1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Có hai tác giả trong một Trần Phù Thế (Đặng Kim Côn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      22-11-2014 | VĂN HỌC

      Có hai tác giả trong một Trần Phù Thế

        ĐẶNG KIM CÔN
      Share File.php Share File
          

       

      Thăm hỏi nhà thơ Trần Phù Thế (Hai Trầu, damau.org)


           Nhà thơ Trần Phù Thế

      Có một điều, dù nói ra hay không nói ra, một độc giả nào đó đọc qua thơ Trần Phù Thế, tôi nghĩ là, cũng đều loáng thoáng thấy có hai thi nhân đồng hành, dạo qua Giỡn Bóng Chiêm BaoGọi Khan Giọng Tình, một thanh thoát cao xa của một Từ Thức ngàn năm trước loanh quanh chút nắng chút mưa, vẩn vơ chút nữa cũng vừa hoàng hôn (Một Ngày), và một trần gian khắc khoải của một cùng đinh rất dân gian với những dòng lục bát ca dao đặc trưng Miền Tây Nam Phần:


      ta về đứa chị theo bà nội

      bán chuối ven sông với chiếc xuống

      bảy năm vắng mẹ, cha tù tội

      con trải than đời với gió sương


      còn con gái nhỏ cùng ông nội

      chăn vịt trên đồng mới gặt xong

      tuổi thơ đội nắng hai màu tóc nắng cháy đời con cháy cả lòng

      (Đời ta)


      Khác chăng, là, độc giả đã không hụt hẫng bất ngờ khi theo tác giả đi từ “đào nguyên” về “nhân thế”, mà chỉ thấy còn chút gì đó nỗi luyến tiếc bồi hồi khi khép lại trang sách cuối cùng, như bất chợt thấy bóng mình bên “Cổ Loa Thành” với nỗi hiu hắt mênh mông “Chiều đi còn sót nắng vàng trên cây” ngỡ như muốn nhắn gửi tới mốt mai một lời hứa.


      Lời hứa ấy, kể ra, thì cũng hơi muộn, nếu nói theo Trần Phù Thế “Nếu mình không để cho độc giả được thưởng thức những món ăn tinh thần mới của mình, là mình có tội” thì quả thực Trần Phù Thế đã có tội, vì tôi biết có nhiều bài thơ tác giả đang dàn trang là những bài thơ ông gửi cho tôi đọc đã khá lâu. Nhưng có chậm chút thì cũng đến tay độc giả, nhứt là độc giả ái mộ đang chờ đợi.


      Chậm, như những chuyện tình vẫn nung nấu âm ỉ trong lòng thi sĩ, ít ra cũng hơn năm mươi năm, từ cái ngày ta tuổi mười lăm (Tình Đầu) đến cái tuổi đã có thể nói hết với đời, Trần Phù Thế gửi gắm cho chúng ta những vần “Cõi Tình Mong Manh” với tấm lòng thật thà nhất, thật thà như Bóng Với Hình mà tác giả mở đầu như một lời tựa “Bóng hình là một trên đời”, để rồi tiếp theo là liên tục 8 bài BÓNG (… …) bằng nỗi niềm của hầu như cả cuộc đời, đủ HỈ (tình xuân vừa nhú, em cười ôi chao, con chim nào hót, nắng vàng xôn xao)- NỘ (người ơi hồn chẳng còn hồn, dật dờ sông núi mối hờn bao năm)- ÁI (tình của người dưng, yêu là yêu của cỡ chừng trăm năm)- Ố (bây giờ nắng quái chưa tan, ta về chốn cũ lang thang một mình)- AI (mưa đêm từng giọt thiết tha, hồn tan nỗi nhớ quê nhà nhà ơi)- LẠC (mưa em ướt chiếc áo dài, thân em bó sát thấm ngoài vào trong, tôi thằng mắc dịch nhìn trân)- DỤC (ngoài kia gió lạnh thổi lùa, em yêu hãy đến anh chừa nệm quen, trước tiên em hãy tắt đèn), với ấm lạnh thăng trầm, trong đó ta có thể tạm hiểu qua “Bóng Tự Giễu” như một bản tóm tắt cuộc biển dâu của tác giả:


      rồi ta xuống núi về đồng

      rừng thiêng bỏ lại cái lòng rưng rưng

      trên vai quảy gió theo cùng

      mây ngàn heo hút mấy tầng núi xanh

      dò tìm bước thấp bước cao

      đi trong đêm tối đường nào tới đây

      bóng mù khuất nẻo đông tây

      hồn rung tiếng khóc đêm dài nghìn năm


      Chữ TÌNH với Trần Phù Thế không chỉ là tình yêu lứa đôi, với từ những mơ mộng đầu đời (từ khi tới tuổi hẹn hò, lần đầu mới hiểu tôi khờ khạo ghê, lơ ngơ lòng sướng trăm bề, tình đâu kỳ cục tình mê chi tình), đến những hạnh phúc (dỗ dành em là cái tình, vuốt ve em là chút yêu mình mình ơi!), khổ đau (gặp nhau đối mặt mỗi ngày, bữa cơm giấc ngủ cả hai đều buồn), mà mênh mông cho đời, vừa thắc mắc vừa hiểu ra, “đến với cuộc đời là thế đấy”:


      không

      từ trong kiếp phù sinh

      có không

      từ kiếp tượng hình thai nhi

      sinh ra sao chẳng

      cười khì

      (Không)


      Cho trời đất nghe thao thiết như cho chính lòng mình, thơ và tác giả đã nhập một, hay cái đại ngã đã trộn vào tiểu ngã:


      hôm qua lá vẫn còn xanh

      mà nay lá đã phong phanh trở màu

      nhuốm vàng như lá vừa đau cỏ cây cũng bịnh lao xao trở mùa

      (Tình Như Lá Vào Thu)


      Cho nhân sinh, với những thoáng bất chợt “bướm hóa ta hay ta hóa bướm” của Trang Tử, ngay trong cõi thực này, tác giả có khi lại du mình vào mộng:


      cuối cùng

      ta cũng đi về

      về nơi yên lặng bốn bề lặng yên

      về nơi

      không nổi không chìm

      (Đi & Về)


      Cho mình và cũng muốn nhắn gửi đến ai đó một nguyên tắc sống, nghe như vô đạo mà thật ra là rất gần với lẽ đạo:


      đọc ngàn

      trang sách làm gì

      xếp trang sách lại quên đi chính mình

      ta là

      hạt bụi trong kinh

      (Hạt Bụi Trong Kinh)


      Cho quê hương, bằng mắt thấy, tai nghe của một chứng nhân lịch sử, bằng nỗi niềm của một người khao khát quê hương mà phải rời xa quê hương:


      Sống trong lịch sử người điên loạn

      Uống gió tàn đông lạnh bóng cờ

      (Hồn Giao Thừa)


      ở trời tây ta nhớ cầnthơ nôn nao

      nhớ đến nỗi như ai cầm dao cắt thịt

      nhớ đến nỗi máu tuần hoàn chảy nghịch

      (Chiều Cuối Năm Ngồi Bến Ninhkiều Nghe Sóng Vỗ)


      Cho bằng hữu dù tâm tư mỗi lúc mỗi khác, lúc chia sẻ suy tư về thân phận với Trần Hoài Thư (đợi mong mong đợi ngày ngày, ngủ quên quên cả đêm dài nghìn năm, và ta quên tuốt chỗ nằm, bởi ta đâu có chỗ nằm nào đâu), với Lâm Hảo Dũng (ai đi ai ở ai về, chân không định hướng đường kia đã cùn), thở dài với Thiếu Khanh (trôi hoài trôi hoài hư không, niềm đau thốn tận trong lòng buốt đau), tếu táo với Lê Văn Trung (ngủ quên trong cõi mây hiền, mơ màng thấy cả bầy tiên cởi quần), cả những giây phút quặn lòng đứng trước quan tài Anh Vân (tôi còn nước mắt nữa sao), hoặc lúc cạn chén với Đặng Kim Côn (dù không là ruột thịt trăm năm, nhưng tình bạn thật thà như cục đất…) hay nâng ly ôn chuyện cũ với Lê Đình Bì (ân tình bạn cũ trăm năm nữa, cũng vẫn tràn ly rượu vẫn đầy), nhưng với tất cả, đều cùng có một cái chung là tấm lòng “thật thà như cục đất (TPT)”.


      Đến không quên cho cả cõi vĩnh hằng, có thể không giống như suy nghĩ chung của hầu hết các tôn giáo, sống gửi thác về, tôi nghĩ, ý tác giả chỉ là đã quá mệt mỏi với cuộc sống trần gian tạm bợ này, âu thì, có hay không có phía bên kia, cứ hãy là một giấc ngủ bình yên:


      bay lên thoát cảnh phù trầm… là nơi vĩnh cửu quê nhà đó em

      (Quê Nhà).


      Nói chung là, Trần Phù Thế đã tô màu lên mỗi bước chân đời, lúc màu hồng, khi xám xịt mà cái hay là, ít nhiều mỗi độc giả đều thấy đâu đó trên mỗi trang giấy sao lại lung linh bóng dáng chính mình!


      Tôi lại vẫn thấy có hai nhà thơ trong một Trần Phù Thế, một rất đỗi mộc mạc chân phương, nếu không nói là bình thường giản dị đến với từng cây cầu, con lạch:


      ông trời chơi ác thấy chưa

      huống chi em chỉ mới vừa chia tay

      những lời nặng nhẹ lâu nay

      anh xin trả lại mốt mai em dùng


      rồi em vui vẻ với chồng

      cơm ngon canh ngọt vừa lòng người ta

      hay là em sẽ xót xa

      nhớ anh đầy ắp ngày qua mỗi ngày

      (Tình Như Lá Vào Thu)


      anh là một tên điên

      khi không ôm nỗi phiền

      khi không ôm nỗi nhớ

      anh đúng là thằng điên

      (Khát Khao)


      nhìn em anh muốn muốn khờ

      muốn hôn một cái cho mờ mắt anh


      bao năm xuân lại rồi xuân

      nhưng xuân nay lại buâng khuâng lạ lùng

      em đi đừng có ngập ngừng

      kẻo tim anh đập đùng đùng như điên

      (Xuân Tàn Sau Lưng)


      dậy thì là tuổi gái xinh

      trai tơ là tuổi rượn tình dĩ nhiên

      mẹ em thật giỏi hơn người

      sanh em là để cho tôi làm chồng

      (cho tôi làm chồng)


      Cũng như vậy, nhưng chúng ta không thể không thoáng một vài phút giây dừng bên cái đơn giản ấy mà thả hồn trôi theo dòng băn khoăn của tác giả với những bài thơ bản lề:


      nhái bầu đi ăn giỗ về

      lội ngang cái đìa

      bên cạnh luống rau

      cá lóc

      rình sẵn

      đớp mau

      (Kiếp Phù Sinh)

      từ đâu tiếng khóc gọi mời nỗi đau

      khóc là cười

      chẳng được sao

      (Khóc Cười)


      bao năm quê cũ một phương

      đỏ lòm

      ngày mai

      nước mất hay còn

      (Hỏi Ai)


      Trong đó đôi khi không ngại bỏ xuống cái vai quân tử cao cấp nặng nề để thở hắt vào cuộc đời những hơi thở hết sức thật thà, dù có thật thà với những nụ cười cạnh khóe nửa miệng:


      hột kim cương

      bự

      giết đời thằng trai

      em đeo

      nhẫn cưới nặng tay

      thằng tôi đeo nặng đắng cay một đời

      (Nhẫn Cưới)


      chính là đúng nó

      không ai

      thằng tôi vô dụng thày lay

      suốt đời

      (Thằng Tôi)


      đừng so với sánh người ta

      người anh vô dụng xin bà để yên

      (Gần Mà Xa)


      Để bất chợt bước một bước thật dài vươn vai thành một Trần Phù Thế khác, những vần thơ dung dăng dung dẻ nhún nhảy trong những vầng mây ngũ sắc vừa sáng đẹp vừa ẩn giấu bao nhiêu là những đóa hoa lung linh hư hư thực thực mà người ta với hoài không hái tới:


      nhớ no lòng

      uống hết chiều hôm

      (Trong Hư Vô Nghe Rõ Tiếng Kinh Cầu)


      cái ngày

      ta tuổi

      mười lăm

      một hôm bỗng thấy lòng lâm râm buồn

      (Tình Đầu)


      long lanh

      giọt lệ

      vừa rơi

      từ trong giọt lệ là lời lặng câm

      (Giọt Lệ Việt Nam)


      đọc ngàn

      trang sách làm gì

      xếp trang sách lại quên đi chính mình

      ta là

      hạt bụi trong kinh

      (Hạt Bụi Trong Kinh)


      gió từ

      địa ngục thổi lên

      u minh tan tác lênh đênh cõi trần

      (Gió Loạn)


      một ngày đi đứng nằm ngồi

      loanh quanh

      chỉ có một đời

      loanh quanh bước ra không khỏi chính mình

      (Một Đời Loanh Quanh)


      Có thể nói là nhiều đến không thể trích nổi những câu thơ đầy ẩn dụ như thế, nhất là những ẩn dụ được nén trong những bài thơ rất ngắn, 2 câu, 3 câu, được Trần Phù Thế thể hiện một cách điêu luyện nhuần nhuyễn, đến nỗi, có để lại trong lòng độc giả một chút tiếc nuối nào, thì cũng phải thừa nhận rằng không thể thêm một câu, một chữ nào nữa vào những bài thơ ngắn ấy:


      vết thương

      sâu hoắm chẳng lành

      ta như chiếc lá lìa cành cuối thu

      cạn đời

      trong đám mây mù

      (Hết)


      đêm đêm nghe gió trở mình ngoài hiên

      gọi thầm tên

      thầm gọi tên

      gọi em gọi cả nỗi phiền lụy nhau

      (Gọi)


      nửa đêm

      trăng chết trên giường

      sáng ra

      thức dậy soi gương trăng mờ

      (Trăng Chết)


      Không phải như đại đa số dân Miền Nam (nói chung), Trần Phù Thế vẫn giữ ngôn ngữ “rặt Miền Tây” như ngầm phản kháng cái kiểu “Miền Tây chính hiệu” mà cứ là “CUỘC GỌI NHỠ” thay vì LỠ, rập theo ý “áp đặt” của các quan Miền Bắc. Tôi thích những chữ rất Miền Nam mà Trần Phù Thế dùng (tàn hung bóng mình; có một bận ta gần bắt kịp; quên tuốt chỗ nằm; bởi chưng chữ ái ngọt bùi khó quên; một thời giỡn với thiên nhiên;… đó là em đã biết ghiền bờ môi; bờ ao ruộng lúa lung phèn; mười năm hay nữa nỗi rầu trăm năm; bạn già từng một thời; em đừng mặn lạt lời đau, thằng tôi chíp bụng để lòng; lần về ướt hột mưa khuya; có khi ngồi lượm chữ tình…; …), mà ít thấy một nhà thơ nào nâng được những chữ lấm láp đó lên chiều hoa thi ca.


      Tôi muốn lập lại lời nhận xét của một số thức giả đã cùng chia sẻ trên trang mạng Da Màu, nhân đọc bài Thăm hỏi nhà thơ Trần Phù Thế (11.01.2011):

      “Thiếu Khanh viết:


      Thưa các anh Lương Thư Trung, Nam Dao, Trần Phù Thế…


      Tôi cùng một bụng với anh Lương Thư Trung khi anh nhận xét: “Thơ Trần Phù Thế mang lại cho người đọc cái lâng lâng của hồn thơ giàu chất lãng mạn, trữ tình; cái buồn buồn của nhân tình thế thái; cái cay cay của những dâu bể tang thương và cái thâm thúy của cách nhìn đời qua nhiều bất trắc”. (Lương Thư Trung: “Trần Phù Thế, tiếng chim kêu chiều từ một miền sông nước cũ”). Ngoài những thứ đó ra, cái nổi bật trong thơ Trần Phù Thế mà ai đọc thơ anh cũng nhận ra là “các chữ dùng rất rặt miền Tây vùng đất Nam Phần” (Lương Thư Trung, như trên) hoặc nói một cách cảm động như chị Âu Thị Phục An: “những từ rặt miền Tây mình”, “dân miền Tây mình.”


      Những từ của “dân miền Tây mình” trong thơ Trần Phù Thế càng quý hơn nữa khi chúng mang theo cả cái hồn rất “rặt miền Tây mình”, chớ không chỉ là những xác chữ, vì thế mà đọc lên nghe “khinh khoái” (chữ của Hoàng Xuân Sơn) và… rất đã…”… để xin phép độc giả được kết thúc bài viết này.

      Hy vọng khi quý vị bắt đầu “lần giở trước đèn” sẽ chẳng những cùng đồng ý với tôi, mà còn bắt gặp nhiều bất ngờ thú vị thú vị.


      (California tháng 5/ 2013)

      Đặng Kim Côn

      sangtao.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Có hai tác giả trong một Trần Phù Thế Đặng Kim Côn Nhận định

      - Ánh Mắt Chiều Giáng Sinh Đặng Kim Côn Truyện ngắn

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)