1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nỗ lực tái hiện chữ nghĩa “Nam bộ” trong thơ Phương Triều (Du Tử Lê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      30-9-2020 | VĂN HỌC

      Nỗ lực tái hiện chữ nghĩa “Nam bộ” trong thơ Phương Triều

        DU TỬ LÊ
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Phương Triều

      Nói tới nhà thơ Phương Triều, những tác giả quen thuộc với các tạp chí văn học thuần túy, có thể không biết nhiều về ông. Ngược lại, những nhà văn, nhà thơ cộng tác với các tuần báo, nhật báo (nhất là những cơ quan ngôn luận do các chủ nhiệm, chủ bút người miền Nam đứng đầu) thì, lại biết về ông rất nhiều.


      Tôi muốn nói, thời gian đó, miền Nam có rất nhiều “sân chơi” chữ nghĩa. Tùy theo khuynh hướng, sở thích, người cầm bút rất dễ tìm được cho mình một (hay nhiều) sân chơi ứng hợp.


      Ngay khi mới khởi nghiệp văn chương, lúc còn rất trẻ, từ những năm cuối thập niên 1950, Phương Triều đã cho thấy khuynh hướng “Nam bộ,” nguồn gốc sinh trưởng của ông.


      Mặc dù thơ là phần đất Phương Triều tìm vào sớm nhất, từ năm 1958, khi còn học ở bậc Trung học, nhưng tác phẩm đầu tay của ông, được xuất bản lại là văn xuôi. Đó là hai tập truyện “Còn nhớ còn thương” ấn hành năm 1966 và, “Tiếng hát hoàng hôn” ấn hành năm 1969.


      Trong tập sách nhan đề “Những Nhà Văn Hôm nay,” in lần thứ nhất tại Saigòn, 1969, tác giả Nguyễn Đình Tuyến đã ghi nhận về văn xuôi Phương Triều như sau:


      “…Hầu hết các nhân vật (của Phương Triều,) đều có ngôn ngữ và cử chỉ của người miền Nam, miền sông Tiền, quê hương nầy của người viết truyện.”


      Tôi không biết có phải họ Nguyễn muốn nói tới quê Nha Mân, Sa Đéc của tác giả “Còn nhớ còn thương” hay không? Nhưng rõ ràng, thơ cũng như văn của Phương Triều, lền đặc không chỉ ngôn ngữ mà còn cả các địa danh đặc biệt của miền Nam nữa. Nhất là kể từ năm 1994, sau thời gian tù cải tạo, được định cư tại Hoa Kỳ, chọn tiểu bang Minnesota làm nơi dừng chân thứ nhất của cuộc đời tỵ nạn, ông đã có rất nhiều những bài thơ mà phong cách “Nam bộ” là linh hồn, là ngọn lửa không ngừng cháy đỏ tâm hồn ông:


      Nếu ngay từ năm 1966, Phương Triều đã đem được cụm từ “tà ma lậm bùa” vào 4 câu thơ mở vào tập truyện “Còn nhớ còn thương” của ông, là:


      Saigòn nghiêng ngửa biển dâu

      Saigòn mang trái tim sầu đi xa

      Saigòn lở thịt, bong da

      Theo cơn bệnh dữ, tà ma lậm bùa


      Thì ở những thi phẩm xuất bản tại hải ngọai, như các tập “”Thơ Phương Triều,” 1995, “Trăm bài thơ Xuân,” 2000,” “Xóm mộ,” 2001, “Giọt sữa đất,” 2002, ông đã khai khẩn mảnh đất ngôn ngữ miền Nam một cách tài hoa, từ phong thổ, con người tới tập quán, sinh vật của vùng đất cuối cùng tổ quốc Việt. Như:


      Áo hoa ngày Tết thời yên ấm

      gió vá chằm thêm miếng tả tơi.


      Hoặc:


      Giao thừa còn khứa cá kho

      ta mút xương cá giả đò ngon cơm

      vợ chồng như hai cọng rơm

      gió mưa bật gốc vẫn còn ôm nhau.


      Hoặc:


      Ta ếch nhái, em cóc kèn sum họp

      bỗng mừng rơn tìm lại phút tân hôn.


      Về địa danh, cây cỏ miền Nam, tôi cũng chưa thấy một nhà thơ nào đem được vào thơ, nhiều như Phương Triều:

      Ta đưa em về thăm Xóm Cửi

      nơi ta mười tuổi đã từng yêu (…)

      Ta đưa em về thăm Xóm Sáu Lèo

      thuở còn đi học con nhà nghèo

      ban ngày bán báo, đêm vào lớp

      đời không thân thế buồn quạnh hiu(…)

      Ta đưa em về Cầu Ông Lãnh

      thuở ta còn năm tháng phất phơ(…)

      Ta đưa em về quê Sa Đéc

      chèo ghe ghé lại rạch Nha Mân

      ô môi chín những mùa thương nhớ

      ta đợi nhiều đêm cạnh gốc bần (…)

      Ta đưa em về Tống Phước Hòa

      Thắp hương lễ bái xin xăm Bà (…)

      Sinh vật nhỏ như con tép hoặc lớn như con cồng cộc cũng được ông dành cho chúng một tình thương đặc biệt:


      “Ốc bèn mượn vỏ cua rang

      Chằng hiu hỏi nhỏ: hai càng em đâu?

      ốc đang vui bỗng buồn rầu:

      càng, ngoe đã rụng từ lâu, còn gì! (…)

      Đầu ngày cồng cộc qua ngang

      xót con tép rụng hai càng lâm chung.”


      Hoặc:


      “Queo râu dế bỗng la làng

      hỡi ôi, tâm địa họ hàng dế cơm… ơi


      Qua những câu trích dẫn trên của Phương Triều, tôi cho đó là chủ tâm chọn con đường nghịch chiều. Một sự kiện đáng kể của tiếng thơ này, nếu ta so sánh với những tác giả đi trước, đồng thời, hay đi sau; thường có thói quen biểu dương trí thức bằng những ngôn ngữ triết học, thần bí qua thơ văn của họ.


      Chẳng những nỗ lực mang vào trong thơ của mình chữ nghĩa của người dân thôn quê miền Nam, Phương Triều còn cho thấy chủ tâm thi ca hóa những chữ mà, ngay những người bình dân miền Nam hiện nay, cũng ít khi dùng lại, như:


      cứ thậm thụt lui ngày tháng chạp

      thế kỷ buồn già háp mươi năm

      mèn ơi, ai đó đẻ lầm

      trẻ chưa kịp lớn đã lăm le già.


      Hoặc:


      gió bấc mênh mang vào ngõ tết

      cổ già ngứa lại vết thương sâu

      leng keng xe đẩy cà-rem tới

      rao mời nhau một chút thơm râu?


      Không bao giờ nhận mình là nhà thơ, nhưng từ góc độ chân thật tới mủi lòng, thơ Phương Triều là điểm đứng chênh vênh giữa hai cực tự trào và, xót xa thân phận luân lạc:


      soi đèn mọc lại bóng chân

      tay hồ quảng múa ngàn cân bọt bèo

      sa trường lạnh bóng chiều gieo

      hậu trường vẫn cứ bầu tèo nhâm nhi!


      Hoặc:


      quơ thêm đũa gắp cực gần

      vói tay lại được khổ ngần ấy xa

      cạn ngày tổn thất xương da

      giựt mình ngó lại thấy ta đóng... hòm.


      Hoặc nữa:


      tay mỏi thêm sao còn gãi ngứa

      thịt da rần đỏ thẹo từ xương

      đời như chắp lại từ muôn mảnh

      nên dạng hình đen dáng dị thường


      Nhưng, chính từ những hai cực tự trào và, ủ ê đời luân lạc mà, Phương Triều đã rất thi sĩ:

      em không nghe được đêm cuồng lũ

      ngựa hí dài theo cuộc vỡ trăng

      bà con cô bác, em ngày đó

      ngộp khói trầm luân, thở nhục nhằn (…)

      ta chỉ cầu mong em hiểu được

      những mầm xanh vượt gốc cô liêu

      hoa đời nở nụ đầy hương sắc

      do nhựa từ thân chảy hắt hiu!

      Phải chăng, cũng chính từ trái tim mẫn cảm hắt hiu của mình, mà, Phương Triều đã cho được cuộc đời, cho được lưu vong, những dòng nhựa nhân bản, tin, yêu cùng nỗ lực tái hiện ngôn ngữ mang nhiều tính địa phương, làm phong phú thêm cho chữ nghĩa Việt Nam, quê người?


      (8-2010)

      Du Tử Lê

      dutule.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định

      - Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định

      - Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định

      - Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn

      - Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định

      - Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định

      - Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định

      - Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Phương Triều (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phương Triều

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phương Triều với những bài thơ hệ lụy đè nặng trên vai (Hồ Trường An)

      Nỗ lực tái hiện chữ nghĩa “Nam bộ” trong thơ Phương Triều (Du Tử Lê)

      Phương Triều, người lữ hành đi vào bí nhiệm cuộc sống qua tập thơ “Xương Rồng Đen” (Hồ Trường An)

      Phương Triều, Những Dòng Nhựa Tin, Yêu Từ Một Gốc Thân, Tâm Luân Lạc (Du Tử Lê)

      Phương Triều Những Vần Thơ Thân Phận (Đỗ Bình)

      Nhà văn Phương Triều (Nhiều tác giả)

       

      Tác phẩm của Phương Triều

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Chuyện tình người làm thơ

      Tác phẩm trên mạng:

      - poem.tkaraoke - nangbanmai

      - motgocpho.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)