|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà báo Phạm Trần
(1940 - 21.3.2025)
Tin Buồn Nhà Báo Phạm Trần vừa từ biệt gia đình, đồng nghiệp và bạn hữu vào lúc 12:25 AM rạng ngày 21/3/2025 tại Fairfax Hospital sau cơn bịnh trầm kha ung thư phổi.
Nhà Báo Phạm Trần sinh ngày 13 tháng 1 năm 1940 tại làng Thủy Nhai, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định. Di cư vào miền Nam năm 1954.
Bước vào làng báo năm 1960. Trong suốt 15 năm năm làm báo (1960 - 1975), Nhà báo Phạm Trần đã phục vụ cho nhiều Nhật báo và Tuần báo xuất bản tại Saigon. Được biết Ông Nguyễn Ngọc Linh là người đầu tiên mở lớp báo chí đào tạo lớp người đầu tiên trong làng báo Việt Nam. Vào thời bấy giờ chương trình huấn luyện các ký giả xuất phát từ Viện Đại Học Đà Lạt mà người có công là Ông Phó Bá Long (Anh của Ông Phó Ngọc Văn).
Ông làm việc cho phòng tin tức Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA Voice of America) từ năm 1968. Ông và Gia đình di tản qua Mỹ năm 1975.
Trong khi tiếp tục phục vụ tại phòng tin tức, chuyên ban “tin Á Châu và Việt Nam” bằng Anh ngữ của VOA, Nhà báo Phạm Trần trở lại viết cho các báo Tiếng Việt xuất bản ở Hoa Kỳ từ năm 1976.
Ông cũng là người xuất bàn tờ Việt Báo, báo tiếng Việt đầu tiên tại vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Sau khi các Chương trình Truyền hình và Đài phát thanh của người Việt ra đời, kể cả Đài Truyền hình SBTN, VATV Nhà báo Phạm Trần đã được mời tham gia các chương trình thời sự đặc biệt về Việt Nam từ năm 1977 cho đến nay.
Ông Phạm Trần là một trong những huấn luyện viên trong toán huấn luyện Media tại vùng HTĐ. Toán huấn luyện được hình thành vào năm 2001 với các thành viên kỳ cựu của ngành Báo Chí, Truyền Hình và Truyền Thanh như: Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích (TTX Việt Nam Cộng Hoà, RFA), Ông Phạm Bội Hoàn (CBS, Phóng Viên Chiến Trường Việt Nam & Toà Bạch Ốc), Ông Nguyễn Văn Khanh (RFA, Nhật Báo Người Việt), Mục Sư Francis Phan (Đài TV 20 & Washington TV).
Nhà báo Phạm Trần lập các đề tài huấn luyện cho các Anh Chị đặc phái viên, thông tín viên, và phóng viên. Đặc biệt nhất là Ông có một cách huấn luyện rất được nhiều Anh Chị học viên đó là cách viết một bản tin từ các thông cáo báo chí. Riêng một số học viên được thực tập viết các bản tin phân tích và bình luận thời sự. Ông Phạm Trần là một trong những nhà báo ở hải ngoại chuyên viết các bài nhận định, phân tích và bình luận về chính trị Việt Nam. Các bài bình luận của Ông trình bày rất chi tiết và chính xác về các hoạt động của nhà cầm quyền và Đảng CSVN. Ông rất am tường về các Đại Hội Trung Ương Đảng CSVN. Ông có một trí nhớ phi thường, nhờ vậy khi thực hiện các bản tin đặc biệt hay bình luận Ông không cần teleprompter hay nhìn vào bài viết. Ông Phạm Trần có một giọng nói rất thu hút được người nghe.
Các bài bình luận của Ông được viết mỗi tuần nhưng khi giúp Bản Tin Hoa HTĐ thì gần như mỗi khi có tin tức nóng bỏng từ Việt Nam thì Ông gọi ngay cho chúng tôi để thực hiện ngay bản tin phát liền trong ngày trên hệ thống SBTN. Ông cho biết làm tin thì phải nhanh và chính xác do đó các Cô Chú cố gắng edit ngay sau khi thu hình tôi và tối nay tôi sẽ đón xem Bản Tin HTĐ trên SBTN. Từ lúc Ông hợp tác và cố vấn với SBTN-DC/VATV, Ông đã dành thời gian rất nhiều cho việc thực hiện các bản tin thời sự và liên tục tổ chức các khoá huấn luyện truyền thông. Có thể nói Ông đã đào tạo rất nhiều Anh Chị Em đam mê truyền thông cùng khắp Hoa Kỳ trong suốt 15 năm đầu tiên của hệ thống SBTN.
Ông Phạm Trần theo dõi và rất am tường tình hình chính trị Hoa Kỳ và thế giới. Mỗi khi tại HTĐ có những sự việc chính trị nổi bật thì Ông Phạm Trần hay giúp các đặc phái viên đài phát thanh RFI thực hiện các bản tin thời sự rất nhanh và chính xác.
Viết và đọc là sở trường của Nhà Báo Phạm Trần. Mỗi nhúc nhích hay có biến động tại Trung Ương Đảng CSVN thì đều được ngòi bút của Ông gởi đến các đọc giả các phân tích hữu ích. Nhờ đọc và tìm tài liệu giỏi nên Ông đã hướng dẩn lớp đàn Em trong làng báo vùng HTĐ một kỷ thuật viết tin khá vững.
Các bài bình luận thời sự miễn phí của ông cũng thường xuyên xuất hiện trên Hoa Thịnh Đốn Việt Báo và nhiều báo mạng (Websites) của người Việt.
Khi được hỏi tại sao Ông không đòi tiền nhuận bút.
Nhà báo Phạm Trần trả lời: Ngay Chủ báo còn chưa sống nổi thì họ làm gì có tiền mà trả nhuận bút !
Câu trả lời này của Ông cho chúng ta thấy dù Ông ở đâu, ở bất cứ thời đại nào Ông đều rất quan tâm đến các nhà làm báo, viết báo.
Có ba điều về nhà báo Phạm Trần ít ai biết đến:
1/- Ông tự học Anh văn và nhờ vậy Ông là người Việt Nam được làm thông tín viên VOA đài tiếng nói Hoa Kỳ từ năm 1968.
2/- Ông tự học viết báo từ năm 1960. Không hề qua các chương trình huấn luyện báo chí như những bạn bè thân thương của Ông (Nguyễn Tuyển, Phan Thanh Tâm, Lê Thiệp, Từ Thức ....)
3/- Ông mất cha từ nhỏ và được sống bên Mẹ thuở thiếu thời và khi trưởng thành Mẹ sống bên Ông cho đến ngày Bà tạ thế. Ông rất có hiếu với hiền mẫu và đã là một gương sáng cho các con Ông và Anh Em chúng tôi.
Và kính thưa quí vị,
Để hiểu rỏ ngành báo chí VNCH như thế nào mời quí vị cùng với chúng tôi theo dỏi Lịch Sử Báo Chí, Truyền Thông Việt-Nam Cộng-Hòa & Cộng-Đồng Người Việt Tị Nạn với nhà báo Phạm Trần do Nguyễn Thành Công, Võ Thành Nhân và Minh Thúy thực hiện.
- Nhà báo Phạm Trần vừa từ biệt gia đình Võ Thành Nhân Tưởng niệm
• Nhà báo Phạm Trần vừa từ biệt gia đình (Võ Thành Nhân)
- Phỏng vấn nhà báo Phạm Trần (VFC)
- 50 Năm Nhìn Lại Thời Báo Chí VNCH Với Nhà Báo Phạm Trần (Nguyễn Thành Công)
• Khi Asia không còn Nhạc sĩ Trúc Hồ (Phạm Trần)
• Nghe CD "Đôi Bờ Thương Nhớ" Của Nga Mi-Trần Lãng Minh (Phạm Trần)
- 50 Năm Nhìn Lại Thời Báo Chí VNCH Với Nhà Báo Phạm Trần
- Truyền thông Hải Ngoại và cuộc đấu tranh ở Việt Nam
- Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng
Bài trên mạng:
• Mấy Suy Nghĩ Thơ (Bùi Vĩnh Phúc)
• Từ phụ bếp trở thành giáo sư (Lê Ngọc Sơn)
• Về ảnh hưởng của văn hóa VNCH (tên khác là văn hóa miền Nam) sau 1975 (Hoàng Hưng)
• Nhà báo Phạm Trần vừa từ biệt gia đình (Võ Thành Nhân)
• Xuân Nhớ Tú Xương (Thanh Tâm Tuyền)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |