1. Head_

    Duy Thanh

    (11.8.1931 - 24.11.2019)

    Tuệ Sỹ

    (15.2.1943 - 24.11.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nữ Thi Sĩ Tuệ Mai (Cao Thế Dung) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      31-1-2019 | VĂN HỌC

      Nữ Thi Sĩ Tuệ Mai

        CAO THẾ DUNG
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Tuệ Mai

      Tên thật: Trần thị Gia Minh, ái nữ của thi sĩ Á Nam-Trần Tuấn Khải.

      Sinh trưởng tại Hà Nội.

      Nguyên quán: Mỹ Lộc, Nam Định.

      Giải thưởng văn chương Toàn quốc ( miền Nam ) 1966.

      Đã đăng thơ trên Bách khoa, Văn...

       

      Đã xuất bản:

      Thơ Tuệ Mai ( thơ, Sáng tạo xb, Saigon, 1962)

      Không bờ bến ( thơ, Sáng tạo xb, Saigon , 1964 )

      .....


      Cách đây 7 năm, khi nhận định về một số thi nhân Việt Nam Tự do; chúng tôi không có một ý nghĩ tốt nào về Thơ Tuệ Mai - vì thơ Tuệ Mai, xem như quá xa cách với cảm quan và nhãn giới của chúng tôi lúc bấy giờ. Chúng tôi chỉ có một thành kiến duy nhất: Tuệ Mai chưa thể tiêu biểu cho thi ca hôm nay- nghĩa là tiếng nói trung thực của hiện đại. Từ cái thành kiến đáng ghét như thế, trước mắt nhin của người viết, Tuệ Mai chỉ như một thứ trang sức cho xôm trò , và không thể đóng góp vào sự sống hôm nay, cùng với tiếng nói và thể chất hôm nay qua Thi Ca... Một tiêu biểu sung mãn. Vì vậy, chúng tôi không đặt để Tuệ Mai trên bất cứ một nấc thang giá trị nào.


      Bảy năm đi qua với bao nhiêu thay đổi trên Quê hương và Lịch sử, lẽ tự nhiên tâm thể cùng với cảm quan của một người - và có thể rất nhiều người - cũng đổi thay và đổi thay một cách nghiêm trọng. Từ sự thay đổi nghiêm trọng kia trong cảm quan và tâm thể, cũng như cân não - đã bắt buộc chúng ta phải thực hiện một cuộc trở về để giám định lại tất cả quá khứ - nếu có thể, hay một phân bộ - và chúng ta sẽ mang nhiều hối tiếc. Có những hối tiếc lý thú mà chúng ta cần phải nâng niu giữ lại, những hối tiếc của nghệ thuật trên một tình tự thăng hoa và phủ nhận. Có những hối tiếc chúng ta cần phải lên tiếng trình bày như là một lời " nói lại" ....


      Chúng tôi muốn nói đến niềm hối tiếc phát xuất từ sự thiên lệch và cố chấp trong những nhận định sai lầm về nghệ thuật... Niềm hối tiếc cứ thế mà lớn dần khi chúng tôi đọc lại thơ Tuệ Mai:

      Vòng khăn tang lớn dần quấn hãm đời nàng

      Giải khăn tang dài, dài hơn con đường tự khởi điểm thôi nôi

      Tới khúc quanh năm tháng

      Những đám tang

      Ôi những đám tang huyệt mùa đông ngăn ngắt

      Bia mộ dựng trong nàng

      Mỗi một bia một ngọn lửa tàn

      Bên một con sông cạn

      Như một tắt âm thanh

      Thế giới nàng ngày mở ra với bao nhiêu ngọn lửa

      Bao nhieu dòng sông

      Bao nhiêu tiếng hát

      Những tiếng hát cao như dự tưởng của nàng

      Con đường nào mà bước chân không lên tuyệt đỉnh

      Những dòng sông bát ngát như tâm hồn

      Con đường nào mà bước chân không lên tuyệt đỉnh

      Những dòng sông bát ngát như tâm hồn

      Con đường nào mà bàn tay không dựng nên bóng mát ngọt ngào

      Những ngọn lửa rực rỡ như niềm tin dâng cao

      Con đường nào mà không đưa tới phương mặt trời sáng ấm.

      (trích Trước sau - Thơ Tuệ Mai)

      Thơ Tuệ Mai là như thế, và nếu nhìn bằng mỹ cảm; thì quả chúng ta đã bất công, không những bất công với Tuệ Mai, mà còn bất công với chính cái mỹ cảm tự tại trong chân thân của ta. Vì cái mỹ cảm kia buộc phải xac nhận - một cách rõ rệt - thơ Tuệ Mai là tiếng nói của một khát khao, của một Ý Nguyện mà cái Ý Nguyện ấy làm cách nào diễn tả cho thật đúng những đòi hỏi sâu thẳm trong trái tim của một con người:

      Dòng thương nét nhớ miên man

      tôi năm dấu chữ trên trang thư tình

      Tim dồn nhịp chấm âm thanh

      lửa người hồn khói lênh đênh tưởng vời

      Sầu mi giọt đọng thương hoài

      tôi viên thuốc ngủ đưa người qua đêm

      Còn không hơi nóng môi mềm

      tôi ly nước cạn đứng quên góc bàn

      Nhạc mềm ru bước tình lang

      tôi trăng giữa tháng cười vàng đêm xanh.

      (Lời đêm)

      Thơ Tuệ Mai hồn nhiên tự bản chất. Nhưng không phải vì thế mà thiếu trau chuốt mà cái trau chuốt ấy chỉ là sự tình cờ bộc phát trong nguồn thơ.


      Thơ Tuệ Mai không có những rung cảm thê lương như Tương Phố, cũng không mang nỗi cô đơn và dằn vặt rất đàn bà và thơ như Nhã Ca. Thơ Tuệ Mai cũng không phải là thứ thi ca của lý tính. Khi người quá nhiều tình cảm, và biết khát khao, ước nguyện, nhưng sa lầy vào cô đơn và niềm cô đơn ấy cứ thế mà triền miên vây hãm, thì lúc ấy tình cảm sẽ lắng xuống và dồn nén sẽ vùng lên. Tuệ Mai ở vào trường hợp này nên đọc thơ Tuệ Mai, ta có thể nhận ra ngay con người Tuệ Mai vừa chân thật hồn hậu, vừa măc cảm hào hùng. Sự mặc cảm hào hùng này đã tạo cho thơ Tuệ Mai một thứ dồn nén vùng lên.


      Toàn bộ thi tập của Tuệ Mai đều phát hiện rõ rệt cái bản chất sống động và nhiệt thành tham dự của nhà thơ. Và cũng vì thế, nên thơ Tuệ Mai không có cái bén nhạy của tình cảm - nhất là thứ tình cảm của một người đàn bà làm thơ. Đã thiếu vắng một thứ tình cảm như vậy, thơ Tuệ Mai lại kém hào khí của ngọn lửa tâm hồn - một căn bản cần thiết cho những rung cảm đấu tranh và tham dự - nên thơ Tuệ Mai phần lớn thiếu truyền cảm - thiếu khích động (thơ kêu gọi). Một là, vì vấn đề nhà thơ nêu ra không đủ tiêu biểu. Hai nữa, ngôn ngữ cũng như hình ảnh cùng nồng độ của rung cảm không được cao, nên thơ Tuệ Mai dễ nhạt nhẽo - tan loãng và đều đều. Nhưng nhất định thơ Tuệ Mai, ta cũng nhìn rõ ngay, Bà là nhà thơ thuần thành trong lòng tôn vọng kỷ niệm dĩ vãng.


      Thơ lục bát của Bà có nhiều bài thật hay, nhất là những bài chuyên chở thứ tình cảm kín đáo ẩn giấu nỗi buồn rất Tuệ Mai - đã luôn luôn như một cam chịu; song nỗi buồn tự nó mỗi lần thức dậy lại như dưỡng chất nuôi sống cô đơn. Từ đó, dòng thơ Sáu Tám chỉ như một dòng tâm cảm, phảng phất nỗi cô đơn của khách đài trang, lại gói ghém cái thầm kín tang thương của một người sống bằng câm nín trong tiếng nói thầm của thơ.


      Bài Bếp Lửa Chiều Sông là một trong một số bài lục bát tiêu biểu của Tuệ Mai:

      Xin em lửa ấm chiều nay

      cầm lòng rét mướt bao ngày gió mưa

      Thuyền tôi quên đỗ bến chờ

      ngược dòng mỏi lái ghé nhờ bến em

      Bến em bức đá vuông hiền

      ngàn năm cây mát làm duyên uốn mình

      Lá vờn khói sóng mong manh

      cành cao khói lả hiền xanh dáng chờ

      Neo thuyền nghe bớt bơ vơ

      lời sông, lời bến như vừa ấm say

      Khoang hồng bếp lửa reo vui

      em nghiêng dáng trẻ - ý đời chợt xuân.

      Tuệ Mai qua toàn bộ thi tập - là một khuôn dáng thi nhân rất thơ, nhờ bản chất hồn nhiên, chân thật. Cũng vì hồn nhiên và chân thật, nên thơ Tuệ Mai không trau chuốt, thiếu chọn lọc và không sâu. Song chỉ cần một tâm hồn thơ và hồn nhiên như thơ, rung cảm của Tuệ Mai, quả là những rung cảm vừa tầm Nghệ Thuật:

      Sữa ngọt cho đời tôi hài nhi

      đùa nghịch cho đời tôi con trẻ

      Tình yêu cho đời tôi lớn khôn

      lớn khôn bắt đầu bằng tiếng hát

      Tiếng hát mẹ cha tôi yêu nòi giống

      tiếng hát lịch sử tôi yêu đất đai

      Tiếng hát thiên nhiên tôi yêu nhân loại

      tiếng hát trái tim tôi yêu người tình

      Tiếng hát của mẹ cha

      lịch sử, thiên nhiên

      Cũng có dạo mình nghe không rõ

      cũng có nhiều khi mình bỗng bẵng quên

      Còn tiếng hát trái tim

      còn tiếng hát trái tim

      Người biết đó, người người biết đó

      chỉ quên khi mình cố làm quên.

      (Tiếng Hát Trái Tim)

      Thơ Tuệ Mai thường có những nguồn rung cảm tình cờ như vậy. Qua bài Tiếng hát Trái Tim, Tuệ Mai lớn hẳn lên trong tầm voc thơ. Thi điệu và ngôn ngữ ấy, tất nhiên phát xuất từ một xúc cảm lớn trong tâm hồn Bà để chuyển thành giọng hát vừa trong như tinh sương, vừa nhuốm mầu bi thống:

      ..... Chờ đợi vui quá đi anh

      tôi bìa tạp chí mang hình phấn son

      Bụi tung ngã rẽ đương còn

      đôi giầy da cũ đế mòn lạc đôi

      Đêm mờ làng cũ xa xôi

      tôi con đom đóm vờn soi ao bèo

      Ngừơi tình duyên quấn quít theo

      tôi cây thay lá trên đèo còn trông

      Bạn bè ngủ giấc buồn chung

      tôi chao cánh vạc thinh không thốt lời...

      Mấy năm gần đây - nghĩa là sau ngày thi tập Tuệ Mai xuất hiện - Bà đã bước qua một thế giới thật khác biệt - vùng nhung lụa của Thương Yêu và tiếng thơ ấy lại như ấp ủ cái bóng mờ ảo thật xa. Bài Nỗi Hờn Trỗi Dậy là một tiêu biểu:

      Lại đau đớn nghe nỗi hờn trỗi dậy

      Sắc thân ơi cô độc hủy dần ngươi

      Bởi từ nhỏ đã quen đà trốn chạy

      Khỏi tầm tay âu yếm của bao người

      Ai quanh nó, buộc giùm hồn lạc lõng

      Bạn tôi đâu, xin giữ một lời tim

      Tha thiết quá nên cứ đành phá hỏng

      Tay buông ra, chân điên dại đi tìm

      Tìm sao thấy tên gọi là Vĩnh-Viễn

      Mà nhận sao mảnh vụn của thời gian

      Thà như sóng lướt đuà trên mặt biển

      Chợt một chiều sôi động phá tan hoang

      Như thế đấy, trong vỏ sầu ngơ ngác

      Này thịt da! sao chửa giã từ xương

      Ai cười đó, trong niềm vui đổi chác

      Tôi cười đây trong thấu suốt đau thương.

      TUỆ MAI

      (trích - "Văn học hiện đại / Thi ca & Thi Nhân / Cao Thế Dung"

      (trang 117- 122)

      Cao Thế Dung

      Nguồn: thang-phai.blogspot.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nữ Thi Sĩ Tuệ Mai Cao Thế Dung Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Tuệ Mai Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tuệ Mai

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nữ Thi Sĩ Tuệ Mai (Cao Thế Dung)

      Tuệ Mai với nếp gia phong (Viên Linh)

      Cuộc đời & sự nghiệp của cố Nữ sĩ Tuệ Mai (minhdanpoet.com)

      Tạp chí Văn: Kim Tuấn & Trần thị Tuệ Mai (huyvespa.com)

      Tôi Và Nữ Sĩ Tuệ Mai (Hoàng Hữu Phước)

      Có Ngần Ấy Thôi (Cao Mỵ Nhân)

      Trường hợp nhà thơ Tuệ Mai (Du Tử Lê)

      Tình yêu, bảng chỉ đường cho một Tuệ Mai, khác (Du Tử Lê)

      TUỆ MAI - Như Đời Trẻ Lại (Du Tử Lê)

       

      Tác phẩm của Tuệ Mai

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Theo Giòng Năm Tháng (Tuệ Mai)

      Trang Thơ Tuệ Mai (Tuệ Mai)

         Thơ trên mạng:

      - tanmanvanchuongthephong.com

      - damau.org, - thivien.net

      - phunuviet.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)