1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyên Minh và Màu tím hoa mua, anh còn nợ … (Hoàng Kim Oanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      9-2-2022 | VĂN HỌC

      Nguyên Minh và Màu tím hoa mua, anh còn nợ …

        HOÀNG KIM OANH
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Nguyên Minh

      1. Trên tay tôi là tập truyện mới nhất của nhà văn Nguyên Minh: Màu tím hoa mua (MTHM) do Nhà xuất bản Thanh Niên cấp phép. Cuốn sách trang nhã với nhiều tranh đẹp của các họa sĩ tên tuổi một thời, cùng sự chăm chút trình bày của họa sĩ Nguyễn Sông Ba, gồm 21 truyện chiếm 241 trang. Phần cuối sách có 10 phụ lục từ trang 243 đến 316 là lời của 10 nhân vật trong cuộc, những con người bằng xương bằng thịt lúc đậm lúc nhạt xuất hiện trong tác phẩm Màu tím hoa mua theo dòng kí ức của tác giả, như những chứng nhân, như những tâm tình yêu thương mà bạn bè dành cho tác giả. Hai mươi mốt câu chuyện nhẹ nhàng xoay quanh những vùng đất tác giả đã sống, đã đi qua; quanh những khuôn mặt bạn bè, gia đình, những con người thân sơ anh đã quen, đã gặp như mối nhân duyên lạ kì của số phận được gắn kết bởi văn chương…


      2. Tôi thích màu tím. Như nhiều phụ nữ già trẻ vẫn thích. Cái màu buồn buồn mà kiêu sa chung thủy. Cái màu thương màu nhớ… Và những đóa hoa mua mộc mạc hoang dại vượt khô cằn sỏi đá tím ngát cả một vùng đồi núi khắp các miền Bắc Trung Nam… phải chăng cũng là một biểu trưng của tình yêu, của tình bạn thủy chung, của sức sống bình dị mà kiên cường không gì dập tắt nổi của một tâm hồn đã trót hẹn với văn chương… Vì vậy, tôi đã thích thú đón nhận tập truyện Màu tím hoa mua của anh Nguyên Minh với ý nghĩ ban đầu: có lẽ là tập truyện về những/một mối tình sâu đậm của anh như anh em thân hữu lâu nay vẫn đùa ghẹo anh về một T., nào đó… Mà mỗi lẫn nhắc đến những dấu chấm, chấm… ấy anh vẫn bối rối, đỏ mặt, cười lỏn lẻn… e thẹn rất duyên như một cậu học trò bẽn lẽn nói về mối tình đầu thơ mộng của mình. Không chút u sầu hay dằn vặt. Không lấm la lấm lét nhìn xem L. nhà mình có nổi cơn Hoạn Thư không… Trong sáng. Hồn nhiên. Rất lạ.


      Nhưng đọc hết 21 câu chuyện của anh trong Màu tím hoa mua, nhất là ở truyện cùng tên dài 13 trang (trang 197-209) hóa ra tôi đã nhầm. Chỉ là một cái cớ. Một duyên cớ mà anh mượn để nói về đam mê lớn nhất đời mình: Đam mê văn chương chữ nghĩa. Nỗi đam mê mà anh đã đánh đổi bằng tình yêu, hạnh phúc và cuộc sống của bản thân mình trong từng ấy năm tháng… Ít ỏi chi, 72 năm, cả một đời người... Kỉ niệm buồn về một mối tình đã lỡ cứ thổn thức trong những chuyến đi về Phan Rang - Sài Gòn qua những ngọn đồi nhuộm đầy một màu tím hoa mua…. tuy có bàng bạc trong truyện và tất nhiên tất cả truyện khác của anh, nhưng thật ra câu chuyện tình lỡ này chỉ được nhắc tới vỏn vẹn 13 dòng cuối truyện như một chút chạnh lòng. Theo dòng hồi tưởng của tác giả, 13 trang của câu chuyện Màu tím hoa mua – được anh dùng làm nhan đề cho tập truyện thứ 5 này sau Đám tang đa đa, Căn nhà hoang xuất bản trước 75; Tưởng chừng đã quên (2007), Ngôi nhà số 11 (2009) như bùng lên từ bài hát Anh còn nợ em trong buổi ra mắt tập thơ Khuya thắp nắng của anh Đoàn Văn Khánh. Những hồi tưởng cứ miên man về cuộc tình lỡ đầu đời mà anh đã đánh đổi cho món nợ văn chương với nỗi dằn vặt: Thì ra anh đã bỏ cuộc. Sự lựa chọn đời mình đã phí công sao? (trang 198) để đến với miền kí ức những ngày đầu anh trở lại với chữ nghĩa: Gầy dựng tập san văn học nghệ thuật Quán Văn- ban đầu là cuộc-chơi-mới-của-những-người-cũ qua 16 số báo, từng khuôn mặt bạn bè… dần dà thành cuộc-chơi-của-những-người-yêu-văn chương… không phân biệt cũ-mới, thành danh - chưa thành danh, già-trẻ, Bắc-Nam…Và anh đã làm được. Đã kết nối được. Đã trở về được với chính mình. Một kẻ tình si suốt đời của chữ nghĩa, văn chương…



      Trong MTHM, thời gian các câu chuyện cứ đan xen lẫn nhau, chúng ta bắt gặp nỗi đam mê tuổi trẻ của anh và các bạn ở “Một thời Ý Thức”, về từng giai đoạn làm báo Ý thức trước những năm 1975 và về các số Quán Văn tâm huyết hai năm nay đã đem lại cho anh sức sống mới, đã giúp anh tìm lại được chính mình sau 25 năm dâu bể… Điều ấn tượng hơn cả là qua những trang viết như kể, viết như thầm thì thủ thỉ với chính mình ấy, anh lại không nói về mình, về cái Tôi như thông thường các nhà văn chúng ta vẫn thế. Trái lại, xoay quanh TÔI là những kỉ niệm ân tình, những duyên gặp gỡ, những cá tính độc đáo… làm nên những bức phác họa chân dung của những người bạn còn và mất của anh trong nhiều chặng đường đổi thay của đất nước, qua nhiều nơi chốn… Nhưng ấn tượng nhất có lẽ vẫn là dòng sông quê nhà thân thương chảy suốt tuổi nhỏ nghịch ngợm và những năm tháng hoa niên thơ mộng nhiều khát khao hoài bão của anh. Có thể thấy rõ điều đó trong truyện đầu tiên Chuyện một dòng sông qua từng khuôn mặt bạn bè của anh, những cây bút đã góp phần làm nên dòng sông Dinh văn chương của xứ nắng Phan Rang ấy: những Lữ Quỳnh, Lữ Kiều, Ngy Hữu, Chu Trầm Nguyên Minh, Hoài Khanh, Phạm Văn Nhàn, Lê Văn Ngăn, Nguyễn Lệ Uyên, Lê Ký Thương, Nguyễn Lệ Tuân, Vô Thường…


      Một dòng sông quê hương hiền hòa của một vùng nắng gió khô cằn bắt nguồn từ dãy núi cao E Lâm Thông giáp với Lâm Đồng và Phan Rang từng là nỗi nhớ da diết của những người con xứ nắng. Đẹp thay đã cho văn chương những ngòi bút tài hoa. Có chút kiêu hãnh ngọt ngào trìu mến khi anh nói về những người góp mặt làm nên tên tuổi con sông Dinh yêu mến của anh, Ngôi nhà số 11 của anh…


      Chân thành đến xúc động, không làm dáng hay phấn son kiểu cách, Màu tím hoa mua còn làm người đọc dễ dàng nhận ra khát vọng dành trọn cuộc đời trả nợ văn chương của anh: “Thời gian chúng tôi còn lại chẳng bao lâu nên sống hết mình cho văn chương. Và, làm được gì cho nhau, không chần chừ gì nữa…” (Chuyện một dòng sông, trang 21)


      Điều này không phải một lần mà nhiều lần anh từng nhắc đi nhắc lại trong nhiều trang viết của mình như một lời tự nhủ, tự động viên mình. Nói đúng hơn, như một tâm nguyện thiết tha thực thà đến cảm động:


      “Những ngày còn lại cuối đời, tôi không có thời giờ để tự vấn mình nữa, mà tôi phải viết ra những gì tôi ấp ủ trong lòng từ bao nhiêu năm của cuộc đời tôi về những người đã đi qua đời tôi như một món nợ cần phải trả. Nếu không, như có một vật gì nặng nề đè lên trái tim tôi làm tôi ngạt thở. Và tôi sẽ chết.” (Ông bạn già, trang 31)


      3. Cũng không thể không nói đến điều này: 21 tác phẩm xen lẫn tùy bút-hồi kí-truyện trong MTHM của nhà văn Nguyên Minh thực chất rất khó xác định ranh giới thể loại. Lệ thường mang tính trường lớp, khi đọc một tác phẩm là phải xác định thể loại để từ đó có thể lựa chọn cách đọc, cách hiểu phù hợp. Thơ là cảm xúc nhịp điệu. Truyện thì cốt truyện, nhân vật và hư cấu. Hồi kí thì sự kiện và chi tiết… Thế nhưng, có lẽ phải theo quan niệm của tác giả mà gần cuối tập truyện Nguyên Minh đã rất ý thức khi xác định: “Truyện ngắn thì phải có hư cấu. Hồi ký thì phải đúng sự thật. Ở đây thật hư lẫn lộn. Tốt nhứt không để thể loại gì cả” (MTHM, trang 199). Tôi lại muốn hỏi anh câu hỏi đã từng hỏi anh Chu Trầm Nguyên Minh khi đọc Con bách thảo cáiTội ngu: Bao nhiêu % là sự thật trong truyện của anh?


      Hỏi thì hỏi vậy, nhưng thật sự, theo cảm nhận riêng tôi, nổi bật vẫn là những kí ức, những hồi tưởng vừa rời rạc vừa hệ thống trải dài suốt những năm tháng thiếu niên của anh và bè bạn. Theo dòng chảy kí ức từ con sông Dinh sinh ra của anh, đến sông Hương quê nội cổ kính xa xăm… người đọc có thể bắt gặp những địa danh quen thuộc: Phan Thiết, Phan Rang, Tuy Hòa, Quy Nhơn, Đà Lạt, Sài Gòn…theo bước chân chữ nghĩa ‘toà soạn theo chân người viết’ của anh. Có khi còn vượt cả biên giới quốc gia khi ngòi bút của anh bị dòng sông Seine xinh đẹp quyến rũ trong “Sông Seine và tôi”


      Có thể bắt gặp hình ảnh một cậu bé tinh nghịch từ những ngày con nít tiểu học còn hồn nhiên vô tình mà tai ác ghẹo bạn là “con đầm cùi” để bị cô giận dữ sẵn cây viết mực cầm trên tay phóng luôn vô tay, cắm phập vào da thịt…, và rồi suốt đời ân hận như nợ “Một lời xin lỗi” trong Chốn xưa. Bởi cậu có biết đâu… mấy tiếng “con đầm cùi” ấy khiến Hường đau đớn hơn là cầm dao đâm vào tim cô bé… vì cô đang sống với người mẹ bao giờ cũng mang mặc cảm của một người đàn bà bị bọn lính tây Lê dương hãm hiếp!


      Có thể cùng anh qua những ngày mới lớn mộng mơ đến những năm tan tác và những ngày tháng thất thập cổ lai hy, ấm áp bên thầy cô bè bạn, gia đình… trong Giang hồ, Ông bạn già, Mảnh đời, Trăng lưng đồi, Những trang viết rời, Bức tranh, hay ước gì tôi được một lần hi hữu đón “Ánh trăng rằm trong đêm Giáng Sinh” như anh trong Đêm Noel trong đời tôi


      Màu tím hoa mua còn thấp thoáng những kí ức gia đình, về ngôi từ đường cổ kính với con đường làng nhỏ nhắn, cong queo, lầy lội của làng Ngọc Anh xứ Huế nay đã bê-tông hóa láng trơn, rộng ra… Và những nỗi niềm đau đáu như không chỉ của riêng một dòng họ mà là bi kịch thực tế xót xa của cả dân tộc mình: “Đã qua một thời chiến tranh. Trong mỗi gia đình ít nhiều đều có con cháu ngả về hai phía đối nghịch nhau, vì những hoàn cảnh phân ly của đất nước, đến mức phải hận thù. Bây giờ, họ đã cùng nhau nằm dưới đáy mồ, cùng nhau về ngồi trên bàn thờ nhà từ đường. Gần bốn mươi năm rồi còn gì.” (Nhà mình có hoa, trang 240)


      Cũng xứ Huế ấy còn thấp thoáng ngôi trường Quốc học- hồn xưa mà mỗi lần trở về anh đều cảm thấy mình nhỏ bé. Rồi con đường có những hàng cây Đoác ám ảnh như “Những linh hồn đứng” trước đây anh từng kể trong Tưởng chừng đã quên


      Màu tím hoa mua còn in đậm kí ức về những khuôn mặt bằng hữu xa gần khắp nơi, thân sơ… đã đến bên cuộc đời anh - những cây bút ít nhiều đã quen thuộc, nổi danh cũng như ít nổi danh: Ngy Hữu-Trần Hữu Ngũ, Thái Ngọc San, Võ Tấn Khanh, Đỗ Quang Em, Trần Hoài Thư, Đặng Kim Côn, Phạm Cao Hoàng, Ngụy Ngữ, Lê Văn Ngăn, Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Lê Ký Thương, Lữ Kiều, Lữ Quỳnh, Từ Sâm, Đỗ Hồng Ngọc, Đặng Tiến, Hoàng Khởi Phong… Và về những người bạn mới hơn: Nguyễn Hòa VCV, Đoàn Văn Khánh, Trương Văn Dân, Elena, Ban Mai…


      Qua những câu chuyện bè bạn của anh, cái vòng tay bằng hữu ấy bỗng như thật gần gũi thân thiết, bỗng cũng ấm áp thân thương… dù có nhiều tên tuổi, đến giờ, tôi chỉ mới “văn kì thanh…”


      Càng đọc, dòng hồi ức “stream of memories” ấy cứ tuôn trào, cuộn chảy miên man như không bao giờ cạn… Và vì là hồi ức nên anh chọn giọng kể - nhân vật tự sự cũng là chính anh – Tôi - Nguyễn Chí Minh - Minh Bui - Nguyên Minh… một con người nhỏ bé nhưng đầy đam mê, hiền hòa nhưng kiên cường, vui tính nghịch ngợm nhưng nhân hậu thủy chung, một người bạn chí tình chí nghĩa với bạn bè và hết lòng yêu văn chương như máu thịt cuộc đời mình…


      4. Và không dễ đọc những câu chuyện hồi ức này của anh nếu không đặt mình vào tâm thế, bối cảnh những năm 70 của các câu chuyện ấy. Bức tranh văn học sử ở một vùng được coi là tỉnh lẻ hiện lên khá thú vị và chân thực. Ít nhiều cũng có giá trị tư liệu nhất định đối với bộ mặt văn học thời Ý Thức và tái hiện phần nào không khí văn học miền Nam nói chung dù chỉ dừng lại ở một nhóm văn nghệ sĩ nhất định. Người đọc cũng hiểu thêm về tập san Quán Văn ở Sài Gòn sau này mà anh là chủ biên. Cái giọng kể có vẻ monotone lắm lúc khiến người đọc chìm sâu vào quá khứ miên man của tác giả… May thay, anh đã có lối kể chuyện có duyên, làm nó thành những câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn với nhiều chi tiết thật hư cứ quyện vào nhau bởi cái tình sâu nặng và cả cách viết khá tỉnh táo, kịp ngắt thành những tiểu truyện không để dòng hồi ức ấy chìm cuốn trôi đi… Nhiều câu văn ngắn, sử dụng cấu trúc câu đơn đặc biệt như lắng đọng, như trầm tư, hoặc những đoạn văn tác giả-nhân vật như thoát ra bên ngoài sự kiện và tự nhìn ngắm nó… cũng là một chọn lựa thích hợp của người viết.


      Đọc lại lần nữa Màu tím hoa mua, một kẻ sinh sau đẻ muộn như tôi, bỗng tiếc vô cùng sao mình không được sống những ngày rất đẹp ấy, bên những người bạn quý báu ấy… Cảm động thay, bây giờ, tôi thấy các anh vẫn lặng lẽ ân cần bên nhau, vẫn tiếp tục cuộc chơi văn chương thời hoa niên đã chọn, vẫn như không có cái khoảng dài nửa thế kỉ bao nhiêu là vật đổi sao dời vắt ngang đau đớn… tưởng đã lạc mất mình, tưởng đã lạc mất nhau.


      Gấp sách lại, tôi vẫn còn bàng hoàng về cái chết dữ dội của anh Từ Thế Mộng. Ôi, hy vọng đó chỉ là hư cấu! Tôi vẫn còn thấy trên bàn thờ anh chồng tập thơ vừa in xong chưa kịp gửi tặng hết bạn bè thân hữu…Tôi vẫn còn thấy căn phòng chất đầy tranh ở Đà Lạt của họa sĩ Lưu Công Nhân và ngón tay run rẩy của anh viết những dòng cuối cùng lên trang bìa cuốn sách hội họa của mình mà vĩnh viễn anh cũng chỉ mới thấy được tấm bìa …

      “Một đời…yêu! Một đời… vẽ!



      Rồi cũng hết…”


      Gấp sách lại, tôi vẫn nghe tiếng guitar của Vô Thường phủ kín hồn tôi những đêm cứ là đêm như thế này…


      Gấp sách lại, tôi vẫn cứ thấy Ngôi nhà số 11 của anh. Vẫn cứ thấy khung cảnh quán café Tao Nhân đêm diễn độc nhất được tái hiện đầy ấn tượng trong Bèo trôi giữa dòng… Vẫn tưởng tượng như đang nghe tiếng guitar bập bùng của người nhạc sĩ thiên tài:

      “… Mẹ ngồi trăm năm như thân tượng buồn để lại quê hương. Tuổi còn bơ vơ thế giới hằn thù chiến tranh ngục tù” [1], vẫn nghe anh thét gào “Hãy sống dùm tôi hãy nói dùm tôi hãy thở dùm tôi, thịt da này dành cho bạo quyền, cho tham vọng của một lũ điên…” [2] và nức nở: “Chiều nay còn mưa sao em không lại, nhỡ mai trong cơn đau vùi làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau” [3]… và tiếng hát của Mây Trôi: “Tôi có người yêu chết trận Pleime. Tôi có người yêu ở chiến khu D, chết trận Đồng Xoài…” [4]

      Gấp sách lại, tôi như thấy khuôn mặt rất “Phật bà Quan Âm” của Mây Trôi, thấy cái dáng ngồi ngang ngược của cô và cả tiếng hát khản đặc mùi thuốc lá, cũng như chiếc áo dài tím dịu dàng Mây Trôi mặc đến cùng hát với Trịnh Công Sơn. Nhân vật nữ độc đáo này có cảm giác chỉ mới là những nét phác thảo cho một truyện dài hơi khác của Nguyên Minh. Một cô giáo hiền lành có khuôn mặt trái xoan và đôi mắt màu hạt dẻ… Một nữ huynh trưởng Hướng đạo mẫu mực, năng động trong Gia đình Phật tử…. Rồi chiến cuộc. Người chồng sắp cưới tan xác trong một cuộc hành quân... Cô trả áo lam, bỏ nghề, sống thác loạn… Cô hóa thành “Nữ Tặc”, mặt trát đầy phấn, môi đỏ bầm, tóc quăn và xù lông nhím… Và cô đã biệt tăm sau đêm hát cùng Trịnh Công Sơn ở quán Tao Nhân 11 Nguyễn Thái Học của anh. Biệt tăm.


      Ước gì tôi gặp lại Mây Trôi, Vân Phi, Nữ Tặc… Ước gì tôi được ôm nàng khóc cười cùng phận người phụ nữ thời chiến chất trên đôi vai gầy guộc mỏng của Mây Trôi…


      Thương nghẹn lòng.

      Những mảnh vỡ tâm hồn giờ chắc đã hằn sâu hay phai nhạt?

      Mây Trôi ơi, nơi cuối trời nào đó… bây giờ Nàng ở đâu? Ở đâu…?


      Anh nói anh còn nợ em. T. à. Nợ cuộc tình đầu trong veo như tiểu thuyết…


      Hay thật ra anh đang nợ anh, món nợ văn chương mà 25 năm sau 1975, thời thế đã làm anh mòn lưng trong cuộc áo cơm… bỗng bùng lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết:

      Như ngựa đã xổ chuồng. Cánh đồng rộng mênh mông. Khung trời bao la. Những dòng sông nước trong. Những ngọn đồi xanh cỏ mọc. Tôi thoát khỏi nỗi cô đơn đã từng nhấn chìm mình trong bao nhiêu năm. Một câu hỏi như nhắc nhở tôi của người tình xưa làm tôi bừng tỉnh. Tôi viết trong cơn mê đồng bóng. Cuộc đời đã cho tôi biết bao điều khổ đau cũng như hạnh phúc cận kề. Tôi đón nhận cả hai và tôi xin cám ơn đời. Tôi đã trải nghiệm qua cuộc sống. Tôi viết ra như trả nợ người. Tôi viết ra như trả nợ đời. Thế thôi.” (Màu tím hoa mua, trang 199-200)

      Đó không chỉ là món nợ cuộc đời, không chỉ là món nợ với những người thân yêu lỡ làng lỗi hẹn, mà còn là món nợ chính mình.


      Phải, anh còn nợ Chính Anh, anh Nguyên Minh!


      Sài Gòn, 30-4-2014. Đọc lại, 30-4-2018

      _______________

      [1] Ca dao mẹ, Trịnh Công Sơn

      [2] Hãy sống dùm tôi, Trịnh Công Sơn

      [3] Diễm xưa, Trịnh Công Sơn

      [4] Tình ca người mất trí, Trịnh Công Sơn

      Hoàng Kim Oanh

      Nguồn: phovanblog.blogspot.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tản mạn đôi dòng về thơ Đoàn Văn Khánh trong THƠ MIỀN NAM THỜI CHIẾN Hoàng Kim Oanh Nhận định

      - Nguyên Minh và Màu tím hoa mua, anh còn nợ … Hoàng Kim Oanh Nhận định

      - Nguyễn Lệ Uyên Với Trang Sách Và Những Giấc Mơ Bay Hoang Kim Oanh Tạp bút

    3. Bài viết về nhà văn Nguyên Minh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyên Minh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Nguyên Minh, 'Con Tằm Đến Thác Tơ Còn Vương' (Nguyễn Thị Tịnh Thy)

      Nguyên Minh và Màu tím hoa mua, anh còn nợ … (Hoàng Kim Oanh)

      Nguyên Minh, Người Có Đôi Mắt Xanh (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Nguyên Minh và những khúc hoài niệm (Nguyễn Lệ Uyên)

      - Phóng Bút Về Truyện Ngắn Tiếng Hát Dưới Trăng Của Nguyên Minh (Nguyễn Văn Sâm)

      - Nguyên Minh "Một cuộc đời với văn chương" (Trương Văn Dân)

      - Nguyên Minh - một văn nhân lạc thời (Huỳnh Như Phương)

      - Nguyên Minh với nỗi ám ảnh cô đơn và tâm thức lưu đày trong hành trình sống và viết… (Trần Hoài Anh)

      - Nguyên Minh với Màu tím hoa mua  (Võ Quê)

      - Ra mắt số 1 Tạp chí văn chương QUÁN VĂN (Nhiều tác giả)

       

      Tác phẩm của Nguyên Minh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Giang Hồ (Nguyên Minh)

      Cô gái tóc vàng (Nguyên Minh)

      Nghiệp Hành (Nguyên Minh)

      Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)

      - Tưởng chừng đã quên (tập truyện)

      Tác phẩm trên mạng:

      - vanchuongviet.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)