|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Trần Huiền Ân
Chuyện xảy ra ở làng Đá thuộc tỉnh Phú Yên.
Ở đó, một thời cọp và người sống chung trong một khu vực, đi chung một đường nhưng không có chuyện gì xảy ra.
“Sở dĩ làng tôi mang tên làng Đá vì có nhiều dốc đá. Một đoạn của con đường nói trên, từ đầu dốc Đá Mài đến chân dốc Đá Trắng hai bên không phải rừng già mà toàn tranh đế. Về đêm chỗ trảng này rất nhiều sương. Mặt trời vừa lặn sương đã phủ xuống ướt đẫm cỏ cây, mặt trời mọc độ một đòn gánh sương mới hết. Khi sương chưa tan ta lội vào tranh đế sẽ bị cắt cứa ngứa ngáy khó chịu.
Cọp beo cũng vậy. Người ta nói cọp sợ ướt lông. Thành ra đây là đoạn đường người và cọp đi chung. Tự thuở qui dân lập ấp người và thú sống gần nhau đã có sự phân định thời khắc rõ ràng. Người đi ban ngày từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Cọp đi ban đêm từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc hôm sau.
Nhờ vậy hai bên rất ít khi gặp, chỉ thỉnh thoảng, hi hữu, vì một lý do nào đó cọp đi muộn hoặc người đi sớm. Nếu ngược chiều, cọp thấy trước lập tức phóng vào rừng. Nếu cùng chiều, người đi sau thấy trước thì ho hay đằng hắng 195 một tiếng ra hiệu, cọp không quay đầu lại được cũng lập tức phóng vào rừng. Cần đi ban đêm người phải giơ cao đuốc sáng, nói chuyện rổn rảng. Ai đã quen núi rừng đều biết, một tiếng xào rồi một tiếng rắc nhẹ, sau đó hoàn toàn im lặng thì chính là cọp. Một tiếng xào rồi nhiều tiếng rắc, nặng nhẹ không đều, là một con thú khác”.
“Cọp lo phần cọp, người lo phần người”.
Đó là câu văn mở đầu trong truyện ngắn GIỮA CỌP VÀ NGƯỜI của Trần Huiền Ân.
Có thể gộp chung mà đọc: “Giữa cọp và người, cọp lo phần cọp, người lo phần người”.
Về cái tựa đề, tại sao không phải là “Cọp Và Người” hay “Của Cọp Và Người” theo kiểu “Of Mice And Men” của John Steinbeck? “Cọp Và Người” thì quá gọn, hai bên lại gần gũi nhau, thật là bất tiện. “Của Cọp Và Người” lại càng không nên vì đôi bên không ai lệ thuộc ai. “Giữa Cọp Và Người” là một chọn lựa thích hợp nhất. Trạng từ “giữa” cho ta khái niệm về một khoảng cách gần xa không xác định nhưng rõ ràng là không bên nào gặp bên nào. Về biểu tượng, dấu ngã lượn sóng trong trạng từ “giữa” biểu hiện sự uyển chuyển trong cách ứng xử giữa hai bên, trong đó có một bên hết sức nguy hiểm. Phân tích như thế để thấy sự tinh tế trong chữ nghĩa của Trần Huiền Ân.
Tinh tế trong cách đặt tựa đề, trong miêu tả và kể chuyện.
Văn xuôi Trần Huiền Ân chặt chẽ đến mức người đọc khó có thể thêm hay bớt một chữ.
Người dân làng Đá vẫn nói, “Đường đi thì chung mà công chuyện thì lo riêng, ai lo phần nấy, mắc mớ chi đâu”. Trực, một trong bảy người của nhóm bạn làng Đá cũng nói, “Ổng đi chuyện ổng, mình đi chuyện mình, không ai chọc ghẹo ai thì không sao hết”.
Nhưng rồi cái khoảng giữa với dấu ngã lượn sóng cùng với những qui ước ngầm đã bị phá vỡ, một cuộc đụng độ đã xảy ra, cuộc đụng độ duy nhất, nhưng đẫm máu.
Mùa hè 1952, một nhân viên ở huyện mang tiền thuế của dân về tỉnh nộp. Khi qua dốc Đá Trắng – đoạn đường người và cọp vẫn đi chung, bị một con cọp vằn tàu cau vồ bị thương, tắt thở tại bệnh viện.
Giữa cọp và người sóng gió bắt đầu nổi lên.
“Dân làng Đá họp lại bàn bạc. Đông đảo nghĩ rằng ông vằn tàu cau đã vi phạm điều giao ước thầm lặng tự đời xưa giữa người và cọp, dẫu có một đoạn đường phải đi chung nhưng ai lo phần nấy. Một số bào chữa rằng khi ném đá vào chúa sơn lâm, con người đã ra tay trước. Hành động của ông vằn tàu cau chỉ là lời cảnh báo, cú đá hậu của con ngựa và sức nặng của hai bao bạc tín phiếu rơi xuống không đáng kể, nếu cố ý ông vằn tàu cau đã dễ dàng xé xác cả người và con ngựa. Cuối cùng, ý kiến quyết định của cụ Phụng Tám là dẫu sao thì một con người đã chết dưới móng vuốt cọp, không thể tha thứ, mạng phải đền mạng, mười mạng cọp trả một mạng người”
“Suốt tuần lễ làng Đá diệt tám con beo gấm lớn nhỏ”. Động từ “diệt” ở đây hàm chứa một ẩn dụ: cọp đã trở thành kẻ thù. Sự mâu thuẫn giữa người và cọp đã lên tới cao điểm. Tiếp theo, dân làng Đá “diệt” một con cọp cái, và cuối cùng là con cọp đực đầu đàn – được hiểu như cấp chỉ huy cao nhất của đàn cọp.
“Chiếc bẫy được ngụy trang rất khéo léo, không có gì đáng nghi ngờ, ông vằn tàu cau thò chân trước vào khối thịt thăm dò. Chỉ cần một tích tắc ấy, cây máy rơi xuống, cây cần bật lên, một chân ông bị siết chặt. Ông cố sức vùng vẫy, chạy ngược chạy xuôi gầm gừ, cố sức cắn táp nhưng sợi đỏi được chiếc cối giã đục thủng đáy che chở, ông chỉ cắn táp làm sứt mẻ chung quanh vành tai cối. Phía ngoài chân cần có đóng sẵn một hàng cừ và một sợi đỏi khác cũng đã buộc sẵn vào sợi đỏi đang siết tay con cọp”.
“Vị thủ lĩnh ác thú tận lực giãy giụa nhưng toàn thân bị ép vào hàng cừ, bốn chân hơ hỏng ngoài không khí chẳng bấu được vào đâu, cổ bị sợi mây rắc siết chặt, giương đôi mắt căm hờn nhìn vị thủ lĩnh dân chúng làng Đá, trong đó như có ẩn niềm hối hận sơ hở, rùng mình mạnh một cái rồi ngoẹo đầu tắt thở”.
Đoạn miêu tả cảnh “diệt” con cọp đực đầu đàn trên đây quả là độc đáo. Người đọc biết thêm một kinh nghiệm của dân miền núi đối phó với thú dữ để có thể tồn tại: trí thông minh của con người đã thắng sức mạnh của chúa sơn lâm.
Câu chuyện tưởng có thể kết thúc ở đây như một chuyện phiêu lưu đường rừng, nhưng tác giả vẫn tiếp tục, vì thật ra ông muốn mượn cọp để viết về người. Trong cuộc chiến đấu chống lại cọp, mối giao tình bà con làng xóm thân mật đậm đà thêm, đặt nền tảng cho tình bạn keo sơn từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành.
Trong truyện có một đoạn văn bề ngoài có vẻ bình thường nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa. “Trang lứa chúng tôi ở làng Đá nam nữ có bảy đứa, từ thời niên thiếu đã nhiều lần đi trên đường này. Không biết tự lúc nào, dần dần chúng tôi thuộc lòng từng đặc điểm, mọi dấu vết của con đường, chỗ kia có tảng đá trồi lên, chỗ nọ có rễ cây cổ thụ nhô ra, còn bao lâu nữa thì đến cây da đôi nghỉ chân, bao lâu nữa thì đến chòm bảy thưa lủng lẳng trên ngọn những trái chín mở ra hai kháp như chiếc hộp lót nhung đỏ. Không biết tự lúc nào chúng tôi quen nhìn những bãi phân cọp, có khi chủ nó mới vừa phóng uế, tức là vừa đi qua trước đó không lâu. Thật sự chúng tôi thấy sợ sợ mà cố giấu nén nỗi sợ”. Trên một đoạn đường nguy hiểm như vậy, đám thiếu niên thấy sợ nhưng vẫn dừng lại nghỉ chân, lại thuộc lòng từng đặc điểm, mọi dấu vết. Sống gần gũi với hiểm nguy, bản lĩnh con người được tôi luyện ngay từ thuở thiếu thời.
“Hồi đó tôi chưa tròn 20, nhỏ hơn các bạn một vài ba tuổi. Ba bạn gái đều lấy chồng xa, mặc áo hồng đến xứ người, nhận quê người làm quê ta. Ba bạn trai kia, một người muốn thoát khỏi cảnh ruộng đồng lên huyện lỵ tìm việc, hai người đúng tuổi lên đường nhập ngũ. Tôi nhận được sự vụ lệnh tuyển dụng vào ngạch giáo chức, nhiệm sở là một nơi ngoài tỉnh, địa danh nghe lạ hoắc. Tôi cố nhắn các bạn và có lẽ linh tính báo trước đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng, khó mong lặp lại nên tất cả đều sốt sắng trở về.
Thanh niên miền Trung hồi ấy hiền như cục đất, uống một hớp bia đã thấy nồng nàn lên mũi. Chúng tôi thức trọn đêm, uống được hai chai bia Royal 65 hiệu con cọp, bên dưới có hình trái thơm, coi là loại ngon hơn. Mấy người con gái má hồng lên, môi đỏ lên như thoa son đánh phấn. Ba năm sau, chiến tranh lan rộng, làng Đá bị thiêu rụi hoàn toàn, bà con tản cư hết. Chúng tôi không còn làng quê và lạc xa nhau”.
Đoạn văn trên nói về một thứ tình bạn đậm đà, chơn chất, dễ thương ở nông thôn vùng trung du miền trung. Văn tức là người. Tôi có nhiều năm sống gần gũi với tác giả nên hiểu ông khá rõ. Trần Huiền Ân là người hiền hòa, nhân hậu, quí trọng tình bạn, sống hết lòng với bạn dù không ít lần ông đã bị bạn quay lưng đánh cho những đòn chí tử. Ông sẵn sàng sống chung hòa bình với người mà có lúc nào đó đã bức hại ông. Tính cách đó được ông thể hiện rất rõ qua nhân vật Trực trong truyện.
“Trong bọn, Trực lớn tuổi hơn, dáng người đẫm thấp, chắc chắn, nước da hơi ngăm. Trực vốn con nhà nghèo, làm con nuôi cho một gia đình khá giả có học, cái tên xấu xí cũ được đổi thành Lê Trung Trực. Những trải nghiệm của thời gian cùng cha mẹ anh em vất vả, cộng với lối giáo dục nho phong được tiếp nhận từ nghĩa phụ khiến Trực sớm tỏ ra trưởng thành trong suy nghĩ cũng như cách nói năng. Chúng tôi không coi Trực là vai anh nhưng dành cho Trực lòng yêu mến lẫn kính nể, tin cậy như một người anh. Nghe Trực nói: “Ổng đi chuyện ổng, mình đi chuyện mình, không ai chọc ghẹo ai thì không sao hết”, đứa nào cũng bớt phần lo ngại”.
Thời còn trẻ, Trực được xem như một thủ lĩnh của nhóm bạn, cùng với ông Phụng Tám đối phó với cọp, bảo vệ dân làng. Chiến tranh làm cho nhóm bạn tan tác. Hòa bình, khi hồi hương, Trực trở thành “Chú Ba”, biểu tượng của một người có uy tín trong làng. Trực đã gặp lại ông vằn vắt khăn, lòng Trực vẫn nhẹ nhàng, sau đó Trực qua đời cùng với sự nhẹ nhàng thanh thản đó.
“Ngồi bệt xuống lề đường tôi thuật lại lời Trực, lúc mới hồi hương một buổi chiều vô tới đây, Trực thấy ông vằn vắt khăn lộ mặt ra đường, liền đằng hắng lên tiếng: “Mặt trời chưa lặn mà ông!”, ngụ ý nhắc rằng vẫn còn giờ khắc của người, hai bên nhìn nhau một chặp, ông vằn vắt khăn cúi xuống, trụt lui. Theo ý Trực thì đây chính là ông vằn vắt khăn chúng tôi có thấy lúc cả người và cọp đều còn trong tuổi nhỏ.
Người bạn gái khẽ reo lên vui mừng. Tôi hiểu điều bạn đang nghĩ trong lòng: Vậy là Trực đã tái ngộ với ông vằn vắt khăn, chỉ có một lần nhưng có còn hơn không, một còn hơn không, ít nhất người chú Ba của làng Đá hôm nay và con cọp đầu đàn hôm nay cũng đã tương kiến để rồi ai lo phần nấy”.
Đây là đoạn văn hay nhất trong truyện. Đoạn văn chuẩn bị cho một kết thúc có hậu, có trước có sau: có một thời “cọp lo phần cọp, người lo phần người”, thì bây giờ cũng vậy thôi. Đôi bên tương kiến để rồi ai lo phần nấy.
Chủ đề của truyện không lạ, nhưng bối cảnh câu chuyện, cách xây dựng tính cách nhân vật, cách sử dụng ẩn dụ và phát triển câu chuyện rất lạ, thể hiện sự tài hoa trong ngòi bút của Trần Huiền Ân. Giữa Cọp Và Người là một trong những truyện ngắn hay nhất của Trần Huiền Ân.
February 2013
- Từ một bài thơ của Lê Phương Nguyên Nguyễn Âu Hồng Nhận định
- Đọc truyện ngắn Giữa Cọp Và Người của Trần Huiền Ân Nguyễn Âu Hồng Nhận định
- Mùa Cá Bẹ Nguyễn Âu Hồng Truyện ngắn
- Đọc Truyện Ngắn Lòng Trần Của Nguyễn Thị Thụy Vũ Nguyễn Âu Hồng Giới thiệu
• Đọc truyện ngắn Giữa Cọp Và Người của Trần Huiền Ân (Nguyễn Âu Hồng)
“Tôi là nhà giáo viết văn...” (Trần Hoàng Nhân phỏng vấn)
Tinh tế một Trần Huiền Ân (Tân Lĩnh)
Người gieo tình yêu quê hương qua những bài học thuộc lòng (donggiangblog)
Thầy Trần Huiền Ân tác giả bài thơ Chuyến Đi Dài
Trần Huiền Ân, chân dung & tác phẩm (ductuanpy.blogspot)
Đọc Mưa Nắng Trời Xuân và Cuối Năm Đi Vẽ Panô (*) của Trần Huiền Ân (Nguyễn Âu Hồng)
• Quê Em (Trần Huiền Ân)
Đọc tập thơ Còn Thương Chiếc Lá của Triều Hạnh
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |