|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng
Đây lại là một trường hợp nữa của một nhà giáo kiêm nhà văn. Nguyễn Xuân Hoàng sinh năm 1937 tại Nha Trang, dạy triết. Trong cuốn "Tổng Quan Văn Học Miền Nam" ông Võ Phiến ghi là Nguyễn Xuân Hoàng sinh ngày 7/7/1937, và sang Mỹ năm 1984, nhưng trong cuốn "Căn Nhà Ngói Đỏ" lại thấy ghi anh sinh năm 1940 và khi nói chuyện với tôi, anh cho biết sang Mỹ năm 1986. Tôi biết Nguyễn Xuân Hoàng từ khoảng năm 1962-63 khi anh dạy tại trường trung học Ngô Quyền, Biên Hòa. Sau đó chừng 2-3 năm anh đổi về trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn.
Hình như từ khi sang định cư tại Mỹ, Nguyễn Xuân Hoàng chỉ ở vùng Orange County và chỉ làm báo, làm văn, chứ không làm một nghề nào khác (?). Ngồi trong tòa soạn nhật báo "Người Việt", chúng tôi hàn huyên về chuyện cũ Sài Gòn trước khi tôi đề cập đến việc viết lách của anh từ khi qua Mỹ. Nguyễn Xuân Hoang cho biết:
- Thưa anh từ hồi qua Mỹ đến giờ, tức là từ năm
86, tôi viết được tất cả 4 cuốn. Trong đó có ba cuốn
truyện dài và một tập tùy bút.
Ngoài ra hình như anh cũng cho tái bản một vài
cuốn đã in ở Sài Gòn trước kia?
- Thưa anh không. Có một cuốn tôi viết lại chứ không phải là tái bản. Cuốn đó ngày xưa xuất bản ở Sài Gòn tên là "Kẻ Tà Đạo". Tôi viết lại thành cuốn "Người Đi Trên Mây". Viết hoàn toàn mới. Sở dĩ viết như vậy vì tôi định in một bộ trường thiên ba tập mà cuốn đó là chuyện xảy ra trước 1975 ở Sài Gòn. Hai cuốn sau, một cuốn về những chuyện xảy ra từ 75 đến 85 sau khi Hà Nội chiếm Sài Gòn, và cuốn thứ ba viết ở Mỹ.
- Thưa anh trong bốn cuốn anh viết sau này, nguồn cảm hứng vẫn như cũ hay đã thay đổi hoàn toàn?
- Thưa anh, thay đổi hoàn toàn. Về cách viết cũng như về cách nhìn nhân vật và khung cảnh. Tất cả tôi viết theo một cái nhìn mới.
- Xin anh cho biết lý do tại sao lại có ý muốn thay đổi hoàn toàn như vậy?
- Sở dĩ tôi có cái thay đổi như vậy là bởi vì, thứ nhất, tôi nhìn lại cái giọng văn chương mà tôi đã làm trước kia khi tôi làm tổng thư ký tờ báo Văn ở Sài Gòn, và sau năm 75 tôi nhìn cái văn chương của Hà Nội, tôi thấy hai cái nền văn chương đó có cái hơi khác nhau, hơi chỏi nhau. Nền văn chương của Việt Nam mình trước 75 thì cái tính chất thuần văn chương rất nhiều. Cái tính chất "nghệ thuật vị nghệ thuật" rất nhiều. Trong khi nền văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa thì nhắm vào tuyên truyền là chính. Và cái thuyết phục người ta thì văn chương Hà Nội không thuyết phục được. Nhưng mà cái chữ nghĩa của nó, quả thật nó có một sự suy nghĩ. Không phải nó dùng chữ một cách tự nhiên mà dùng chữ có cách dùng của nó. Đó là lý do tôi phải viết lại tiểu thuyết của tôi bằng cái lối đó nhưng mà hoàn toàn đi ngược lại cái nền văn chương hiện thực của Hà Nội.
- Khi viết những tác phẩm mới này anh có nhắm vào một đối tượng đặc biệt nào không?
- Thưa anh tiểu thuyết viết ra tức là viết cho con người. Cái đối tượng đặc biệt tôi không nhắm vào, nhưng mà tôi biết, những người đọc sách của tôi phần lớn là những người dã chia sẻ với tôi về cái lớp người mà chúng tôi đã từng sống với nhau trong cái khung cảnh và cái văn hoá như thế.
- Sau những biến chuyển của đất nước và của cá nhân anh nữa, anh thấy lối suy tư của anh bây giờ nó khác ngày xưa?
- Về cái lối suy nghĩ của tôi, tôi thấy nó khác là vì nhiều lý do lắm. Khác như thế nào thì tôi chưa rõ lắm, nhưng nó khác là bởi vì, thứ nhất, cái cuộc sống nó không có giống như trước kia mình sống. Thứ hai là những năm tù đầy của tôi, ít thôi, tôi tù có 4 năm thôi. Những năm tù đó làm cho tôi nhìn cuộc đời không giống như tôi đã nhìn trước kia.
- Anh có thấy khó khăn trong việc viết lách ở nơi đất định cư này không?
- Thưa anh tôi thấy rất nhiều khó khăn trong việc viết lách. Bởi vì đời sống ở Hoa Kỳ làm việc rất là cực. Thời gian để viết chúng tôi có rất ít. Không biết các bạn khác như thế nào, nhưng riêng cá nhân tôi, mỗi ngày tôi làm tờ "Người Việt", nó nuốt mất hết thì giờ vì đó là báo hàng ngày. Đến cuối tuần tôi phụ trách tạp chí "Thế Kỷ 21" là một tờ báo tháng. Thành ra hai công việc ấy nó nuốt tôi, đến độ tôi muốn viết một tiểu thuyết, thay vì sáu tháng tôi mất đến ba-bốn năm. Trường hợp cuốn "Bụi Và Rác" là một điển hình.
- Đó là khó khăn về tinh thần. Còn về mặt vật chất có khó khăn không? Tôi được biết ngày xưa ở Sài Gòn các anh em viết lách chuyên nghiệp sống rất thoải mái.
- Phần tôi phải nói rằng về đời sống vật chất cũng rất khó khăn. Là bởi vì như anh biết, lương của một người làm việc ở một tờ báo Việt Nam không có lương lớn. Tiền ấy chỉ đủ trả tiền nhà ở Mỹ thôi. Do đó việc viết một cuốn tiểu thuyết tức là coi như mình bỏ ra một số thì giờ mà lẽ ra mình có thể làm việc để kiếm thêm giúp đỡ gia đình, thì đến khi viết xong một cuốn tiểu thuyết, tiền thu vào cũng không là bao nhiêu.
- Số độc giả ở ngoại quốc bây giờ rất ít phải không anh?
Vâng, số độc giả rất là ít. Thường thường ở đây in trung bình một nghìn đến hai nghìn cuốn là tối đa.
- Bán trong thời gian bao lâu mới hết?
- Thông thường hơn một năm. Mà đó là tác giả người ta thích đọc. Còn những tác giả khác dù là giá trị nó lớn, người ta cũng phải chờ hai-ba năm sau mới hết.
- Thế sách anh viết, anh đưa cho một nhà xuất bản chứ không tự in?
- Nhiều người khuyên tôi tự in lấy, nhưng tôi không in. Tôi giao cho nhà xuất bản. Bằng chứng là bốn cuốn sách của tôi do bốn nhà xuất bản khác nhau làm.
- Nói đến việc xuất bản sách. Anh có thể nói cho biết qua về cách thức xuất bản sách ở đây?
- Ở ngoại quốc, vấn đề in sách cũng dễ như hồi ở Việt Nam mình trước 1975 thôi. Tức là thế này: Viết xong một cuốn tiểu thuyết, nếu như tác giả muốn in thì nhờ người ta đánh ra, "lay-out" và đưa nhà in, làm cái bìa. Không phải kiểm duyệt gì cả. Còn nếu không muốn làm công việc in ấn lấy, thì giao cho một nhà xuất bản. Có thể nhà xuất bản in xong họ trả cho 10% trên số tiền ghi giá bán. Giống như ở Sài Gòn vậy. Nhưng nó ít là bởi vì in ít, thì số tiền (tác giả thu được) ít. Tôi lấy ví dụ như nếu cuốn đó để giá 10 đồng, thì in một nghìn cuốn, tác giả được một nghìn đồng.
- Số vốn để in một ngàn cuốn sách, cũng không nhiều lắm?
- Nếu muốn in một cuốn tiểu thuyết khoảng 200 trang, mà in một nghìn cuốn, bìa mầu, thì người đứng bỏ tiền in phải bỏ ra khoảng ba nghìn cho tới bốn nghìn đồng. Họ trả tác quyền xong họ thu về ba bốn nghìn. Thì coi như họ thu lại cũng hơi khó nếu sách bán không chạy.
- Trong tương lai gần anh có dự tính cho ra một tác phẩm mới nào không?
- Tôi được nhà xuất bản An Tiêm, nhà xuất bản nổi tiếng ở Việt Nam trước kia, nhờ viết hai cuốn. Người chủ trương là ông Thanh Tuệ, ở Paris. Còn người làm công việc của An Tiêm ở Hoa Kỳ là ông Châu Văn Thọ. Nhưng có sự hiểu lầm sao đó mà bây giờ ông Thọ để là nhà xuất bản Thanh Văn. Chính ra nó là An Tiêm. Thì ông Thọ nhờ tôi viết hai cuốn tiểu thuyết sắp tới. Một cuốn là cuốn cuối cùng trong bộ ba "Người Đi Trên Mây", tức "Bụi Và Rác". Và một cuốn nữa tôi chưa biết tên nó là gì. Ngoài ra ổng cũng đề nghị tôi viết một cuốn tầm trung, dầy chừng 150 trang thôi. Cuốn đó viết theo kiểu "Le Petit Prince" hay "Câu Chuyện Dòng Sông". Tôi nhận lời nhưng chưa viết.
- Anh vừa mới nhắc đến tên tác phẩm "Người Đi Trên Mây". Anh có thể giải thích lý do tại sao chọn tên đó?
- Vâng. Cái cuốn "Người Đi Trên Mây" này như là nó vận vào người tôi. Ai đọc nó rồi sau này gặp tôi đều gọi tôi là người đi trên mây cả. Một người bạn hỏi tôi nếu dịch cuốn này ra tiếng Mỹ thì dịch như thế nào. Theo tôi nghĩ, tiếng Việt mình khi nói một người đi trên mây, có nghĩa là một người không thích ứng với xã hội, một người mơ mộng, một người đứng bên lề cuộc đời. Và một thái độ như vậy thường hay bị chê trách. Tôi viết về một nhân vật như vậy.
- Đấy không phải là một bản tự họa?
- Nhiều tờ báo ở đây, nhất là tờ Văn Học của anh Nguyễn Mộng Giác, khi phỏng vấn tôi, cứ hỏi "có phải đây là một cái minh họa chính tác giả không"? Tôi có trả lời quý vị ấy rằng tôi là một người khác, tôi không phải là tôi ở trong truyện.
Nguồn: Kệ sách Học Xá
Những dịp tôi sang Cali chơi, thỉnh thoảng có gặp Nguyễn Xuân Hoàng. Nhưng những lần đó chỉ hàn huyên lung tung những chuyện thiên hạ, chứ không nhắm vào việc phân tích tìm hiểu tình hình văn học ở Cali và công việc viết lách của bạn. Lần này qua đường giây viễn liên, được biết Nguyễn Xuân Hoàng đã rời vùng Orange County và việc làm với báo chí Việt để lên vùng San Jose hợp tác với tờ San Jose Mercury News, phần phụ trang Việt ngữ.
Nghe tiếng cười ròn rã trong điện thoại và lối nói chuyện cũng đoán được tình trạng tinh thần anh nay lên rất cao. Đồng lương của người Mỹ trả cho người cầm bút dù sao cũng khá hơn rất nhiều so với báo chí Việt. Tuy nhiên, anh rên quá về mức sinh hoạt cao của vùng đất Bắc Cali, nhất là giá nhà cửa. Anh cho một thí dụ điển hình: một căn nhà xoàng thuê ở vùng Nam Cali là 1100 đô-la một tháng, thì ở San Jose phải trả 2400 đồng. Một căn nhà vùng Orange County giá 175000, thì lên San Jose nó phải trị giá 450000! Phải chăng vùng Thung lũng điện tứ nhiều công việc làm ăn với đồng lương cao thì tiền chi ra cũng phải nhiều?
Còn nhớ trước đây 6 năm, Nguyễn Xuân Hoàng cho biết công việc sinh nhai chiếm hết thời giờ, là một trở ngại lớn cho việc sáng tác. Tôi hỏi anh rằng nay đã 6 năm rồi, cuộc sống hẳn phải ổn định hơn, vả lại với việc làm mới với lương bổng hậu hĩ, thì anh còn thấy có trở ngại như trước không?
- Cái công việc mới bây giờ nó là "mới", cho nên có nhiều việc lại bắt đầu lại hết.
- Nhưng cũng vẫn chỉ là việc viết lách thôi?
- Mình mừng vì công việc bây giờ là làm tuần báo. Còn trước kia là nhật báo, việc mỗi ngày. Nhưng đây là lần đầu tiên một tuần báo Mỹ đứng ra làm báo tiếng Việt. Cho nên có những cách thức không giống như một tờ báo Việt Nam mà mình đã làm lâu nay. Tiêu chuẩn làm việc hoàn toàn khác với cái mà mình vẫn làm. Lúc đầu mình hình dung công việc, nhưng sau thấy nó không phải thế. Lúc đầu dự trù khổ này một tuần 32 trang. Nhưng số đầu tiên ra lại là 88 trang. Và bây giờ đây đang làm số 17, mà số trang lên thành 152. Cho nên công việc rất bận rộn.
- Số trang tăng như vậy là dấu hiệu có sự phát triển?
- Tờ báo phát triển rất mạnh. Quảng cáo rất nhiều. Mà số trang tăng như vậy thì phải tăng bài lên. Cũng chính vì quảng cáo nhiều mà bị các đồng nghiệp chửi rủa quá. Đại khái chửi mình là "bồi bút" (cười)
- Xin lỗi, đây là tờ báo bán hay biếu?
- Tờ S. J Mercury News là báo bán, còn phần Viet Mercury nằm trong đó là báo biếu.
- Hoàng đã làm việc nhiều năm với các báo và bạn đồng nghiệp người Việt (Người Việt, Thế Kỷ 21). Nay sang làm với một tờ báo của người Mỹ, thì có thấy có sự khác biệt gì không?
- Cách thức làm việc khác nhau rất nhiều. Cái diễn trình của công việc cũng khác. Cách đây mấy năm tờ S. J Mercury đã có một phần tiếng Tây Ban Nha dành cho độc giả người Mễ vì vùng này rất nhiều người Mễ. Sau ba năm, bây giờ mở thêm phần tiếng Việt cho số người Việt khoảng 115 ngàn người. Mình chưa quen với cách thức của họ. Trước kia tờ "Người Việt" thì phần quảng cáo là quảng cáo, phần bài viết thì thấy trống chỗ nào bỏ vào chỗ đó. Bây giờ, ở đây phần quảng cáo in vào với phần bài viết. Nó phải làm cái gọi là composing, tức là công việc nối liền người lo lay-out ra cái quảng cáo, kèm theo bài viết có trong trang đó. Tức là một trang vừa quảng cáo vừa có bài. Nên nó hơi rắc rối một chút. Và hình ảnh thì nó phải chuyển đến một chỗ riêng để nghiên cứu xem cái hình ảnh này khi in ra nó phải cùng một độ đậm nhạt với những bài trên cùng trang. Còn làm tờ báo tiếng Việt mình thì ít khi quan trọng cái đó. Tóm lại là technique nó rất kỹ. Còn về phần tin thì nó mua tin của AFP, nó dùng tin của hãng tin riêng của nó. Mình không được quyền dịch tin của những hãng tin khác mà nó không mua hay trao đổi. Trong khi mình làm báo tiếng Việt mình không để ý chuyện đó.
- Như vậy thì sau khi sang làm chỗ mới này, công việc cũng ảnh hưởng tới việc viết lách?
- Nó ảnh hưởng là vì sau khi làm xong ở đây rồi thì phải lo cho tờ tạp chí "Văn", mỗi tháng ra một số. Mỗi tối, và cuối tuần ở nhà mình phải giao dịch với các tác giả viết bài, phải edit bài, phải lay-out bài. Phải làm từ A tới Z vì có tiền đâu mà dám thuê ai. Rồi cái quan trọng nhất là mỗi số báo phải viết vào khoảng từ 6 đến 8 trang "sổ Tay". Cho nên mình đã lấy tiền bản quyền cuốn "Người Đi Trên Mây III" cả 5 năm nay rồi, mà vẫn chưa đưa sách cho nhà xuất bản! Mình vẫn dự trù trong đầu là khi lên trên này, mình sẽ viết cuốn đó.
- Như thế mấy cuốn khổ nhỏ chừng 150 trang hồi năm 92 định viết, chắc là vẫn chưa ra?
- Cái cuốn đó, trong đầu mình dự định hôm nói chuyện với Phúc, sau đó mình có viết được trên 100 trang rồi. Đến khi dọn nhà lên trên này, bị lạc mất cái đĩa trong đó có một đoạn mình dự tính in giới thiệu trong Tạp chí Văn, nay bị mất rồi
- Thế trong 6 năm qua Hoàng có thấy biến chuyển gì trong cách nhìn cuộc sống Mỹ, nhìn nền văn hóa, xã hội Mỹ, và như thế nó ảnh hưởng tới nguồn cảm hứng khi Hoàng viết?
- Trong mấy năm qua, thật tình mà nói, mình vùi đầu vào công việc, nên không có được khoảng trống để ngồi nhìn vào thế giới văn chương. Chỉ có đọc thôi, mà đọc một số ít thì chưa đủ để trả lời câu hỏi. Nhưng mình cảm thấy thế này: hình như càng ngày mình càng thấy những điều mình viết, mình không ưng ý. Vì lý do cái tính chất rộng lớn của nó chưa đủ để người đọc cảm thấy có một cái gì đó bắt họ phải suy nghĩ. Còn thiếu cái đó. Còn gia nhập với dân bản xứ, mình cũng chưa có nhiều, cho nên khi viết về dân bản xứ, mình thấy ngượng lắm, chưa tự tin. Mà khi viết về vùng đất mình đang ở mà thiếu con người bản xứ, thì cái đó không thể gọi là thành công được.
- Như vậy bây giờ Hoàng vẫn viết về khung cảnh và con người Việt Nam?
Không. Viết về khung cảnh mới, nhưng là con người Việt Nam ở khung cảnh mới, chứ không đưa được những nhân vật bản xứ vào trong khung cảnh mới của mình. Là vì mình không nắm được văn hóa và tâm lý của con người đó. Khi viết về một gia đình người Mỹ chẳng hạn, mình cần phải nắm được những yếu tố về môi trường văn hóa, xã hội thực sự của họ như thế nào. Đó là cái quan trọng.
- Trong thời gian qua Hoàng có dịp liên lạc với những người cầm bút còn ở trong nước không?
- Ở trong nước thì chỉ liên lạc với những người cầm bút của Miền Nam trước kia đã viết cho tạp chí Văn. Thì nay mình liên lạc với họ. Họ không còn viết trong nước nhưng gửi bài ra cho tờ báo Văn ngoài này.
- Những tác giả đó gửi bài ra cho Văn mà họ không sợ bị nguy hiểm à?
Phần lớn những truyện đó họ viết không có vấn đề chính trị. Họ viết về cái đời sống mới, tâm lý và xã hội nhiều hơn. Nhưng mà họ chấp nhận điều đó (nguy hiểm) cho nên mình nghĩ không có vấn đề gì đối với họ đâu. Tuy nhiên có một nhân vật này mình thấy hơi lo một chút. Đó là anh Nguyễn Thụy Long. Bây giờ anh ấy có gửi ra một số truyện và mình có đem bán được thột ít tiền cho anh ấy. Anh ấy viết rất thẳng thắn. Mình lo cho anh ấy.
- Mà vẫn ký bút hiệu cũ?
- Vẫn ký Nguyễn Thụy Long. Vừa rồi ông Văn Nghệ in cho anh ấy một cuốn là "Hồi Ký Viết Trên Gác Bút". Nó có hai nghĩa, vừa là cái gác để ngồi viết, vừa là "dẹp bút, không viết".
- Cái nghĩa thứ hai này đã được Vũ Hoàng Chương dùng rồi đấy. Sau khi cộng sản vào Sài Gòn, bà Mộng Tuyết có vẻ sợ liên lụy vì để Vũ Hoàng Chương ở căn lầu phía sau nhà bà ở Phú Nhuận. Ông Vũ biết ý nên bỏ Gác Mây, về ở trên căn gác nhỏ của mẹ con bà Đinh Hùng ở phường Cây Bàng, bên trong hẻm Hãng Phân, Khánh Hội. Ông đặt tên nó là Gác Bút: cộng sản vào, ông gác bút! Còn quyển hồi ký của Nguyễn Thụy Long mình cũng đọc rồi, do ông Văn Nghệ gửi cho. Anh ta long đong quá! Hoàng có đọc truyện của nhà văn nào trong nước không?
- Mình có đọc truyện của anh Nguyễn Huy Thiệp.
- Thấy anh ta viết vẫn như thế, hay lại thay đổi như trường hợp Trần Mạnh Hảo?
- Không. Trần Mạnh Hảo thì thay đổi ngược hẳn lại. Nhưng mình có nhận xét là: TMH dính vào vấn đề thời sự nhiều, còn NHT thiên về văn chương nhiều hơn. Khi một nhà văn viết mà dính vào vấn đề thời sự nhiều, thì không biết rằng liệu rồi họ có vượt lên khỏi chuyện thời sự không. Vì thời sự, chính trị thì phải thay đổi, phải qua đi chứ. Cái còn lại vẫn là văn chương. Tôi cho NHT là một nhà văn. Còn mấy vị kia tôi cho rằng họ là những nhà văn can đảm về thời sự, chứ họ không quan tâm đến văn chương lắm.
- Còn tình hình văn học nghệ thuật ở hải ngoại trong 6 năm qua có gì đáng nói?
- Nói chung, phần lớn các nhà văn nhà báo người Việt ở hải ngoại đều tập trung về vùng Quận Cam. Các nhà văn nghệ đủ mọi ngành: âm nhạc, hội họa, sân khấu, văn học. Thí dụ, riêng về văn học có bốn tờ tạp chí văn chương là Văn Học, Thế Kỷ 21, Hợp Lưu, và tờ Văn. Còn tuần báo cũng rất nhiều. Nhưng nói chung bốn tờ báo vừa kể nằm trong bốn khuynh hướng không giống nhau.
Chẳng hạn tờ Văn Học có một nửa hay 1/3 là sáng tác. Còn lại là biên khảo văn chương. Tờ Thế Kỷ 21 thì đủ thứ: vừa chính trị, vừa khoa học kỹ thuật, vừa văn học nghệ thuật. Tờ Hợp Lưu cũng có biên khảo, có chủ đề, nhưng trong tờ Hợp Lưu có chứa đựng một số truyện từ trong nước pha trộn với truyện viết ngoài nước, và vấn đề đặt ra nó hơi "avant garde" (sớm, tiến bộ) một chút. Còn riêng tờ Văn chỉ thuần sáng tác, và đặt nhẹ vấn đề lý luận phê bình. Cũng có bài phê bình lý luận, nhưng không phải là chính. Sáng tác mới là chính. Thành ra, nếu nói về sáng tác thứ tờ Văn có thể thấy điều này: rất là khó khăn nếu muốn tìm một truyện ngắn hay. Đó là vì ở đây ai cũng phải lo làm việc. Tờ báo không mang lại tiền bạc khi người ta viết. Người ta không được tiền nhuận bút. Mà đôi khi người ta còn phải mua tờ báo. Cho nên sự có mặt của những tờ báo đó, có thể nói là nhờ sự cố gắng rất lớn của người làm báo lẫn người viết báo. Tờ báo thành hình là do bài viết đến từ nhiều phía lắm. Chẳng hạn những nhà văn từ Canada, từ Úc, từ Âu châu, từ trong nước, đều góp phần xây dựng lên tờ báo.
- Ủa, thế những báo này khi đăng bài của người ta mà không trả nhuận bút à?
- Từ trước tới giờ không có tờ báo nào trả nhuận bút hết!
- Thế à! Nhưng mà ít nhất khi đăng bài thì cũng phải gửi biếu người ta số báo có bài của người ta chứ?
- Tất nhiên. Chuyện đó thì có. Về nhuận bút, tôi xin kể một chuyện này: Khi tôi còn làm tờ Thế Kỷ 21, tôi có xin bài của ông giáo sư Vương Văn Bắc, cựu Bộ trưởng ngoại giao. Anh Bắc viết một bài từ Paris về vấn đề kinh tế, ký tên là Hoàng Linh. Hồi đó cách đây độ 7-8 năm, tôi có nói với anh Đỗ Ngọc Yến, đề nghị trả tiền nhuận bút. Nhuận bút cho bài như vậy là 25 đồng. Anh Linh gửi trả lại tiền và nói rằng: "Hoàng ơi, cái tiền gửi fax từ Paris qua, cũng đã nhiều hơn 25 đồng rồi! Còn cái công ngồi viết và tính theo giờ, cũng đã đáng mấy trăm rồi. Nhưng anh nghĩ rằng đóng góp được cho tờ báo chút nào hay chút nấy. Anh không lấy tiền". Đó là sự đóng góp của người viết. Mà cái công sức của họ quá nhiều trong khi không thể đền đáp lại.
- Nhưng theo mình nghĩ, phần người chủ trương tờ báo cũng vẫn cứ gửi nhuận bút, và nói rằng đó là một biểu lộ rất khiêm nhường sự quý trọng đối với cái công của tác giả và với giá trị của bài họ viết.
- Ý kiến đó đúng thôi. Nhưng mà đó là với trường hợp tờ báo tự nuôi sống được. Nhưng tờ báo không thể tự nuôi sống nó được. Ví dụ như trước kia những người chủ trương tờ Văn Học mỗi tháng phải móc tiền túi ra từ 300 tới 500 đô, để bù giữ cho tờ báo đứng được. Còn như tờ Văn của Mai Thảo mà bây giờ mình làm, là do những người bạn đóng góp tiền. Chứ tự nó không thể sống được. Bây giờ tờ báo không thể tự nuôi được nó, thì lấy tiền đâu để trả cho người viết?
- Tại sao cho tới giờ chưa thấy một tác giả người Việt nào được người Mỹ chú ý, mặc dù họ đã có tên tuổi trong sinh hoạt văn hóa của chúng ta?
- Tại vì họ không viết bằng tiếng bản xứ. Hiện nay có những người trẻ viết bằng tiếng Mỹ đã được người Mỹ chú ý lắm chứ. Còn về điện ảnh thì mới có một thanh niên tên là Tony Bùi, khi rời Việt Nam mới có 2 tuổi, vừa mới tạo rất nhiều sôi nổi, được cả nước Mỹ nhắc tới trong một tháng nay vì đã đoạt một lúc 3 giải thưởng về điện ảnh với cuốn phim "Three Seasons". Hiện nay trong giới trẻ có nhiều người rất xuất sắc và được người Mỹ đón nhận ngay tài năng của họ chứ không có sự kỳ thị đâu.
- Nhà thơ Vi Khuê Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Trần Long Hồ Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Nhã Ca - Trần Dạ Từ Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Hà Thượng Nhân Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Nguyễn Xuân Hoàng Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Nguyên Sa Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Nguyễn Thị Thanh Bình Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Nhã Ca - Trần Dạ Từ Vĩnh Phúc Phỏng vấn
• Nguyễn Xuân Hoàng (Học Xá)
• Một cái gì rất Nguyễn Xuân Hoàng: Sổ tay (Trần Doãn Nho)
• Bụi và Rác của Nguyễn Xuân Hoàng (Trần Hồng Châu)
• Những con chí mén, vài nhân vật nữ và Sisyphe của Nguyễn Xuân Hoàng (Nguyễn Tà Cúc)
• Nguyễn Xuân Hoàng Cho Tôi... (Xuân Vũ)
• Hoàng (Song Thao)
• Nguyễn Xuân Hoàng Trên Con Dốc Tử Sinh (Ngô Thế Vinh)
• Nguyễn Xuân Hoàng (Vĩnh Phúc)
- Trang Tưởng Niệm Cựu Giáo Sư, Nhà Văn, Nhà Báo Nguyễn Xuân Hoàng (cothommagazine.com)
- Đôi dòng về Nguyễn Xuân Hoàng (damau.org)
- Nguyễn Xuân Hoàng, Trong và Ngoài Văn Chương (kesach.org)
- Nguyễn Xuân Hoàng, Từ Thơ Đến Văn (Viên Linh, damau.org)
- Bụi Và Rác Của Nguyễn Xuân Hoàng (Nguyên Sa)
- Nguyễn-Xuân Hoàng: Tình yêu chữ nghĩa hấp dẫn và bất trị (Huỳnh Phan Anh)
- Bạn Và Rác (Đặng Phùng Quân, damau)
- Chung quanh... Bụi, Rác, Và Nỗi Đau! (Phan Nhật Nam, diendantheky)
- Nguyễn Xuân Hoàng (tranthinguyetmai.wp)
- Văn Chương và Quê Hương (Việt Hải)
• Tôi muốn nắm bắt nét đẹp của nền văn hoá quê hương tôi (Nguyễn Xuân Hoàng)
• Mưa ở Berkeley (Nguyễn Xuân Hoàng)
• Nhà văn Cung Giũ Nguyên và những người học sinh cũ (Nguyễn Xuân Hoàng)
• Tủ Sách Của Trần Phong Giao (Nguyễn Xuân Hoàng)
• Đi tìm nguồn cội (Nguyễn Xuân Hoàng)
- Nguyễn Xuân Hoàng blog (VOA)
- Nguyễn Xuân Hoàng (sites.google)
- Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu (sangtao.org)
- Bụi và Rác (t-van.net)
Bài viết trên mạng:
- ngo-quyen.org - tuongtri.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |