|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Trịnh Bình An
Nhà văn Trịnh Bình An sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1990. Hiện cư ngụ tại tiểu bang Maryland (USA). Hành nghề kỹ sư công chánh. Bắt đầu viết từ năm 2008 trên trang báo điện tử DCVOnline.net.
Hiện cộng tác với Tủ Sách Tiếng Quê Hương trong nhóm phụ trách Tin Sách. Liên lạc: tinsach.trinhbinhan@gmail.com
• Vẫn Một Ngọn Cờ
Mến gởi quý Anh Chị bài viết để nhớ tới ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Và như lời CẢM TẠ CHÂN THÀNH NHẤT tới quý Anh Chị .
Những người đã trải qua gian đoạn đau thương nhất thay cho đứa em này.
Thân mến.
Trịnh Bình An
(Nếu đã đọc rồi, xin vui lòng bỏ qua cho)
• Hồn Việt Nào Cho Em
Có những cuốn phim sau khi coi xong khiến tôi thích thú hoặc bực bội, nhưng cũng có cuốn phim khiến tôi băn khoăn, dường như vui, cũng dường như buồn, cuốn phim đó chính là phim “Hồn Việt”.
“Hồn Việt” là một bộ phim trình bày lịch sử Quốc Kỳ và Quốc Ca của Việt Nam Cộng Hòa – nơi tôi đã sinh ra và lớn lên cho tới ngày mất nước. Đấy chỉ là một bộ phim tài liệu với những dữ liệu thực tế. Lá cờ vàng ba sọc đỏ, quốc kỳ của một chính thể đã bị xóa sổ, không ngờ có ngày tung bay phất phới, đứng ngang hàng với những lá cờ quốc gia khác tại nhiều nơi trên thế giới. Đáng lẽ tôi, một người từng sống trên 10 năm dưới lá Cờ Vàng, phải cảm thấy xúc động và tự hào chứ? Nhưng không hiểu sao tôi chỉ cảm thấy vui buồn lẫn lộn?
Nếu bảo Việt Nam là người mẹ khổ đau qua những năm tháng chiến tranh, thì Việt Nam Cộng Hòa là cha, người cha đã bị bức tử, người cha tôi đã phải xa khi còn tấm nhỏ. Quá nhỏ để hiểu được chiến tranh đang xảy ra khốc liệt chung quanh, quá nhỏ để hiểu đang có rất nhiều người ngày đêm chiến đấu bảo vệ miền Nam, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho hàng triệu sinh mạng trong đó có tôi.
Sẽ chẳng ai trách cứ một đứa con gái nhỏ ngượng ngùng với cha nếu nó đã bị lìa xa cha ngay từ lúc nhỏ. Cũng thế, hẳn không ai trách nếu tôi thú thực rằng giờ đây, sau hơn 20 năm trên xứ người, tôi cảm thấy chẳng có mấy rung động trước lá cờ ấy dù lý trí vẫn biết rằng đó là lá cờ Tổ Quốc của mình.
Cho tới khi xem Phim “Hồn Việt”, tới đoạn trình bày về lược sử hình thành Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam, tôi bỗng cảm thấy dâng lên trong lòng một nỗi chua xót xen lẫn giận hờn.
Tôi tiếc ngày ấy đã không được dạy bảo kỹ lưỡng về nguồn gốc Quốc Kỳ và Quốc Ca trong những giờ Công Dân Giáo Dục. Tôi chỉ biết chào cờ và hát quốc ca như một thói quen. Giống như một đứa con, chỉ được nguời ta chỉ vào ảnh cha mà bảo “Cha con đó!” chứ không giải thích thêm cha là ai, cuộc đời cha như thế nào, cha đang chiến đấu nghiệt ngã trong những hoàn cảnh nào…
May mắn thay, trong đại gia đình dân tộc, vẫn còn những người anh, người chị đã từng sống với cha, đã từng biết đến cha. Những anh chị ấy đã giữ cha trong trái tim họ cho đến cuối đời. Tôi muốn nói tới những người Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới, những người đã kiên quyết giữ vững lá cờ Việt Nam tự do, đã đấu tranh không mệt mỏi để cuối cùng lá cờ ấy tung bay cùng với những lá cờ khác tại nơi họ cư ngụ.
Những anh chị ấy đã cống hiến tuổi thanh xuân để xây dựng và bảo vệ miền Nam để những đứa trẻ như tôi được thảnh thơi đến trường. Trên xứ người, những người anh người chị ấy vẫn miệt mài tìm mọi cách gìn giữ những di sản tốt đẹp của đất nước để một ngày nào đó khi chúng tôi – những đứa trẻ đi lạc, muốn quay về sẽ thấy vẫn còn đó mái nhà xưa.
Ngày hôm nay, mỗi khi có những dịp tụ họp đông người, việc chào cờ hay không chào cờ vẫn là một đề tài nhạy cảm, có khi gây tranh cãi. Bên muốn chào cờ cho rằng không thể hưởng niềm vui họp mặt trên xứ sở tự do mà quên đi công lao to lớn của những người đã nằm xuống. Còn bên không muốn chào cờ thì bảo việc cử hành quốc kỳ và quốc ca là nghi lễ trang trọng, nếu làm trong một tiệc dịp tiệc tùng vui chơi sẽ mất đi ý nghĩa và giảm lòng tôn kính.
Cả hai phía đều có lý của họ. Riêng tôi, tôi cho rằng những người thực tâm giữ gìn sự tồn tại của Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam không quanh quẩn trong lý lẽ mà họ chỉ muốn hành động từ tiếng gọi của trái tim.
Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, Đại Tá Phạm Bá Hoa đã không kiên trì sưu tầm mọi tin tức và hình ảnh về các cuộc tranh đấu của người Việt khắp nơi để cho Quốc Kỳ Việt Nam được công nhận tại các thành phố trên khắp thế giới. Mỗi một chiến thắng là một tin vui làm nức lòng người Việt hải ngoại, và là kiểu mẫu cho những nơi khác noi theo, để rồi chiến thắng nối tiếp chiến thắng. Kết quả là cho tới nay, trên đất nước Hoa Kỳ đã có 16 tiểu bang, 8 quận hạt, 103 thành phố công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là đại diện của Việt Nam đã công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là đại diện của Việt Nam.
Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, ông Chu Lynh đã không quyết tâm bắt tay vào việc thực hiện cuốn phim “Hồn Việt” dù biết sẽ rất khó khăn, lấy ý nghĩ từ chuyến đi thăm nghĩa trang Biên Hoà năm 2003. Nhìn tấm bia mộ của một người lính, lá cờ nhỏ bé khắc trên ấy bị đục nát chỉ còn dấu vết lờ mờ, ông đau thắt lòng. Người lính, người đồng đội của ông, cả một đời hy sinh chẳng được gì, đến khi chết chỉ có mỗi lá cờ, vậy mà người ta vẫn nhẫn tâm tước đoạt.
Và nếu không từ tiếng gọi từ trái tim, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, người đã đưa âm nhạc Việt Nam đến với thế giới, đã không thể soạn hòa âm phối khí cho bản quốc thiều Việt Nam trở nên sống động tha thiết đến thế. Và những nhạc sỹ Ukraina – những người vừa thoát khỏi địa ngục cộng sản, đã cảm thông, đã bắt nhịp cùng tiếng gọi trái tim ấy để tấu lên một bản quốc thiều hùng tráng gây rúng động lòng người.
Tôi muốn ngừng lại một chút để kể một câu chuyện lý thú về lá cờ hiện nay của nước Nga mà lịch sử của nó có đôi điều tương tợ với lá Cờ Vàng VNCH.
Bắt đầu từ năm 1896, Quốc Kỳ Nga có ba màu: trắng, xanh dương và đỏ. Sau Cách Mạng Tháng Mười 1917, lá cờ ấy bị bỏ đi, thay bằng cờ đỏ búa liềm. Đến năm 1991, khi chế độ cộng sản tan rã, Liên Bang Xô Viết (Soviet Union) trở thành Liên Bang Nga (Russian Federation), cờ đỏ búa liềm bị dẹp bỏ, người Nga quay về với lá cờ ba màu -Триколор (Tricolor) lúc trước.
Có nhiều giải thích cho nguồn gốc ba màu trên quốc kỳ Nga. Một giả thuyết cho rằng đó là huy hiệu trên khiên của vương quốc Grand Ducchy of Moscow. Huy hiệu này có hình thánh Saint George mang giáp bạc, cỡi ngựa trắng, choàng khăn và cầm khiên màu xanh trên nền đỏ. Một gỉa thuyết khác lại cho rằng đấy chính là ba màu trên khăn áo Đức Mẹ Maria.
Như thế, nước Nga – cái nôi sản sinh ra chủ nghĩa cộng sản, cuối cùng đã quay về với lá cờ truyền thống. Một lá cờ với ba màu hòa dịu, ẩn chứa những niềm tin thiêng liêng, có thể đó là lòng dũng cảm quên mình của thánh St. George, cũng có thể là lòng từ ái bao la của Đức Mẹ.
So sánh với lá cờ nước Nga, lá cờ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ cũng có màu sắc hòa dịu với những ý nghĩa nhân ái: Màu vàng tượng trưng cho dân tộc Việt. Ba sọc đỏ là ba miền Nam Trung Bắc. Tuy người dân thuộc ba miền (ba sọc đỏ) nhưng vẫn sống chung một nhà (nền vàng). Dưới mái Nhà Việt Nam, con dân muôn đời thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Màu đỏ trên nền vàng còn là màu của nhiều lá quốc kỳ Việt Nam qua nhiều triều đại khác nhau.
Khi kể câu chuyện nước Nga tìm về lá cờ dân tộc phải chăng tôi muốn nói đến việc phục hoạt lá cờ vàng truyền thống của nước Việt Nam?
Hoàn toàn không. Lá Cờ Vàng đã được chính quyền của môt số thành phố và tiểu bang Hoa Kỳ công nhận là “Lá Cờ Tự Do và Di Sản” (Heritage and Freedom Flag). Người Việt tị nạn sau khi nhập tịch là nguyện đứng dưới lá cờ của đất nước thứ hai. Việt Nam tuy vẫn là tổ quốc thân yêu nhưng không còn thuộc quyền quyết định của những người chúng tôi. Việc chọn lá cờ nào, bài hát nào cho Việt Nam tương lai sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào một chính phủ và một quốc hội không còn cộng sản.
Những người ấy sẽ hiểu biết thấu đáo về lịch sử của những lá cờ để nhìn cho ra lá cờ nào mang “Hồn Việt”, còn lá cờ nào chỉ mang giả trá và thương đau.
Nếu đã nói tới quốc kỳ thì không thể không nhắc tới quốc ca. Nghe ban nhạc Ukraina hòa tấu Quốc Thiều Việt Nam, tôi mới thấy Quốc Ca Việt Nam có giai điệu thật phong phú, khi hùng tráng, khi du dương như một nhắn nhủ thiết tha.
Là một học sinh qua hai chế độ, tôi vẫn không thể quên bài hát Tiến Quân Ca của cộng sản. Nhạc điệu quân hành nhưng khá nhạt nhẽo, chưa kể trong đó có những lời lẽ khát máu đến ghê người. Một ca khúc tầm thường, thậm chí vô nhân có thể nào xứng đáng làm biểu tượng cho một dân tộc lãng mạn và hiếu hòa như người Việt chăng? Nhưng công bằng mà nói, bài hát Tiến Quân Ca có lịch sử riêng của nó và xứng đáng được ghi nhận như ca khúc của một thời. Những người dân Việt trong tương lai sẽ tìm ra quyết định cho quốc ca cũng như quốc kỳ vậy.
Phim “Hồn Việt” ra đời, hai năm tôi sau mới biết, cũng như tôi đã không biết rõ về Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam sau hơn hàng chục năm. Thật khá trễ tràng. Cảm giác buồn vui lẫn lộn, vui vì biết được thêm quá khứ anh dũng của cha anh, buồn vì suốt bao lâu nay lơ đãng trước những hy sinh cao cả ấy.
Mong sao bộ phim tài liệu “Hồn Việt” sẽ giúp cho những thế hệ sau hiểu rõ về quốc kỳ và quốc ca, từ đó thấy rõ tính cách Việt, mơ ước Việt, tâm hồn Việt thể hiện thế nào qua quốc kỳ và quốc ca, để rồi có quyết định sáng suốt về con đường đi tới của dân tộc.
Tổng Thống Woodrow Wilson từng nói:
“The things that the flag stands for were created by the experiences of a great people. Everything that it stands for was written by their lives. The flag is the embodiment, not of sentiment, but of history.”
(Những gì một lá cờ biểu tượng, đó là những kinh nghiệm đã được tạo dựng bởi một dân tộc tuyệt vời. Tất cả những gì lá cờ biểu tượng đã được viết nên từ chính mạng sống của họ. Lá cờ là hiện thân, không phải của cảm xúc, mà là của chính lịch sử).
Qua phim “Hồn Việt” tôi thấy lời của Tổng Thống Wilson thật đúng, Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam thực sự đã được viết nên từ mạng sống của biết bao người con dân Việt Nam kiên quyết chiến đấu vì Đất Nước, vì Hòa Bình, vì Tự Do. Tôi dù biết điều ấy trễ nhưng vẫn còn chưa quá muộn. Khi hiểu ra được như thế tôi chợt thấy mình tháo gỡ được mối băn khoăn.
Người cha bị bức tử của tôi chưa bao giờ chết. Người vẫn còn đó cùng Lá Cờ Vàng lồng lộng bay trong gió như chuyển trao mọi nỗi bi thương nhưng đồng thời cũng là niềm hân hoan về một Đất Việt, một Dân Việt, và một Hồn Việt muôn đời.
Trịnh Bình An – 9/2014
Sơ lược về phim “Hồn Việt”
“Hồn Việt” là một phim tài liệu dài 57 phút về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam do Vietnam Film Club thực hiện vào năm 2012. Phim gồm có 9 đề mục:
– Lược sử hình thành Quốc Kỳ Việt Nam (cờ vàng ba sọc đỏ)
– Lược sử hình thành Quốc Ca Việt Nam
– Quốc Kỳ theo mệnh nước (đi theo người tỵ nạn sau biến cố 1975)
– Quốc Kỳ Việt Nam tại hải ngoại
– Quốc Kỳ Việt Nam trên thế giới
– Những câu chuyện về Quốc Kỳ Việt Nam
– Quốc Kỳ trong tim người Việt
– Quốc Kỳ và người ngoại quốc
– Trình tấu Quốc Thiều Việt Nam tại Kiev, thủ đô của Ukraina.
Sơ lược về “Viet Nam Film Club”
Vietnam Film Club được thành lập tháng 9 năm 2010 sau một thời gian dài vận động. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi tìm sự thật của người Việt, đặc biệt người dân trong nước về lịch sử Việt Nam giai đoạn cận đại, Vietnam Film Club thực hiện các phim tài liệu lịch sử liên quan đến Chiến Tranh Việt Nam, Đảng CS Việt Nam, và những hệ lụy của cuộc chiến.
VFC website vnfilmclub.com
www.youtube.com/watch?v=ahEblKNhUVw
VFC – “Hồn Việt – Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam”
https://www.youtube.com/watch?v=fGzhDXipo30
VFC – “The Soul of Vietnam – The Vietnamese National Flag and Anthem”
* Cuốn phim tài liệu có sự đóng góp cuối cùng của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đang đi vào giai đoạn cuối: phim Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, dự trù sẽ phát hành bằng DVD vào tháng 7 năm 2016. Xin mời xem Trailer dưới đây (8 phút):
https://www.youtube.com/watch?v=7t2P-vBPsnY
* Nhân tưởng niệm 49 ngày mất của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Vietnam Film Club đã thực hiện Video Nguyễn Ngọc Bích: Tấm Lòng Cho Quê Hương, được phổ biến theo Link dưới đây:
https://www.youtube.com/watch?v=CCHdAzTzhec
Lòng yêu nước bắt đầu từ đâu?
Thỉnh thoảng tôi hỏi chính mình. Mỗi khi đọc tin về những con người dấn thân hy sinh cho đất nước, tôi thấy mình lại phải đối diện với câu hỏi: Thật ra, lòng yêu nước bắt đầu từ đâu?
Rất nhiều năm, tôi chỉ có được những cảm xúc mơ hồ về lòng yêu nước, cho đến khi được xem phim Hồn Việt: Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam. Phim Hồn Việt đã cho tôi hiểu tình yêu nước – tình yêu của những con người đã hy sinh mạng sống để bảo vệ ngọn cờ Dân Tộc.
Tôi may mắn có cơ hội gặp gỡ những anh chị trực tiếp thực hiện phim Hồn Việt. Mỗi người mỗi câu chuyện khác nhau, nhưng dường như đều có chung một điều: dù ở đâu, làm gì, họ luôn canh cánh bên lòng một mối ưu tư về vận mệnh đất nước. Rồi một cơ duyên kỳ lạ đã đưa họ tới với nhau để cùng thực hiện phim Hồn Việt.
Nhờ những anh chị ấy, tôi thấy ra một điều: lòng yêu nước quả có thật!
Có thể ví lòng yêu nước như một thứ cây, bắt đầu từ một hạt giống và sẽ nảy mầm nếu đủ điều kiện. Nhưng cái cây sẽ chết yểu hay lớn mạnh còn tùy thuộc vào việc có được chăm sóc kỹ lưỡng hay không.
Bài viết này xin được coi như cố gắng của một người muốn có một cái nhìn thấu đáo hơn bằng cách đặt câu hỏi với những người đi trước. Tuy những câu hỏi chỉ giới hạn trong khuôn khổ phim Hồn Việt, nhưng vẫn hướng về một tình cảm rộng rãi hơn – tình yêu quê hương.
Phim Hồn Việt có được là nhờ vào sự đóng góp công sức của rất nhiều người, cả người Việt Nam lẫn người ngoại quốc. Tuy nhiên, các câu hỏi sẽ được dành cho bốn người có vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện: Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa, Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích và ông Chu Lynh.
Phạm Bá Hoa - Lê Văn Khoa - Nguyễn Ngọc Bích
- Chu Lynh
Phạm Bá Hoa:
Cựu Đại Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, là tác giả của những hồi ký chính trị: Đôi Dòng Ghi Nhớ: hồi ký chính trị Việt Nam Cộng Hòa 1963-1975, Ký Sự Trong Tù, Tôi Là Một HO, Quê Hương & Quân Ngũ, Việt Nam 2001-2006. Ông đã viết Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ (2004) liệt kê các thành phố, tiểu bang Hoa Kỳ đã chính thức công nhận và vinh danh Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa là Lá Cờ Tự Do và Di Sản – Heritage and Freedom Flag của cộng đồng người Việt. Ông cũng là người viết kịch bản cho phim Hồn Việt.
Trịnh Bình An (TBA): Ông đã bỏ công sưu tập lịch sử Quốc Kỳ và thành lập một trang báo điện tử lưu trữ những tài liệu liên quan đến Quốc Kỳ tại hải ngoại. Ông có thể cho biết nhờ đâu mà “trận chiến dựng lại quốc kỳ” đã thắng trận vẻ vang như thế?
Phạm Bá Hoa: Đầu tiên là Nghị Quyết số 3750 ngày 19/2/2003, thành phố Westminster chánh thức công nhận quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản. Sự khởi đầu nào cũng có những khó khăn, nhưng với sự vận động từ âm thầm đến công khai, và cuối cùng là thành công rực rỡ. Thành phố thứ nhì là Garden Grove công nhận ngày 11/3/2003 với Nghị Quyết số 8486-03. Hai thành công trên đây được phổ biến rộng rãi trên internet, giúp Cộng Đồng chúng ta tại nhiều địa phương nỗ lực vận động với cơ quan dân cử. Chỉ 5 tháng sau, Louisiana là tiểu bang đầu tiên công nhận ngày 15/7/2003 bằng Luật số 839. Tính đến ngày 4/12/2014, có 134 cơ quan hành chánh Hoa Kỳ công nhận quốc kỳ chúng ta, gồm: 18 tiểu bang, 8 Quận hạt và 108 thành phố.
Sau khi hai thành phố đầu tiên công nhận, tôi tiếp tay phổ biến và cổ vũ cho công cuộc này. Tôi cho rằng, đấy là một trong hai trận chiến mà Cộng Đồng tị nạn cộng sản chúng ta đang chiến đấu. Trận Chiến Nhân Quyền đang diễn tiến, trong khi Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ vừa mới bắt đầu nhưng khí thế mạnh hơn. Với tôi, sự thành công có thể nói là ngoạn mục này bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân đối với quê hương Việt Nam, dẫn đến tinh thần tự phát đấu tranh dù sống xa quê hương đến nửa vòng trái đất. Mỗi khi nhìn thấy lá Quốc Kỳ tung bay trong gió – tôi nghĩ – không ai nén được sự xúc động mạnh mẽ từ sâu thẳm tâm hồn, bởi đó là biểu tượng của Hồn Thiêng Sông Núi, của Dân Chủ Tự Do.
TBA: Là một người cựu tù nhân từng chịu nhiều năm trong các trại lao động khổ sai của cộng sản, có khi nào ông nghĩ tới ngọn cờ vàng, và lúc đó ông cảm nhận thế nào về câu hát “dù cho thây phơi trên gươm giáo” trong Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa?
Phạm Bá Hoa: Ngày 2/9/1975, khi bị giam tại trại tập trung Long Giao (tình Long Khánh), họ bắt chúng tôi dự lễ chào cờ ngày quốc khánh của họ. Khi họ hát câu “thề phanh thây uống máu quân thù..” tôi liền so sánh với câu trong Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa “dù cho thây phơi trên gươm giáo, thù nước lấy máu đào đem báo…”, nhận thấy sự tàn bạo của họ ngay trong lời hát.
Bài quốc ca của chúng ta tiêu biểu ý chí của người công dân hy sinh vì tổ quốc, trong khi cộng sản buộc công dân của họ phải mổ bụng và uống máu quân thù. Tàn bạo quá! Ghê tởm quá! Cộng Sản Việt Nam chiến đấu không vì con người, mà họ chiến đấu theo lệnh của Cộng Sản Quốc Tế, mà cộng sản quốc tế có tham vọng thống trị toàn thế giới, và tất cả chỉ biết tuân lệnh họ. Nói cách khác, lãnh đạo cộng sản quốc tế là chủ, cả nhân loại chỉ là những bầy thú vật không hơn không kém.
Hiện nay, hầu hết báo giấy cũng như báo online cho rằng, Nhà nước Hồi Giáo ISIS là tàn bạo. Tôi cho rằng nhà nước Hồi Giáo đúng là rất dã man, nhưng các chế độ cộng sản còn dã man tàn bạo hơn nhiều, mà Cộng Sản Việt Nam là trường hợp điển hình. Trong những năm 1945-1946, chỉ riêng tại Nha Mân tỉnh Sa Đéc, lúc đó tôi 15-16 tuổi, làm thư ký cho đại đội trưởng du kích xã, người này hoàn toàn mù chữ. Đại đội có hai trạm gác dọc theo sông Nha Mân, khám xét tất cả người ngoài xã và các ghe xuồng qua lại. Hễ nhìn thấy ba màu xanh trắng đỏ (màu của quốc kỳ Pháp) dù rải rác bất cứ trên áo quần hay đồ vật, lập tức họ trói ngay người có vật ấy lại. Ngay đêm đó hoặc đêm hôm sau, những con người này bị giết chết, xác liệng xuống sông hoặc cột vào dọc cây tre rồi thả trôi sông. Trong thời gian dài, người dân hai bên sông không dám ăn tôm tép vì loại này háu ăn thịt người chết. Ghê tởm quá!
Đầu năm 1947, tôi trốn lên Sài Gòn…
Lê Văn Khoa:
Hơn 60 năm phục vụ nghệ thuật và giáo dục, nhạc sĩ / nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa đã làm việc với nhiệt tâm và tận tụy hiếm có. Ông đã dấn thân vào sáng tác nhạc giao hưởng với nguyện vọng đưa âm nhạc Việt Nam giới thiệu ra thế giới. Ông là người soạn hòa âm và phối khí cho Quốc Thiều Việt Nam Cộng Hòa và thu xếp việc trình diễn với ban nhạc Ukraine. Đây là một phần quan trọng của phim Hồn Việt.
TBA: Được biết Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa đã được trình diễn tại Ukraine năm 2012. Xin ông cho biết ai là người đã khởi xướng việc này?
Lê Văn Khoa: Anh Chu Lynh, hay nói rộng ra là anh em trong nhóm thực hiện phim Hồn Việt: Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam.
TBA: Ông đã trình diễn bản Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa tại những nơi nào khác nữa? Nếu so sánh với buổi trình diễn tại Ukraine thì có gì khác biệt?
Lê Văn Khoa: Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa đã trình diễn nhiều lần ở California từ năm 1982, ở Texas, Washington D.C. và ở Úc. Chúng tôi dùng bài Quốc Thiều Việt Nam Cộng Hòa làm lễ chào quốc kỳ trước khi bắt đầu chương trình âm nhạc ở các nơi này. Quốc Thiều đã được tôi soạn cho dàn nhạc giao hưởng (symphony orchestra). Hai ban nhạc diễn hành của trường trung học La Quinta và Bolsa Grande đã trình diễn trên mẫu hạm Midway nhân ngày kỷ niệm 30 tháng Tư năm 2010. Cùng năm đó Kyiv Symphony Orchestra trình diễn ở Washington D.C. Nhưng ở Ukraine thì khác, vì là ban quân nhạc chính thống, nên âm thanh và hào khí có khác nhau.
TBA: Tại sao chọn ban quân nhạc?
Lê Văn Khoa: Nhiều người Việt Nam khắp nơi khi nghe bài Quốc Thiều trong phim Hồn Việt đã rơi lệ, nhưng ít ai biết những tình tiết bên trong của việc thực hiện. Tôi xin kể lại sơ lược như sau.
Khi anh Chu Lynh gọi điện thoại đề nghị tôi việc thực hiện bài Quốc Thiều, có lẽ anh chưa có ý niệm rõ rệt về cách trình diễn của các ban nhạc. Nó không đơn giản như mình đi nghe nhạc trong phòng trà. Hơn nữa, đây là bản Quốc Thiều Việt Nam Cộng Hòa! Tôi hỏi anh: “Anh muốn trình diễn với dàn nhạc giao hưởng hay ban quân nhạc?”
Tôi nghĩ bất cứ người nào gặp câu hỏi này cũng ngập ngừng với nhiều đắn đo. Cá nhân tôi cũng nghĩ tới các khó khăn nên mới hỏi câu đó. Một mặt, tôi muốn anh chọn dàn nhạc giao hưởng vì nhạc tôi có sẵn, liên hệ cũng có sẵn vì tôi có mối giao tình tốt đẹp với giới nhạc giao hưởng Ukraine từ năm 2005. Mặt khác, tôi lại muốn anh chọn ban quân nhạc. Nhưng nếu chọn ban quân nhạc, gánh nặng tôi sẽ nhiều hơn bội phần. Sau khi cân nhắc, chúng tôi quyết định nhờ ban quân nhạc. Thời gian thực hiện khá gấp rút nên tôi dồn hết nỗ lực vào việc hòa âm, phối khí và tìm kiếm ban nhạc.
TBA: Việc tìm kiếm ban nhạc và trình diễn sau đó thế nào?
Lê Văn Khoa: Viết nhạc giao hưởng thì tôi quen hơn quân nhạc, nhưng tôi cố vận dụng sự hiểu biết của mình để làm tròn nhiệm vụ. Với ước muốn không thực tế, tôi muốn được một ban quân nhạc tầm vóc quốc gia để trình diễn quốc thiều của một quốc gia, nên đề nghị Taras Myronyuk (người giúp tôi thực hiện nhiều chuyến thu thanh ở Ukraine với Kyiv Symphony Orchestra and Chorus) thử tiếp xúc với ban nhạc của Phủ Tổng Thống Ukraine (The Ukrainian National Presidential Orchestra).
Không ngờ lời đề nghị của Taras được chấp thuận. Tôi rất mừng, nhưng cũng rất lo biết đâu sẽ có bàn tay phá hỏng. Do đó, một mặt yêu cầu những người liên hệ giữ kín việc này, mặt khác đánh lừa sự chú ý của phe muốn phá, nên cùng lúc tôi thực hiện một chuyến thu thanh với dàn nhạc của Hội Hiếu Nhạc Kyiv (Kyiv Philharmonic Orchestra). Việc lo xa của tôi không phải là thừa! Ngay buổi chiều trước ngày trình diễn, Taras báo cho tôi biết ban nhạc có ý muốn hủy bỏ buổi trình diễn. Họ không nêu rõ lý do nhưng có đề cập đến bài Quốc Thiều của mình. Tôi linh cảm có bàn tay thọc gậy. Không thể để thất bại, tôi bàn thảo với Taras cách nào để “thoát hiểm”. May sao, cuối cùng mọi sự cũng được giải quyết êm thắm.
TBA: Là nhạc sĩ soạn hòa âm, phối khí Quốc Thiều Việt Nam Cộng Hòa cho ban nhạc giao hưởng, ông thấy bản nhạc ấy có thật chuyển tải được Hồn Việt?
Lê Văn Khoa: Về bài quốc ca, tôi có vài ý nghĩ rất nhỏ. Quốc ca của bất kỳ nước nào trên thế giới, nguyên thủy nó chỉ là một bài hát, có thể hào hùng, có thể nghiêm trang, có thể bi ai. Khi bài hát ấy được chọn làm quốc ca, người ta ban cho nó cái hồn thiêng của dân tộc. Bài Tiếng Gọi Sinh Viên của Lưu Hữu Phước được ban cho Hồn Việt ngay lúc được chọn làm bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa. Từ đó nó trở thành biểu tượng bằng âm thanh của người Việt tự do. Khi viết hòa âm cho bài Quốc Ca, tôi thêm âm thanh vào giai điệu đơn như người ta tô màu cho bức tranh trắng đen. Tôi dùng âm thanh để chuyển tải những yêu thương, trân quý, nêu những nét hòa nhã lẫn hào hùng của dân tộc đến người nghe.
Tuy nhiên âm nhạc là môn nghệ thuật trừu tượng nên không phải ai cũng có nhận thức giống nhau. Hơn nữa, người nghe quốc ca hay quốc thiều mà xúc động hay thờ ơ, theo tôi, còn tùy lòng yêu thương đất nước của người đó tới mức độ nào. Ta nghe bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa, sự xúc động dâng lên ngút ngàn. Những gắn bó với quê hương, nhất là quê hương không còn ở trong tầm với, đã làm cho ta tức tưởi, quặn thắt tâm hồn. Có người yêu quê hương, sẵn sàng chết để bảo vệ quê hương mình. Cùng lúc đó có người đem bán đất nước để mưu cầu lợi riêng, vì họ không có tình, không có hồn đối với quê hương họ.
Hồn Việt chỉ có trong lòng người yêu nước Việt.
Quốc Ca, Quốc Thiều chỉ có thể khơi dậy tình yêu quê hương khi con người thực lòng yêu quê hương.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích:
Từng là giáo sư tại nhiều đại học Hoa Kỳ và Quyền Tổng Giám đốc Giáo Dục Song Ngữ trên toàn Hoa Kỳ (1991-1993). Ngoài dạy học và làm truyền thông, ông còn là một nhà biên khảo và dịch giả có uy tín về văn thơ Việt Nam. Là tác giả của khoảng 40 cuốn sách nhiều thể loại, và có mặt trong gần 50 tập thơ và sách giáo khoa. Ông cũng là producer cho phim Hồn Việt.
TBA: Ông từng giữ chức vụ Giám Đốc Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA). Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành truyền thông, ông đánh giá thế nào về khả năng phổ biến rộng rãi của phim “Hồn Việt” với những thế hệ trẻ trong khi họ không lớn lên dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa?
Nguyễn Ngọc Bích: Có người cho cái cờ chỉ là một biểu tượng. Đúng! Nhưng tôi tuyệt đối không khuyên ai nên coi nhẹ một biểu tượng như lá cờ của một quốc gia. Cộng Hòa Pháp tính đến nay đã là nền Đệ Ngũ Cộng Hòa (Cinquième République), tại sao lá cờ “tam tài” xanh trắng đỏ của Pháp vẫn chỉ là một lá cờ từ năm 1789 đến giờ? Lá cờ, hay đúng hơn là chữ “màu cờ,” định nghĩa chúng ta là ai. Nó hiển nhiên không thể chỉ là một miếng vải với các màu sắc trên đó. Nó đánh động đến một cái gì thật là sâu thẳm ở trong ta.
Trước nhất, khi có ai hỏi: Màu vàng và ba gạch đỏ nghĩa là gì, chúng ta không thể bảo là nó vô nghĩa được. Chúng ta cần phải tìm hiểu, và tìm rồi, sẽ có người nói: màu vàng là màu đất và màu đỏ là màu máu, ba vạch là ba miền Trung-Nam-Bắc, dòng máu của ba miền đi song song, hòa hợp trên mảnh đất của cha ông. Đó có thể là một câu trả lời khá ý nghĩa. Song cũng có thể có người trả lời chi tiết hơn: Ba vạch liền là quẻ “càn” trong Kinh Dịch, tức tượng trưng cho Trời. Mà Trời trên nền vàng thì rõ ràng là “Trời Nam”, một tên gọi của nước ta có từ thời nhà Lê thế kỷ XV (“Thiên Nam” như trong Thiên Nam Dư Hạ Tập hay Thiên Nam Ngữ Lục). Màu vàng còn là màu cờ truyền thống của Việt Nam, có ít nhất từ đời Hai Bà Trưng (40-43 theo Công Nguyên). Đến đời Bà Triệu cũng “đầu voi phất ngọn cờ vàng” (Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca). Rồi đến thời Lê Lợi với khởi nghĩa Lam Sơn, chúng ta vẫn còn bài hát: “Nước non Lam Sơn, nước non Lam Sơn. Bóng cờ bay phấp phới! Khắp nơi cờ vàng, khắp nơi cờ vàng. Muôn hồn quân Nam!” (*)
Như vậy, Hồn Việt đi với Cờ Vàng đã không phải chỉ có từ thời Bảo Đại, hay từ thời Thành Thái, như một vài người chủ trương, mà nó bàng bạc trong tiềm thức của dân ta từ cả hai ngàn năm nay rồi. Một sự gắn bó như vậy gần như trong cốt tủy, trong xương máu của chúng ta rồi.
Lá cờ với một lịch sử hàng ngàn năm như vậy tự nó đã có giá trị trường tồn của nó. Phim Hồn Việt của Vietnam Film Club chỉ là tiếp nối vào một câu chuyện mà không gì hủy được. Tuổi trẻ Việt Nam sau này, dù không sống một ngày nào với chế độ Việt Nam Cộng Hòa, sẽ thắc mắc về nó, và một khi tìm hiểu ra rồi thì sẽ yêu thương nó thôi. Đó là trường hợp một Lê Trung Thành, một Nguyễn Phương Uyên, một Đặng Chí Hùng,… dù các em đó được sinh ra nhiều năm sau 1975, trong một môi trường được học tập để ghét bỏ nó. (**)
TBA: Ông cũng là người sáng lập Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ với nhiều cuốn sách có đóng góp lớn vào nền văn học người Việt hải ngoại, trong đó có bộ lịch sử “Nhìn Lại Sử Việt” 5 Tập của Lê Mạnh Hùng. Ông có nghĩ rằng tới một lúc nào đó, trong những bộ sách lịch sử VN, sẽ cần một chương dành riêng cho Quốc Kỳ và Quốc Ca VNCH?
Nguyễn Ngọc Bích: Theo tôi nghĩ, một chương sách dành riêng cho quốc kỳ và quốc ca có lẽ nên nằm trong chương trình công dân giáo dục của nước đó thì hơn. Chứ riêng lịch sử thì phải khách quan và nói đến lá quốc kỳ qua nhiều giai đoạn khác nhau, thậm chí có lúc đối nghịch nhau, như khi đất nước bị chia đôi thì có hai lá cờ khác nhau, hai bài quốc ca khác nhau. Chưa nói đến cái khôi hài của người Cộng Sản mà có lúc, như vào tháng 8 năm 1975, họ xin vào Liên Hiệp Quốc dưới danh nghĩa hai nước CS Việt Nam, một ở miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) và một ở miền Nam (Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam), với hai lá cờ khác nhau và hai bài quốc ca khác nhau. Nghĩa là chính họ sẵn sàng duy trì sự xẻ đôi đất nước, cốt chỉ nhắm được hai phiếu cho khối Cộng Sản ở LHQ. Và tới ngày nào chúng ta có một cuốn công dân giáo dục mới thì chúng ta đã có sẵn tài liệu do giáo sư Nguyễn Ngọc Huy sưu tầm và viết mang tên Tiến Trình Hình Thành Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam.
Chu Lynh:
Là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã từng đi tù qua 15 trại tập trung của cộng sản. Ông là editor cho các cuốn phim: Di Sản Nguyễn Ngọc Huy, A Fighter for Democracy in Vietnam, Sự Thật về Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh the Man and the Myth, Đại Họa Mất Nước, Hồn Việt, The Soul of Vietnam, và gần đây là các phim tài liệu trên Youtube của Vietnam Film Club, và trong năm 2015 sẽ là phim Thảm Họa Bắc Thuộc hiện đang trong giai đoạn hoàn tất.
TBA: Điều gì đã khiến Vietnam Film Club khởi sự cuốn phim đầu tiên với đề tài về Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam?
Chu Lynh: Năm 2003, tôi có về Việt Nam và ghé thăm nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà. Tôi không có tin tức chính xác về tình trạng nghĩa trang nên khi vào đã bị bộ đội canh giữ làm khó dễ. Nhưng cuối cùng tôi cũng đã tìm cách chụp hình và quay phim mà họ không biết được. Thời điểm đó, nghĩa trang là một cảnh tượng hoang phế và bị tàn phá khắp nơi, một sự tàn phá có chủ đích mang tính thù hận. Điển hình là trên ngôi mộ của một người lính, nơi sơn lá cờ vàng đã bị đục nát. Hình ảnh đó đi vào tâm trí tôi khi trở lại Hoa Kỳ.
Đúng 10 năm sau, ngay sau khi vận động thành lập được Vietnam Film Club, thì đề tài về Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam được các thành viên hưởng ứng cho cuốn phim đầu tiên của tổ chức. Với tôi, phim Hồn Việt ra đời không phải là chuyện tình cờ. Có một tương quan nào đó thật khó hiểu, như một trợ lực vô hình theo sát và giúp đỡ chúng tôi suốt chặng đường thực hiện khá gian nan.
TBA: Xin ông cho biết đôi nét về Vietnam Film Club: nhân sự điều hành, vấn đề tài chánh, và nhất là phương hướng hoạt động?
Chu Lynh: Chúng tôi không phải là một tổ chức được đào tạo chuyên nghiệp hay được chính thức tài trợ chi phí. Cho tới nay, Vietnam Film Club chưa kêu gọi đóng góp tài chánh trong cộng đồng hải ngoại, cũng chưa tổ chức gây quỹ. Tất cả thành viên đều tự nguyện và tự túc về mọi phương diện. Về nhân sự, chúng tôi có một số thành viên cốt cán. Tuy nhiên, chúng tôi quan tâm đến việc thiết lập một sự liên kết như một mạng lưới với những nhân vật trong cộng đồng Việt Nam khắp nơi, để được hỗ trợ về tài liệu, phương tiện di chuyển, giới thiệu phỏng vấn các nhân chứng, các nhà nghiên cứu, hay tổ chức các buổi ra mắt phim tại địa phương. Như thế, mặc nhiên cuốn phim sau khi hoàn tất là tổng hợp của những đóng góp từ nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại và cả người trong nước. Khi thực hiện các phim tài liệu, chúng tôi nhắm vào đối tượng trong nước, những người đã bị chế độ cộng sản bưng bít sự thật lịch sử hơn nửa thế kỷ nay.
TBA: Là editor cho Vietnam Film Club, điều gì đã thôi thúc ông đi cho đến bước cuối cùng của cuốn phim?
Chu Lynh: Khi về thăm nghĩa trang Biên Hoà, nhìn hàng chục ngàn ngôi mộ hoang phế trong một khung cảnh rộng lớn, không ai không thấy quặn lòng. Tình đồng đội, sự hy sinh của những người lính. Xin mượn lời nhà văn Huy Phương đã viết trên blog của anh sau khi xem phim Hồn Việt: “Họ đã chết cho mình được sống. Họ bị tàn phế để mình được lành lặn. Họ ở lại trong đau khổ và đói khát để mình được ra đi sống sung túc nơi xứ người”. Chúng ta mang món nợ lớn với họ, và nhất là món nợ với đất nước. Việc làm này có thấm vào đâu so với sự hy sinh máu đào của những người lính đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh vừa qua.
TBA: Theo ông, thông điệp chính của phim Hồn Việt gởi đến người xem là gì?
Chu Lynh: Những gì đã thuộc về lịch sử phải được tôn trọng. Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam được hình thành từ trong lịch sử xa xưa, nhờ công lao của tiền nhân, nhờ những người đã nằm xuống để bảo vệ đất nước. Không thể chối bỏ lịch sử, để vay mượn một lá cờ của ngoại bang làm Quốc Kỳ hay sáng tác một bản nhạc sắt máu làm bản Quốc Ca cho đất nước Việt Nam như cộng sản đã làm. Vừa nhục mạ tồ tiên, vừa phản bội quê hương. Đó là những gì mà phim Hồn Việt mong được gởi đến mọi người.
TBA: Riêng với cá nhân ông, sau khi phim Hồn Việt hoàn tất, được phổ biến rộng rãi với kết quả rất đáng mừng, thì điều gì còn đọng lại trong ông?
