|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Sự liên hệ giữa nhà thơ, bài thơ và người đọc không phải như một thực tại tĩnh lặng mà đó là sự hoạt động triển khai. Một hiện tượng mang tính thần thánh, một hiện tượng giữa Anh và Em, một quá trình tương giao … ( Edward Hirsh)
Nhà thơ Từ Hoài Tấn
Tôi là người ít giao du - nhất là đối với giới văn nghệ sĩ - do đó với Từ Hoài Tấn tôi chỉ biết anh từ khi lui tới quán cafe vỉa hè “Bông Giấy”, hình như chỉ trong năm sáu năm trở lại đây. Biết Tấn là người làm thơ, nhưng tánh tôi vốn lười nên ít khi đọc thơ Anh, mãi đến 3-11-2012, được anh tặng cho tập thơ “Đi, đứng và chạy… với thời gian” vừa mới ra lò. Có lẽ do tên tập thơ đã đánh mạnh vào thị giác, tôi phải cầu cứu đến các nhà thơ lớn: Baudelaire từng viết về hội họa hiện đại: “Nó đi, nó chạy, nó tìm kiếm. Nó tìm cái gì vậy? Nó tìm thi ca. Bài thơ là công việc của bước đi có tính toán, chiếc dép co giãn tàn tạ và chiếc giầy đau thương rách nát. Nó đi bằng cái đầu, hay đi trên dây…” J. Maulpoix.
Holderlin lại viết: “Làm thơ là hoạt động thuần chân nhất trong tất cả các hoạt động. Vì thơ là trò chơi tự do của sức tưởng tượng, chân chính đạt đến sự siêu thoát vô lợi hại.”
Cao Hành Kiện, người nghệ sĩ lưu vong này từng được giải Nobel văn chương thì viết: “Tả tác là một thứ chạy trốn, từ thực tại thiếu thốn chạ y trốn vào cõi tưởng tượng để tìm lấy sự đầy đủ.”
Tôi mới bắt đầu đọc thơ THT, và vừa đọc qua là mê ngay, tuy rằng thơ Tấn không phải là thơ dễ đọc, mà như J. Maulpoix. nhận xét: Thơ là thứ đối tượng của ngôn ngữ khó khăn, một sự dũng cảm, một công việc vĩ đại và biến hóa, đề xuất hay bắt buộc, là sự cô đọng tối đa của sự kiện ngôn ngữ tập trung trong một không gian thu hẹp.
Tôi nhập vào thơ Tấn qúa dễ, phải chăng chỉ vì đồng cảnh ngộ, cùng là những con người mang nỗi đau lìa bỏ quê hương. Nên khi đọc đến bài “Mùa mưa 2009” nước mắt tôi cũng tuôn ra dầm dề như:
Những giọt mưa rơi mãi vào quá khứ
Nơi ấy tuổi trẻ của tôi
Nơi ấy tình yêu của tôi
Mềm diu và đắng cay
Đằm thắm nỗi đau sự sống
Nỗi thương nhớ sắc nhọn
Cứa nát những đêm dài chốn xa xôi.
Đúng như lời của Heidegger: “Thi ý là năng lực cơ bản - nơi con người cư trú. Thơ là hình ảnh nhắm vào ký ức, cũng như tia sáng của nó…” Và càng thấm thía câu thơ của Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
Tôi vốn nghèo nàn dốt nát nên phải mượn ý của các vĩ nhân để diễn tả ý tưởng của mình, đó là những lời của Merleau-Ponty, của J. Maulpoix, như sau: “sự tối tăm của chân tướng sự vật là để bảo trì trạng thái thần thánh của nó, hay tác phẩm là cội nguồn của một hình thức và ý nghĩa tiếp xúc với vô nghĩa”. Hay nói như Maulpoix: Từ của thơ không phải nhắm vào ngữ nghĩa hẹp hòi của từ điển mà tìm đến cái tiềm năng và phản xạ hỗ tương của nó. Làm mới và phân phối ngôn ngữ thành hình ảnh, nó nhắm vào ký ức cũng như tia sáng của nó. Sự "ngần ngại kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa mà bài thơ cũng ở giữa sự tước đoạt và khống chế” J. Maulpoix.
Có như thế chúng ta mới hiểu được bài thơ “Thơ rời tháng năm” của Từ Hoài Tấn:
Những hàng sao đứng vút cao cùng năm tháng
Ở đây tác giả đã lợi dụng tính đồng âm của ngôn từ sao, cây sao …
Thường xuyên ngồi dưới vệ đường nhìn xe cộ, người qua lại
Nhiều người ở bên nhau không nói năng
Ngôn ngữ thơ của Từ Hoài Tấn mới đọc qua có vẻ nhạt nhạt nhưng nghiền ngẫm kỹ mới thấm thía., những cây sao cao vút được nhắc đi nhắc đến ba lần, thân phận con người ngồi dưới vệ đường quá nhỏ nhoi tồi tệ, chỉ lấy mắt nhìn xe cộ, người qua lại, không nói năng không biết làm gì …
Thời kinh tế khủng hoảng … thì chính trị cũng khốn đốn, con người vẫn thường xuyên ngồi bên vệ đường lặng lẽ.
Phải là con người của tuổi đời đã ngã về chiều, đã vỡ mộng. Sống trong tầm nhìn của dĩ vãng. Sự chia tay ngọt lim và đau đớn như vết dao cắt trên ngực.
Đã kiệt sức trên những lối mòn, cuộc sống như giam hãm trong những vòng kẻm gai buộc / Tìm cơn mộng hàng đêm / Chỉ có thể cười trong cõi khác …/ Ngày đi và đêm xuống mối tình em mang rơi theo / Hình như ta không còn nữa / Như chiều xuống và lòng em rơi theo / Hạt bụi muốn bay theo cùng gió (Khúc ban chiều).
Hiểu lời thơ không phải như sự biểu hiện mà phải tìm về từ nguyên của tình cảm. Như mối tình em mang … ngày đi đêm xuống …, phải hiểu là tình em là lý tưởng ta mang ở trong lòng cũng rơi theo với thời gian. Và đời ta kể như không còn nữa. Thân như hạt bụi này muốn bay theo gió. Để rồi một chiều có tiếng hát ai đó:
Có lời lệ của em xưa / Có ấm hơi tình cũ kỹ / Có buồn thổi mộng thành thơ (Khúc hát chiều)
Thơ của THT mang đầy bản chất thi tính “Poétique”, nhưng cái hay của bài thơ không phải ở đó mà chính là ở bản chất tồn tại. Tính tồn tại đó ẩn kín sau ngôn từ, theo Heidegger chính đó là chân lý nguyên thủy.
Khi có một thời đại mới hiện ra thì người ta phát hiện cái tối sơ hiển hiện ra tinh thần tân thời đại và nguyên tắc của nó chính là nghệ thuật. Nghệ thuật dùng cái thực tiễn phát hiện của nó là tinh thần mới và cái nguyên tắc mới.
Cái đạo lý ấy là phạm vi to lớn của dân tộc và của con người, mà chúng ta không thể nào cản được một cách chân thiết. Mỗi cá nhân của con người chúng ta tự mình đều mang một vận mệnh. Nhưng vận mệnh là một thứ tồn tại siêu việt tính, không giống như cảm tính sự vật bình thường hàng ngày, chúng ta chỉ có thể trực tiếp biết được. Tự mình biết được phải xử trí với vận mệnh ra sao? Đó là khi bị đau khổ chúng ta mới biết đến vận mệnh. Thống khổ phát sinh không thể không đấu tranh. Chúng ta xác thực cần đến một thứ nổ lực, thống khổ là một thứ thể nghiệm tình cảm sâu sắc, nó khiến chúng ta phải chụp bắt lấy tâm linh của mình, bắt buộc phải quyết đoán, phải làm gì? Thật ra không có một thứ lý luận có thể giúp chúng ta giải quyết được sự thống khổ, cùng quyết đoán bước ngoặc quan trọng của đạo lộ nhân sinh. Thực tế chỉ có thể giải quyết qua con đường nghệ thuật. Vận dụng tất cả các phương tiện công cụ: ca hát, nhảy múa, viết, vẽ, điêu khắc, kể lể, than vãn, nói lên cái điều không nói được nghẹn ngào ...
“Trả lại cho tình em không còn cách nào giữ lại em giữa hai bờ sống chết / ... trả lại cho tình em vì không còn cách nào giữ lại em / Khi em đã là người khác / Khi đôi mắt em là ngọn lửa khác/ Khi lời tình yêu đã là tiếng vang vọng và khi ngày đã trở qua đêm …" (Chỗ không cùng)
Rõ là “niềm cô quạnh không nguôi”
Những con đường ôi những con đường / Không gặp một con đường nào cả /
Cũng như nỗi cô đơn: Những con đường ôi những con đường giống nhau / Mỗi ngày đi qua ôi mỗi ngày thường giống nhau., phải hiểu đó là hình ảnh nhất nguyên nhàm chán, khắc nghiệt.
Sao chỉ có tình yêu không giống em - nhỏ nhẹ âm thầm …
Đến đây tôi cũng như mạch suối khô cạn, đúng hơn viết không ra chữ nữa mà phải mượn chữ của các danh nhân: “Có lắm điều bí mật trong vũ trụ đã bị che dấu bằng cái áo khoác của ánh thái dương” “Maulnier” hay như “Shakespeare” từng nói: Ngôn ngữ có thể biến đổi những qui luật mà ở đó có nhiệm vụ trong vòng chức năng của nó “ Đổi xanh ra đỏ, đổi trắng ra đen” như:
Tôi về qua đại lộ / Buổi trưa / Con ngựa sắt khò khè
Hay: Tháng giêng treo mình trên ngọn cây / ngoài trời nắng nóng 37 độ C / Bạn bè bốc hơi tứ tán / núi và biển gọi… ngôn ngữ mang tính lơ lững … không phải bất lực - mà như Foucault nói: Nó nắm vững những quyền lực mới. Nhưng mơ hồ quá, nói về oi bức hạn hán thì lớp thơ trẻ Sài Gòn cũng thông thạo., tôi cầu cứu đến Nguyễn thị Ánh Huỳnh: Bầu trời hạn hán có tiếng chim đang nứt nẻ cười /… cứu em với con chim thời gian / Bắt em làm tỳ thiếp … anh ơi!
Thơ là thông qua ngôn ngữ đạt đến sự tồn tại. Thơ của THT trong tập đi đứng này… có đến 77 bài, tôi đã đọc hết và nghiền ngẫm khá lâu cả năm trời. Tôi cũng không đủ thẩm quyền để nói rằng đó là tập thơ toàn bích, nhưng sau khi phân tích và tìm hiểu phải mạnh dạn nói tập thơ đã đạt được phẩm chất tồn tại, nôm na là đọc được “Song trùng ngữ cảnh” hay ngữ cảnh nước đôi. Nói theo người xưa thì thơ đã đượm màu thần bí, nó có cái “ vị ngoại vị” hay “huyền ngoại huyền” “ tức là ăn hay uống đã qua khỏi cổ còn nghe có hương vị đậm đà hay tiếng đàn đã dứt mà còn có âm vang êm dịu…” sự sáng tác của Từ Hoài Tấn đã theo đúng nghĩa của nó, là có liên quan đến ý thức thời đại, và ý thức thẩm mỹ của dân tộc, xã hội. Hay nói như Maulpoix, nhà thơ không bao giờ xa lánh hoàn cảnh của con người. Nó vừa tự tìm thấy nằm trong lòng của thế giới và có thể duy trì thành vòng tròn bao quanh từ ngữ. Trong cảnh ngộ đó, nó nhấn mạnh và đào sâu sự nghịch lý bằng cách dùng ngôn ngữ không phải đột xuất mà là để ghi khắc đến nơi đến chốn. Làm một bài thơ là tự đối diện và tự nhận chìm mình.
Tiếc rằng tôi không còn sức lực để viết về thơ Từ Hoài Tấn nhiều hơn, nhưng vẫn mong rằng với những phân tích thô sơ, tôi cũng hèn nhát như tác giả: “không thể mở miệng nói yêu em, … bởi lời nói bay ra khỏi miệng bờ môi - sẽ là lời kết tội …” cũng đủ đưa các bạn vào vườn thơ u ám nhưng đầy thích thú. Nó là sự hiện hữu, là một lộ trình, nó là tác phẩm của sự sáng tạo định vị, hiện hữu thâm nhập trong thời gian ghi khắc vào lịch sử, tùy thuộc vào xã hội và là một phẩm loại có thể biểu hiện theo cấp số nhân làm mới lại những kết nối, cải trang và sáng tạo cái điều nó chưa có và tự hồi tưởng lại cái nó không còn nữa.
Khổng Đức
Tháng 3 năm 2014
GHI CHÚ:
Những chữ in nghiêng là thơ trích trong tập thơ của Từ Hoài Tấn
Đi, đứng và chạy … với thời gian – Thơ Từ Hoài Tấn – NXB Hội Nhà Văn tháng 11 năm 2012 – Bìa và phụ bản Lê Thánh Thư.
Mời đọc toàn bộ tác phẩm tại đường link:
http://art2all.net/chantran/chantran_tho/tuhoaitan/didung/ddcvtg.html
VÀI DÒNG VỀ TÁC GIẢ BÀI VIẾT: KHỔNG ĐỨC
Nhà nghiên cứu Khổng Đức
Ảnh: MPKTên thật : Đinh Tấn Dung
Sinh năm 1925 (Ất Sửu)
Tại: An Chỉ, Hành Phước, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi.
Hiện cư trú: 351/60 Lê Văn Sỹ, Q3, Tp.HCM.
Cử nhân giáo khoa Việt Hán và Triết Đông tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn.
Từng trải qua bốn năm học hội họa.
Nghề nghiệp trước năm 1975: dạy văn và triết.
Tác phẩm đã xuất bản:
Thăng trầm quyền lực – dịch Alvin Toffler - 1990
Tâm lý văn nghệ dịch Chu Quang Tiềm – 1991
Từ Tống – biên sọan 1992
Hậu tây du ký dịch của Trung Quốc 1994
Hí khúc Trung Quốc sọan với Loan Cương 1998
Ngũ thiên tự soạn chung với Vũ Văn Kính Long Cương các lọai Từ diển Hoa Việt, Việt Hoa.
Chuyên nghiên cứu về thi ca và mỹ học triết học đông tây.
- Đọc thơ Từ Hoài Tấn Khổng Đức Nhận định
• Hành Trình Thơ Từ Hoài Tấn (Du Tử Lê)
• Đọc thơ Từ Hoài Tấn (Khổng Đức)
Từ Hoài Tấn (phannguyenartist.com)
Từ Hoài Tấn ngày xưa và bây giờ
(Trần Dzạ Lữ)
Dòng chảy không ngừng ở Từ Hoài Tấn (Võ Công Liêm)
Đi, đứng và chạy với thời gian của Từ Hoài Tấn (Võ Công Liêm)
Đọc thơ Từ Hoài Tấn, nghĩ đến cây cầu dây văng! (Cao Thoại Châu)
Thơ Từ Hoài Tấn: Nỗi ám ảnh với thời gian (Trần Hữu Dũng)
Từ Hoài Tấn trượt dài cơn khát
(Đặng Châu Long)
• Trang Thơ (Từ Hoài Tấn)
- Trang nhà: tuhoaitan.blogspot.com
Tác phẩm trên mạng:
- damau.org - hopluu.net - thivien.net
- banvannghe.com - vanchuongviet.org
- Giới thiệu tập tiểu luận triết học của Võ Công Liêm
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |