiếu Khanh)

      Người xưa không cho như thế là “đạo văn”

      (Thiếu Khanh)

      - Bài tình ca Hậu Nghĩa

      - Một Chút Giao Tình Với Trần Công Nghị

      - Lan Man về Từ Kỵ Húy Và Ngôn Ngữ Của Người Nam Bộ

      - Dịch và giới thiệu văn học cổ Việt Nam: Những điều bất cập.

      - Facebook

       

         Bài trên mạng:

      - vietvanmoi.fr

      - vanviet.info      - thivien.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)