Chu Lynh: Phim Hồn Việt sau khi ra mắt, đã được đón nhận nồng nhiệt như một hiện tượng hiếm có trong cộng đồng người Việt hải ngoại và cả trong nước, thể hiện qua các email, điện thoại, các nhận xét trên trang YouTube, và các bài viết trên internet. Đặc biệt, khá nhiều người đã khóc khi nhìn lá Cờ Vàng trong phim mà cứ tưởng đã chết theo số phận của Việt Nam Cộng Hòa sau năm 1975, nay lại tung bay khắp thế giới. Tôi hy vọng, phim Hồn Việt đã đốt nóng ngọn lửa tình tự quê hương trong tim họ và ít nhiều đã thắp sáng lịch sử khi trưng dẫn những tài liệu và nhân chứng lịch sử quý giá.
Điều gì còn lại trong tôi sau cuộc bể dâu của dân tộc?
Đó là niềm lạc quan về tuổi trẻ Việt Nam. Với kiến thức và lương tri, biết dựa vào những bài học của quá khứ, tuổi trẻ Việt Nam sẽ biết cách kiến tạo một tương lai tốt đẹp cho đất nước.
40 Năm – Vẫn Một Ngọn Cờ
Phạm Bá Hoa, Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Bích và Chu Lynh, bốn người, bốn góc độ khác nhau nhưng cùng hướng về Lá Cờ Vàng. Nguyên do nào đã thúc đẩy cả bốn người cùng quyết tâm thực hiện cho bằng được bộ phim về Quốc Kỳ – Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa?
Do lòng yêu nước thôi thúc, hay do Hồn Việt trong họ đã lên tiếng?
Riêng với tôi, một người lớn lên sau cuộc chiến rồi trôi dạt đến xứ người, những câu chuyện của họ là những đốm sáng chỉ đường trên con đường đi tìm về cội nguồn dân tộc. Tôi biết mình sẽ chẳng bao giờ hiểu hết tâm tư của những người đi trước, nhưng từ đây, mỗi khi hướng về Lá Cờ Vàng, tôi thấy ở đó những cố gắng không ngừng của những người con đất Việt: Suốt 40 năm, họ đã chung tay giữ vững một Ngọn Cờ, giữ vững một tinh thần Tự Do, giữ vững một nền đạo đức truyền thống, và hơn hết, giữ vững một Tâm Hồn Việt Nam.
Phụ Chú:
(*) Ca khúc “Nước Non Lam Sơn” của nhạc sĩ Hoàng Quý (1920 – 1946).
(**) Sinh viên Lê Trung Thành trong một bài viết năm 2008, sau khi đã tìm hiểu cội nguồn của Quốc Kỳ VNCH đã kết luận: “…đó đã từng là một Quốc Kỳ của nhiều chế độ trước đó, đồng thời mang đầy đủ nguyện vọng dành độc lập, ý thức chống giặc ngoại xâm và yêu chuộng tự do của cả một dân tộc.”
“Uyên sử dụng giấy trắng A4, dùng bút sáp màu và màu đỏ tô thành lá cờ; phía dưới lá cờ có ghi chú thích bằng bút sáp màu đen dòng chữ: “1890 – 1920: Đại Nam quốc kỳ từ thời vua Thành Thái tới vua Khải Định; 1948 – 1975: Cờ quốc gia Việt Nam” (trích “Bài bào chữa của luật sư Hà Huy Sơn cho Nguyễn Phương Uyên 16/5/2013”)
Đặng Chí Hùng – một người trẻ dấn thân đấu tranh, đã phát biểu về Lá Cờ Vàng: “Lá cờ vàng ba sọc đỏ chính là lá cờ của Việt Nam Tự Do, đó không phải là của riêng một chế độ hay của riêng một chính phủ nào mà là của chung cho cả dân tộc Việt. Lá Cờ Việt Nam Tự Do là linh hồn của cả dân tộc Việt.”
- Thấy gì qua tập “Việt Nam – Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng” Trịnh Bình An Nhận định
- Ngũ quả ngày Tết Trịnh Bình An Tạp luận
- Nguyễn Văn Lục và “Hai mươi năm miền Nam 1955–1975” Trịnh Bình An Nhận định
- Hoàng Dung - Cõi Trời Cõi Ta Trịnh Bình An Nhận định
- Hồn Việt Nào Cho Em Trịnh Bình An Phỏng vấn
- John Steinbeck và Lê Văn Khoa với Trẻ Em Bụi Đời Việt Nam Trịnh Bình An Nhận định
- eBook Trịnh Bình An Phiếm luận
- Ếch & Báo – Dòng nhạc phản kháng của giới trẻ Việt Nam Trịnh Bình An Nhận định
- Vài Suy Nghĩ Về Sách Việt Hải Ngoại Trịnh Bình An Nhận định
- Đọc “Truyện Ngắn” của Mặc Đỗ Trịnh Bình An Nhận định
• Trịnh Bình An (Học Xá)
• Hồn Việt Nào Cho Em (Trịnh Bình An)
- Giới thiệu Trịnh Bình An (vbmdhk.org)
• Thấy gì qua tập “Việt Nam – Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng” (Trịnh Bình An)
• Ngũ quả ngày Tết (Trịnh Bình An)
• Trò Chuyện Với Uyên Thao (Mộc Lan)
- Đừng dùng chữ "Nó" như Phạm Minh Chính
- Nhìn Việt Nam nhớ Doãn Quốc Sỹ
- Sáu cuốn sách đấu tranh của Phạm Đoan Trang
- Tưởng niệm Nữ Sĩ Vi Khuê-Trần Trinh Thuận (1931-2018)
- Giới thiệu: “Hệ Lụy” của tác giả Ngọc Cường
- Giới Thiệu Tuyển Tập Truyện Ngắn “Mưa Nắng Bên Đời” Của Yên Sơn
Bài viết trên mạng:
- dcvonline.net, - nghiathuc.com,
- sangtao.org, - vietbao.com,
- vbmdhk.org - vietwdcradio.com
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |