1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Con Người Yêu Chân, Thiện, Mỹ Quay Đầu Nhìn về Quê Hương Khổ Đau (Trần Hồng Châu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-8-2018 | VĂN HỌC

      Con Người Yêu Chân, Thiện, Mỹ Quay Đầu Nhìn về Quê Hương Khổ Đau (1)

        TRẦN HỒNG CHÂU
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Phạm Xuân Đài

      Phạm Xuân Đài là một con người trầm lặng, khiêm cung, ăn nói nhỏ nhẹ. Hình như toàn sức sống của ông đều dồn vào nội tâm. Trầm lặng của một mẫu người hoạt động, không phải chỉ có cái vỏ ngoài của hoạt động, mà là để thể hiện thực sự. Khiêm cung của con người ý thức được ranh giới giữa biết và không biết, giữa có thể và không có thể. Dấu ấn của một kinh nghiệm trí thức, một nếp sống văn hóa vững vàng...


      Chung quanh chén trà xanh quê hương, chúng tôi đã lan man nói về đủ chuyện. Về Đại học Văn khoa và Sư phạm Sài Gòn, khi ông bắt đầu viết lách và tôi còn ở trên bục giảng. Về đất Quảng, “ngũ phụng tề phi,” nơi chôn nhau của ông (ông thuộc dòng dõi vị túc nho Phạm Phú Thứ), nơi tôi đã có một tiếc nuối khôn nguôi là chưa được ngồi trầm ngâm dưới chân những cổ tháp Mỹ Sơn ở một vùng thung lũng linh địa của quá khứ. Về những năm mất tự do của ông, ngày ngày lao động nhọc nhằn bên bờ "sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Để sau này có kinh nghiệm máu xương về một hội chứng tinh thần kết hợp bằng dối trá, lừa lọc và vô trách nhiệm nơi những con người. bị chi phối bởi một ý thức hệ u mê và lỗi thời.

       

      Tác phẩm Hà Nội Trong Mắt Tôi mà Phạm Xuân Đài cho ra mắt hôm nay là một tập tùy bút để cập tới nhiều vấn đề, theo dòng cảm hứng chỉ quan của người viết. Từ ngôi chùa Việt Nam đến một cây hoa tím nở vào mùa xuân tại miền nam Cali. Từ cuộc gặp gỡ tưởng tượng với bác sĩ Zhivago đến quan niệm phước đức trong môi trường xã hội Việt Nam. Từ chuyện tầm phào nơi quán cà phê Sài Gòn đến cô gái thành La Mã gặp trong buổi họp bạn quốc tế tại một tiểu bang Hoa Kỳ...


      Điều mà tôi nhận thấy khá rõ nét trong tác phẩm là niềm yêu đời thắm thiết, gắn bó với một tự duy hết sức tích cực, dù ở hoàn cảnh nào. Hình như Phạm Xuân Đài khẽ nói với chúng ta rằng: Đâu có phải chỉ “mối sầu vạn kỷ,” và nỗi “chán chường, phi lý” triền miên, mới là chất liệu nghệ thuật!


      Người tù tơi tả quắt queo và đói lạnh, đứng bên sông Mã, nhận thấy những đổi thay, những chuyển dịch âm thầm sang mùa xuân, biểu hiện bằng màu sắc đậm nhạt của hoa búp sắp trổ, của nét xuân sơn dần dần ló dạng... Rồi tự nhủ: Miễn là đừng chết, miễn là qua được mùa đông! (Nét xuân sơn).


      Trong chuyến ra đi do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, mặc dầu những lời bàn ra tán vào, đầy tính toán về chính trị và kinh tế, từ mọi phía, ông vẫn vui vẻ suy nghĩ một cách tích cực, hồn nhiên: Trong cuộc ra khơi này biết đâu lại không thấy mộng ngày mai. Tại sao lại không nhìn thấy trong công việc của LHQ một hành động cứu khổ cứu nạn. Đó là điều thiện và hãy vui khi điều thiện được thực hiện. (Từ giã Việt Nam). Đồng thời, viễn tượng hơn một triệu người Việt hải ngoại, với những thành tựu vẻ vang về kinh doanh và học vấn, chắc phải là một vốn quí của dân tộc, vì tập đoàn người Việt sống xa quê hương cũng vẫn là một trong những ...con voi – những ngọn đồi – nằm quanh núi Tổ (Truyện trong quán cà phê).


      Nhìn Hà Nội, “cố đô hoa lệ” những ngày xa xưa, Hà Nội, cái nôi của văn hóa Việt Nam, hôm nay trở thành hiện thân của lầm than và tủi nhục, ông vô cùng đau xót, nhưng vẫn tin rằng sức sống thật của Hà Nội là một khối bền vững, luôn luôn nó vẫn là nó, toát lên cái vượng khí ngàn năm (Hà Nội trong mắt tôi). Nghĩa là Hà Nội vẫn chứa đựng một khả năng phục hồi vô biên, để rũ sạch hết rơm rác lịch sử, hầu tìm lại chân dung và bản chất cố hữu của nó.


      Trong thế giới đảo điên, ít nhiều vô luân và phi luân này, tác giả không ngại nói đến quan niệm phước đức, đến cái thiện tỏa ra từ mùi hương, tiếng chuông của ngôi chùa làng Việt Nam, đến cái thiện xua đuổi, toàn thắng cái ác, trong mỗi bước đường hành hương đầy chông gai của thầy trò Tam Tạng.

       

      Tất cả đều có hậu, tất cả đều hài hòa, bình dị, có đức, có thiện, có trước có sau, những cái gì có vẻ “không nghệ thuật lắm” theo một quan niệm nghệ thuật nào đó, nhưng vẫn là nghệ thuật muôn đời, nếu ta chân thành cảm nhận, chân thành diễn tả nó như tiếng nói đích thực của tâm hồn. Ở trường hợp Phạm Xuân Đài, tôi nghĩ là con người tác giả, cũng như những gì ông viết ra chỉ là một.


      Niềm yêu đời thắm thiết, niềm tin vào tình người và cái thiện... Như một dòng suối trong, tình cảm đó róc rách chảy giữa những hàng chữ, len lỏi vào khe kẽ tâm hồn, cho ta cảm giác mát rượi một buổi sáng mùa xuân có mây và gió hiền hòa. Phạm Xuân Đài đã được nuôi dưỡng trong khí hậu tinh thần đó. Nó giúp ông lặng lẽ, kiên trì sáng tác và tồn tại được, sau những năm dài ngục tù, kiềm tỏa, khi mà một số bạn văn khác, đồng cảnh, cho đến nay vẫn chưa tìm lại được phong độ xưa.


      Có cần nhắc lại là cái tư duy tích cực đó cũng là một thành tố cơ bản, nét đặc thù, của tâm hồn Việt? Việt Nam nữa là cái trầm lắng, hướng nội, rất “thiền”, mà ta thấy ở nơi con người tác giả cũng như trong nhiều đoạn của Hà Nội trong mắt tôi. Việt Nam nữa ở nơi tình yêu thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên hơn là đối kháng, đúng theo truyền thống tư tưởng Đông phương. Thiên nhiên... non sông, đất nước... Rặng núi mùa xuân, vùng Thang quận, mới toanh như vừa lột xác, gây chấn động trong tâm hồn, làm mắt mình đẫm lệ vui. Con đường Nam Giao thẳng mà không bằng, như lời thi sĩ. Sông Hồng mùa nước lớn, nhìn từ trên cao, đỏ như son trên nền xanh lơ, tự biến thành một khai tấu khúc cho bản nhạc Hà Nội sắp tới.


      Cũng Việt Nam nữa là nổi khắc khoải, âu lo, khi nhìn vào hiện tại bị thương của dân tộc, rồi phóng tầm mắt vào một viễn ảnh tương lai. Tìm hiểu nguyên do của một phá sản vật chất và tinh thần đang diễn biến trên quê hương (Gặp gỡ Bác sĩ Zhivago. Về cái điên trong vở kịch Kiều Loan...). Trở về với những giá trị truyền thống từ lâu vẫn là điểm tựa của giống nòi (Chùa là cái thiện của làng. Giải oan. Mấy suy nghĩ về Tây Du Ký. Quan niệm phước đức...).


      Chắc hẳn chúng ta không quá lời khi coi Phạm Xuân Đài là một nhà văn mang nhiều dân tộc tính. Vì, như đã thấy, trong tác phẩm của ông luôn luôn âm ỷ cháy ngọn lửa yêu thương đất nước và con người Việt Nam, những cái gì nhất định phải là nguồn cảm chính cho người làm văn nghệ hôm nay, trong một bầu trời đầy giông bão.


      *


      Một trong những bài tôi yêu nhất trong tập tùy bút là Hà Nội trong mắt tôi.


      Từng sống thắm thiết với băm sáu phố phường, tôi không khỏi nhỏ lệ, trong ngày tái ngộ, khi thấy “cố nhân”, sau những năm tháng truân chuyên, còn mang đầy thương tích trên thể xác và trong tâm hồn.

       

      Tôi không đợi chờ gì nhiều ở “chàng trai xứ Quảng” xa xôi, chưa từng biết gì về Hà Nội. Nhưng tôi đã lầm. Hình như Hà Nội chỉ sẵn sàng tâm sự với người đồng điệu, dù chưa hề gặp mặt. Phạm Xuân Đài là một trong số ít nhà văn may mắn đó. Như biết bao người say mê văn nghệ và truyền thống quê hương, ông từng mơ về Hà Nội, hướng về Hà Nội một thuở nào, Hà Nội biểu tượng sống động của trái tim và khối óc Việt Nam. Hà Nội đã nằm sâu trong tiềm thức ông như một quê hương tâm tưởng, cho nên khi “về quê”, ông thấy không có gì là ngỡ ngàng, xa lạ.


      Ông đã ghé thăm, ngồi lâu im lặng bên Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, Hồ Tây, Văn Miếu... Mặc dầu “nước còn cau mặt với tang thương”, không một di tích lịch sử nào làm ông thất vọng, và ông thực sự cảm thông với linh hồn quá khứ, với tiếng gọi non sông.

      Rồi ông đi tìm, thưởng thức chả cá Lã Vọng, xôi lúa, bánh gai, bánh khúc... của đồng nội quê hương, để cảm thấy và nói lên cái lớn lao, cùng tính chất văn hóa cao độ, của những món ăn thanh đạm đó. Bia Văn Miếu và vị bùi ngậy của xôi lúa nhấm nháp bên cửa ô Hà Nội... Những thực phẩm trần gian, dưới trời Việt, từng làm nên máu thịt và tâm hồn chúng ta!


      Nhưng Hà Nội còn biết bao nhiêu chuyện tiêu cực. Sau mùa binh lửa, trong cảnh tang thương đau đớn của hôm nay, Phạm Xuân Đài xót xa nhận định rằng cảnh trí và di tích còn giữ lại được vài nét đan thanh, nhưng con người Hà Nội chính cống, tinh thần của Hà Nội xưa, cái thanh lịch hào hoa của Hà Nội vàng son, ông từng mơ ước, thì không còn nữa. Bách niên thể sự bất thăng bị!


      Qua những nhận xét tinh tế, thoát ra từ lòng yêu chốn kinh kỳ, ngàn năm văn vật, mà Chiếu Thiên Đô của Lý Thái Tổ không ngớt lời ca ngợi thế đất và vượng khí, Phạm Xuân Đài đã bắt được linh hồn thầm kín của Hà Nội, mặc dầu thời gian thăm viếng, lần đầu và duy nhất, của ông chỉ vừa đúng một tháng. Một tháng ấy có thể nói là bằng nhiều tháng sinh sống bên Hồ Gươm của một quan sát viên bình thường. Người ta có thể nghĩ rằng giác quan và cảm nhận sâu sắc của văn nghệ sĩ quả là có trọng lượng!


      Phạm Xuân Đài, bản tính khiêm nhường, trầm tĩnh, vẫn tự nhận mình chưa phải là nhà văn, chỉ mới khởi sự viết, do sở thích và đam mê viết thôi, nhưng rõ ràng là qua tác phẩm đầu tay, chúng ta đã thấy ở nơi ông những điều kiện cần thiết và đức tính của một nhà văn đích thực.


      Đây là một tâm hồn mẫn cảm, với một cái nhìn tinh tế, độc đáo, luôn luôn cố gắng mô tả sự vật, rồi tìm hiểu ý nghĩa thâm sâu, biểu tượng của sự vật. Hiện tượng và bản thể đan xen nhịp nhàng trong một lý giải bao quát, không muốn bỏ sót một yếu tố nào, dù biết rằng lý giải nào cũng chỉ là tương đối.


      Một vài ví dụ. Cái dáng vẻ hài hòa, sâu lắng của đất Thuận Hóa, toát ra từ dòng sông, ngọn đồi, từ khóe mắt người phụ nữ đến son đậm bên thành của lớp lớp cung điện xưa cũ. Cái phân biệt tế vi, bấp bênh, giữa tình bạn và tình yêu, khi tác giả bắt gặp một tâm hồn đẹp trong cặp mắt xanh của người gái Roma, “thành phố bất diệt”, trong ngày tương ngộ của mối duyên ngàn dặm. Cái “không bột mà gột nên hồ” của người sáng tạo là kết tinh những phút “lai rai”, vơ vẩn, trong quán cà phê có cô hàng xinh đẹp và các bạn gái, điển hình người phụ nữ Sài Gòn, yêu đời, đảm đang và can trường, trong những ngày đen tối nhất của đô thành miền Nam...


      Thêm vào những gì kể trên là kinh nghiệm sống rèn luyện trong khổ đau, và những cảm nghĩ chân thành của một trí thức, được đào tạo qua những môn học Triết và Văn, thường xuyên bắt con người suy tư, lý luận và đặt lại mọi vấn đề. Và, sau cùng, lời văn màu sắc, trong sáng, bàng bạc suốt chiều dài tác phẩm, như một tấm áo mịn màng, thon thả, bao trùm một thân thể đẹp vì lành mạnh, cân đối... Tôi nghĩ là, được trang bị bằng cái vốn quí đó, Phạm Xuân Đài sẽ đi xa, và, sau Hà Nội trong mắt tôi, chắc ông sẽ còn nhiều mùa gặt hái tốt đẹp nữa.


      Trần Hồng Châu

      Dăm Ba Điều Nghĩ Về Văn Học Nghệ Thuật
      Nxb Văn Nghệ, CA 2001

      * Ghi chú:

      (1) Hà Nội trong mắt tôi, tập tùy bút của Phạm Xuân Đài, NXB Thế Kỷ, Westminster, 1994.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Về một người "phải lòng" tiếng Việt Trần Hồng Châu Nhận định

      - Con Người Yêu Chân, Thiện, Mỹ Quay Đầu Nhìn về Quê Hương Khổ Đau Trần Hồng Châu Nhận định

      - Bụi và Rác của Nguyễn Xuân Hoàng Trần Hồng Châu Khảo luận

      - Đi Vào Mê Hồn Trận Của Thi Ca Và Tiếng Nói Trần Hồng Châu Khảo luận

      - Nền Quốc Học Việt Nam và Vai Trò Đại Học Trong Tương Lai Trần Hồng Châu Tiểu luận

    3. Bài viết về nhà văn Phạm Xuân Đài (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)