|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Phan Nhự Thức
(1942 - 1996)
Dù khu Bình Hưng Hòa, Sài Gòn tôi vẫn thường đi lại, nhưng hôm ấy loay hoay nhiều giờ vẫn không kiếm được nhà chị Thức và cháu Long Huân là vợ và con trai của nhà thơ Phan Nhự Thức. Có lẽ vì chằng chịt nhiều hẽm, nhiều đường chồng chéo nhau. Cuối cùng tôi đành điện thoại cho chị Thức, và chị đã chạy xe gắn máy ra đón tôi từ đầu đường Hồ Văn Long. Căn nhà nhỏ của mẹ con chị nằm sâu hút lại ngoằn ngoèo trên con đường đất, tôi không tài nào nhớ nổi.
Vừa mua đất cất được căn nhà lá vỏn vẹn 4 năm thì anh Phan Nhự Thức qua đời với căn bệnh ung thư quái ác. Một năm sau ngày mất của anh, chị cắt đất bán bớt lấy tiền xây nhà tường lợp tôn, rồi lập chuồng nuôi heo và mua một chiếc máy may loại gia đình đặt ngay dưới bàn thờ anh, may vá gia công. Chiếc máy may đã bạc hết màu và tróc gần hết gỗ nhưng nhờ nó và mấy con heo, chị đã cùi cũi nuôi cháu Long Huân từ bao năm nay. Chị vừa khóc vừa mở hộc bàn đưa tôi xem cuốn album với một số hình ảnh của anh Phan Nhự Thức trong những ngày cuối đời quấn quít cháu Long Huân trong căn nhà lá. Cháu Long Huân là người con độc nhất, và cũng là niềm hy vọng và hạnh phúc duy nhất của anh. Có nhiều hôm bệnh hành hạ, hai tay anh bấu chặt thành giường, nghiến răng chống chọi cơn đau để giấu vợ và mong con trai không nhìn thấy.
Ngay sau khi tạp chí “Thư Quán Bản Thảo” phát hành với chủ đề về nhà thơ Phan Nhự Thức - nhà văn Thu Hương đã nhờ nhà văn Trần Hoài Thư và nhà văn Phạm Văn Nhàn (chủ trương tạp chí TQBT) tìm giúp địa chỉ của chị Phan Nhự Thức ở Việt Nam nhằm: “Có thể lo cho con của nhà thơ Phan Nhự Thức học hành đến nơi đến chốn, đồng thời giúp chị Thức buôn bán hay làm một việc gì đó cần thiết…” Nhận được hảo ý của cô Thu Hương, hai anh Trần Hoài Thư và Phạm Văn Nhàn đã nhờ tôi tìm hộ. Sau 2 ngày dò tìm, tôi đã vui mừng báo ngay cho hai anh Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn và cô Thu Hương số điện thoại và địa chỉ nhà của chị Phan Nhự Thức. Vài giờ sau, cô Thu Hương báo tin vui cho tôi là đã gửi 200 USD cho chị Thức với: “Hy vọng chị Thức sẽ vui để biết cuộc đời còn chút tình thân của người khác…”
Chiếc máy may loại gia đình cũ kỷ, ọp ẹp ngày nào đã được đẩy sang một bên để nhường chỗ cho chiếc máy may “second hand” loại công nghiệp mà chị Thức vừa mua lại với giá 2.200.000 đồng sau một ngày nhận được tiền gửi tặng của cô Thu Hương. Trong căn nhà nhỏ trống hoắc, đó là vật đắc giá nhất vừa dùng để sinh sống vừa che bớt cái khốn cùng của chị giữa thế gian. Tôi, chị Thức và cháu Long Huân ngồi trò chuyện dưới chân bàn thờ anh Phan Nhự Thức. Chị Thức có vẻ khỏe, nhưng khắc khổ hơn những ngày tháng tôi thường đến quán bún bò của anh chị ở bên hông rạp chiếu bóng Đại Lợi vừa ăn vừa trò chuyện thơ văn cùng anh. Tôi đứng dậy, thắp hương. Nhìn di ảnh trẻ trung, nho nhã của anh trên bàn thờ, tôi chợt nhớ cái thân hình ốm o, da xám đen và nụ cười móm mém vì thiếu răng của anh ngày nào. Anh cực quá, khổ quá, thay đổi quá, đáng thương quá… Và tôi chợt nghĩ đến mình! Một thời đẩy xe ba gát trên đường nhựa cháy bỏng không có dép để mang, đạp xích lô thì đâm xe vào trụ điện, bỏ mối sách báo thì bị giựt hết tiền, làm tài xế thì lái luôn xuống ruộng, và một lần suýt bỏ mạng ở lưng đèo Long Khánh khi chiếc xe chao nghiêng chỉ còn 3 bánh chạy xuống đèo trong mưa lớn. Và cũng vì khốn khó mà một người thân yêu nhất của tôi phải chết cùng đứa con trong bụng khi bị văng xuống đường ở chuyến xe buôn than để lấy tiền sinh con. Sau 1975 thế hệ chúng tôi ròng rã nhiều năm trong nước, nếu không chết thì cũng vất va vất vưởng thật là não nề.
Nhìn khuôn mặt trong sáng, nụ cười hiền, ăn nói điềm đạm, lễ phép của cháu Nguyễn Dương Long Huân, tôi đã không cầm được nước mắt khi chợt nghĩ anh Phan Nhự Thức mất sớm, chị Thức nay tảo tần đơn độc giữa một xã hội nhiễu nhương, hỗn độn không biết có nuôi nổi cháu thành tài theo ý nguyện của anh chị không. Cháu Long Huân bùi ngùi cho tôi biết, cháu đang theo học 2 năm trung cấp Công nghệ Thông tin, sau đó ước ao được học tiếp 3 năm hệ cao đẳng và thêm 2 năm ở bậc đại học. Cháu quyết tâm trao dồi kiến thức và đạo làm người để không phụ lòng cha mẹ cháu. Nhưng theo cháu, sự học ở trường từ trung cấp qua cao đẳng rồi lên đại học chỉ là niềm mơ ước. Vì sự học của cháu hiện nay chỉ tính được từng học kỳ 3 tháng. Năm học đầu tiên, học phí cho mỗi học kỳ là 1.500.000 đồng. Có đóng được thì học tiếp. Nếu không thì ngưng học. Và mỗi ngày, cháu phải đi học bằng xe đạp cách nhà 8 cây số ở mãi quận Tân Phú. Tôi hỏi cháu: “Sao cháu không đi xe gắn máy mà mẹ cháu vừa dùng để đón chú?” Chị Thức giọng buồn buồn đáp thay cháu Long Huân: “Nhà đâu có xe gắn máy. Từ nhiều năm, hai mẹ con chỉ có chiếc xe đạp. Chiếc xe gắn máy anh thấy là tôi đã mượn của cô em dâu, vợ của cậu ruột cháu Long Huân bị tai biến mất gần 3 năm nay, bỏ lại hai đứa con sinh đôi lúc vừa 7 tháng tuổi.” Tôi thấy đôi mắt chị đỏ hoe, nghẹn lời.
Tôi từ giã chị Thức và cháu Long Huân. Trên con đường đất ngoằn ngoèo dẫn ra đường nhựa trời tối như mực. Trong bóng đêm, tôi chợt nhớ tâm sự của cô Thu Hương: “Tôi một thời cũng đã một mình nuôi con. Nước mắt đã cho tôi vững mạnh. Tôi muốn nuôi con trai của nhà thơ Phan Nhự Thức nên người. Tôi muốn dành tiền cho những mãnh đời không may. Ngày mai phải khác ngày hôm nay anh Phương Tấn ạ…” Tôi bỗng cười buồn một mình trong đêm tối khi bất chợt nhìn thấy một chút ánh sáng nhạt nhòa hắt ra từ ô cửa nhà ai, rồi hí hửng vọt miệng cùng nước mắt hai câu thơ của Mãn Giác thiền sư “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một nhành mai.”
(Orange County, CA, USA tháng 1-2016)
* Câu thơ trong “Bài thơ cuối cùng” của nhà thơ Phan Nhự Thức
Nhà thơ Phan Nhự Thức còn có các bút danh Mê Kung, Đạm Hải Triều, Hà Diện Đàm, Chế Phan Nguyên tên thật Nguyễn Văn Minh sinh ngày 4 tháng 2 năm 1942 tại Đà Nẵng.
Thơ ông xuất hiện trên văn đàn miền Nam từ năm 1960. Ông chủ trương tạp chí “Trước Mặt”, tạp chí “Tập Họp” và thành viên trong Ban sáng lập “Quảng Ngãi Nghĩa Thục”.
Nhà thơ Phan Nhự Thức qua đời tại Sài Gòn ngày 21 tháng 01 năm 1996. Tác phẩm đã xuất bản: “Đốt Tuổi”, thơ, NXB Ngưỡng Cửa, Quảng Ngãi, 1969. Thư Ấn quán (Hoa Kỳ) tái bản 2007.
- Xuân Thao Phương Tấn Hồi ức
- Hạ Đình Thao, Như Mới Bữa Hôm Qua Phương Tấn Hồi ức
- Vớt bình minh trong đêm Phương Tấn Thơ
- Trang Thơ Phương Tấn Phương Tấn Thơ
- Và Bước Một Bước Lạ Phương Tấn Thơ
- Vạt Nắng Lung Linh Cùng Gió Mới Phương Tấn Hồi ức
• Phan Nhự Thức và Quán Quảng Nam (Trần Yên Hòa)
• Vạt Nắng Lung Linh Cùng Gió Mới (Phương Tấn)
• Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt (Khắc Minh)
Phan Nhự Thức, Một Đoạn Đời Khắc Khổ (Phan Xuân Sinh)
Phan Nhự Thức Chưa Thỏa Mãn Khi Nằm Xuống (Phan Xuân Sinh)
Phan Nhự Thức (khacminh.wordpress.com)
Phan Nhự Thức Đốt Tuổi Tìm Vui
(Luân Hoán)
(Trần Yên Hòa)
Phan Nhự Thức, Đời Người Đời Bạn (Vương Trùng Dương)
Phan Nhự Thức (Vương Trùng Dương)
Cơn Mưa Tháng Chạp - Quảng Ngãi và Tôi
Một bài thơ cũ: Nhà thơ Phan Nhự Thức
Thơ trên mạng:
- thivien.net, - khacminh.wordpress.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |