|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Minh Ngọc và Song Thao
Tôi đọc Thời Nay cuối thập niên 70 sau khi nó đã bị khai tử năm 1975 cùng với chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Lý do thành độc giả trễ tràng như vậy là vì phải đợi đủ lớn để đọc được tạp chí. Lý do được đọc trong thời điểm sách báo bị tịch thu, tiêu hủy, bán ve chai, làm giấy vụn là vì ba má tôi là độc giả trung thành của Thời Nay, đón mua mỗi khi báo ra vào ngày 1 và 15 hàng tháng, cất giấu cẩn mật cho qua cơn sóng gió trong khi vàng vòng đồ đạc trong nhà từ từ đội nón ra đi.
Đã đọc Thời Nay, không thể bỏ qua tác giả Song Thao, cộng tác viên đắc lực thường trực mỗi số báo trong nhiều mục: Những điều trông thấy, phóng sự, phiếm, truyện ngắn. "Những điều trông thấy" nhận định thời sự thẳng thắn, dí dỏm, tôi thích đọc để hiểu thêm xã hội thời ấy. Phóng sự, phiếm cũng với giọng văn sắc sảo hóm hỉnh như vậy. Ngược lại, truyện của ông, ký tên Tạ Sương Phụng, Phượng Uyển, lãng mạn nhẹ nhàng. Tôi mê nhất, hơn hết, là các du ký của ông, cùng với du ký của cô Minh Đức, mở ra một thế giới phong phú thú vị với những chi tiết tỉ mỉ về văn hóa, xã hội, con người, cho một đứa nhỏ giam mình suốt ngày trong nhà đọc sách, không có dịp đi đâu ngoài những chuyến lặn lội rừng núi thăm ba trong trại tù cải tạo. Lúc ấy, tôi không hề ngờ có ngày mình đến định cư ngay New York, thủ phủ thế giới, và rong ruổi du lịch khắp nơi, đặt chân lên những góc phố vỉa hè từng được đọc trong những trang du ký thuở nhỏ trên Thời Nay. Du lịch nhiều nơi, tôi phát hiện lý do tôi yêu thích những bài du ký của ông - tính tôi cũng ham khám phá ngõ ngách xó xỉnh chứ không cưỡi ngựa xem hoa ở những khách sạn nhà hàng sang trọng dành cho khách ngoại quốc và những địa điểm nhàm chán nơi hàng trăm người chen chúc dòm một cái, chụp một tấm hình.
Trước 1975, Song Thao có dịp đi nhiều nơi do nhu cầu công vụ, đi tới đâu ông cũng mò tới hang cùng ngõ hẻm, mạo hiểm với dân địa phương dù nhiều khi bất đồng ngôn ngữ, tìm hiểu đặc điểm văn hóa ở những thành phố khác nhau: New York, Washington DC, Tokyo, Seoul, Hong Kong, Manila. Các bài du ký của ông thành chủ đề trang bìa của số báo. Độc giả theo ông gặp gỡ người quen (ở đâu cũng có), ăn ngủ vui chơi với các sinh viên du học, cho đến người bản xứ trước lạ sau quen, cái thời mà người Việt Nam (Cộng Hòa) đi tới đâu cũng được chào đón niềm nở. Ta được trải qua những đêm thiết quân luật dưới chính thể Marcos, khám phá một phần thế giới cộng sản trong cửa hàng Trung cộng ở Hương Cảng, hít thở không khí hòa bình chờ chiến tranh ở Hán Thành, ngưỡng mộ tinh thần kỷ luật lịch thiệp của dân Nhật, chứng kiến thái độ đối nghịch nhau của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam giữa trào lưu hippie, sau khi theo ông lăn lóc ở những phòng trọ bình dân, lang thang khắp phố to hẻm nhỏ, hàng quán, vật vờ trên chuyến tàu đêm, mua giày ở Ginza, xem hát khiêu dâm bằng... chân giấy ở Đông Kinh, "hát cô đầu" (kisaeng) ở Thanh Châu (Cheongju), đi phà và ăn nhà hàng nổi ở Hương Cảng, diễn văn nghệ ở Manila...
Song Thao dám đi và dám làm, bản thân tôi là dân New York lâu năm cũng lắc đầu le lưỡi chào thua cái bạo gan thám hiểm Times Square, SoHo và khu Harlem của ông. Khi tôi đặt chân đến New York năm 1994, thành phố vẫn còn y như ông mô tả trong chuyến đi năm 1969 - Times Square là khu ăn chơi trác táng với vũ trường, hộp đêm, quán khiêu dâm; SoHo là làng nghệ sĩ (Greenwich Village) với những tòa chung cư cổ kính có phòng trọ cho nghệ sĩ nghèo như Jonathan Larsen tả trong ca kịch Rent hay Tick... Tick... Boom!, phòng tranh tự phát, quán ăn bình dân; còn Harlem đặc mùi jazz vào ban đêm với những ban nhạc da đen.
Gọi là Times Square vì trụ sở nhật báo New York Times đặt ở đó (dịch ra tiếng Việt phải là Quảng trường Thời Báo chứ không phải Quảng trường Thời Đại như báo Việt Nam dịch tầm bậy), nằm trên đường 42, ngay chạc ba hình chữ Y tách ra thành Broadway và đại lộ số 7 chạy xuống downtown, Lúc ấy, từ Penn Station ra, giữa đại lộ số 7 và 0, đường 34 và 35, đi lên phía Bắc về hướng Times Square thấy ngay những cửa sổ chạy đèn màu hồng màu đỏ "XXX", "SEX", "Adult", "Topless" giữa ban ngày, hoạt động liên tục, ngay cả tiệm sách cũng cùng trường phái. Song Thao viếng thử chỗ hiền nhất chốn này để xem... nút: "Những cửa hiệu không bao giờ được đặt tên và ngoài cửa chỉ ghi hàng chữ thông thường Books and Magazines. Nếu bạn nhìn hai chữ này và bước chân vào mong tìm những loại sách và tạp chí bạn vẫn thường đọc ở Việt Nam thì bạn sẽ thất vọng. Vì sách và tạp chí ở đây chỉ gồm những loại mang tên và hình ảnh có thể làm đỏ mặt những nhà đạo đức. Nếu muốn dùng một chữ quen thuộc để chỉ những sách, tạp chí, và hình trong những cửa hiệu này tôi sẽ dùng chữ 'khiêu dâm'. Bạn có thể tìm thấy đủ mọi trình độ 'khiêu dâm' nơi đây. Từ những chiếc máy chiếu phim tự động mà bạn chỉ cần bỏ 25 xu vào một chiếc lỗ là có thể thưởng thức một đoạn phim 'thoát y' lâu chừng năm phút, những bộ phim trình bày những thân hình không cần che đậy với giá 20 đô la tới những tạp chí in hình những thiếu nữ hở hang đại loại như tạp chí Playboy với giá khoảng 1 đô la, những tạp chí 'nóng bỏng' hơn phô diễn đầy đủ hình ảnh giống đực và giống cái trên các đảo khỏa thân với giá 3 đô la." (Những Chiếc Nút Nhiều Lời, Thời Nay số 238).
Song Thao theo dấu trào lưu mang nút có chữ thông điệp thời đó, nhưng khu phố này còn nổi tiếng với... những chiếc áo thiếu nút. Chiều vừa xuống, đi theo đoạn đường này gặp phải từng nhóm cô gái son phấn loè loẹt, ăn mặc hở hang, chèo kéo đàn ông. Năm 1995, thị trưởng Giuliani, xuất thân thẩm phán, bất thần mở đợt càn quét một đêm. Sáng hôm sau, từ Penn Station ra để đến khóa học, tôi thấy băng nhựa vàng của cảnh sát giăng khắp nơi, các cửa hiệu tắt đèn đóng khóa im ỉm. Từ đó, những quán ăn, hiệu buôn trang hoàng thanh lịch thay thế những cửa hiệu chạy đèn hồng ngày trước. Times Square nay là nơi vui nhộn lành mạnh cho du khách mua sắm, chụp ảnh với thiết kế trang hoàng theo từng ngày lễ khác nhau và những nhân vật hoạt hình, nhiều ban nhạc trình diễn tự do, khách cho tiền tùy hỉ, xung quanh là vô số nhà hát kịch Broadway với biển quảng cáo lộng lẫy, màn hình rộng chạy quảng cáo sáng rực ngày đêm, xứng danh "City never sleeps".
Song Thao ghé làng nghệ sĩ Greenwich Village vào buổi chiều. Washington Square nằm trong khu vực New York University, cũng như Cambridge của Harvard, nên dễ hiểu khi ông gặp đám đông thanh niên thiếu nữ tụ tập quanh bồn phun nước, đàn hát nhảy nhót. Qua khỏi nơi này, làng nghệ sĩ vắng lặng về đêm: "Dưới ánh đèn vàng vọt lười biếng, đường phố khu Village mang một vẻ trầm trầm khắc khoải. Những khung cửa đóng kín, những dáng người lầm lũi bất cần đời, những khuôn mặt không thiết nhìn những người chung quanh cùng cái không khí mang mang kỳ quái khiến du khách cảm thấy xa lạ với khu vực danh tiếng này. Một vài tiệm cà phê tối tăm cùng những cửa hàng bán họa phẩm cũng không đánh tan được sự trống vắng trong lòng khách lạ." (La Cà Trong Khu Nghệ sĩ, Thời Nay số 239).
Sức sống ban đêm ở đâu? Song Thao khám phá khi đẩy cửa vào một bar tràn ngập không khí ồn ào náo nhiệt, ăn nhậu hát hò, rất "nghệ sĩ": "Thỉnh thoảng lại có một ca sĩ ăn mặc xốc xếch từ ngoài cửa chạy vào xồng xộc bước lên máy vi âm la hét khoảng chừng nửa tiếng rồi ngả mũ đi từng bàn xin tiền sau khi đã báo động khán giả bằng câu tuyên bố nghèo. Nếu quý vị thấy thích tài trình diễn của tôi thì thưởng cho tôi một số tiền. Nếu không cũng xin cho tôi một nụ cười." SoHo ngày nay là khu sang trọng, có những hiệu thời trang lộng lẫy, quán ăn đắt tiền, nổi tiếng là nơi tụ tập của giới đồng tính (LGBTQ+), chiều tối đi trên đường gặp nam thanh nữ tú dập dìu, không biết ai nam ai nữ. Vào ăn ở đây tuy ngon nhưng rất mệt vì đông đúc giới trẻ cười đùa ồn ào, muốn nói chuyện phải hét to, ra khỏi quán đau cả họng.
Song Thao còn bạo gan đi xe bus lên Harlem la cà trong quán rượu hát jazz tới ba giờ sáng, việc mà đa số dân New York (không phải da đen) rụt cổ lắc đầu. Khách trong quán rất thân thiện hòa đồng, ai muốn lên đàn hát cứ việc, khiến tác giả cao hứng hát tặng hai người bạn da đen trên xe bus bản “Bây giờ tháng mấy”! Harlem bây giờ nhếch nhác bẩn thỉu, dày đặc các cửa hàng, dịch vụ toàn bằng tiếng Spanish, chạy xe giữa ban ngày không dám hạ kính cửa sổ, nhà hát Apollo lừng danh chỉ còn quá khứ vàng son. Họ hàng, người quen tới New York, đòi đi chơi Harlem, tôi trợn mắt hỏi "Muốn nạp mạng hả?". Cái thời jazz lãng mạn đã xa lắc rồi, đừng đọc bài của Song Thao từ năm 1969 mà tưởng bở.
New York là thủ phủ thế giới với trụ sở Liên Hợp Quốc, quy tụ đầy đủ các nguyên thủ quốc gia mỗi kỳ họp, dĩ nhiên là thành phố đa chủng tộc nhất thế giới, với dân chúng nói gần 200 ngôn ngữ khác nhau. Trong phim Inside Man, khi nghe được đoạn ghi âm bằng tiếng ngoại quốc, Denzel Washington trong vai sĩ quan điều tra hất hàm bảo thuộc cấp hỏi đám đông hiếu kỳ đang xúm xít bên ngoài, "This is New York. Someone must know what language it is." Có lần, John Rocker, tay ném bóng chày của đội Atlanta Braves, phát biểu về New York với giọng khinh thị: "Thành phố gì mà ngồi xe điện ngầm nghe đủ thứ tiếng ngoại trừ tiếng Anh". Đến thành phố phong phú sắc tộc như vậy, Song Thao cũng có nhiều bạn để đi ăn cơm Nhật, nói tiếng Anh giọng Tàu, bất đồng ngôn ngữ với mấy anh Thổ Nhĩ Kỳ, có khi quan điểm va chạm lụp cụp như với anh chàng Zambia kỳ thị người da trắng. (Những Tên Bạn Tạp Chủng, Thời Nay số 240).
Có lần, nói chuyện Thời Nay, tôi hỏi ông có ý định in lại những bài du ký không, ông nói bây giờ ai cũng đi nhiều rồi, đâu có gì mới lạ nữa. Với tôi, là người sống ở New York ngót ba chục năm qua, chứng kiến thành phố thay đổi qua nhiều sự kiện, những bài du ký năm 1969 ghi lại sinh hoạt thời ấy dưới mắt của một du khách không chịu dừng ở mức độ du khách mà tìm tòi thâm nhập cùng dân "thổ địa" vẫn rất thú vị. May thay, ông đã tái bản loạt bài du ký này cùng những bài mới trong tập Dấu Chân Lang Bạt (Nhân Ảnh 2016). Người miền Nam gọi những người "lang bạt" như Song Thao là "chân đi", "có mụt ruồi ở chân". Tôi không biết ông có mụt ruồi ở chân không, nhưng ông vẫn còn ham đi lắm, và vẫn ham viết du ký, súc tích hơn nhiều vì có thì giờ đi dài ngày hơn xưa, chỉ có con Covid mới cầm chân được ông.
- New York Dưới Chân Lang Bạt Của Song Thao Minh Ngọc Nhận định
• Vua Phiếm (Trần Thị Nguyệt Mai)
• New York Dưới Chân Lang Bạt Của Song Thao (Minh Ngọc)
• Vài phút với nhà văn Song Thao nhân PHIẾM 10 chào đời (Lương Thư Trung)
• Song Thao (Học Xá)
- Song Thao, Ngườn Bạn Văn, Biết Sớm, Gặp Muộn (Luân Hoán)
- Song Thao, phiếm (Du Tử Lê )
- Đọc "PHIẾM" của Song Thao (Phạm Phú Minh)
- Đọc Phiếm của Song Thao (Nguyễn Đình Toàn)
- Phỏng vấn nhà văn Song Thao (Hồ Đình Nghiêm)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường
(Song Thao)
• Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát (Song Thao)
• Phan Xuân Sinh, người của mọi người (Song Thao)
Bài viết trên mạng:
- sangtao.org, - hopluu.net
- tranthinguyetmai.wordpress.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |