|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Song Thao
(Họa sĩ Phan Nguyên vẽ)
Bắt chước ông Luân Hoán
Thử bày giấy, cọ, sơn
“Vẽ” chân dung Vua Phiếm
Xem giống chút nào không?
Ra đời năm 38
Khi cha ở Sơn Tây
Ngặt quê làng Giáp Bát
Muốn về khai sinh đây
Phải chờ thêm vài tháng
Dĩ nhiên giấy tờ sai
Tử vi chẳng thể chấm
Ngẫm lại, thế mà hay
Không bận tâm lo nghĩ
Phần số như thế nào
Cứ học hành chăm chỉ
Đường công danh, đẹp sao!
Năm 64 tốt nghiệp
Cử nhân trường Văn Khoa
Đã có những bài viết
Trên Văn Học, Thời Nay,
Thời Việt, Thăng Tiến nữa
Cả nhật báo Con Ong
Đời Nay cùng Tìm Hiểu
Vân vân và vân vân
Tên thật Tạ Trung Sơn
Ký dưới nhiều bút hiệu
Sơn Nhân, Tạ Sương Phụng,
Phượng Uyển rồi Song Thao...
Năm 75 đứt bóng
Nền cộng hòa miền Nam
Phúc cho ông chỉ sống
Trong “đại học” (1) một năm
“Ra trường” không thể chọn
Nên làm đủ thứ nghề
Chẳng nề hà việc mọn
Mở quán nhỏ cà phê
Sửa radio, ti-vi
Còn lăm le xây cất...
Nhưng số ông may mắn
Chẳng nhọc nhằn tay chân
Chỉ sau đó hai năm
Được trở về bục giảng
Dạy Anh văn cấp ba
Tại trung học Thanh Đa
85 ông rời nước
Định cư Canada
Xứ lạnh, tình nồng ấm
Vẫn không quên nỗi nhà...
Vốn sống đã rất dày
Vầy cùng nhiều lăn lóc
Với cuộc đời... Nơi đây
Bắt đầu năm 91
Khởi sự viết truyện ngắn
Khi in tập đầu tiên
“Bỏ chốn mù sương”, nên
Thành công rất vượt bực
Được thể, nhảy qua Phiếm
Phiếm 1 rồi Phiếm 2
Cuốn nào cũng tái bản
Chậm chân phải thở dài
Sung sức ông viết tiếp
Phiếm 3 rồi Phiếm 4
... Năm ngoái Phiếm 28
Phiếm 29 năm nay...
Không mang nặng lý tưởng
“Văn dĩ tải đạo” chi
Nhẹ nhàng sống sao sướng (2)
Cười khì là “ăn tiền”
Nói vậy, không phải vậy
Độc giả một đôi khi
Buông sách còn ngẫm nghĩ
Vấn vương lời thầm thì...
Đời thật 4 đứa con
Nhân cho ông thêm cháu
Văn chương: 29 phiếm
7 tập truyện chào đời
Cộng thêm 2 du ký
Thành 38 chẵn chòi
Tặng ông bao bằng hữu
Quý giá nhất trên đời
Ông xứng danh VUA PHIẾM
Mong ông khỏe, dẻo dai
Mãi hoài mê chữ nghĩa
Tiếp tục viết dài dài
Sẽ chẳng bao giờ chán
Nên ông cứ lai rai
Mỗi ngày một truyện ngắn
Hay phiếm mọi đề tài
Đừng lo, nơi cõi tạm
Mộng Lệ An (3) xinh tươi
Luôn có thừa giấy bút (4)
Giữ ông với cuộc chơi
Một hôm nào sách mới
Theo ông bước vào đời
Cùng nâng ly kính chúc
Mừng ông VUA PHIẾM ơi!
Trần Thị Nguyệt Mai
28.3.2023
(1) Đại Học Máu – Hà Thúc Sinh
(2) Già Sao Cho Sướng? – Đỗ Hồng Ngọc
(3) Montréal, Canada
(4) Lấy ý từ thơ Luân Hoán viết tặng Song Thao
- Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương Trần Thị Nguyệt Mai Bút ký
- Việt Dương - Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ: Thay Lời Tựa - Duyên Khởi Trần Thị Nguyệt Mai Thay lời tựa
- Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ Trần Thị Nguyệt Mai Hồi ức
- Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn Trần Thị Nguyệt Mai Nhận định
- Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Duyên Hạnh Ngộ Trần Thị Nguyệt Mai Hồ ức
- Nhà văn Hồ Đình Nghiêm Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Vua Phiếm Trần Thị Nguyệt Mai Thơ
- Nhớ Một Mùa Xuân Trần Thị Nguyệt Mai Thơ
• Vua Phiếm (Trần Thị Nguyệt Mai)
• New York Dưới Chân Lang Bạt Của Song Thao (Minh Ngọc)
• Vài phút với nhà văn Song Thao nhân PHIẾM 10 chào đời (Lương Thư Trung)
• Song Thao (Học Xá)
- Song Thao, Ngườn Bạn Văn, Biết Sớm, Gặp Muộn (Luân Hoán)
- Song Thao, phiếm (Du Tử Lê )
- Đọc "PHIẾM" của Song Thao (Phạm Phú Minh)
- Đọc Phiếm của Song Thao (Nguyễn Đình Toàn)
- Phỏng vấn nhà văn Song Thao (Hồ Đình Nghiêm)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường
(Song Thao)
• Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát (Song Thao)
• Phan Xuân Sinh, người của mọi người (Song Thao)
Bài viết trên mạng:
- sangtao.org, - hopluu.net
- tranthinguyetmai.wordpress.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |