1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phan Nhự Thức và Quán Quảng Nam (Trần Yên Hòa) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-9-2019 | VĂN HỌC

      Phan Nhự Thức và Quán Quảng Nam

        TRẦN YÊN HÒA
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Phan Nhự Thức
          (4-2-1942 - 21-1-1996)

      Quán ở phía bên trái rạp chiếu bóng Đại Lợi, trên đường Phạm Văn Hai (Thoại Ngọc Hầu cũ) coi như bên cánh gà của rạp chiếu bóng, gần sát ngay trại giam cùng tên Đại Lợi, trại tạm giam của công an quận Tân Bình, giam đủ hạng người, từ hình sự đến chính trị phạm, cho nên lúc nào cũng có bóng dáng công an áo vàng, đi qua đi lại.


      Phan Nhự Thức đã thuê mặt bằng nầy để mở tiệm bán bún bò Huế là chính, và các món nhậu lai rai, chị Thu, Vợ Phan Như Thức, từ một cô gái có sạp bán áo quần trong chợ Tân Bình, từ ngày kết tóc se tơ cùng nhà thơ, làm kẻ nâng khăn sửa túi cho Phan Nhự Thức, tôi thấy chị Thu xuống cấp lần lần, người càng ngày càng gầy đi, tóc khô và đã có những sợi bạc, dù chị còn rất trẻ, tôi nghĩ khoảng trên ba mươi tuổi là cùng. Phan Nhự Thức thì khỏi nói, người ốm lêu nghêu, tóc vàng cháy nắng, hàm răng đã rụng gần hết nên anh rất ít khi cười.


      Hai vợ chồng đã trải qua nhiều chuyện làm ăn nhưng không lần nào trụ lại được lâu. Lần trước, cũng trên con đường này, trong con hẻm lớn trước chợ Phạm Văn Hai, hai vợ chồng đã dựng tiệm bán cà phê. Nói là tiệm cho ra vẻ chứ thật ra là quán cà phê vỉa hè, bạn bè văn nghệ tới uống giúp đỡ, nhưng chỉ được có thời gian đầu, sau đó thì vì cuộc sống ai cũng phải bon chen đi kiếm ăn, nên quán từ từ ế và đi đến chỗ dẹp tiệm. Hãy thử tưởng tượng, với một chiếc xe đạp cà khổ, mỗi buổi sáng Phan Nhự Thức phải dậy sớm để lo chở vợ đi dọn hàng với đủ mọi thứ lỉnh kỉnh như nồi niêu son chảo, than củi, các vật dụng linh tinh, khoảng cách từ nhà đến chổ bán cà phê cũng hơn 10 cây số, chiều về cũng vậy, mà đâu có kiếm được bao nhiêu tiền.



        Thư Quán Bản Thảo tập 27,
        năm thứ 6, tháng 4-2007
      Chủ đề: Nhà thơ Phan Nhự Thức

      Bẵng đi một thời gian tôi không gặp Phan Nhự Thức và cứ nghĩ là anh chắc có công chuyện làm ăn nào rồi nên anh không ghé lại chỗ sạp bán phụ tùng xe đạp của tôi uống cà phê, bỗng một buổi sáng Hà Nguyên Thạch dừng xe đạp lại nhắn với tôi: "Phan Nhự Thức mới mở quán bán bún bò tại gần rạp Đại Lợi, tối nay anh em tới nhậu ủng hộ nghe". Tôi gật đầu, hỏi kỹ địa chỉ và hứa buổi tối sẽ tới.


      Đám bằng hữu văn nghệ như Hà nguyên Thạch, Phan Nhự Thức, Nghiêu Đề, Trần Hoài Thư... đối với tôi là đàn anh, bởi vì khi các anh Thái Tú Hạp, Luân Hoán, Thành Tôn, Phan Như Thức, Hà Nguyên Thạch, Trần Hoài Thư... đã có một số thơ đăng ở các tập san Sài Gòn thì tôi mới chập chững viết. Tôi nhớ lại, khoảng năm 1966, tôi được đổi về làm giáo sư dạy giờ tại trường Trung học Mộ Đức, Quảng Ngãi, cứ mỗi thứ bảy chủ nhật, tôi thường về tỉnh lỵ chơi, đài phát thanh Quảng Ngãi lúc này do nhà văn Đường Thiên Lý làm giám đốc nên sinh hoạt văn nghệ xứ nầy rất nổi đình nổi đám, luôn luôn có chương trình của Minh Đường giới thiệu các tác phẩm của các bạn văn nghệ nầy. - Mộ Đức, tôi có quen với anh Lê Văn Thí, giáo viên tiểu học, tốt nghiệp sư phạm Quy Nhơn, anh Lê Văn Thí người Quảng Nam, trông rất chất phác, nhưng anh hát hay và làm thơ rất tuyệt, bút hiệu là Xuân Thao, Xuân Thao nói anh có viết tờ Trước-Mặt Cùng Khổ, và hay sinh hoạt với các bạn Quảng Ngãi, Xuân Thao hứa khi nào về thị xã, sẽ dẫn tôi tham dự.


      Một lần về thị xã, Xuân Thao dẫn tôi đến chổ Khách sạn Việt Nam, nói sắp có cuộc họp của các bạn văn nghệ ở đó để chuẩn bị ra một đặc san nhân dịp Tết sắp tới. - đây tôi đã thấy" được các bạn văn nghệ Quảng Ngãi một thời, như Khắc Minh, Đinh Hoàng Sa, Vương Thanh, Nghiêu Đề, Phan Nhự Thức, Hà nguyên Thạch, Minh Đường. (Nghiêu Đề từ Sài Gòn ra làm Xây Dựng Nông Thôn ở đây, dù quê Nghiêu Đề ở Quảng Ngãi nhưng anh đã vào SG sinh sống đã lâu, anh có chân trong Hội Họa Sĩ Trẻ, đã tham dự triển lãm tranh nhiều lần, đã đoạt huy chương bạc và có in tập truyện ngắn Sợi Tóc Trăm Năm. Sau nầy, quen thân với Nghiêu Đề, tôi biết anh là người rất vui tính, không quan trọng bất cứ một chuyện gì, cách nói chuyện của anh có một cách rất riêng, rất hóm hỉnh, anh nói giọng nghe như "tưng tửng" nhưng rất sâu sắc, bất cứ chuyện gì anh nói chuyện cũng có thể cười được).


      Cuộc họp rất vui, cuối cùng của cuộc họp bỏ túi hôm đó là sẽ tiến hành ra một Đặc San Tết. Nhan đề của Đặc San là "Người Ngồi Đội Mũ" đây là ý kiến của Nghiêu Đề, tôi không hiểu rõ lắm ý nghĩa của bốn chữ trên liên quan gì đến chủ đích của Đặc San và không biết đặc san đó sau này có được thực hiện và trình làng không? vì tiếp đến là trận Mậu Thân tàn khốc, tôi không còn dạy ở Quảng Ngãi nữa mà đổi ra trường Lý Tín, Quảng Tín. Từ đó tôi cũng lạc mất người bạn văn nghệ rất là yêu qúy của tôi là Xuân Thao, Xuân Thao bây giờ ở đâu, ai biết ??. Thời gian đó, Phan Nhự Thức đã có tập thơ "Đốt tuổi" và Hà nguyên Thạch có tập "Chân cầu sóng vỗ".


      Sau nầy nghe tin các bạn Văn nghệ Quảng Ngãi "rất lên" được tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng là Đại Tá Lê Bá Khiếu chiếu cố đặc biệt, vì các bạn rất có khả năng và nhiệt huyết nên Phan Nhự Thức cùng Vương Thanh đắc cử Hội Đồng Nhân dân tỉnh, Hà Nguyên Thạch làm phó cơ sở học chính tỉnh (nhưng coi như là trưởng cơ sở vì người trưởng cơ sở đã già) sau đó các anh thành lập Quảng Ngãi Nghĩa thục, cũng gây rất nhiều tiếng vang. Nhờ Phan Nhự Thức đã cộng tác với nhóm Sóng Thần của Chu Tử cho nên sau nầy Chu Tử gả con gái nuôi cho Phan Nhự Thức, chuyện vợ chồng này kết thúc khi anh đi cải tạo tập trung.


      Như vậy là trước ngày 30-4-75 các bạn văn nghệ này tôi chỉ biết chứ không quen, mãi đến sau này, khi tôi đi tù về và mở sạp hàng bán phụ tùng xe đạp tại ngã ba đường Nguyễn Huỳnh Đức và Huỳnh Quang Tiên, thuộc phường 14, Phú Nhuận, tôi mới có dịp quen với các anh, nơi đây là nhà của Trần Thanh Ngọc, bạn cùng khoá 2 ĐH/CTCT/Đà lạt với tôi. Ngọc rất tốt với bạn bè, nhất là đối với các bạn văn nghệ, nên nhà nầy coi như là nơi tụ hội các bạn những lúc khốn cùng, có thể đến đây tá túc một vài ngày, một tuần hay nửa tháng, cơm nước đàng hoàng, tôi khi ra tù về cũng đã có một thời như thế. Các anh Phan Nhự Thức, Hà Nguyên Thạch, Trần Tuấn Kiệt thường tá túc ở đây nên tôi quen và trở thành thân thiết.


      Buổi tối đầu tiên của đêm khai trương quán bún bò của vợ chồng Phan Nhự Thức có: Trần Yên Hoà, Trần Thế Phong, Phan Lạc Giang Đông, Phổ Đức, Hà Nguyên Thạch, Lê Mai Lĩnh (lúc đó còn lấy tên là Sương Biên Thuỳ) Ngô Đình Long (ngâm thơ), Trần Thanh Ngọc, Lương Văn Khiêm, Phan Như Thức. Để buổi khai trương cho thêm rôm rả, chúng tôi uống bia "con cọp" và ăn khô cá thiều, ôi bia lên men con cọp là một loại bia tồi tàn và độc hại nhất, chỉ có nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam mới cho phép sản xuất thôi, nhưng chúng tôi đang cần say để đọc thơ và nói chuyện, Phổ Đức nói giọng Quảng Nam quê mùa nhưng hiền lành, Phan Lạc Giang Đông giọng Bắc hào sảng, Lê Mai Lĩnh giọng Quảng Trị ngùn ngụt khí thế, Hà Nguyên Thạch giọng Đà Nẵng đọc thơ thật có hồn và truyền cảm, Trần Thế Phong bình dị chững chạc, chúng tôi sinh hoạt đến khuya, buổi khai trương đầu tiên tuy rôm rả thật nhưng chắc vợ chồng Phan Nhự Thức chẳng thu được bao nhiêu tiền lời, thấy bọn tôi ngồi ăn to nói lớn và uống bia bạt mạng như vậy có khách nào dám vào ăn uống.


      Sau khi bia "dỏm" vào lời ra, Phan Lạc Giang Đông lên giọng đề nghị: "Để chúng ta thường xuyên gặp nhau, vừa giúp đỡ vợ chồng Phan Nhự Thức luôn luôn "có khách" tôi đề nghị chúng ta cứ mỗi thứ năm lại gặp nhau một lần ở đây và từng hai người một, bắt cặp nhau để lo cho bữa nhậu, dĩ nhiên tùy theo khả năng từng người". Lời đề nghị được anh em tán đồng và chia nhau bắt cặp. Nhìn lại trong đám bạn bè thân hữu đến quán toàn là dân Quảng Nam cả, nên tôi đặt tên là Quán Quảng Nam và được nhiều bạn đồng ý (Cung Tích Biền, Huy Tưởng, Thành Tôn, Đông Trình (người Huế nhưng ở Đà Nẵng), Đinh Trầm Ca, Hà Nguyên Dũng, Hoàng Lộc, đều cũng là dân Quảng Nam, là những người đến sau và đã tham dự).


      Tôi đã được những đêm say túy lúy với bia con cọp, mồi khô cá đuối, khô sặt, sang hơn thì khô mực hay xí quách xương bò, cùng đọc thơ, cùng hát. Đinh Trầm Ca hát quá hay, Ngô Đình Long ngâm thơ tuyệt vời và ai cũng đọc thơ mình vừa mới làm ra, có những lần khi dắt xe đạp ra khỏi quán, trời đã về khuya, rạp chiếu bóng đã vãn từ lâu, trong cơn say ngất ngưởng mình thấy đời thật thênh thang nhìn lại thấy mình cô đơn quá đỗi, quay lại nhìn quán vắng, vợ chồng Phan Nhự Thức đang loay hoay dọn dẹp bàn ghế, Hà Nguyên Thạch cũng dắt xe ra đạp đi chệnh choạng, mà không biết đi về đâu, tôi biết Hà Nguyên Thạch là kiếp không nhà mà, ơi những kẻ làm thơ sao buồn quá đỗi.


      Có một điểm son trong giai đoạn này là Phổ Đức đã làm được một buổi tưởng niệm và đọc thơ Hồ Dzếnh nhân ngày Hồ Dzếnh mất, anh đã tìm tài liệu tron những tờ "Nhân Chứng" do anh chủ trương từ trước bảy lăm, viết lại về Hồ Dzếnh, ít ra khi một người làm thơ nằm xuống thì những người làm thơ khác (hay nhân loại) biết để cúi đầu tưởng niệm, đó cũng là một an ủi vô cùng.


      Những lúc quá hứng đọc thơ và hát nhạc, tụi tôi quên bẵng đi quán này nằm sát gần với trại giam, quên hẳn bóng áo vàng của công an vẫn đi qua đi lại, nhất là Lê Mai Lĩnh đọc những bài "thơ tù" của anh đầy chất phản kháng và chống đối chế độ, hay Đinh Trầm Ca hát những bản nhạc của anh không được cho phép phổ biến, Phan Lạc Giang Đông với những giòng thơ đấu tranh và thời sự.


      Phan Nhự Thức rất hiền và chìu anh em nên để cho bạn bè uống quá say, uống say nói bậy và hay to tiếng là Hà Nguyên Thạch, Phan Lạc Giang Đông, Cung Tích Biền, Lê Mai Lĩnh, nên có những lúc tưởng chừng như có đánh nhau đến nơi, dĩ nhiên xô bàn, xô ghế, hất đồ ăn xuống đất đã xảy ra nhiều lần, làm cho chủ nhân Phan Nhự Thức cùng vợ dọn dẹp mệt nghỉ, bạn bè tới ăn uống ủng hộ không biết lợi lộc bao nhiêu, chứ tôi thấy càng ngày Phan Nhự Thức càng cạn vốn, đến một hôm quán Quảng Nam phải gở bảng và dẹp tiệm.


      Trước ngày dẹp tiệm, buổi tối sau cùng anh em gặp mặt nhau để hôm sau "tan hàng cố gắng" Phố Đức đã làm một bài thơ dài, kể đủ tên của các bạn đã tham dự ở quán Quảng Nam, có thêm tên của các bạn gái tháp tùng đến họp mặt, bài thơ dài như sớ táo quân được Phổ Đức đọc cho toàn thể anh em nghe, nghe xong ai cũng bùi ngùi cảm động, nhưng sau có vài ý kiến là nếu phổ biến bài thơ đó thì không tiện vì nếu công an được bài thơ đó thì sẽ nghi ngờ anh em có ý đồ nhen nhúm gì đây, nên đề nghị với Phổ Đức nên chỉ giữ bản thảo.


      Sau khi quán Quảng Nam đóng cửa, Phan Nhự Thức còn mở quán ăn vài lần nữa, đến ngày tôi đi Mỹ, vợ chồng anh vẫn còn bán quán cơm ở khu phường 6 quận Tân Bình. Trước khi đi, tôi làm tiệc giã biệt bạn bè ở nhà hàng Rạng Đông, tôi đến mời Phan Nhự Thức và nhờ Phan Nhự Thức kiếm mời dùm tôi Đinh Trầm Ca, tôi muốn có Phan Nhự Thức đọc thơ và Đinh Trầm Ca hát, tôi vốn mê cái giọng sang sảng của Phan Nhự Thức khi đọc thơ và giọng hát khàn khàn của Đinh Trầm Ca, nhưng hôm đó chỉ có Phan Nhự Thức tới, anh bảo: "Có đi tìm Đinh Trầm Ca nhưng không gặp được người nhạc sĩ lảng tử nầy", hôm đó tôi thấy anh rất mệt mỏi và tàn tạ nhưng tôi không ngờ chứng bệnh ung thư đang hoành hành anh, anh và tôi đều không biết, anh cụng ly với tôi và anh đọc thơ tặng tôi, 2 bài, là "Thơ tình trong trại cải tạo""Cõi tình xuân" của anh, anh đọc có một số đoạn quên phải đọc lại nhưng giọng đọc vẫn hào sảng, đó là hình ảnh cuối cùng tôi có với Phan Như Thức.


      Tiệc chưa xong, anh đã chào tôi ra về với lý do đường về nhà anh quá xa, tuốt trên miệt Tham Lương, Tân Bình, anh chúc gia đình tôi đi bình yên, tôi bắt tay anh, nói mong gặp anh sớm tại Mỹ, anh rất bi quan về chuyện xuất cảnh cuả mình, anh đi "tập trung cải tạo" sau lệnh kêu gọi tập trung của chính quyền Cộng Sản nên khi vào phỏng vấn hồ sơ anh bị phái đoàn Mỹ không chấp nhận, anh đang khiếu nại. Buổi tối hôm đó khoảng 9 giờ, anh phải chạy từ ngã sáu Sài Gòn về đến Tham Lương, đoạn đường thật xa diệu vợi, tôi nghĩ và rất thương anh. (hiện tôi vẫn còn tape video quay cảnh anh đọc thơ, tôi nghĩ sẽ trao lại cho chị Thức hình ảnh này khi có dịp gặp lại chị).


      Tôi qua Mỹ tháng 3/95. Đến tháng 8, Trần Thế Phong định cư ở WA state. Trần Thế Phong điện thoại qua cho tôi báo tin Phan Như Thức bị ung thư nguy ngập, chỉ nằm một chỗ, bên giường bệnh để sẵn cuốn sổ, bạn bè thân hữu đến thăm thì "bút đàm" với Thức, và cuốn họng Thức bị sưng, đau nhức không thể nói chuyện được. Trang đầu cuốn sổ, ghi bốn câu thơ của Thức như sau:


      Dẫu một lời thăm ai vừa thắp sáng.

      Đã là viên thần dược dịu cơn đau.

      Dẫu cơn bệnh nhói lên thân hữu hạn.

      Một niềm vui thoáng gió cũng in sâu.


      Trần Thế Phong nhờ tôi kêu gọi anh em văn nghệ hải ngoại giúp đỡ kèm theo thư của Trần Thanh Ngọc và Đinh Trầm Ca viết về bệnh tình Thức. Lúc đó, tôi là người mới qua, lại ở một tiểu bang lạnh xa xôi, không biết làm cách nào tôi bèn gởi hết hai lá thư về cho Khánh Trường ở tờ Hợp Lưu, tuần sau tôi được một bức thư cuả Khánh Trường, đại khái Khánh Trường viết là "cái tình ở xứ Mỹ nầy nó nhạt lắm", nhưng anh sẽ cố gắng, cá nhân anh giúp được chút nào hay chút đó. Tôi cũng có gọi điện thoại cho Nghiêu Đề nhưng gọi hoài không được. Tôi biết Nghiêu Đề rất có nhiệt tâm với anh em văn nghệ còn lại trong nước. Trong chuyến về Việt Nam thăm người Mẹ khoảng năm 1994, Nghiêu Đề đã dốc hết số tiền đem về ít ỏi cho Phan Nhự Thức và Trần Tuấn Kiệt. Với nhà thơ Trần Tuấn Kiệt, khi cùng ngồi uống cà phê ở quán cóc gần "đình ông Súng" Trần Tuấn Kiệt có cái bịnh là mỗi ngày phải uống một chai bia BGI lớn chứ không thì bị đau đầu kinh khủng. Trong thời gian Nghiêu Đề về, Nghiêu Đề luôn luôn đài thọ cho Trần Tuấn Kiệt khoảng bia này.


      Cuối tháng 1/96, tôi được tin Phan Nhự Thức mất.


      Khi viết đến những dòng nầy, tôi vừa nghe tin từ đài phát thanh VNCR, báo tin Nghiêu Đề đã mất ngày hôm qua (6 giờ 30 chiều ngày 9/11/98 tại San Diego cũng vì bịnh ung thư!!). Lại thêm một người bạn văn nghệ vĩnh biệt chúng ta


      Bài này như là một nén hương muộn màng thắp tiếc thương hai bạn.


      Trần Yên Hòa

      Tác giả gởi
      (Bài đã đăng trên TQBT tập 27, tháng 4-2007
      Chủ đề về nhà thơ Phan Nhự Thức)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bữa Nhậu Chiều Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Một Đêm Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ Trần Yên Hòa Hồi ức

      - Mua bán lạc xoong Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào Trần Yên Hòa Thơ

      - Dáng Mỏng Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Tiếng Nói Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Buổi Trưa Ấy Trần Yên Hòa Thơ

      - Cỏ Non Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - 10 khúc. nhớ. người bội vong Trần Yên Hòa Thơ

    3. Bài viết về nhà văn Phan Nhự Thức (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phan Nhự Thức


      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phan Nhự Thức và Quán Quảng Nam (Trần Yên Hòa)

      Vạt Nắng Lung Linh Cùng Gió Mới (Phương Tấn)

      Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt (Khắc Minh)

      Phan Nhự Thức, Một Đoạn Đời Khắc Khổ (Phan Xuân Sinh)

      Phan Nhự Thức Chưa Thỏa Mãn Khi Nằm Xuống (Phan Xuân Sinh)

      Phan Nhự Thức (khacminh.wordpress.com)

      Phan Nhự Thức Đốt Tuổi Tìm Vui

       (Luân Hoán)

      Phan Nhự Thức “Đốt Tuổi” Mình

       (Trần Yên Hòa)

      Phan Nhự Thức, Đời Người Đời Bạn (Vương Trùng Dương)

      Phan Nhự Thức (Vương Trùng Dương)

       

      Tác phẩm của Phan Nhự Thức

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

       Cơn Mưa Tháng Chạp - Quảng Ngãi và Tôi

       Một bài thơ cũ: Nhà thơ Phan Nhự Thức

       Thơ tình trong trại cải tạo

       

         Thơ trên mạng:

      thivien.net, - khacminh.wordpress.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)