|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh
Nguyễn Đạt Thịnh thích viết chuyện ngắn; anh quan niệm chuyện ngắn là những bức ảnh thời sự chỉ có thể trung thực qua ống kính ghi nhận của một nhiếp ảnh gia sinh cùng thời, cùng chỗ với diễn biến.
Cô Vương Thúy Kiều của cụ Nguyễn Du không thể yêu Kim Trọng như Đặng Bích Hà của anh yêu Võ Nguyên Giáp vì hai nhân vật đó sinh cách nhau nhiều thế hệ. Anh tin là chỉ có Nguyễn Du mới chụp được niềm tiếc rẻ nội tâm, "Biết thân đến bước lạc loài, Nhụy đào thà bẻ cho người tình chung," của Thúy Kiều. Anh xác nhận anh không diễn tả nhẹ nhàng được như vậy, thấm thía được như vậy một niềm tiếc rẻ lớn lao đến như vậy của một cô thiếu nữ bị cướp quyền lựa chọn người "bẻ nhụy đào."
300 năm sau anh khóc cụ Tố Như.
Nhưng anh lại cả quyết là cụ không chụp được bức chân dung của tên sát nhân Võ Nguyên Giáp trung thực như anh chụp trong chuyện ngắn Đặng Bích Hà. Cụ vẽ anh chàng Từ Hải cũng đa tình, cũng tài ba như anh vẽ Võ Nguyên Giáp, nhưng không độc ác, không bất lương bằng.
Qua ngòi bút của hai tác giả viết trước sau nhau vài trăm năm, khuôn mặt hai người tình của hai tướng giặc này cũng khác, cách họ yêu, và cách họ vĩnh viễn rời xa người yêu cũng khác.
Nguyễn Đạt Thịnh còn ca tụng sức mạnh vô biên của chuyện ngắn. Trong vai trò một quân nhân miền Nam anh chỉ có thể ghìm súng trên chiến tuyến ngăn chặn bước chân xâm lược của Võ Nguyên Giáp, nhưng cầm cây bút sáng tác lên anh đoạt quyền Thượng Đế, bắt Giáp nói câu gì Giáp phải nói câu đó, bắt Giáp làm điều gì, Giáp phải làm điều đó. Và anh đã bắt Giáp giết vợ để giúp anh vẽ khuôn mặt sát nhân cực hung, cùng ác của hắn.
Nước mất, anh xuống sông Tiền Giang, mướn một con đò nhỏ cùng với 5 người bạn đồng đội tìm đường ra biển Nam Hải.
Sang Mỹ, anh đeo cặp vào viện Đại Học Hawaii học về ngành báo chí. Anh muốn tìm lời giải thích lập luận xuyên tạc của đa số phóng viên Mỹ viết về Việt Nam. Trong vai trò trưởng phòng báo chí, anh thường hướng dẫn những phóng viên này ra chiến trường, giúp họ liên lạc với những đơn vị Việt Nam đang giao tranh với địch, để rồi tuần sau, đọc những bài tường thuật của họ, thông thường trái ngược với những điều anh giúp họ mắt thấy tai nghe.
Giờ này Nguyễn Đạt Thịnh hiểu: nhu cầu chủ quan bênh vực Hoa Kỳ của những phóng viên này chặn đứng lương tâm ngòi bút của họ trên biên giới. Họ tìm cớ giải thích với độc giả sự thất trận của Hoa Kỳ, và lời giải thích gian dối của họ là giá trị chiến đấu kém của QLVHCH lôi kéo Hoa Kỳ vào chỗ thất trận.
Bằng cử nhân báo chí Mỹ giúp Nguyễn Đạt Thịnh rất nhiều. Anh thích cách viết minh bạch, dứt khoát của người Mỹ. Anh chấp nhận quan niệm của họ "viết là để chuyển đạt tư tưởng, chuyển đạt quan điểm từ người viết đến người đọc; nếu người đọc không hiểu, hiểu lầm, hay hiểu không đủ điều người viết muốn nói là người viết đã thất bại."
Anh viết rất kỹ, sửa đi sửa lại cho đến lúc thật hài lòng mới thôi. Anh tìm những động từ mạnh, những danh từ đúng để tránh phải mô tả thêm những động từ, những danh từ này bằng tĩnh từ, trạng từ.
Nhưng cũng chỉ sau ngày mất nước anh mới có môi trường để viết thận trọng như anh đang viết. Trước kia, anh viết vội vàng hơn, vì có nhiều bận rộn khác, cấp bách hơn, mà cũng quan trọng hơn.
Anh là chủ bút 2 tờ báo chính thức của QLVNCH, tờ Chiến Sĩ Cộng Hòa dành cho binh sĩ, và tờ Tiền Phong, dành cho sĩ quan. Để những tờ báo anh chịu trách nhiệm biên tập đáp ứng được nhu cầu tin tức của độc giả quân nhân, anh thường có mặt ngoài tiền tuyến với các đơn vị tác chiến nhiều hơn là ngồi trong tòa soạn tại Saigon.
Nhưng trong quân đội lại có nhiều vấn đề mà báo chí quân đội không được quyền đụng tới, như vấn đề tham nhũng và thái độ đôi khi "trở quẻ" của người bạn đồng minh Hoa Kỳ chẳng hạn.
Nguyễn Đạt Thịnh và một số bạn đồng đội xuất bản một tờ báo tư của họ -- tờ tuần báo Diều Hâu -- để phục vụ quân đội trong những góc cạnh tế nhị này.
Họ giải quyết được nhiều vụ tham nhũng lớn, mà vụ lớn nhất liên quan đến 5 tỉ bạc tiền túi của người lính. Bộ Quốc Phòng trừ thẳng trên lương mỗi người lính, mỗi tháng $100; một triệu người, 100 triệu đồng. Trong 4 năm trời, số tiền cắt, trừ ngang ngược này -- được gọi là Quỹ Tương Trợ Tiết Kiệm-- lên đến 5 tỉ bạc.
Tiền tồn kho tiết kiệm là để cho vay; Nguyễn Đạt Thịnh đề nghị thành phần được ưu tiên vay tiền trước nhất phải là anh em quân nhân, những trương chủ của Quỹ.
Anh vẽ lên những giả thuyết kinh tế xử dụng vốn lính, thân nhân lính, và thị trường tiêu thụ lính.
Giả thuyết đầu tiên là kỹ nghệ làm dầu ăn bằng đậu nành. Năm đó mỗi quân nhân được mua của quân tiếp vụ mỗi tháng 2 lít dầu đậu nành. Anh đề nghị Sư Đoàn 18 Bộ Binh, đang đóng tại Xuân Lộc, vùng đất đỏ rất mầu mỡ, thuận lợi cho việc làm rẫy trồng đậu nành được mượn của Quỹ Tương Trợ Tiết Kiệm một số vốn đủ để mua máy móc trang bị cho một xưởng làm dầu đậu nành, mướn kỹ sư ngoại quốc về làm việc tại xưởng, nếu cần; mua máy cầy, cầy đất cấp cho những thân nhân binh sĩ sống trong trại gia binh muốn trồng đậu bán cho nhà máy của Sư Đoàn. Những quân nhân gia chủ sẽ được Quỹ Tương Trợ Tiết Kiệm cho vay vốn để canh tác.
Anh nêu lên với Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ, tổng trưởng quốc phòng câu hỏi, "chúng ta có vốn, có nhân lực, có thị trường tiêu thụ, thì còn thua lỗ chỗ nào?"
Tuần sau anh nêu lên kế hoạch làm đường cát cho hai Sư Đoàn 5 và Sư Đoàn 25 đóng quân trên những vùng đất gò thuận lợi cho việc trồng mía. Họ cũng sẽ lập nhà máy ép mía, làm đường như Sư Đoàn 18 làm dầu ăn. Anh nhấn mạnh là không có vấn đề xử dụng nhân lực của quân đội trên địa hạt kinh tế vì vào thời điểm đó mỗi trại gia binh đều có một nhân số trên dưới 3 sư đoàn thân nhân, với những ông cậu, bà dì tá túc để tránh cảnh bất an trong nông thôn...
Giờ này gác súng cầm bút trở lại, nhưng Nguyễn Đạt Thịnh vẫn là một người lính. Không ai hùng biện hơn anh trong những lập luận bênh vực vai trò của người lính VNCH, và vạch trần dã tâm của cộng sản, hoặc nói lên những bất nhất của người bạn đồng minh Hoa Kỳ.
(Xin mời Quí Bạn tham dự buổi ra mắt sách MUA VỢ sẽ được tổ chức tại Hội Quán Little Saigon vao lúc 1:00 PM ngày Chủ Nhật 10 tháng 10 - 2004 - Diễn giả gồm có Ông Vũ Quang Ninh, các nhà thơ Du Tử Lê, Hà Huyền Chi và nhà văn Đỗ Tiến Đức)
05/10/2004
Nguyễn Khánh Văn
- Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm Nguyễn Khánh Văn Nhận định
• Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm (Nguyễn Khánh Văn)
- Vài ghi nhận về Bình Luận Thời Sự của tác giả Nguyễn Đạt Thịnh (Võ Ý)
Tác phẩm trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |