|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Nguyên Minh
(Ảnh: Thu Nguyệt)
Anh Nguyên Minh viết thư cho hay
Đang thực hiện một cuốn sách do nhiều người viết
Chân dung văn học tác giả và tác phẩm: Nguyên Minh
Và nhắc tôi viết bài đóng góp.
Tôi quen anh Nguyên Minh từ anh Trần Hoài Thư
Khi ấy tôi đang giúp sửa morasse cho tạp chí Thư Quán Bản Thảo
Có một bài Sống và Viết: Đêm Noël trong đời tôi *
rất dễ thương của anh Nguyên Minh
Nên cuối năm 2011, nhân chuyến về Sài Gòn thăm gia đình
Anh Trần Hoài Thư nhắc, “Nhớ đến thăm anh Nguyên Minh.
Nhân thể ủng hộ Quán Văn mới phát hành.”
Lần đầu đến nhà anh
Nói chuyện mà như đã thân quen từ lâu lắm
Anh khen tôi sửa morasse giúp anh thật kỹ
Không còn sót lỗi nào
Và anh cũng cho đi lại một bài thơ của tôi trên Quán Văn
Để kỷ niệm.
Anh kể về những người bạn thân
Về người yêu đầu tiên mà vì tờ báo mới in anh đã bỏ quên
dọc đường
Không tả được nhân dáng, màu áo của nàng
cho nhà viết kịch Lữ Kiều - người được nhờ đi đón giùm
(Có lẽ anh là người duy nhất trên thế gian mê báo hơn người yêu)
Anh nói về văn chương
Những dự phóng tương lai
Những truyện định viết
Trong mắt anh như ánh lên đốm lửa
Giọng nói hân hoan khi bàn chuyện văn chương.
Nhà văn Trương Văn Dân nhận xét rất đúng:
“Ấn tượng ban đầu anh Nguyên Minh gây cho tôi là sự đôn hậu.
Cảm nhận ấy đến với tôi từ ánh mắt màu xanh dương rất sáng
và trong lúc trò chuyện tôi thấy mình được lắng nghe.” **
Vâng, tôi đã nhìn thấy màu xanh trong đôi mắt ấy
Màu xanh dịu dàng, thơ trẻ
Của một người bước vào tuổi 80
Truyền nỗi đam mê của đời mình
Cho những thế hệ sau...
Cảm ơn anh Nguyên Minh
Cảm ơn chị T., người đã là cảm hứng của anh trong mọi sáng tác
Và nhất là cảm ơn chị Lan, người bạn đời chung thủy của anh
Không có chị, bờ vai êm ả
Chỗ dựa những lần thất bại, đắng cay
Không một lời hờn giận, trách móc, ghen tuông
Khi đọc văn của chồng
Chắc gì chúng ta có được một Nguyên Minh
Với những sáng tác thật xuất sắc
Cây viết chỉ thật sự sung mãn
Khi được tự do viết những gì mình cảm nhận
Khi không còn lo cơm áo gạo tiền
Khi hạnh phúc gia đình luôn được ưu tiên
Và chính chị, chị Lan
Chị đã mang đến cho anh Nguyên Minh tất cả.
Chúc mừng anh, chúc mừng tác phẩm:
Chân dung văn học NGUYÊN MINH
Nguyện anh sống với lòng mình
sẵn sàng vững bước, gập ghềnh cũng qua
Văn chương chữ nghĩa từ xa
xưa ấy, chưa phút nào là rảnh tay
Sức sáng tạo vẫn hăng say
mong niềm vui ấy mỗi ngày đầy thêm
Chúc anh chân cứng đá mềm...
Trần Thị Nguyệt Mai
26/4/2020
* TQBT số 49 phát hành tháng 12/2011
https://tranhoaithu42.com/tqbt-so-49-nha-tho-lam-vi-thuy/
** Trương Văn Dân: Nguyên Minh "Một cuộc đời với văn chương"
https://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=20898
Tên thật: Nguyễn Chí Minh
Sinh năm 1941 tại Phan Rang
Nguyên quán: Huế
Chủ trương Tạp Chí Ý Thức – Sài Gòn 1970
Giám Đốc Nhà Xuất Bản Ý Thức – Sài Gòn 1971-1975
Chủ trương tạp chí Quán Văn từ 2011
Tác phẩm đã in:
Đám Tang Đa Đa (Ý Thức – 1972)
Căn Nhà Hoang (Tập truyện – 2000)
Tưởng Chừng Đã Quên (NXB Thanh Niên – 2007)
Ngôi Nhà Số 11 (NXB Thanh Niên – 2009)
Màu Tím Hoa Mua (NXB Thanh Niên – 2014)
Dòng Sông Trong Trí Nhớ (NXB Hội Nhà Văn – 2018)
- Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương Trần Thị Nguyệt Mai Bút ký
- Việt Dương - Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ: Thay Lời Tựa - Duyên Khởi Trần Thị Nguyệt Mai Thay lời tựa
- Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ Trần Thị Nguyệt Mai Hồi ức
- Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn Trần Thị Nguyệt Mai Nhận định
- Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Duyên Hạnh Ngộ Trần Thị Nguyệt Mai Hồ ức
- Nhà văn Hồ Đình Nghiêm Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Vua Phiếm Trần Thị Nguyệt Mai Thơ
- Nhớ Một Mùa Xuân Trần Thị Nguyệt Mai Thơ
• Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Nguyên Minh, 'Con Tằm Đến Thác Tơ Còn Vương' (Nguyễn Thị Tịnh Thy)
• Nguyên Minh và Màu tím hoa mua, anh còn nợ … (Hoàng Kim Oanh)
• Nguyên Minh, Người Có Đôi Mắt Xanh (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Nguyên Minh và những khúc hoài niệm (Nguyễn Lệ Uyên)
- Phóng Bút Về Truyện Ngắn Tiếng Hát Dưới Trăng Của Nguyên Minh (Nguyễn Văn Sâm)
- Nguyên Minh "Một cuộc đời với văn chương" (Trương Văn Dân)
- Nguyên Minh - một văn nhân lạc thời (Huỳnh Như Phương)
- Nguyên Minh với nỗi ám ảnh cô đơn và tâm thức lưu đày trong hành trình sống và viết… (Trần Hoài Anh)
- Nguyên Minh với Màu tím hoa mua (Võ Quê)
- Ra mắt số 1 Tạp chí văn chương QUÁN VĂN (Nhiều tác giả)
• Giang Hồ (Nguyên Minh)
• Cô gái tóc vàng (Nguyên Minh)
• Nghiệp Hành (Nguyên Minh)
• Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
- Tưởng chừng đã quên (tập truyện)
Tác phẩm trên mạng:
• Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |