|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Phan Ni Tấn
Tôi nghĩ Phan Ni Tấn trước sau gì cũng là một người tình. Người tình trong thơ. Người tình trong nhạc. Một người tình miệt mài giữ hơi thở của những cuộc tình. Người ta thấy tình yêu trùm lấp trong thơ, trong nhạc của anh. Tình quê hương? Có. Tình cho nơi chốn đã đón chào anh vào đời. Tình cho những nẻo đường đã đẫm dấu bước chân anh. Tình gia đình? Có. Tình cho người vợ hiền. Tình cho đứa con trai duy nhất. Nhưng mặn hơn cả, tôi thấy anh vẫn mượt mà hơn trong tình yêu đúng nghĩa là tình yêu.
Một hạt xuân xanh. Một hạt nắng vàng. Một hạt long lanh tro^i trong ngày xuân. Một vành môi ngon. Một bờ vai tròn. Một vạt tóc biếc. Nuôi trong linh hồn. Một giọt thanh tân. Một cội xuân nồng... ( Hạt Xuân )
Có một lần, trong một tiệm ăn ở Montréal, anh và tôi ngồi cạnh nhau. Bàn trước mặt có một mái tóc dài phủ xuống bờ lưng thon. Vẻ đẹp của mái tóc đã hút hồn tôi, hút hồn anh. Tôi hỏi. Thơ được chăng? Mắt anh khờ dại. Được chứ! Ít lâu sau, trên tạp chí Hợp Lưu xuất hiện một bài thơ của anh đề tặng tôi, người đã cùng anh chết lịm trên một suối tóc óng ả.
...Mùa tóc biếc chải ba ngàn cọng xuân hương
Những điệu lý cũng mượt mà giai điệu
Theo óng ả đổ xuống bờ vai ngon kỳ diệu
Tôi lạc thần đứng lặng giữa hồn thơ...
Đó là hồn trong thơ Phan Ni Tấn. Còn "tóc" trong nhạc của anh dù dài dù ngắn cũng cứ như là... mây trôi.
Thương ai tóc ngắn bây giờ
Không còn buông thõng như tờ mây trôi. (Hương tóc)
Tóc dài anh thương, tóc ngắn anh cũng thương.
Thương ai tóc ngắn bay vèo
Bay từ quê cũ bay vào tim anh. ( Hương Tóc )
Thực ra anh là một nghệ sĩ rung cảm với cái đẹp. Cái đẹp ở đâu anh bắt ở đó.
Cái đẹp trong nhạc.
Em như một đóa vô thường trôi trong tiếng vĩ cầm, rung trong nắng ươm tơ trời. Giọt cuống quít rụng vàng trên tay thuôn. Em hái trái lót gấm vàng đưa thu về trong mùa vui. (Giọt thánh thót mừng)
Cái đẹp trong đất trời.
Tôi hái vội mùa thu, sau mấy nhánh phong mù. Nghe có trời mưa qua, chia áo người yêu xa. Nghe những nụ tàn phai, lăn trên vai em gầy. Vay mấy sợi đàn đau, tôi phủ dụ lời mình. (Chia Áo Người Yêu Xa)
Cái đẹp trong núi rừng.
Đừng bứng cái lòng của em xa anh. Yàng sẽ giận làm xôn xao cái bụng người làng, cây cà phê sẽ hờn em an nhiên không thèm nở hoa, cây kờ nia sẽ trách em không cho hột cầy đập ăn. (Đứa Con Của Mẹ Núi)
Anh nhốt tất cả mọi vẻ đẹp trong tim anh. Anh phả cái đẹp vào nhạc, anh ướp cái đẹp trong thơ. Và thơ, và nhạc đã làm nên tên tuổi của Phan Ni Tấn.
11/2003
- Nhạc Nhái và Nhạc Chế Song Thao Phiếm
- Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian Song Thao Tùy bút
- Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường Song Thao Điểm sách
- Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát Song Thao Nhận định
- Phan Xuân Sinh, người của mọi người Song Thao Nhận định
- Ly Rượu Mừng Song Thao Phiếm
- Hát Cô Đầu Song Thao Phiếm luận
- "Ông Văn Nghệ" Võ Thắng Tiết Song Thao Nhận định
- "Trăm Cây Nghìn Cành" Của Nhà Thơ Triều Hoa Đại Song Thao Nhận định
- Đọc “Bốn Biển Là Nhà” Của Nguyễn Lê Hồng Hưng Song Thao Nhận định
• Phan Ni Tấn (Học Xá)
• Phan Ni Tấn và “Có Một Thời ở Quê Hương Tôi” (Song Thao)
• Phan Ni Tấn, người bắt cái đẹp (Song Thao)
• Những miếng quê hương trong truyện Phan Ni Tấn (Lê Hữu)
Nhạc sĩ, Thi sĩ Phan Ni Tấn qua bà Châu Khả Khiếm (luanhoan.net)
Phan Ni Tấn với khu vườn văn nghệ đa sắc màu
(Thy Nga, RFA)
Chuyện trò viễn liên với nhạc sĩ Phan Ni Tấn
(Hồ Đình Nghiêm)
Trò Chuyện Với Nhạc Sĩ Phan Ni Tấn
(Thoibao Media)
BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI (16): PHAN NI TẤN (vanviet.info)
Phan Ni Tấn (Luân Hoán)
• Nhà Sư Và Linh Mục (Phan Ni Tấn)
• Những Người Nữ Trong Thơ Trần Yên Hòa
(Phan Ni Tấn)
• Ăn Tết ở Mỹ (Phan Ni Tấn)
• Sách vở ích gì… (Phan Ni Tấn)
• Bạn tôi, điêu khắc gia – họa sĩ Trương Đình Quế (Phan Ni Tấn)
Tuẫn Tiết (nhạc và trình bày: Phan Ni Tấn)
Hành Trình Vào Thế Giới Thơ Cung Trầm Tưởng
Bài viết trên mạng:
sangtao.org, vietbao.com banvannghe.com,
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |