1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyên Minh, 'Con Tằm Đến Thác Tơ Còn Vương' (Nguyễn Thị Tịnh Thy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-7-2023 | VĂN HỌC

      Nguyên Minh, 'Con Tằm Đến Thác Tơ Còn Vương' (1)

         NGUYỄN THỊ TỊNH THY
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Nguyên Minh

      Với tôi, người viết văn chương có hai loại. Một loại như con trai tạo ngọc, phải oằn mình quằn quại, cắt da cứa thịt, tự làm lành vết thương để dâng hiến cho đời những hạt ngọc long lanh. Một loại như con tằm nhả tơ, cũng phải rút ruột mình ra, bào mòn thân xác để dâng hiến cho đời những sợi tơ óng ánh. Loại thứ nhất đớn đau dữ dội, loại thứ hai đau đớn âm ỉ. Loại thứ nhất tạo nên những trang văn mạnh mẽ và khốc liệt. Loại thứ hai tạo nên những trang văn nhẹ nhàng và da diết. Nguyên Minh thuộc vào loại thứ hai.


      Với tôi, Nguyên Minh là người viết văn, không phải là người sáng tác văn chương. Điều đó thể hiện rất rõ qua thể loại, đề tài, nhân vật, văn phong rất riêng của anh.


      Về thể loại, nhiều người băn khoăn, bàn luận không biết nên xếp các tập truyện Tưởng chừng đã quên, Ngôi nhà số 11, Màu tím hoa mua... vào thể loại nào? Tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, tạp văn, du ký, tự truyện, truyện ý tưởng, hồi ký... đều không phải. Nói một cách chính xác, chúng là tập hợp của tất cả các thể loại ấy. Và, chúng tạo ra một thể loại của riêng tác giả. Tôi gọi đó là thể loại Nguyên Minh - thể loại “những trang viết rời”. Thể loại của người viết văn chứ không sáng tác.


      Về đề tài, Nguyên Minh không chọn đề tài như những nhà văn khác, mà đề tài chọn anh. Bởi, những gì anh viết là cuộc đời, là số phận của anh. Đó là cuộc đời riêng với tuổi thơ êm đềm thanh thản, tuổi thanh niên sôi nổi lãng mạn, tuổi trung niên lao đao trầm uất, tuổi lão niên ấm áp bình yên. Đó còn là cuộc đời chung với gia đình lớn, ngôi nhà lớn, bạn bè lớn... mà số phận đã đặt anh vào đó, cho anh nếm trải đủ cay đắng ngọt bùi. Với chừng ấy chất liệu, chừng ấy vốn sống,


      Nguyên Minh không nhào nặn lại hiện thực để hư cấu, sáng tác, mà anh viết lại hiện thực, đánh thức kỷ niệm; đưa người đọc đi vào cuộc đời anh, vào tâm hồn anh như nó vốn có. Vậy nên, gia đình, tình yêu, tình bạn, hoạt động văn chương là những đề tài trở đi trở lại trong văn của Nguyên Minh. Chúng rất gần gũi, đến mức dù quay trái hay quay phải, với trước hay với sau cũng đều có thể tiện tay nhón lấy. Xem ra, những đề tài kiểu này rất đơn giản, rất dễ kiếm, không thách đố, không phí công.


      Đến đây, chắc bạn đọc (và cả anh Nguyên Minh nữa) sẽ cho rằng, vậy thì xem ra Nguyên Minh lạc loài và đơn điệu thế sao? Khoan vội kết luận. Còn nhân vật và văn phong nữa mà!


      Nhân vật và văn phong là điểm mấu chốt làm cho thể loại và đề tài - hai yếu tố rất chung chung ấy trở nên riêng biệt, cá biệt.


      Điều gì thôi thúc Nguyên Minh cầm bút? Hồi ức! Mà có hồi ức nào không chất chứa kỷ niệm vui buồn, có kỷ niệm nào không gắn với hình ảnh cố nhân. Từ dòng hồi ức tuôn trào của anh, bao nhiêu gương mặt thân quen nối nhau hiện ra trên trang viết. Nhân vật của Nguyên Minh đa phần là con người thực, đều là những “người đi qua đời tôi” cả. Cha mẹ, anh chị em, bạn bè, người yêu, người vợ, người con... Kẻ còn người mất, họ đi lại đến nát nhừ các trang giấy, bước từ tập truyện này sang tập truyện khác. Từ người thân của anh, họ trở thành người quen của độc giả. Và qua họ, độc giả có thể nhận thấy những thăng trầm của cuộc đời và tâm hồn mẫn cảm của anh, tình cảm thiết tha đằm thắm và sáng trong của bạn bè anh, vẻ hiền lành và đơn côi một cách kiêu hãnh của người anh yêu, vẻ nhu mì hiền thục của người vợ hiền... Tất cả họ đều mang đến cho người đọc một mối thiện cảm lớn, họ không ám ảnh, mà thực sự lắng lại trong lòng người đọc. Anh viết về họ với tất cả yêu thương, trân trọng và trìu mến. Và tâm đã truyền tâm, người đọc cũng đón nhận họ với những tình cảm đẹp đẽ như thế.



      Nhân vật của Nguyên Minh còn có khả năng khơi mở nhận thức của người đọc về những vấn đề lớn của lịch sử, thời cuộc, gia tộc. Những căng thẳng giữa mẹ con, anh em là vết thương lớn của một dân tộc từng đi qua cuộc chiến tranh nghiệt ngã. Mây Trôi tượng trung cho những mất mát, gãy đổ tuổi xuân của một thời vì “cổ lại chính chiến ký nhân hồi”. T. là điển hình của một “tình yêu trong sáng”. L. Người vợ hiền là hình mẫu của người phụ nữ tôn thờ chồng. Bạn văn chương của anh từ thời Ý Thức đến Quán Văn, từ quá khứ đến hiện tại, từ trong nước đến ngoài nước đều là những người đáng mến, đáng trân trọng. Họ thể hiện sự cần thiết của văn chương đối với đời sống con người, thể hiện tấm chung tình của những người đam mê và trân quý văn chương. Dù cho sóng gió và dấu bế cuộc đời quăng quật họ đến đầu, giày xéo họ thế nào, thì tình yêu ấy vẫn không hề vơi cạn.


      Vì thế, với nhiều bạn văn trong trang viết của Nguyên Minh đều là những người biết sống đẹp. Sống đẹp vì mình, vì người khác và vì văn chương. Họ không coi văn chương là cần câu danh lợi hay là món trang sức điểm tô cho cuộc sống phú quý, không coi văn chương là sự biện minh đẹp đẽ cho lối sống kiểu nghệ sĩ bê tha buông thả, không đặt văn chương trong miếu đường để tôn thờ khi vinh hiển, không ném văn chương ra đường khi túng bấn khốn cùng. Với họ, văn chương là động cơ hướng mỹ, là khát khao lãng mạn của tuổi trẻ, là an ủi yêu thương của tuổi già. Và trên hết, với tác giả và bạn bè của mình, văn chương là sợi dây kết nối yêu thương, nối một với tất cả, nối muôn xưa với muôn sau, nối khoảnh khắc với vĩnh hằng, nối những khoảng cách hữu hình và vô hình của lịch sử, thế sự, con người. Viết về những người thân quen của mình theo lối “thuật nhi bất tác” (chỉ thuật lại chứ không sáng tác), nhưng từ những nhân vật rất thật, rất đời của Nguyên Minh, ta sẽ nhận ra nhiều điều khác của thế sự và nhân sinh, của mỗi con người và cả một thế hệ, mỗi gia đình và cả một dân tộc. Đạt được điều đó đã là dấu son của người viết.


      Văn phong của Nguyên Minh là thứ văn phong được viết bằng tình cảm, cảm xúc chứ không phải bằng lý trí. Anh nặng lòng với quá khứ, bởi vì như bao người thuộc thế hệ anh, trong quá khứ ấy có những điều đốt mãi chẳng thành tro, những điều chấn động tâm can, vò xé ruột gan. Chúng không ngủ yên mà luôn luôn quẫy đạp, “tưởng chừng đã quên” nhưng không thể nào quên. Tôi đoan chắc anh không chọn đề tài, thể loại, sắp đặt sự kiện, lựa chọn cấu trúc trước khi viết. Anh nhiều lần cho rằng, viết đối với anh là trả nợ tình. Vì vậy, khi nào tiếng đòi nợ réo gọi trong tâm tưởng, anh sẽ bắt tay vào viết. Và khi ấy, ký ức trỗi dậy, cảm xúc tuôn trào. Chúng sẽ níu gọi nhau, chen lấn nhau, xô đẩy nhau hối thúc anh, điều khiển ngòi bút của anh, tạo nên thứ văn phong của riêng anh.


      Văn của Nguyên Minh giản dị, nhẹ nhàng, hiền lành, man mác buồn, bàng bạc chất thơ, giàu chất tĩnh hơn chất động. Có những câu đơn giản nhưng đầy tinh tế, vì qua đó, ta nhận ra tâm hồn của người viết. Tôi thực sự xúc động và mến phục khi anh kể về nỗi thất vọng của anh khi ăn một tô bún bò xứ Huế thiếu ruốc (Những trang viết rời). Chỉ cần một chi tiết, tiểu tiết ấy, cũng đủ nhận ra sức nặng tình quê trong anh. Và, người biết cảm nhận những điều tưởng như nhỏ nhặt ấy, chắc chắn là người có tình lớn. Ở những đoạn biểu đạt cảm xúc, câu văn thường ngắn, cực ngắn như sự nghẹn ngào: “Mưa xứ Huế. Dầm dề. Lạnh léo. Não ruột. Tê tái" (Bèo trôi giữa dòng); "Có gì khác không? Người con gái năm xưa. Người thiếu phụ bây giờ.” (Sợi tóc mong manh); “Cảnh cũ đâu còn. Người xưa trở về. Lòng như tan nát. Ngỡ ngàng cuộc bể dâu... Con đường trơ trẽn, đang bị những cỗ máy ủi cày xéo từng rãnh… Tôi rùng mình tưởng chừng những linh hồn đứng từ hàng đoác kia bị bốc đi, dập xuống, lấp lại. Xóa hết tàn tích cũ.” (Những trang viết rời).


      Đọc văn anh, ta như được nghe một bản nhạc cổ điển với âm lượng nhỏ. Và thổn thức, dìu dặt, bồi hồi, say đắm, day dứt cùng anh. Anh không làm dáng chữ nghĩa, không dùng bút thuật, ngay cả khi chêm chen thơ nhạc vào, cũng là vì tình cảm dẫn dắt. Nhưng anh có cái lôi cuốn của hồn câu chữ. Nó tạo nên trong người đọc một cảm xúc nao nao khó tả, cảm giác như thấy mình “đang có lỗi với ai khi nghe một bản nhạc hay” bằng một thứ mỹ cảm chân thật. Bởi “chất tình” giàu hơn “chất sự” nên dù đọc nhiều truyện, nhiều tập văn của Nguyên Minh, nhân vật, sự việc có lặp lại, ta cũng không cảm thấy nhàm chán. Ngược lại, ta thấu cảm hơn, yêu mến hơn người và cảnh, tâm và tình của người viết lẫn nhân vật, khung cảnh.


      Trong rất nhiều bình luận về văn của Nguyên Minh, tôi tâm đắc nhất nhận định của nhà văn Lữ Kiều: “Anh không thao thức về văn chương. Viết, đối với anh, như ăn, như thở, như bệnh, như đau bụng, như ói mửa. Anh không suy nghĩ về văn chương, anh làm văn chương." (Tự tình gửi bạn văn Ý Thức). Đúng vậy. Anh không sáng tác, anh chỉ làm văn chương, anh chỉ viết - ghi lại. Và anh cho ta nhận ra một điều, sự giản dị, chân thành (dù có khi chân thành một cách vụng về) cũng là giá trị đích thực của văn chương. Người sáng tác có thể gác bút vì khô cạn cảm hứng, người viết văn như Nguyên Minh thì không thể, vì viết đối với anh là sự sống, là hơi thở. Như con tằm nhả tơ, anh sẽ còn tiếp tục rút ruột trải lòng, vắt kiệt mình ra. “Con tằm đến thác tơ còn vương”, nên ta sẽ còn bị vương vít bởi những sợi tơ chan chứa tình đời, tình người từ văn chương của anh.


      (1) Thơ trong bài Vô đề của Lý Thương Ẩn đời Đường


      Nguyễn Thị Tịnh Thy

      Nhà Lý luận - Phê bình văn học

      Sinh năm 1970

      Tại Thừa Thiên – Hiện sống ở Huế


      Nguyễn Thị Tịnh Thy

      Ngôn Ngữ Số 26, 1/7/2023
      Thơ Văn Ngôn Ngữ Và Giới Thiệu Nhà Văn Nguyên Minh

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyên Minh, 'Con Tằm Đến Thác Tơ Còn Vương' Nguyễn Thị Tịnh Thy Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Nguyên Minh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyên Minh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyên Minh, 'Con Tằm Đến Thác Tơ Còn Vương' (Nguyễn Thị Tịnh Thy)

      Nguyên Minh và Màu tím hoa mua, anh còn nợ … (Hoàng Kim Oanh)

      Nguyên Minh, Người Có Đôi Mắt Xanh (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Nguyên Minh và những khúc hoài niệm (Nguyễn Lệ Uyên)

      - Phóng Bút Về Truyện Ngắn Tiếng Hát Dưới Trăng Của Nguyên Minh (Nguyễn Văn Sâm)

      - Nguyên Minh "Một cuộc đời với văn chương" (Trương Văn Dân)

      - Nguyên Minh - một văn nhân lạc thời (Huỳnh Như Phương)

      - Nguyên Minh với nỗi ám ảnh cô đơn và tâm thức lưu đày trong hành trình sống và viết… (Trần Hoài Anh)

      - Nguyên Minh với Màu tím hoa mua

      - Ra mắt số 1 Tạp chí văn chương QUÁN VĂN (Nhiều tác giả)

      -  (Võ Quê)

       

      Tác phẩm của Nguyên Minh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Giang Hồ (Nguyên Minh)

      Cô gái tóc vàng (Nguyên Minh)

      Nghiệp Hành (Nguyên Minh)

      Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)

      - Tưởng chừng đã quên (tập truyện)

      Tác phẩm trên mạng:

      - vanchuongviet.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)

      Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II (Hồ Trường An)

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)

      Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies (Nguyễn Thế Thanh)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)