1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vài Dòng Về Từ Thế Mộng (Hoài Khanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-01-2015 | VĂN HỌC

      Vài Dòng Về Từ Thế Mộng

        HOÀI KHANH
      Share File.php Share File
          

       


      Ta đưa ống sáo nâng ngang mày
      Chào tuốt người thương và kẻ ghét
      (nguồn: TQBT 29)

      Khi xuống Sài Gòn để lấy mấy tập thơ của bạn in ở bên ngoài về để tặng các bạn bè, thì hay tin anh Từ Thế Mộng nằm bịnh viện Chợ Rẫy đã bị trả về vì... tôi rất xúc động và vẫn hy vọng là anh sẽ qua khỏi, vì nghe người nhà nói rằng cũng có mấy trường họp bị Chợ Rẫy trả về sau đó đã khỏi hẳn và khóe mạnh làm việc lại bình thường là nhờ uống thuốc phương ngoại. Tôi có ghi trong nhật ký sau đây xin chép lại:


      7-4-07 - 8.30 nhận được Thơ Từ Thế Mộng, gởi bảo đảm phí 7.800đ. Ngày mai sẽ viết thư cảm ơn.

      - Sau khi về nhà hỏi thăm người nhà về 2 phương thuốc nam có thể trị bớt bịnh của anh Mộng bèn tức tốc gởi ra cho anh Mộng:


      8-4-07 - Gởi cho Từ Thế Mộng thư thăm hỏi và 2 phương thuốc trị bịnh cùng với 4 băng cassette kinh Phật (trong đó một ni sư đã giảng có nói về chính bà cũng bị Chợ Rẫy trả về... mà nhờ uống phương ngoại bà nói rõ trong băng, nay đã mạnh hẳn và hiện đang đi giảng kinh nhiều nơi bên Hoa Kỳ...)


      13-5-07 - Lúc gần 7 giờ tối anh L.T.Nghĩa ở Phan Thiết báo tin anh Từ Thế Mộng vừa mất hồi chiều - Anh Nghĩa bảo mình gọi điện cho gia đình chia buồn; bỏ trong bao thơ 100.000đ như anh Nghĩa- Hẹn khi về Phan Thiết sẽ ghé trả lại- Anh Nghĩa đồng ý- Như vậy là thích hợp nhất.


      Sở dĩ tôi phải nhờ mượn tiền phúng điếu là vì lúc ấy tension tôi đang ở giai đoạn nguy hiểm, luôn bị chóng mặt, chỉ đi loanh quanh trong nhà chớ không dám bước ra ngoài sân. Lúc ấy tension của tôi giao động ở các con số 149/89 và 155/95... cho nên không thể nào ra được.


      Nhưng làm tôi xúc động mạnh và còn nghĩ mãi về anh cho đến tận hôm nay là dù anh biết mình bịnh tình thập tử nhất sanh như vậy vẫn ân cần gởi (7-4-07) tuyển tập thơ đẹp nhất gồm những bài hay nhất của anh với lời đề tặng thân tình như sau:

      Bản tặng

      anh

      Hoài Khanh

         nhà thơ lớn

            của một thời

                  quá đẹp!

      Tuy tôi biết anh khá lâu, do thỉnh thoảng anh có đăng thơ trên các tạp chí văn nghệ trước 1975, nhưng chưa hề gặp nhau, mãi tới sau biến cố 1975 tôi mới có dịp về lại Phan Thiết để thăm lại quê hương mình và niềm vui lớn của tôi lúc ấy là quen biết hẳn với anh, nhờ vậy tôi mới cảm thấy đỡ lạc lõng bơ vơ ngay chính trên nơi chôn nhau cắt rún của mình. Tôi vốn sinh ra tại Phường Đức Nghĩa. Mỗi lần gặp anh là có dịp tha hồ nói chuyện thơ văn bất tận. Anh vốn là người vui tính và khẳng khái. Ai gặp anh dù chỉ một lần chắc cũng không sao quên được, anh có lối nói chuyện bông đùa nghịch ngợm mà không hề hậu ý gì chỉ cốt cho có mềm vui trong cuộc gặp mặt mà thôi. Thành thử việc anh ra đi quá sớm và khó tin như vậy- vì bề ngoài anh là một người khỏe mạnh giọng nói và tiếng cười rổn rảng reo vui.


      Chắc hẳn là cũng có nhiều người nhớ tiếc như tôi. Sau 1975 anh cũng như tôi mất đi một số bạn bè- phần anh tôi không rõ- nhưng tôi có một số người quen thân, sau 1975 vội vàng quay đi chỗ khác, tôi vốn biết phận mình mà khôngg lấy đó làm buồn. Nhưng anh Từ Thế Mộng thì khác, có lần tôi tâm sự với anh về câu chuyện "lòng người như lá úa" ấy, anh tỏ vẻ bực bội và kể tôi nghe một câu chuyện của anh: có một người bạn cũ trước học chung ở Nha Trang nay dã thành danh trong nghề cầm cọ, một hôm anh vào Sài Gòn tiện ghé thăm thì người bạn ẩy nói gặp nhau thì phải cho biết trước...v.v... Anh Từ Thế Mộng tức quá- anh nói- "cái con c... tao đây nè, mày là cái củ c... gì mà tao phải báo trước, và anh bỏ ra về ngay". Đó, tôi nói anh Từ Thế Mộng khẳng khái là như vậy đó.


      Còn với tình bạn đúng nghĩa thì anh là một người rất chân tình và niềm nở, gặp bạn là mừng, cụng ly liền và cười nói dòn tan- gặp tôi anh cũng không chán vì tôi không dùng được rượu vì bịnh- chỉ muôn năm nước suối- vậy mà anh cũng ân cần vui vẻ nói chuyện cả buổi không nguôi và cũng "thọc lét" cho tôi cười mệt nghỉ.


      Một con người như vậy (không kể đến tài năng) mà mất sớm thì quá uổng phải không các bạn?


      Sau 1975, có lẽ nhờ anh viết nhiều được đăng thơ nhiều nên thơ anh càng ngày càng hương sắc thấy rõ. Tôi xin chép ra đây 2 bài tiêu biểu của anh (trạng thái nghịch ngợm và trạng thái trầm thống sâu lắng):

      I. Không Đề


      1.

      Thấy em một chút đã mừng

      Cần chi biết sợi dây lưng ngắn dài!


      2.

      Anh ơi đừng nhíu lông mày

      Đừng xao xác ngó

            mà trầy trụa

                em!



         Thư Bút của nhà thơ Kiều Mộng Hà về bút danh của Từ Thế Mộng: "Người Từ sinh tử bước ra. Ba ngàn Thế giới chỉ là Mộng thôi". (TQBT 29)

      II. Đau Đáu Nỗi Quê Nhà


      1.

      Đêm nay là mấy đêm rồi nhỉ

      mình nhớ quê hương lả nắng gầy

      sao lạ hồn mình như tức tưởi

      như đàn phải khóc lúc căng dây


      Mười một năm rồi sao cách trở

      chẳng về để ngắm nắng trong đêm

      để nghe thao thức hàng tre nhỏ

      để thấy con đường lạnh lẽo thêm


      Hàng tre đầu ngõ buồn rung rức

      khóc mãi mùa xuân chẳng trở về

      sông lặng trôi dài năm tháng cũ

      con đò nhớ nắng khóc lê thê


      Mười một năm rồi như trước mắt

      có thằng bé tí đứng trông hoa

      có con ong vẽ bay vù đến

      ôm cả đầu u khóc với bà


      Những chiều vắng mẹ chưa về chợ

      ra ngõ đăm đăm ngóng mẹ hiền

      giận mẹ về lâu mình phụng phịu

      một dàn hoa nắng rụng bên hiên


      Những hôm trốn học về len lét

      mẹ biết thì sao mẹ cũng buồn

      biết thế lần sau đừng trốn nữa

      Nhưng mà... trốn học vẫn vui hơn!


      2. (không chép, cũng 6 đoạn như cột 1)

      Tập thơ này anh vừa mới in xong, do con gái bỏ tiền và lo việc in ấn vì nghĩ rằng anh đang trọng bịnh, tập thơ này có thể làm cho anh nguôi ngoai đi chăng? Trong thư gỏi anh hôm 8-4-07 tôi có nói: anh được cô con gái bỏ tiền ra in một tập thơ đẹp như vậy là một hạnh phúc lớn trong gia đình còn gì, anh phải khỏi bịnh thôi chớ! Nào ngờ đâu...!


      Tập thơ đặc biệt trong một khổ sách rất lạ, vuông vức, bìa cứng dày nặng, giấy dày màu xanh nhạt có nền hoa lung linh, gồm 66 bài thơ trình bày rất đẹp; (không đọc được 11 chữ) (*)... có bài thơ Con Có Trên Đời, anh viết về đứa con bị hội chứng Down lên 9 vẫn chưa nói được. Đến nay chắc cháu Luân đã ngoài 20 rồi (không đọc được 9 chữ), không biết cháu phải làm sao sống đây! vì mỗi lần ghé thăm anh tôi đều thấy cháu luôn quấn quít bên anh hơn là mẹ cháu, mà đây là bằng chứng tỏ rõ sức chịu đựng nhẫn nại vô song của anh, không bao giờ tỏ ý buồn phiền vì phải bận rộn lo cho cháu, mà cháu là niềm vui duy nhất của anh hiện nay. Thường khi rủ anh đi uống cà phê ngoài phố, chốc chốc anh lại xem đồng hồ và đúng giờ thì anh cáo lỗi chạy về nhà ngay, ai ai cũng hiểu không dám nài ép anh ở lại, ngay cả trong cuộc nhậu tưng bừng đi nữa.


      Đã nhiều lần tôi định điện hỏi anh Mộng nay cháu có còn không, mà không dám hỏi nhưng thú thật trong lòng tôi giờ đây luôn nghĩ tới cháu hơn hết...


      Đành rằng sinh ký tử quy lẽ tất yếu của tạo hoá, nhưng khi một con người quí hiếm mất đi thì chỗ trống ấy quả là khôn nguôi thật. Anh Từ Thế Mộng ơi, một người bạn thơ đúng nghĩa, tôi chỉ viết được cho anh đôi dòng lơ láo đầu ngô mình sở, nhưng tấm lòng thành của tôi thì trăng sao sẽ hiểu. Anh Từ Thế Mộng ơi, tôi nay cũng đã bịnh tật rì rầm, biết đâu một ngày nào đó tôi cũng như anh...


      Vườn Cô Liêu 6-9-2007


      TB. Con tôi mới download thơ anh cho tôi ngày 5-9-2007. Lâu quá, xin gởi lời thăm sức khoẻ các anh Phạm Văn Nhàn, Trần Hoài Thư và Hải Phương- HK.


      Hoài Khanh

      Thư Quán Bản Thảo tập 29, tháng 10-2007
      Chủ đề Tưởng niệm nhà thơ Từ Thế Mộng (1937-2007)

      (*) Vì anh Hoài Khanh viết tay trên 5 trang giấy, chữ rất nhỏ, không viết bằng bút bi nên có nhiều chữ rất khó đọc. Bài viết của anh do anh NM ở SG chuyển qua cho tôi ngày thứ bảy 15-9-2007.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Vài Dòng Về Từ Thế Mộng Hoài Khanh Tạp bút

    3. Bài viết về nhà thơ Từ Thế Mộng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Từ Thế Mộng

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Vài Dòng Về Từ Thế Mộng (Hoài Khanh)

      Từ Thế Mộng: Thơ và Thơ (Lê Văn Trung)

      Từ Thế Mộng, Thơ đời thường (Đặng Tiến)

      Lẽo đẽo phương quỳ (Đỗ Hồng Ngọc)

      Từ Thế Mộng và bài thơ Thương Ngươi Không Thể Cầm Trong Tay (gio-o.com)

      Thương Người Không Thể Cầm Trong Tay, Một Chút Kỷ Niệm… (Nguyễn Lệ Uyên)

      Ấm Áp Cuộc Rong Chơi (Phạm Cao Hoàng)

      Mảnh đời (Nguyên Minh)

      Ðọc thơ Từ Thế Mộng (Lãm Thúy)

       

      Tác phẩm của Từ Thế Mộng

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ (Từ Thế Mộng)

      Nguyễn Bắc Sơn, Nhà Thơ Đông Phương

      (Từ Thế Mộng)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)